Giáo án Địa lý 7 - Tiết 18+24 - Năm học 2015-2016

Hoạt động 2:Tìm hiểu về ô nhiễm nguồn nước. nhóm/ (6 nhóm)/cả lớp

* Bước 1:Giáo viên cho học sinh quan sát hai ảnh 17.3 và 17.4

Nhóm 1,3 ? Hãy tìm nguyên nhân gây ô nhiễm nước sông ngòi? tác hại tới thiên nhiên cà con người như thế nào?

Nhóm 2,4: tìm nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường biển? tác hại?

*/ Bước 2:

- Hs các nhóm làm việc đại diện cá nhóm trình bày hs các nhóm bổ sung GV chuẩn kiến thức, ghi bảng.

Gv: phần lớn các đô thị ở đới ôn hòa tập trung dọc ven biển trên một dải đất rộng không quá 100 km ?

? Việc tập trung các đô thị như vậy sẽ gây ô nhiễm như thế nào cho nước sông và nước biển ở đới ôn hòa ?

Gv : giải thích thuật ngữ “Thủy triều đỏ”, “Thủy triều đen”

? “Thủy triều đỏ”, “Thủy triều đen” gây ra tác hại gì cho con người, cho sinh vật dưới nước và ven bờ.

*/ Liên hệ với địa phương em về thực trạng ô nhiễm môi trường từ đó giáo dục cho hs tự bảo vệ môi trường sống của mình.

 

doc4 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 675 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý 7 - Tiết 18+24 - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 20/10/2015.
TIẾT 18 - BÀI 17. Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG Ở ĐỚI ÔN HOÀ
I. Mục tiêu bài học: Sau bài học, HS đạt được :
1. Kiến thức:
- Biết được hiện trạng ô nhiễm không khí và ô nhiễm nước ở đới ôn hòa;
- Những nguyên nhân gây ô nhiễm không khí và ô nhiễm nguồn nước ở đới ôn hoà.
- Biết được nghị định thư ki-ô-tô về cắt giảm lượng khí thải gây ô nhiễm, bảo vệ bầu khí quyển của Trái Đất.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng quan sát nhận xét và trình bày một số đặc điểm về ô nhiễm môi trường ở đới ôn hòa.
*/- Rèn cho học sinh một số kỹ năng sống như :tư duy, quan sát, nhận thức giải quyết vấn đề....
 3. Thái độ: - Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường.
 */ GDMT: ( Cả bài).
 II. Đồ dùng dạy học:
Tranh ảnh về ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường.
Tranh ảnh về một số biện pháp bảo vệ môi trường.
III .Tiến trình dạy học: 
1.Ổn định lớp :
2. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu những nét đặc trưng của đô thị ở đới ôn hoà ?
- Nêu các vấn đề xã hội nảy sinh khi các đô thị phát triển quá nhanh và hướng giải quyết
3. Bài mới : 
- Giáo viên giới thiệu dẫn dắt hs vào bài.
Hoạt động của giáo viên – học sinh
Nội dung chính
Hoạt động 1: Tìm hiểu về ô nhiễm không khí 
Cá nhân /cả lớp
?Gv cho hs quan sát hình 16.3, 16.4 h17.1 trong sgk hãy cho biết: 
- Bức ảnh chụp gì?
- Ba bức ảnh báo hiệu điều gì trong không khí?
? Nguyên nhân làm cho không khí bị ô nhiễm?
? Ngoài những nguyên nhân trên còn có những nguyên nhân nào khác nữa? 
? Không khí bị ô nhiễm gây nên những hậu quả gì? 
Gv : cho học sinh : biết mưa axít là mưa có chứa một lượng axít được tạo nên chủ yếu từ khói xe cộ và khói của các nhà máy thải vào không khí 
Hs : quan sát ảnh 17.1 và 17.2
? Nhận xét về tác hại của mưa axít đối với cây trồng và các công trình xây dựng
? Những biện pháp làm giảm khí thải gây ô nhiễm không khí toàn cầu
Giáo viên: giải thích cho học sinh hiểu “hiệu ứng nhà kính”
? Tác hại của “hiệu ứng nhà kính” là gì ? (làm cho trái đất nóng lên )
Gv: Một nguy cơ tiềm ẩn về ô nhiễm môi trường ở đới ôn hòa và tác hại chưa thể lường trước được là ô nhiễm phóng xạ nguyên tử.
Trước thực trạng trên thì cần có những biện pháp nào để giảm ô nhiệm không khí.( Kí nghị định ki-ô-tô).
GV đọc cho HS nghe nội dung cơ bản của nghị định thư ki-ô tô.
1. Ô nhiễm không khí :
* Hiện trạng : bầu khí quyển bị ô nhiễm nặng nề..
* Nguyên nhân.
- Sự phát triển của công nghiệp, khí thải từ các phương tiện giao thông.
- Chất thải, rác thải của sinh hoạt con người.
- Các hoạt động tự nhiên : Bão cát, núi lửa, cháy rừng.
- Sự bất cẩn của con người khi sử dụng năng lượng nguyên tử làm dò rỉ các chất phóng xạ. 
* Hậu quả
- Mưa axít : cây cối chết, ăn mòn các công trình.
- Tăng hiệu ứng nhà kính khiến trái đất nóng lên, băng ở 2 cực tan.
- Thủng tầng ôzon, gây nguy hiểm cho sức khỏe con người .
Hoạt động 2:Tìm hiểu về ô nhiễm nguồn nước. nhóm/ (6 nhóm)/cả lớp
* Bước 1:Giáo viên cho học sinh quan sát hai ảnh 17.3 và 17.4
Nhóm 1,3 ? Hãy tìm nguyên nhân gây ô nhiễm nước sông ngòi? tác hại tới thiên nhiên cà con người như thế nào?
Nhóm 2,4: tìm nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường biển? tác hại?
*/ Bước 2:
- Hs các nhóm làm việc đại diện cá nhóm trình bày hs các nhóm bổ sung GV chuẩn kiến thức, ghi bảng.
Gv: phần lớn các đô thị ở đới ôn hòa tập trung dọc ven biển trên một dải đất rộng không quá 100 km ?
? Việc tập trung các đô thị như vậy sẽ gây ô nhiễm như thế nào cho nước sông và nước biển ở đới ôn hòa ?
Gv : giải thích thuật ngữ “Thủy triều đỏ”, “Thủy triều đen”
? “Thủy triều đỏ”, “Thủy triều đen” gây ra tác hại gì cho con người, cho sinh vật dưới nước và ven bờ.
*/ Liên hệ với địa phương em về thực trạng ô nhiễm môi trường từ đó giáo dục cho hs tự bảo vệ môi trường sống của mình.
2. Ô nhiễm nước :
* Hiện trạng: Các nguồn nước bị ô nhiễm gồm nước sông, nuớc ngầm, nước biển.
* Nguyên nhân
- Nước thải, chất thải công nghiệp.
- Lượng phân hoá học, thuốc trừ sâu.
- Chất thải sinh hoạt đô thị.
- Tập trung chuỗi đô thị lớn trên bờ biển đới ôn hòa.
- Váng dầu do chuyên chở, đắm tàu, giàn khoan trên biển.
- Chất thải phóng xạ.
* Tác hại. 
- Ảnh hưởng xấu đến ngành nuôi trồng thuỷ sản, huỷ hoại cân bằng sinh thái.
- Tạo nên thuỷ triều đen, thuỷ triều đỏ
4. Củng cố/ luyện tập:
? Hãy trình bày những nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường ?
5. HD tự học
 - Ôn lại nội dung đã học trong bài và trả lời các câu hỏi :.
 - Xem trước bài “Thực hành : nhận biết đặc điểm môi trường ở đới ôn hòa”
Ngày soạn: 08/11/2015.
Chương V :MÔI TRƯỜNG VÙNG NÚI. HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CON NGƯỜI Ở VÙNG NÚI.
Tiết 24 - Bài 23 : MÔI TRƯỜNG VÙNG NÚI
I . Mục tiêu bài học : 
1. KT:- Biết được những đặc điểm của môi trường vùng núi (càng lên cao không khí càng lạnh và càng loãng, thực vật phân tầng theo độ cao).
 - Biết được cách cư trú khác nhau của con người ở các vùng núi trên thế giới . 
2. KN:- Rèn luyện kĩ năng đọc và phân tích ảnh địa lí và cách đọc lát cắt một ngọn núi. 
3. Thái độ: Có ý thức bảo vệ môi trường.
* GDMT: GD cho ho học sinh biết vùng núi rất dể bị sạt lở, rửa trôi, lũ ốngcần phải canh tác hợp lí.
II . Đồ dùng dạy học : 
- Hình 23. và hình 23.2 phóng to.
- Tranh ảnh về vùng núi ở thế giới và Việt Nam.
- Máy chiếu( bổ trợ).
III . Tiến trình lên lớp :
 1. Ổn định lớp : 
 2. Kiểm tra bài cũ :
 - Hãy kể những hoạt động kinh tế cổ truyền và hoạt động kinh tế hiện đại ở đới lạnh ?
 - Tại sao cho đến nay các nguồn tài nguyên đới lạnh vẫn chưa được khai thác nhiều? 
 3. Bài mới 
Hoạt động của GV - HS 
Nội dung chính 
Hoạt động 1 : Hoạt động nhóm :
* Bước 1 : GV nhắc lại các nhân tố ảnh hưởng đến khí hậu đã học lớp 6 (vĩ độ, độ cao, vị trí gần hay xa biển).
GV hướng dẫn HS quan sát một số ảnh về môi trương vùng núi từ đó nêu đặc điểm khí hậu ở vùng núi ?
* Bước 2 : giới thiệu cách đọc lát cắt , cho HS quan sát lát cắt núi Anpơ :
? Cây cối phân bố từ chân núi đến đỉnh núi như thế nào ?
 (phân bố thành các vành đai từ thấp lên cao)
?Vì sao cây cối phải biến đổi theo độ cao ?(vì càng lên cao càng lạnh nên thực vật cũng thay đổi theo)
? Xem 23.2 từ chân núi đến đỉnh núi có mấy vành đai thực vật ? (rừng lá rộng lên đến 900m, rừng lá kim từ 900m đến 2200m, đồng cỏ từ 2200m đến 3000m, còn trên 3000m là tuyết ). 
? Xem hình 23.3 để thấy được sự khác nhau giữa phân tầng thực vật theo độ cao của đới nóng với đới ôn hoà ?
 - GV nêu bật 2 đặc điểm khác nhau giữa phân tầng thực vật theo độ cao của 2 đới :
+ Các tầng thực vật ở đới nóng nằm độ cao, cao hơn ở đới ôn hoà.
+ Đới nóng có vành đai rừng rậm mà đới ôn hoà không có 
* Bước 3 : cho HS xem lát cắt phân tầng độ cao núi Anpơ hình 23.2 và nhận xét :
 ? Sự khác nhau về sự phân bố cây cối giữa sườn đón nắng và sườn khuất nắng ở đới ôn hoà ?
 (các vành đai cây cối ở sườn đón nắng nằm cao hơn ở sườn khuất nắng)
? Vì sao các vành đai thực vật ở sườn đón nắng nằm cao hơn sườn khuất nắng ? (sườn đón nắng ấm hơn sườn khuất nắng); ở những sườn đón gió (ẩm hơn, ấm hoặc mát hơn) thực vật đa dạng phong phú hơn bên khuất gió (khô hơn, nóng hoặc lạnh hơn)
*/ GDMT:
? Nêu ảnh hưởng của độ dốc đến tự nhiên và kinh tế ở vùng núi ? ( nếu không có cây cối che phủ sườn núi thì dễ gây ra lũ quét, lở đất, giao thông đi lại gặp khó khăn ; càng lên cao không khí càng lạnh và càng loãng => thiếu ôxy, thực vật thay đổi theo độ cao. Diện tích rừng suy giảm góp phần làm biến đổi khí hậu )
Hoạt động 2 : Hoạt động cả lớp .
* Bước 1 :? Nêu những đặc điểm chung của các dân tộc sống ở vùng núi tỉnh ta ? Nước ta ?
* Bước 2 : GV minh hoạ thêm 1 số vùng núi trên thế giới .
- Các dân tộc châu Á, Phi ở nhiệt đới trồng lúa nước, ở chân núi .
- Các dân tộc Nam Mĩ sinh sống ở độ cao 3000 :để trồng trọt chăn nuôi, có khí hậu mát mẻ. 
- Các dân tộc ở châu Âu sống ở chân núi, đón nắng vừa canh tác vừa chăn nuôi trên đồng cỏ núi cao. 
- Các dân tộc vùng Sừng châu Phi sống ở vùng núi cao chắn gió có nhiều mưa, khí hậu trong lành.
1.Đặc điểm của môi trường vùng núi. 
 - Khí hậu và thực vật ở vùng núi thay đổi theo độ cao cũng gần giống như khi đi từ vùng vĩ độ thấp lên vùng vĩ độ cao. 
 - Khí hậu và thực vật còn thay đổi theo hướng của sườn núi . (sườn đón gió và sườn khuất gió)
2. Cư trú của con người 
 - Đây là địa bàn cư trú chủ yếu của các dân tộc ít người. Sự phân bố của con người ở vùng núi rất khác nhau. 
4/ Củng cố: 
- Hs đọc phần ghi nhớ . 5) Hướng dẫn tự học: Hs về nhà học bài, làm bài tập 2 trang 76 theo gới ý sau : 
 + Xác định số lượng vành đai thực vật ở đới nóng và đới ôn hoà 
 + Giải thích tại sao cùng độ cao, những vùng núi đới nóng có nhiều vành đai thực vật hơn vùng núi đới ôn hoà ? 

File đính kèm:

  • docBai_17_O_nhiem_moi_truong_o_doi_on_hoa.doc