Giáo án Địa lý 7 - Tiết 3, Bài 3: Quần cư đô thị hóa
* HĐ3: HS hoạt động cả lớp:
1) Dựa vào sự hiểu biết liên hệ nơi em đang sống cho biết gia đình em đang cư trú thuộc kiểu quần cư nào?
2) Địa phương em có những kiểu quần cư nào? Kiểu nào đang thu hút số đông dân cư tới sinh sống? Tại sao?
* HĐ4: HS hoạt động cá nhân/cặp.
- HS đọc thông tin sgk từ " Các đô thị xuất hiện .trên thế giới." Cho biết:
1) Đô thị xuất hiện sớm vào khi nào? ở đâu? (Thời kì cổ đại ở Trung Quốc, Ân Độ, La Mã.)
2) Sự xuất hiện đô thị do nhu cầu gì của con người? (Trao đổi hàng hóa, có sự phân công lao động giữa nông nghiệp và thủ công nghiệp)
3) Đô thị phát triển nhất khi nào?ở đâu?
(TK XIX ở các nước có công nghiệp phát triển)
4) Những yếu tố nào đã thúc đẩy đô thị phát triển? (Do sự phát triển của công nghiệp, dịch vụ, thương mại.)
5) Cho biết tỉ lệ dân số sống trong các đô thị ngày nay?(50%)
-Khi nào đô thị trở thành siêu đô thị?.
(Nơi tập trung nhiều TP lớn đông dân)
Tiết 3 :Bài 3 : QUẦN CƯ ĐÔ THỊ HÓA I. Mục tiêu: HS cần nắm 1. Kiến thức: - HS nắm được đặc điểm cơ bản của quần cư nông thôn và quần cư đô thị, sự khác nhau về lối sống giữa 2 loại quần cư. - Biết được vài nét về lịch sử phát triển đô thị và sự hình thành các siêu đô thị. 2.Kỹ năng: - Nhận biết quần cư đô thị, quần cư nông thôn qua ảnh chụp, tranh vẽ hoặc trong thực tế. - Nhận biết sự phân bố của 22 siêu đô thị đông dân nhất thế giới. 3. Thái độ: - Yêu thích môn học. II. Đồ dùng:- Lược đồ dân cư thế giới có các đô thị. - ảnh các đô thị lớn ở Việt Nam, thế giới III. Hoạt động trên lớp: 1. Tổ chức: 2. Kiểm tra: 1) Xác định trên bản đồ dân cư thế giới những khu vực tập trung đông dân? Giải thích tại sao? 2) Căn cứ vào đâu để phân chia các chủng tộc trên thế giới? Các chủng tộc phân bố như thế nào? Dân tộc Việt Nam thuộc chủng tộc nào? 3. Bài mới: * vào bài Hoạt động GV và học sinh Nội dung * HĐ1: HS hoạt động cá nhân. - HS đọc thuật ngữ "quần cư" (Dân cư sống quây tụ ở 1 nơi, 1 vùng) ? Quần cư có tác động đến yếu tố nào của dân cư? (Sự phân bố, mật độ, lối sống) * HĐ2: HS hoạt động nhóm: -Sự khác nhau giữa quần cư nông thôn và quần cư đô thị.? -Tại sao dân số thành thị ngày càng cao, nông thôn ngày càng giảm?CM? I. Quần cư nông thôn và quần cư đô thị. -Quần cư nông thôn có mật độ dân số thấp , hoạt động kinh tế dựa vào nông ,lâm nghiệp -Ở đô thị: mật độ cao,hoạt động kinh tế chủ yếu là công nghiệp và dịch vụ * HĐ3: HS hoạt động cả lớp: 1) Dựa vào sự hiểu biết liên hệ nơi em đang sống cho biết gia đình em đang cư trú thuộc kiểu quần cư nào? 2) Địa phương em có những kiểu quần cư nào? Kiểu nào đang thu hút số đông dân cư tới sinh sống? Tại sao? * HĐ4: HS hoạt động cá nhân/cặp. - HS đọc thông tin sgk từ " Các đô thị xuất hiện.trên thế giới." Cho biết: 1) Đô thị xuất hiện sớm vào khi nào? ở đâu? (Thời kì cổ đại ở Trung Quốc, Ân Độ, La Mã.) 2) Sự xuất hiện đô thị do nhu cầu gì của con người? (Trao đổi hàng hóa, có sự phân công lao động giữa nông nghiệp và thủ công nghiệp) 3) Đô thị phát triển nhất khi nào?ở đâu? (TK XIX ở các nước có công nghiệp phát triển) 4) Những yếu tố nào đã thúc đẩy đô thị phát triển? (Do sự phát triển của công nghiệp, dịch vụ, thương mại.) 5) Cho biết tỉ lệ dân số sống trong các đô thị ngày nay?(50%) -Khi nào đô thị trở thành siêu đô thị?. (Nơi tập trung nhiều TP lớn đông dân) * HĐ5: HS hoạt động nhóm: - Quan sát H3.3 Hãy: 1) Xác định có bao nhiêu siêu đô thị có từ 8 triệu dân trở lên? Châu lục nào có nhiều siêu đô thị nhất? ( Châu á: 12 siêu đô thị) 2) Các siêu đô thị tập trung nhiều ở nhóm nước nào? 3) Sự phát triển nhanh của các siêu đô thị gây ra những hậu quả gì? - Kinh tế chậm phát triển, chất lượng cuộc sống chậm đổi mới, tài nguyên môi trường suy giảm - HS đọc kết luận sgk/12. II. Đô thị hóa - Siêu đô thị - Các đô thị xuất hiện rất sớm từ thời Cổ đại - Đô thị phát triển mạnh vào TK XIX ở các nước công nghiệp -> TK XX đô thị xuất hiện rộng khắp trên thế giới. - Ngày nay số người sống trong các đô thị chiếm 50% dân số thế giới, xu hướng ngày càng tăng. - Các siêu đô thị ngày càng tăng nhanh ở các nước đang phát triển: Châu á, Nam Mĩ 4. củng cố: 1) Nêu sự khác nhau cơ bản giữa quần cư đô thị và quần cư nông thôn? 2) Sự tăng nhanh của số dân đô thị và các siêu đô thị gây ra những hậu quả gì? 5. dặn dò: - Trả lời câu hỏi - bài tập sgk/12. - Làm bài tập 3 sách bài tập bản đồ thực hành. - Chuẩn bị bài thực hành số 4 sgk/13.
File đính kèm:
- Bai_3_Quan_cu_Do_thi_hoa.doc