Giáo án Địa lý 7 - Tiết 44 đến tiết 50

Qsát và phân tích H 39.2, H 39.3 SGK em có nhận xét gì về trình độ phát triển công nghiệp hàng không vũ trụ của Hoa Kì.

- GV chốt kiến thức và mở rộng thêm cho HS rõ.

 

doc19 trang | Chia sẻ: tuongvi | Lượt xem: 2320 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý 7 - Tiết 44 đến tiết 50, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 cao ở Ca-na-đa và Hoa-kì
- Mở rộng thị trường nội địa và thế giới
3. Củng cố .
 ? Trong nền công nghiệp của Hoa Kì ngành công nghiệp nào chiếm sản lượng lớn nhất?
 A. Ngành khai thác 	B. Ngành chế biến C. Cả hai ý trên
 ? Nêu các nghành công nghiệp quan trọng của các nước Bắc Mĩ
4. Dặn dò
 - Học bài và làm bài tập ở tập bản đồ
 - Chuẩn bị bài học sau.
Ngày 28 tháng 01 năm 2013
Duyệt của chuyên môn
Nguyễn Thị Vinh
Duyệt của BGH
Nguyễn Văn Mậu
Ngày soạn: 03/ 02 2013
Ngàygiảng:04/02/2013
Tuần 24
Tiết(PP): 45
Bài 40
Thực hành tìm hiểu
vùng công nghiệp truyền thống ở đông bắc hoa kì
và vùng công nghiệp " Vành đai mặt trời"
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật đã làm thay đổi sự phân bố sản xuất công nghiệp ở Hoa Kì
- Sự thay đổi trong cơ cấu sản xuất công nghiệp ở vùng công nghiệp Đông Bắc Hoa Kì và ở " vành đai Mặt Trời "
2. Kĩ năng
 - Rèn kĩ năng phân tích lược đồ công nghiệp để có nhận xét về sự chuyển dịch các yếu tốlàm thay đổi cơ cấu công nghiệp của vùng công nghiệp truyền thống và " Vành đai mặt trời "
- Kĩ năng phân tích số liệu thống kê để thấy sự phát triển mạnh mẻ của " Vành đai mặt trời "
3.Thái độ
- Nghiêm túc trong tiết thực hành .
II. chuẩn bị
1. Giáo viên: - Lược đồ kinh tế chung châu Mĩ
 - Lược đồ dân cư đô thị Bắc Mĩ
 - Các tranh ảnh, số liệu về công nghiệp Bắc Mĩ
2. Học sinh: - Nghiên cứu bài trước ở nhà
III. tiến trình dạy học
1.Kiểm tra bài cũ:
? 3 nước bắc Mĩ kí hiệp định mậu dịch tự do (NAFTA) Nhằm mục đích gì ?
 a. Tận dụng nguồn tài nguyên phong phú 
 b. Tận dụng nguồn nhân công dào dào và công nghệ cao
 c. Nhằm cạnh tranh có hiệu quả trên thị trường thế giới.
2. Bài mới: 
 Giáo viên dẫn dắt vào bàì
Hoạt động của giáo viên
Hoạt đông của
Học sinh
Nội dung chính
*Hoạt động: 1Tìm các ngành công nghiệp truyền thống.
- Gv treo các bản đồ : Dân cư đô thị, kinh tế chung yêu cầu HS quan sát
? Xác định trên bản đồ vị trí của vùng công nghiệp truyền thống ở Đông Bắc Hoa Kì ?
- GV tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm: 3 nhóm. GV giao nhiệm vụ cho các nhóm mỗi nhóm thảo luận tìm hiểu 1 nội dung yêu cầu trong SGK ?
- GV cho các nhóm thảo luận , GV hướng dẫn và đôn đốc các nhóm làm việc hết giờ gọi các nhóm cử đại diện báo cáo kết quả và thuyết trình trên bản đồ gọi nhận xét bổ sung. GV tổng hợp đánh giá kết quả.
- Gv chốt rồi chuyển
- HS quan sát bản đồ và dựa vào các kiến thức đã học tiến hành hoạt động nhóm:
* Nhóm 1 
* Nhóm 2 
* Nhóm 3 
1.Vùng công nghiệp truyền thống ở Đông Bắc Hoa Kì
- Nêu tên các đô thị lớn: Niu I-ooc, Oa-sinh-tơn, Si-ca-gô...
- Các ngành công nghiệp chính :
Cơ khí, luyện kim, hoá chất, khai thác và chế biến gỗ, dệt, đóng tàu
- Các ngành công nghiệp tuyền thống có thời kì bị sa sút do : Do đã phát triển từ rất sớm lên công nghệ đã lạc hậu. Do các đợt khủng hoảng kinh tế...
*Hoạt động 2: Tìm hiểu vành đai công nghiệp mới.
- GV treo : Lược đồ không gian công nghiẹp Hoa Kì và yêu cầu HS quan sát
? Xác định vị trí của vành đai công nghiệp mới ( Vành đai Mặt Trời )?
? Thảo luận cả lớp tìm hiểu tại sao có sự chuyển dịch vốn và lao động đó?
? Thảo luận phân tích thuận lợi của vị trí vùng công nghiệp mới ( Vành đai Mặt Trời )?
- Gv yêu cầu HS sinh lên chỉ và thuyết trình trên bản đồ.
- HS quan sát và lên bảng xác định vị trí của vành đai công nghiệp mới ( Vành đai Mặt Trời )
- Hướng chuyển dịch vốn và lao động trên lãnh thổ Hoa Kì: 
- Có sự chuyển dịch vốn, lao động - Vị trí của vùng công nghiệp mới ( Vành đai Mặt Trời ) :
2. Sự phát triển của vành đai công nghiệp mới
- Hướng chuyển dịch vốn và lao động trên lãnh thổ Hoa Kì:
- Hướng chuyển dịch vốn và lao động trên lãnh thổ Hoa Kì: Chuyển từ vung Đông Bắc xuống vành đai công nghiệp mới ( Vành đai Mặt Trời )
- Có sự chuyển dịch vốn, lao động là do sự phát triển của vùng công nghiệp mới đòi hỏi. Hơn nữa vùng Đông Bắc là vùng đông dân và là trung tâm tài chính của Hoa Kì đang bị sa sút đòi hỏi phải có hướng đầu tư mới 
- Vị trí của vùng công nghiệp mới ( Vành đai Mặt Trời ) :
+ Gần biên gới Mê-hi-cô dễ nhập khảu nguyên liệu và xuất khẩu hàng hoá sang các nước Trung và nam Mĩ
- Phía Tây thuận lợi cho việc giao tiếp với châu á Thái Bình Dương
3. Củng cố
 ? Hướng chuyển dịch vốn và lao động trên lãnh thổ Hoa Kì là gì ?
 ? Vùng công nghiệp mới ( Vành đai Mặt Trời ) của Hoa Kì bao gồm các khu vực nào ?
 a. ở Phía Tây b. ở phía Nam 
 c. Phía Đông Nam d. Cả a,b,c đều đúng
4. Dặn dò
 - Hoàn thành bài tập thực hành
 - Chuẩn bị bài học sau:
Ngày soạn: 03/ 02/ 2013
Ngày giảng: 08/ 02/ 2013
Tuần 24
Tiết(PP): 46
Bài 41
Thiên nhiên trung và Nam Mĩ
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Vị trí , giới hạn Trung và Nam Mĩ để nhận biết Trung và Nam Mĩ là không gian địa lí khổng lồ
- Đặc điểm địa hình eo đất Trung Mĩ và quần đảo Ăng- ti, địa hình của lục địa Nam Mĩ
2. Kĩ năng
- Phân tích lược đồ tự nhiên xác định vị trí địa lí và qui mô lãnh thổ của khu vực Trung và Nam Mĩ 
- Kĩ năng so sánh phân tích các đặc điểm khu vực địa hình rút ra sự khác biệt giữa địa hình Trung Mĩ và quần đảo Ăng- ti, giữa khu vực Đông và khu vực Tây Nam Mĩ
3. Thái độ.
- Nhận biết khu vực có sự phân hoá khí hậu rất đa dạng .
II. chuẩn bị.
1. Giáo viên: - Lược đồ tự nhiên châu Mĩ
 - Các tranh ảnh, số liệu về thiên nhiên Trung và Nam Mĩ
2. Học sinh: - Nghiên cứu bài trước ở nhà
 - Ôn lại các kiến thức bài trước
III. tiến trình dạy học.
1. Kiểm tra bài cũ:
 ? Trình bày trên bản đồ đặc điểm cấu trúc địa hình Bắc Mĩ?
 ? Vùng công nghiệp mới ( Vành đai Mặt Trời của Hoa Kì bao gồm các khu vực nào 
 a. ở Phía Tây b. ở phía Nam 
 c. Phía Đông Nam d. Cả a,b,c đều đúng
2. Bài mới: Giáo viên dẫn dắt vào bài.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung chính
*Hoạt động 1: Tìm hiểu tự nhiên.
- GV y/c HS dựa vào H 41.1 SGK trang 126 hãy :
? Xác định vị trí giới hạn của Trung và Nam Mĩ.
? Khu vực Trung và Nam Mĩ tiếp giáp các biển và đại dương nào.
- GV y/c HS H 41.1 SGK tr 126 cho biết :
? Eo đất Trung Mĩ và quần đảo Ăng-ti nằm trong môi trường nào? có gió gì hoạt động thường xuyên? Hướng gió?
? Đặc điểm địa hình eo đất Trung Mĩ và quần đảo Ăng-ti khác nhau như thế nào?
- GV chốt kiến thức
- GV y/c HS vận dụng hiểu biết và kiến thức đã học hãy giải thích:
? Vì sao phía Đông eo đất Trung Mĩ và các đảo thuộc biển Ca-ri-bê có mưa nhiều hơn phía Tây.
? Vậy khí hậu, thực vật phân hoá theo hướng nào.
- GV cho HS hoạt động nhóm n/c TT SGK phần b và qsát H 41.1 thảo luận nhóm hoàn thành các câu hỏi sau :
+ Nhóm 1+2? Đặc điểm địa hình phía Tây.
+ Nhóm 3 + 4 ? đặc điểm địa hình đồng bằng.
+ Nhóm 5 + 6 ? Đặc điểm địa hình phía Đông. 
? Địa hình Nam Mĩ có gì giống và khác địa hình Bắc Mĩ.
- GV chốt kiến thức (ở bảng)
- HS dựa vào H 41.1 xác định trên bản đồ vị trí giới hạn các biển đại dương tiếp giáp, lớp nhận xét bổ sung 
- Qsát H 41.1 SGK tr 126 kết hợp với kiến thức đã học ở lớp 6 trả lời, HS khác nhận xét bổ sung.
- HS so sánh đặc điểm địa hình tìm sự khác nhau, 
- HS trả lời, lớp nhận xét bổ sung
- HS vận dụng hiểu biết và kiến thức cũ trả lời, lớp nhận xét bổ sung.
- Các nhóm n/c TT mục b kết hợp quan sát H 41.1 SGK trao đổi nhóm hoàn thành câu trả lời của nhóm mình, đại diện nhóm trình bày , nhóm khác nhậ xét bổ sung
- HS so sánh tìm điểm giống nhau và khác nhau, 1 HS trả lời, lớp nhận xét bổ sung
1. Khái quát tự nhiên
- Khu vực Trung và Nam Mĩ gồm eo đất Trung Mĩ, các quần đảo trong biển Ca-ri-bê và lục địa Nam Mĩ 
a. Eo đất Trung Mĩ và quần đảo Ăng-ti
- Phần lớn eo đất Trung Mĩ và quần đảo Ăng-ti nằm trong môi trường nhiệt đới có gió tín phong
- Eo đất Trung Mĩ nơi tận cùng của dãy Cooc-đi-e, nhiều núi lửa hoạt động
- Quần đảo Ăng-ti vô số đảo quanh biển Ca-ri-bê, các đảo có địa hình núi cao và đồng bằng ven biển.
- Khí hậu và thực vật có sự phân hoá theo hướng Đông - Tây
b. Khu vực Nam Mĩ
-Tây là hệ thống núi trẻ An-đét cao đồ sộ nhất châu Mĩ...
- ở giữa là các đồng bằng Ô-ri-nô-cô, A-ma-zôn ( rộng nhất thế giới ), Pam-pa, La-pla-ta
- Phía Đông là sơn nguyên Bra-xin và Guy-a-na
Bắc Mỹ
Nam Mỹ
Giống nhau
- Cấu trúc đều 3 bộ phận phía đông, phía tây và ở giữa
Khác nhau
- Phía đông
- Phía tây
- Đồng bằng ở giữa
- Núi già A-palat
- Hệ thống Coóc -đi-e chiếm gần địa hình Bắc Mỹ
- Cao phía Bắc, thấp dần về phía Nam
- Các sơn nguyên
- Hệ thống An - đét cao hơn, đồ sộ hơn nhưng chiếm diện tích nhỏ hơn
- Là chuổi đồng bằng nối liền nhau với các đồng bằng thấp trừ đồng bằng Pam - pa phía nam cao
3. Củng cố
 ? Đồng bằng nào là dồng bằng lớn nhất ở Nam Mĩ ?
 a. Đồng bằng Ô-ri-nô-cô b. Đồng bằng A-ma-dôn
 c. Đồng bằng La-pla-ta c. Đồng bằng Pam-pa
 ? Trình bày trên bản đồ đặc điểm cấu trúc địa hình của lục địa Bắc Mĩ.
4. Dặn dò.
 - Học bài và làm bài tập bản đồ
 - Chuẩn bị bài học sau.
Ngày 04 tháng 02 năm 2013
Duyệt của chuyên môn
Nguyễn Thị Vinh
Duyệt của BGH
Nguyễn Văn Mậu
Ngày soạn:17/ 02 2013
Ngày giảng:18/ 02/ 2013
Tuần 25
Tiết(PP): 47
Bài 42
Thiên nhiên Trung và Nam Mĩ (Tiếp theo)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Sự phân hoá khí hậu ở Trung và Nam Mĩ . Vai trò của sự phân hoá địa hình ảnh hưởng tới sự phân bố khí hậu.
- Đặc điểm các môi trường tự nhiên của Trung và Nam Mĩ
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng phân tích các mối quan hệ của các yếu tố địa hình với khí hậu và các yếu tố tự nhiên khác
- Kĩ năng phân tích so sánh để thấy rõ sự phân hoá của địa hình với khí hậu . Hiểu được sự đa dạng của môi trường tự nhiên khu vực Trung và Nam Mĩ
3. Thái độ
- Liên hệ với sự phân hoá tự nhiên ở bắc mĩ
II. chuẩn bị
1. Giáo viên: - Lược đồ tự nhiên Trung và Nam Mĩ
 - Lược đồ khí hậu Trung và Nam Mĩ
 - Các tranh ảnh, số liệu về thiên nhiên Trung và Nam Mĩ
2. Học sinh: - Nghiên cứu bài trước ở nhà
III. tiến trình dạy học
1. Kiểm tra bài cũ:
 ? Nêu đặc điểm khái quát về tự nhiên của Trung và Nam Mĩ ?
2. Bài mới: Giáo viên dẫn dắt vào bài
ơ
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung chính
*Hoạt động 1: Tìm hiểu sự phân hoá tự nhiên.
- GV y/c HS nhắc lại giới hạn khu vực Trung và Nam Mĩ
- GV y/c HS qsát H 42.1 SGK tr 128. 2 em một cặp trao đổi hoàn thành câu trả lời sau ;
? Trung và Nam Mĩ có các kiểu khí hậu nào?
? Sự khác nhau giữa khí hậu lục địa Nam Mĩ và khí hậu địa Trung Mĩ và quần đảo Ăng-ti.
( GV gợi ý : sự phân hoá khí hậu B-N, T-Đ, thấp - cao thể hiện qua các kiểu khí hậu )
? Tại sao có sự khác nhau giữa vùng khí hậu Nam Mĩ và eo đất Trung Mĩ, quần đảo Ăng-ti.
? Sự phân hoá khí hậu ở Nam Mĩ có mối quan hệ như thế nào với địa hình.
- GV phân tích giải thích thêm cho học sinh rỏ.
- GV cho HS hoạt động nhóm dựa vào lược đồ các môi trường tự nhiên và thông tin SGK trao đổi nhóm hoàn thành câu hỏi sau:
? Trung và Nam Mĩ có các môi trường tự nhiên chính nào? Phân bố ở đâu?
- HS nhắc lại kiến thức cũ
- HS qsát H 42.1 SGK 2 em một cặp trao đổi hoàn thành câu trả lời, 1 em trình bày, lớp nhận xét bổ sung.
- HS liên hệ kiến thức vị trí, địa hình để giải thích.
- Nêu mối quan hệ giữa khí hậu và địa hình, lớp nhận xét bổ sung
- HS các nhóm dựa vào lược đồ các môi trường tự nhiên và thông tin SGK trao đổi nhóm hoàn thành câu trả lời, đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét bổ sung.
2. Sự phân hoá tự nhiên
a. Khí hậu 
- Trung và Nam Mĩ có gần đủ các kiểu khí hậu trên Trái Đất
- Khí hậu Nam Mĩ phân hoá theo chiều từ Bắc đến Nam , từ Tây sang Đông, từ thấp lên cao.
b. Các đặc điểm khác của môi trường tự nhiên 
TT
Môi trường tự nhiên chính
Phân bố
1
- Rừng xích đạo xanh quanh năm điển hình nhất trên thế giới
 - Đồng bằng A-ma-zôn
2
- Rừng rậm nhiệt đới
- Phía Đông eo đất Trung Mĩ và quần đảo Ăng-ti
3
- Rừng thưa và xa van 
- Phía Tây eo đất Trung Mĩ và quần đảo
Ăng-ti
4
- Thảo nguyên Pam-pa
 - Đồng bằng Pam-pa
5
- Hoang mạc, bán hoang mạc
 - Đồng bằng duyên hải Tây An-đét
6
- Thiên nhiên thay đổi từ Bắc đến Nam, từ chân núi lên đỉnh núi
 - Miền núi An-đét
? Dựa vào h42.1sgk giải thíh vì sao dải đất duyên hải phía tây An- đét lại có hoang mạc ?
_ HS trả lời 
3. Củng cố
 * Chọn các cảnh quan cột B cho phù hợp với các địa điểm cột A
A. Địa điểm
Làm bài
B. Cảnh quan
1. Vùng trung tâm và phía Tây sơn nguyên Braxin
 1 -
a. Rừng xích đạo điển hình nhất trên thế giới
2. Đồng bằng A-ma-dôn
 2 -
b. Hoang mạc A-ta-ca-ma
3. Phía tây An-đét
 3 - 
c. Thảo nguyên khô
4. Dặn dò
 - Học bài và làm bài tập ở tập bản đồ
 - Chuẩn bị bài sau: N/c trước bài " Dân cư xã hội Trung và Nam Mĩ " 
 Nắm đặc điểm dân cư và sự phân bố dân cư Trung và Nam Mĩ "
Ngày soạn:24/ 02 / 2013
Ngày giảng:25/ 02/ 2013
Tuần 26
Tiết(PP): 48
Bài 43
Dân cư, xã hội Trung và Nam Mĩ.
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức
- Hiểu rõ quá trình thuộc địa trong quá khứ do thực dân Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha xâm chiếm ở Trung và Nam Mĩ.
- Đặc điểm dân cư Trung và NamMĩ. Nền văn hoá Mĩ La-Tinh.
- Sự kiểm soát của Hoa Kì đối với Trung và Nam Mĩ. ý nghĩa to lớn của cách mạng Cu Ba trong sự nghiệp đấu tranh bảo vệ độc lập chủ quyền.
2. Kĩ năng. 
- Rèn luyện kĩ năng phân tích so sánh, đối chiếu trên lược đồ thấy rỏ sự phân bố dân cư và đô thị châu Mĩ.Nhận thức được những khác biệt trong phân bố dân cư ở Bắc Mĩ với Trung và Nam Mĩ.
3. Thái độ.
- Sự đa dạng chủng tộc ở Trung và Nam mĩ
II. chuẩn bị .
1. Giáo viên: - Lược đồ dân cư đô thị châu Mĩ
 - Các tranh ảnh, số liệu về dân cư, xã hội Trung và Nam Mĩ
2. Học sinh: - Nghiên cứu bài trước ở nhà
 - Ôn lại các kiến thức bài trước
III. tiến trình dạy học.
1. Kiểm tra bài cũ:
? Khí hậu lục địa Nam Mĩ có tính chất nóng ẩm là do chịu ảnh hưởng của 
 a. Các dòng biển nóng chảy ven bờ.
 b. Vị trí lục địa nằm giữa hai chí tuyến Bắc, Nam.
 c. Gió tín phong ĐB, ĐN thường xuyên hoạt động.
 d. Tất cả các đáp án trên.
2. Bài mới: 
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh
Nội dung chính
*Hoạt động 1: Tìm hiểu về dân cư.
? Dựa vào H35.2 SGK tr 111 và TT cho biết khái quát lịch sử nhập cư vào Trung và Nam Mĩ.
? Thực tế ngày nay thành phần dân cư Trung và nam Mĩ là người gì? Có nền văn hoá nào? Nguồn gốc của nền văn hoá như thế nào?
? QS H43.1SGK cho biết đặc điểm phân bố dân cư Trung và Nam Mĩ?
 ? Tình hình phân bố dân cư Trung và Nam Mĩ có điểm gì giống và khác phân bố dân cư Bắc Mĩ.
*Hoạt động 3: Tìm hiểu đô thị hoá.
- GV cho học sinh hoạt động nhóm nội dung sau.
? Dựa vào H43.1SGK trang 132 yêu cầu:
+ Nhóm 1+2 cho biết sự phân bố các đô thị trên 3 triệu dân trở lên ở Trung và Nam Mĩ có gì khác với Bắc Mĩ? Tốc độ đô thị hoá khu vực này có đặc điểm gì?
+ Nhóm 3 +4 nêu tên các đô thị có số dân 5 triệu người ở Trung và Nam Mĩ? Quá trình đô thị hoá ở Trung và Nam Mĩ khác với ở Bắc Mĩ như thế nào?
+ Nhóm 5 +6 nêu những vấn đề nảy sinh do đô thị hoá tự phát ở Nam Mĩ?
- GV chuẩn xác kiến thức.
- HS dựa vào H35.2và TT SGK 
- Trả lời , học sinh khác nhận xét bổ sung.
- Quan sát H43.1 thảo luận tìm được đặc điểm, tình hình phân bố dân cư.....
1HS trả lời, lớp nhận xét bổ sung. 
 - Chia nhóm
- HS các nhóm dựa vào H 43.1SGK tr 132 trao đổi hoàn thành câu lệnh của nhóm , đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét bổ sung.
2. Dân cư Trung và Nam Mĩ
- Phần lớn là người lai,có nền văn hoá La-tinh độc đáo sự kết hợp từ ba dòng văn hoá Anh-Điêng, Phi và Âu.
- Dân cư phân bố không đều chủ yếu tập trung ở ven biển,cửa sôngvà trên các cao nguyên, ở các vùng nội địa dân cư thưa thớt.
- Gia tăng tự nhiên cao ( 1,7% )
3. Đô thị hoá.
- Tốc độ đô thị hoá nhanh nhất thế giới. Tỷ lệ dân thành thị chiếm 75% dân số.
- Các đô thị lớn: Xao Pao-lô, Ri-ô-đê Gia-nê-rô,Bu-ê-nốt- Ai-rét.
- Quá trình đô thị hoá diễn ra với tốc độ nhanh khi kinh tế còn chậm phát triển dẫn đến nhiều hậu quả tiêu cực....
3. Củng cố
 ? Phần lớn dân cư Trung và Nam Mĩ là người gì ?
 a. Người Anh Điêng b. Người Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha 
 c. Người da đen d. Người lai
4. Dặn dò
 - Học bài và làm bài tập ở tập bản đồ. 
 - Chuẩn bị bài học sau 
Ngày soạn: 24/ 02/ 2013
Ngày giảng: 26 / 02/ 2013
Tuần 26
Tiết(PP): 49
Bài 44
Kinh tế Trung và Nam Mĩ.
I. Mục tiêu
1. Kiến thức.
- Sự phân chia đất đai ở Trung và Nam Mĩ không đồng đều thể hiện ở hai hình thức phổ biến là đại điền trang và tiểu điền trang.
- Cải cách ruộng đất ở Trung và Nam Mĩ thành công, nguyên nhân.
- Sự phân bố nông nghiệp ở Trung và Nam Mĩ.
 2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng đọc và phân tích lược đồnông nghiệp để thấy sự phân bbố sản xuất nông nghiệp ở trung và nam Mĩ.
- Kĩ năng phân tích ảnh về hai hình thức sở hữu và sản xuất nôngnghiệp ở Trung và Nam Mĩ.
3. Thái độ
- Sự phát triển kinh tế chưa đồng đều ở trung và nam mĩ.
II. chuẩn bị
1. Giáo viên: - Lược đồ kinh tế chung châu Mĩ
 - Lược đồ nông nghiệp ở Trung và Nam Mĩ
 - Các tranh ảnh, số liệu về nông nghiệp Trung và Nam Mĩ
2. Học sinh: - Nghiên cứu bài trước ở nhà
III. tiến trình dạy học. 
1. Kiểm tra bài cũ :
 ? Tốc độ đô thị hoá ở Trung và Nam Mĩ diến ra như thế nào 
 a. Rất nhanh b. Rất chậm c. Trung bình
 ? So sánh đô thị hoá ở Trung và Nam Mĩ với Bắc Mĩ
2. Bài mới: Giáo viên dẫn dắt vào bài.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung chính
*Hoạt động 1: tìm hiểu về nông nghiệp.
- GVyêu cầu học sinh thảo luận nhóm qsát H44.1, H44.2, H44.3 và TTSGK cho biết:
? Trung và Nam Mĩ có mấy hình thức sản xuất nông nghiệp chính ? Nội dung,đặc điểm của các hình thức đó.
? H44.1, H44.2 SGK đại diện cho hình thức sản xuất nông nghiệp nào.
? H44.3 đại diện cho hình thức sản xuất nông nghiệp nào. 
- GV yêu cầu học sinh qsát H44.4 cho biết :
? Trung và Nam Mĩ có các loại cây trồng chủ yếu nào và phân bố ở đâu.
? Vậy nông sản chủ yếu ở Trung và Nam Mĩ chủ yếu là cây gì, loại cây cận nhiệt đới và cây nhiệt đới trồng nhiều ở đâu? Vì sao trồng nhiều ở khu vực đó.
? Tại sao nhiều nước Trung và Nam Mĩ trồng một vài loại cây CN, cây ăn quả,lương thực.
? Sự mất cân đối giữa cây CN, cây ăn quả,và lương thực dẫn đến tình trạng gì.
- GV bổ sung và giải thích thêm cho HS rõ.
- GV yêu cầu HS dựa vào H44.4 sgk cho biết:
? các loại gia súc chuyên được nuôi ở Trung và nam Mĩ? 
? Chúng được nuôi chủ yếu đâu? Vì sao?
- GV chốt kiến thức.
- Quan sát, thảo luận
- Xác định
- Xác định
- Xác định
- Quan sát
- Kể tên
- HS vận dụng hiểu biết ở kiến đã học trả lời , HS khác nhận xét
- HS suy nghĩ vận dụng kiến thức trả lời , lớp bổ sung.
- HS vận dụng hiểu biết trả lời, HS khác nhận xét bổ sung.
- Qsát H44.4
- HS xác định các loại gia súc và sự phân bố của chúng trên bản đồ và giải thích..., lớp nhận xét bổ sung
1. Nông nghiệp Trung và Nam Mĩ.
 a. Các hình thức sở hữu trong nông nghiệp.
 - Có 2 hình thức SXNN chính : Tiểu điền trang và đại điền trang.
b. Các nghành nông nghiệp
 * . Trồng trọt
- Nông sản chủ yếu là cây CN và cây ăn quả như: cà phê,ca cao, chuối, mía...để xuất khẩu.
- Một số nước Nam Mĩ phát triển lương thực
- Nghành trồng trọt mang tính độc canh do lệ thuộc vào nước ngoài.
 - Phần lớn các nước Trung và Nam Mĩ phải nhập lương thực và thực phẩm.
*. Chăn nuôi
- Ngành chăn nuôi bò thịt, bò sữa, cừu và đánh cá.
3. Củng cố.
 ? Nêu sự bất hợp lí trong chế độ sở hữu ruộng đất ở Trung và Nam Mĩ.
	 ? Nêu tên và xác định trên bản đồ sự phân bố các cây trồng chính ở Trung
 và Nam Mĩ
4. Dặn dò
 - Học bài và làm bài tập ở tập bản đồ.
	 - Chuẩn bị học bài sau: Tìm hiểu công nghiệp ở Trung và Nam Mĩ.
Ngày25 tháng 02 năm 2013
Duyệt của chuyên môn
Nguyễn Thị Vinh
Duyệt của BGH
Nguyễn Văn Mậu
Ngày soạn: 03/ 03/ 2013
Ngày giảng: 04/03/2013
Tuần 26
Tiết(PP): 50
Bài 45
Kinh tế Trung và Nam Mĩ (Tiếp theo)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Tình hình phát triển và phân bố sản xuất công nghiệp ở Trung và Nam Mĩ. Vấn đề siêu đô thị ở Nam Mĩ.
- Sự khai thác vùng A-ma-dôn của các nước Trung và Nam Mĩ.
- Vai trò kinh tế của khối thị trường chung Nam Mĩ Méc-cô-xua
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng đọc phân tích lược đồ để rút ra những mặt kiến thức về sự phân bố các nghành công nghiệp, về lợi ích của khối Méc-cô-xua.
- Phân tích lược đồ thấy rõ phân bố các siêu đô thị ở Trung và Nam Mĩ.
3. Thái độ
- Hiểu sự phân bố các nghành kinh tế.
II. chuẩn bị
1. Giáo viên: - Lược đồ phân bố công nghiệp ở Trung và Na
 - Các tranh ảnh, số liệu v

File đính kèm:

  • doc44-50.doc