Giáo án Địa lý 7 - Tiết 7, Bài 7: Môi trường nhiệt đới gió mùa
* HĐ1: HS hoạt động cá nhân/cặp.
- HS đọc thuật ngữ "gió mùa"
.-Môi trường nhiệt đới gió mùa phân bó ở những khu vực nào? đặc điểm của 2 loại gió mùa này?
GV: mùa hạ gió hướng ĐN, TN thổi từ ấn độ dương, TBD tới . MĐ gió hướng ĐB thổi từ lục địa ra.
+ Là lọai gió thổi theo mùa trên diện rộng của các lục địa Á, Phi,Ôxtrâylia chủ yếu trong mùa hè, mùa đông.
1) Xác định vị trí của môi trường nhiệt đới gió mùa trên bản đồ?
2) Quan sát H7.1 + H7.2 hãy nhận xét: +hướng gió thổi vào mùa hè và vào mùa đông ở các khu vực?
+tại sao hướng mũi tên chỉ hướng gió ở nam Á lại chuyển hướng cả 2 mùamùa hè và mùa đông?
(do ảnh hưởng lực tự quay của trái đất khi gió vượt qua xích đạo gió đổi hướng)
3) Do đặc điểm của hướng gió thổi, hai mùa gió mang theo tính chất gì?(MH:mát mẻ, mưa lớn,MĐ;lạnh khô, ít mưa)
4) Cho nhận xét về lượng mưa ở các khu vực trong 2 mùa? Giải thích tại sao lại có sự chênh lệch lớn về lượng mưa giữa 2 mùa ở các khu vực
* HĐ2: HS hoạt động nhóm: Phân tích 2 biểu đồ khí hậu của Hà Nội và Mum Bai (Ân Độ).
Tiết 7 Bài 7: MÔI TRƯỜNG NHIỆT ĐỚI GIÓ MÙA I. Mục tiêu: HS cần nắm 1. Kiến thức: - Nguyên nhân cơ bản hình thành gió mùa ở đới nóng và đặc điểm của gió mùa mùa hạ, gió mùa mùa đông. - Nắm được 2 đặc điểm của môi trường nhiệt đới gió mùa (T0 thay đổi theo mùa, thời tiết diễn biến thất thường).Điều này chi phối thiên nhiên và hoạt động sản xuất của con người theo nhịp điệu gió mùa.- Hiểu được môi trường nhiệt đới gió mùa là môi trường đặc sắc và đa dạng ở đới nóng. 2. Kỹ năng: - Đọc bản đồ, ảnh địa lí, biểu đồ khí hậu và nhận biết khí hậu nhiệt đới gió mùa qua ảnh địa lí. 3. thái độ : giáo dục lòng yêu thiên nhiên. II. Đồ dùng: - Bản đồ khí hậu VN. - Tranh ảnh về môi trường nhiệt đới gió mùa. Các kiểu rừng: tre, nứa,thông, rừng ngập mặn ven biển. - Biểu đồ khí hậu phóng to. III. Hoạt động trên lớp: 1. Tổ chức 2. Kiểm tra: ? đặc điểm khí hậu nhiệt đới? giải thích tại sao đất ở vùng nhiệt đới có mầu vàng đỏ. 3. Bài mới: * vào bài: GV HS * HĐ1: HS hoạt động cá nhân/cặp. - HS đọc thuật ngữ "gió mùa" .-Môi trường nhiệt đới gió mùa phân bó ở những khu vực nào? đặc điểm của 2 loại gió mùa này? GV: mùa hạ gió hướng ĐN, TN thổi từ ấn độ dương, TBD tới . MĐ gió hướng ĐB thổi từ lục địa ra. + Là lọai gió thổi theo mùa trên diện rộng của các lục địa Á, Phi,Ôxtrâylia chủ yếu trong mùa hè, mùa đông. 1) Xác định vị trí của môi trường nhiệt đới gió mùa trên bản đồ? 2) Quan sát H7.1 + H7.2 hãy nhận xét: +hướng gió thổi vào mùa hè và vào mùa đông ở các khu vực? +tại sao hướng mũi tên chỉ hướng gió ở nam Á lại chuyển hướng cả 2 mùamùa hè và mùa đông? (do ảnh hưởng lực tự quay của trái đất khi gió vượt qua xích đạo gió đổi hướng) 3) Do đặc điểm của hướng gió thổi, hai mùa gió mang theo tính chất gì?(MH:mát mẻ, mưa lớn,MĐ;lạnh khô, ít mưa) 4) Cho nhận xét về lượng mưa ở các khu vực trong 2 mùa? Giải thích tại sao lại có sự chênh lệch lớn về lượng mưa giữa 2 mùa ở các khu vực * HĐ2: HS hoạt động nhóm: Phân tích 2 biểu đồ khí hậu của Hà Nội và Mum Bai (Ân Độ). I) Khí hậu: - Khu vực điển hình của môi trường nhiệt đới gió mùa là: Đông Nam Á, Nam Á. ? Qua phân tích biểu đồ và thông tin sgk em có nhận xét gì về đặc điểm khí hậu chung của khu vực có khí hậu nhiệt đới gió mùa? - Mùa hạ có gió từ biển thổi vào mang theo nhiều hơi nước => Mưa lớn, tập trung từ 70->90% lượng mưa cả năm. - Mùa đông gió từ lục địa thổi ra biển mang tính chất lạnh và khô => Mưa ít, nhưng vẫn đủ cho cây cối sinh trưởng. -Sự thất thường của thời tiết thể hiện ntn? -Sườn đón gió, khuất gió lượng mưa thay đổi ntn? * HĐ3: HS hoạt động cá nhân. Dựa thông tin sgk + H7.5 + H7.6, Hãy: 1) Nhận xét sự thay đổi của cảnh sắc thiên nhiên qua ảnh địa lí?Giải thích tại sao có sự thay đổi đó?(gió mùa) 2) Ngoài ra các đặc điểm khác của môi trường nhiệt đới gió mùa thay đổi như thế nào? 3) Môi trường nhiệt đới gió mùa có thuận lợi gì cho sản xuất nông nghiệp và sự phân bố dân cư? - Khí hậu nhiệt đới gió mùa có 2 đặc điểm nổi bật: + T0 TB cao > 200C, lượng mưa lớn > 1500mm. T0, lượng mưa thay đổi theo mùa. Chủ yếu mưa tập trung mùa hạ. + Thời tiết diễn biến thất thường, thiên tai thường xuyên xảy ra II. Các đặc điểm khác của môi trường - Là môi trường đa dạng và phong phú nhất đới nóng. - Gío mùa có ảnh hưởng lớn tới cảnh sắc thiên nhiên và cuộc sống của con người - Là khu vực thích hợp trồng cây lương thực và cây công nghiệp, đây là nơi sớm tập trung đông dân trên thế giới. 4. Củng cố: 1. Xác định vị trí của khu vực nhiệt đới gió mùa?Nêu đặc điểm nổi bật của khí hậu nhiệt đới gió mùa? 2. Trình bày sự đa dạng của môi trường nhiệt đới gió mùa? - Cảnh quan thay đổi theo thời gian: Mùa mưa , mùa khô. - Cảnh quan thay đổi theo không gian: Do sự khác nhau về lượng mưa và sự phân bố mưa trong năm giữa các địa phương khác nhau => Có các kiểu rừng khác nhau: Rừng rậm -> rừng thưa-> đồng cỏ cao nhiệt đới (xa van)-> rừng ngập mặn ven biển. 5. Dặn dò: - Học bài trả lời câu hỏi bài tập sgk/25. - Lập bảng so sánh đặc điểm của các kiểu môi trường trong đới nóng đã học: -Chuẩn bị bài 8:Luyện kĩ năng đọc biểu đồ nhiệt độ , lượng mưa
File đính kèm:
- Bai_7_Moi_truong_nhiet_doi_gio_mua.doc