Giáo án Địa lý 7 - Tiết 19, Bài 17: Ô nhiễm môi trường ở đới ôn hòa - Năm học 2014-2015

- Ô nhiễm có nguyên nhân từ các loại nước, chất thải công nghiệp từ các nhà máy thải trực tiếp vào các con sông chưa qua xử lí. Các loại phân bón thuốc trừ sâu ngấm sâu vào nước ngầm, vào các ao, hồ. Nước thải sinh hoạt được thải ra từ các khu dân cư ven sông gây ô nhiễm môi trường trầm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏa của người dân.

- Những thành phần nước thải các nhà máy có chứa axít, vì vậy nước bốc hơi sẽ mang theo hơi nước. Khi không khí bão hòa hơi nước, axít sẽ theo mưa xuống làm chết cây cối, ăn mòn các công trình xây dựng và gây ra các bệnh về hô hấp

* Các em sẽ xem một phóng sự ngắn giải thích về hiện tượng mưa axít.

Đặc biệt vấn đề được quan tâm nhất hiện nay là hiện tượng thủy triều đen do các ván dầu các vùng biển tạo nên và các hiện tượng thủy triều đỏ do các chất độc hại từ các chất hóa học thuốc trừ sâu.

* Các em sẽ xem một phóng sự ngắn giải thích về hiện tượng thủy triều đỏ.

Hai hiện tượng trên xảy ra là do các vụ đắm tàu, tai nạn chở dầu trên biển, làm chết biết bao sinh vật và ô nhiễm nguồn nước biển quí giá. Đó chỉ là ô nhiễm nguồn nước biển còn nguồn nước ngầm và nước mưa nữa, nếu những nguồn nước này bị ô nhiễm thì con người sẽ hứng chịu những hậu quả nặng nề.

 

docx6 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 544 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý 7 - Tiết 19, Bài 17: Ô nhiễm môi trường ở đới ôn hòa - Năm học 2014-2015, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 10
Tiết PPCT: 19
Bài 17: Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG Ở ĐỚI ÔN HOÀ 
Ngày dạy:23/10/2014
1. MỤC TIÊU:
1.1. Kiến thức:
Học sinh biết được nguyên nhân gây ô nhiễm không khí, nước ở các nước phát triển.
Hậu quả do ô nhiễm không khí và nước gây ra cho thiên nhiên và con người trong phạm vi một đới và có tính chất toàn cầu.
1.2. Kĩ năng:
Rèn kĩ năng vẽ biểu đồ hình cột từ số liệu sẵn có.
Phân tích ảnh địa lí.
1.3. Thái độ:
Ý thức bảo vệ môi trường.
2.NỘI DUNG BÀI HỌC:
Ô nhiễm đới ôn hòa
3. CHUẨN BỊ:
3.1 Giáo viên: Ảnh chụp trái đất với lỗ thủng tầng ô dôn, các ảnh về ô nhiễm không khí và nước ở các nước phát triển và ở nước ta.
3.2 Học sinh: Sách giáo khoa, tập ghi, tập bản đồ Địa lí 7.
4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: (1p)
7A1:	7A2:	
4.2. Kiểm tra miệng: (5p)
- Việc tập trung quá đông vào các đô thị, các siêu đô thị nảy sinh vấn đề gì về môi trường? 
Việc tập trung dân quá đông vào các đô thị, các siêu đô thị sẽ làm nảy sinh vấn đề về môi trường như ô nhiễm không khí ( tạo nên những trận mưa axít, gây hiệu ứng nhà kính, làm biến đổi khí hậu Trái Đất), ô nhiễm nguồn nước, hủy diệt cuộc sống của sinh vật.
4.3. Tiến trình bài học:
Hoaït ñoäng cuûa GV vaø HS
Nội dung bài học
Giáo viên cho học sinh xem phóng sự ngắn về tác hại của ô nhiễm không khí
HÑ 1: Cả lớp (18p)
Đầu tiên chúng ta sẽ tìm hiểu về vấn đề ô nhiễm không khí, nhưng trước hết chúng ta cần hiểu được thế nào là ô nhiễm không khí.
- Ô nhiễm không khí là sự có mặt của một chất lạ hoặc một sự biế đổi quan trọng trong thành phần không khí, làm cho không khí không sạch hoặc gây ra sự tỏa mùi, có mùi khó chịu giảm tầm nhìn xa do bụi.
Giáo viên cho học sinh xem clip ngắn về tác hiện trạng của ô nhiễm không khí
* Thực trạng ô nhiễm không khí hiện nay
Mỗi ngày con người thải ra môi trường một lượng lớn khí CO2, tại nhiều thành phố lớn, khói bụi mù mịt hơn cả sương mù, khí thải bao phủ khắp bầu trời. Vậy nguyên nhân của thực trạng trên là do đâu?
- Do khí thải từ các phương tiện giao thông
- Do khí thải từ của các nhà máy
- Do cháy rừng, sóng thần, núi lửa phun trào, động đất. 
* Hậu quả là:
- Sức khỏe của con người bị suy giảm
- Gây ra mưa a xít làm phá hủy môi trường sinh thái
- Hiệu ứng nhà kính.
- Làm biến đổi khí hậu
- Làm suy giảm tầng ô zôn
Vì vậy chúng ta cần phải bảo vệ môi trường không khí. 
Nhưng bằng cách nào?
- Trồng cây gây rừng
- Sử dụng các phương tiện thân thiện với môi trường
- Xử lí khí thải ra môi trường
- Đi xe đạp để giảm lượng khí thải
Bảo vệ môi trường là bảo vệ chính chúng ta.
- Ô nhiễm bầu không khí có tính chất toàn cầu. Do đó để bảo vệ môi trường không khí các nước trên thế giới tham gia kí nghị định thư Ki-ô-tô nhằm cắt giảm lượng khí thải được tổ chức lầ đầu tiên tại Tô-ki-ô. 
HÑ 2: Cả lớp (16p)
Ngoài ô nhiễm không khí còn ô nhiễm môi trường nào khác không? Đó là môi trường nước bây giờ chúng ta cùng tìm hiểu hiện trạng, nguyên nhân, hậu quả của ô nhiễm môi trường nước.
Bây giờ mời các em cùng xem một đoạn clip sau:
Các em vừa quan sát một số cảnh quan đẹp, đó là những dòng sông, những thác nước nhất thế giới. Nhưng trong thời gian không lâu nữa những cảnh quan đẹp này được thay thế bằng những cảnh quan hoang tàng mà do chính con người gây ra, nếu chúng ta không biết bảo vệ nó. Đặc biệt là ở đới ôn hòa nơi có cảnh quan công nghiệp hiện đại nhất thế giới, với nhiều trung tâm công nghiệp và vùng công nghiệp kéo dài, nhiều đo thị hiện đại, nơi có lối sống đô thị phổ biến trong phần lớn dân cư đồng thời ngắn liền với sự phát triển công nghiệp là sự ô nhiễm trầm trọng, đặc biệt là môi trường nước. Vậy tác nhân ô nhiễm môi trường nước là gì?
- Ô nhiễm có nguyên nhân từ các loại nước, chất thải công nghiệp từ các nhà máy thải trực tiếp vào các con sông chưa qua xử lí. Các loại phân bón thuốc trừ sâu ngấm sâu vào nước ngầm, vào các ao, hồ. Nước thải sinh hoạt được thải ra từ các khu dân cư ven sông gây ô nhiễm môi trường trầm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏa của người dân.
- Những thành phần nước thải các nhà máy có chứa axít, vì vậy nước bốc hơi sẽ mang theo hơi nước. Khi không khí bão hòa hơi nước, axít sẽ theo mưa xuống làm chết cây cối, ăn mòn các công trình xây dựng và gây ra các bệnh về hô hấp
* Các em sẽ xem một phóng sự ngắn giải thích về hiện tượng mưa axít.
Đặc biệt vấn đề được quan tâm nhất hiện nay là hiện tượng thủy triều đen do các ván dầu các vùng biển tạo nên và các hiện tượng thủy triều đỏ do các chất độc hại từ các chất hóa học thuốc trừ sâu.
* Các em sẽ xem một phóng sự ngắn giải thích về hiện tượng thủy triều đỏ.
Hai hiện tượng trên xảy ra là do các vụ đắm tàu, tai nạn chở dầu trên biển, làm chết biết bao sinh vật và ô nhiễm nguồn nước biển quí giá. Đó chỉ là ô nhiễm nguồn nước biển còn nguồn nước ngầm và nước mưa nữa, nếu những nguồn nước này bị ô nhiễm thì con người sẽ hứng chịu những hậu quả nặng nề.
Vậy là học sinh các em phải làm gì để bảo vệ môi trường nướ. (GV quay clip hs trả lời, một số ý kiến như: không thải các chất độc hại vào môi trường nước, đánh bắt bằng chất hóa học, thuốc nổ, không để đắm tàu và rò rỉ dâu khi khai thác)
Lợi ích của nguồn nước sạch rất lớn, nó cần cho sự phát triển của thực vật, phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hằng ngày của con người, trong công nghiệp, các tua bin còn sử dụng nguồn năng lượng nước. tất cả những gì nguồn nước mang lại đều vì lợi ích chúng ta, tiếc thay nguồn nước ấy đang dần cạn kiệt mà tác nhân không ai khác đó chính là con người. Hiện nay trên thế giới công nghiệp ngày càng phát triển, nếu không có biện pháp kịp thời nguồn nước sạch sẽ không còn nữa, một số nước ở đới ôn hòa đã nhận thức được đều đó và cố gắng tìm những biện pháp khắc phục như: xây dựng nhà máy xử lí nước thải, nhà máy lọc nước thải
1. Ô nhiễm không khí:
a. Nguyên nhân:
- Do khí thải từ các phương tiện giao thông
- Do khí thải từ của các nhà máy
- Do cháy rừng, sóng thần, núi lửa phun trào, động đất. 
b. Hậu quả:
- Sức khỏe của con người bị suy giảm
- Gây ra mưa a xít làm phá hủy môi trường sinh thái
- Hiệu ứng nhà kính.
- Làm biến đổi khí hậu
- Làm suy giảm tầng ô zôn
c. Bieän phaùp:
Các nước trên thế giới tham gia kí nghị định thư Ki-ô-tô nhằm cắt giảm lượng khí thải
2. Ô nhiễm nước:
a. Nguyên nhân:
- Nước thải, chất thải từ các nhà máy các khu dân cư chưa qua xử lí thải trực tiếp vào các con sông.
- Phân bón thuốc trừ sâu dư thừa trên đồng ruộng ngấm sâu vào nước ngầm
b. Hậu quả:
- Mưa axít
- Hiện tượng thủy triều đen, thủy triều đỏ.
c. Biện pháp:
- Xây dựng các nhà mát xử lí nước thải.
- Không thải các chất độc hại trực tiếp vào môi trường nước
4.4. Tổng kết: (3p)
1. Vấn đề ô nhiễm lớn nhất hiện nay ở đới ôn hoà là:
Ô nhiễm không khí.
Ô nhiễm nước.
Rừng cây bị huỷ diệt.
Câu (a+b) đúng.	
2. Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí là:
a. Tai nạn chở dầu
b. Khói bụi từ nhà máy, từ các phương tiện giao thông
c. Phân bón thuốc trừ sâu dư thừa trên đồng ruộng.
d. Chất thải công nghiệp
5. Hướng dẫn học tập: (2p)
* Đối với bài học ở tiết này:
Học bài, trả lời câu hỏi 1 trang 58 sách giáo khoa.
Làm bài tập 1, 2 trang 14 - Tập bản đồ Địa lí 7.
* Đối với bài học ở tiết tiếp theo: 
Chuẩn bị bài 18: “Thực hành: Nhận biết đặc điểm môi trường đới ôn hoà”:
Nhận xét và xác định biểu đồ nhiệt ẩm A thuộc môi trường nào của đới ôn hoà ?
Nguyên nhân nào mà lượng CO2 trong không khí đã không ngừng tăng lên từ năm 1840 - 1997 làm cho trái đất nóng dần lên ?
Ôn lại các đặc điểm khí hậu của các kiểu môi trường đới ôn hoà.

File đính kèm:

  • docxBai_17_O_nhiem_moi_truong_o_doi_on_hoa.docx