Giáo án Địa lý 7 - Tiết 16 đến tiết 20

- Ô nhiểm nước, không khí, ùn tắc giao thông

- Nạn thất nghiệp đi đôi với tình trạng thiếu nhân công trẻ có tay nghề cao

- Diện tích đất canh tác thu hẹp nhanh

 

doc15 trang | Chia sẻ: tuongvi | Lượt xem: 1786 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý 7 - Tiết 16 đến tiết 20, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 13/ 10/ 2013
Ngày giảng : 16/ 10/ 2013
Tuần 9
Tiết(PP): 16
Bài 14 . 
Hoạt động nông nghiệp ở đới ôn hòa
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức. 
 - Học sinh hiểu và trình bày được đặc điểm của ngành kinh tế nông nghiệp ở đới ôn hòa
 - Nền nông nghiệp tiên tiến. 
 - Các sản phẩm nông ngiệp chủ yếu.
2. Kĩ năng 
 Quan sát tranh ảnh, nhận xét và trình bày một số đặc diểm của các hoạt động snả xuất nông nghiệp.
II.phương pháp và phương tiện. 
1. Phương pháp: Đàm thoại gợi mở, thảo luận nhóm cặp,Sử dụng đồ dùng trực quan
2.Phương tiện : - Kênh hình trong SGK
 - Các tranh ảnh, số liệu, tư liệu về nền nông nghiệp ở đới ôn hoà
 - Bản đồ KT pháp.
	 - Bản đồ tự nhiên Châu Âu
III.hoạt động dạy học. 
1. Kiểm tra bài cũ : 
 Hãy khoanh tròn vào ý đúng trong các câu sau:
 ? Thiên nhiên thay đổi rõ rệt theo 4 mùa xuân, hạ, thu,đông thuộc đới khí hậu nào sau đây.
	 a. Đới nóng. b. Đới ôn hòa	 c. Đới lạnh.	
2. Tiến trình dạy học :
 - Giới thiệu bài: Tiết trước các em đã đựơc học về tự nhiên ở đới ôn hoà? Vậy với những đặc điểm tự nhiên đó đã ảnh hưởng gì đến hoạt động kinh tế ở đới ôn hoà? HĐ nông nghiệp ở đới ôn hoà có gì khác với đới nóng ? Chúng ta hãy vào bài hôm nay
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung chính
HĐ 1
- Gv y/c HS n/c sgk từ " tổ chức...Nông nghiệp" trang 46 cho biết:
? ở đới ôn hòa trong nông nghiệp phổ biến những hình thức tổ chức sản xuất nào.
? Giữa các hình thức có những điểm nào giống nhau, khác nhau.
- GV chốt kiến thức
- GV y/c HS qsát H14.1,H14.2 sgk cho biết:
? H14.1 canh tác theo hộ gia đình bố trí diện tích trồng trọt và nhà cửa khác cảnh trang trại ở h14.2 như thế nào.
? So sánh trình độ cơ giới hóa nông nghiệp trên hai ảnh. 
- GVy/c HS vận dụng kiến thức bài học giải thích:
? Tại sao để phát triển nông nghiệp ở đới ôn hòa con người phải khắc phục khó khăn do khí hậu thời tiết gây ra.
- GV y/c hs qsát H14.3, H14.4, H14.5 sgk nêu 1 số biện pháp KHKTđược áp dụng để khắc phục những bất lợi trên? 
? Các biện pháp áp dụng trong sản xuất nông nghiệp ở đới ôn hòa để có một lượng nông sản lớn, chất lượng cao và đồng đều?
- GV chốt kiến thức.
HĐ 2
- Gv y/c hs hoạt động nhóm.
+ Nhóm 1+2+3 n/c đặc điểm khí hậu các sản phẩm đới ôn hòa thuộc kiểu môi trương: cận nhiệt đới gió mùa, Địa Trung Hải, ôn đới hải dương.
+ Nhóm 4+5+6 n/c khí hậu, các sản phẩm ở đới ôn hòa thuộc kiểu môi trường: ôn đới lục địa, hoang mạc, ôn đới lạnh.
? Em có nhận xét gì về số lượng sản phẩm, cách khai thác sử dụng môi trường tự nhiên trong sản xuất nông nghiệp ở đới ôn hòa.
- Gv chốt kiến thức.
- HS n/c sgk trang 46 
- trả lời, lớp nhận xét bổ sung
- HS qsát hai ảnh H14.1, H14.2 trả lời, lớp nhận xét bổ sung
-HS so sánh
- HS vận dụng kiến thức bài học để giải thích
-HSqsát H14.3,H14.4,H14.5 trả lời, lớp nhận xét bổ sung
- HS vận dụng kiến thức và sgk trả lời, HS khác nhận xét bổ sung
- Các nhóm trao đổi thống nhất câu trả lời, 
- đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét bổ sung.
- HS dựa vào kết quả các nhóm rút ra kết luận.
1. Nền nông nghiệp tiên tiến.
- Có hai hình thức: hộ gia đình và trang trại
- áp dụng những thành tựu kỉ thuật cao trong sản xuất
- Tổ chức sản xuất qui mô lớn kiểu công nghiệp
- Chuyên môn hóa sản xuất từng nông sản.
- Coi trọng biện pháp tuyển chọn giống.
2 . Các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu.
- Sản phẩm nông nghiệp ở đới ôn hòa rất đa dạng.
- Các sản phẩm được sản xuất phù hợp với đất đai, đặc điểm khí hậu từng kiểu môi trường
Kiểu môi trường
Đặc điểm khí hậu
Nông sản chủ yếu
Cận nhiệt đới gió mùa
Mùa đông ấm,khô,mùa hạ nóng ,ẩm 
Lúa nước ,đậu tương,bông hoa quả vùng nhiệt đới 
Địa trung hải
- Nắng quanh năm
- Hè khô ,nóng 
- Mùa đông, thu có mưa 
- Nho và rượu vang – nổi tiếng thế giới 
- Cam ,chanh ,ô liu ...
Ôn đới hải dương
-Đông ấm , hạ mát , mưa quanh năm .
- Lúa mì, củ cải đường, hoa quả ,chăn nuôi bò .
Ôn đới lục địa
-Đông lạnh, hè nóng ,có mưa
- Lúa mì ,đại mạch 
- Thảo nguyên đất đen nổi tiếng , chăn nuôi gia súc , trồng khoai tây và ngô ...
Hoang mạc ôn đới
-Rờt nóng, rất khô khắc nghiệt 
- Chăn nuôi cừu
Ôn đới lạnh
- Lạnh rét mùa đông, mùa hè mát mưa 
- Lúa mạch đen , khoai tây ...
3. Củng cố.
 * Hãy khoanh tròn vào ý đúng trong câu sau:
	 ? Đới ôn hòa có nền nông nghiệp phát triển nhờ:
	 a. Sử dụng đất đai hợp lí	 
 b. Có các hình thức sản xuất đất đai phù hợp
	 c. Khắc phục được những bất lợi của thời tiết
	 d. Tất cả đều đúng
4. Dặn dò. 
 - Học bài và làm bài tập ở tập bản đồ
 - Chuẩn bị bài học sau: nắm được hoạt đông công nghiệp ở đới ôn hòa 
 Ngày soạn: 13/ 10/ 2013
 Ngày giảng: 18/ 10/ 2013
Tuần 9
Tiết(PP): 17
Bài 15 
Hoạt động công nghiệp ở đới ôn hòa
I. Mục tiêu.
 1. Kiến thức.
- Hiểu và trình bày được đặc điểm của ngành CN ở đới ôn hoà
 2. Kĩ năng . 
- Quan sát tranh ảnh, nhận xét và trình bày một số đặc điểm của hoạt động sản xuất công nghiệp ở đới ôn hoà.
 II. chuẩn bị.
Phương pháp: Đàm thoại gợi mở, sử dụnh phương tiện trực quan, giảng giải thảo luận nhóm.
Phương tiện
Kênh hình trong SGK
Tranh ảnh địa lý
III. Hoạt động dạy học.
 1. Kiểm tra bài cũ:
 	? Những biện pháp chính trong sản xuất nông nghiệp ở đới ôn hòa?
 2. Tiến trình dạy học:
Giới thiệu bài: Tiết trước các em đã đựơc học về nền nông nghiệp ở đới ôn hoà. Còn nền công nghiệp ở đới ôn hoà có đặc điểm như thế nào chúng ta hãy vào bài hôm nay ?
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung chính
* Hoạt động 1: Tìm hiểi về nền công nghiệp.
- GV giới thiệu 2 thuật ngữ " CN chế biến" và " CN khai thác"
- GV y/c HS bằng kiến thức lịch sử và TT sgk cho biết:
? Các nước đới ôn hòa bước vào cuộc cách mạng công nghiệp từ thời gian nào.
? Từ đó đến nay công nghiệp phát triển như thế nào. 
- GV chốt kiến thức.
- GV giới thiệu cho HS 2 ngành công nghiệp quan trọng( KT- CB )
? Công nghiệp khai thác phát triển ở những nơi nào? Xác định các khu vực tập trung khoáng sản. 
? Tại sao nói công nghiệp chế biến ở đới ôn hòa là thế mạnh và đa dạng.
- GV bổ sung và phân tích thêm cho học sinh rõ.
- GVcho HS hoạt động nhóm n/c sgk cho biết:
? Đặc điểm công nghiệp chế biến ở đới ôn hòa.
? Vai trò công nghiệp đới ôn hòa đối với công nghiệp thế giới.
- GV chốt kiến thức .
* Hoạt động 2: Tìm hiểu cảnh quan công nghiệp.
- GV cho học sinh đọc thuật ngữ 
" Cảnh quan công nghiệp hóa"
- GV cho học sinh n/c sgk thảo luận nhóm các câu hỏi sau:
? Cảnh quan công nghiệp phát triển như thế nào? Biểu hiện ra sao.
? Xác định các khu công nghiệp? Trung tâm công nghiệp? Vùng công nghiệp.
- GV chốt kiến thức.
- GV y/c HS qsát H15.1, H15.2 cho biết:
? Trong hai khu công nghiệp trên khu nào có khả năng gây ô nhiểm nhiều cho không khí, nước. Vì sao?
GV chốt lại kiến thức
-HS lắng nghe 
-Trả lời, lớp nhận xét bổ sung
- HS nghe.
- HS trả lời và xác định trên bản đồ CN các khu vực tập trung TNKS, 
HS khác nhận xét bổ sung.
- HS vận dụng hiểu biết trả lời, lớp nhận xét bổ sung.
- HS hoạt động nhóm n/c sgk trả lời, lớp nhận xét bổ sung
-Đọc “thuật ngữ ”
- HS các nhóm n/c mục 2 trao đổi thống nhất câu trả lời, đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét bổ sung.
qsátH15.1,H15.2
sgk nhận xét, 
- Trả lời
1. Nền công nghiệp hiện đại.
- Từ những năm 60 của thế kỉ XVIII, nền công nghiệp hiện đại có bề dày lịch sử được trang bị máy móc thiết bị tiên tiến.
- Công nghiệp chế biến là thế mạnh và đa dạng từ các nghành truyền thống đến nghành CN cao.
- Đặc điểm công nghiệp chế biến
+ Phần lớn nguyên liệu, nhiên liệu nhập từ đới nóng.
+ Phân bố ở cửa sông, cảng biển, đô thị.
- HĐCN đới ôn hòa chiếm 3/4 tổng sản phẩm CN thế giới.
2. Cảnh quan công nghiệp 
- Cảnh quan công nghiệp phổ biến khắp mọi nơi tron đới ôn hòa được biểu hiện:
 + Điểm công ngiệp
 + Khu công nghiệp
 + Trung tâm công nghiệp
 + Vùng công nghiệp
- Cảnh quan CN là niềm tự hào của các quốc gia trong đới ôn hòa, các chất thải CN lại là nguồn gây ô nhiểm môi trường
3. Củng cố. 
 Phát phiếu học tập cho học sinh( theo nhóm bàn )- GV chuẩn bị sơ đồ vào bảng phụ
Tên của các ngành thuộc CN chế biến và CN Khai thác.
Công nghiệp
CN khai thác
CN chế biến
4. Dặn dò. 
 - Học bài và làm bài tập ở tập bản đồ
 -Chuẩn bị học bài sau: sưu tầm một số đô thị lớn ở các nước phát triển trong đới ôn 
 Hoà 
Ngày 14 tháng 10 năm 2013
Duyệt của chuyên môn
Nguyễn Thị Vinh
Duyệt của BGH
Vũ Quốc Liêm
Ngày soạn: 20/10/ 2013
Ngày giảng: 23/10/2013 
Tuần 10 
Tiết(PP): 18
Bài 16 
đô thị hóa ở đới ôn hòa
I. Mục tiêu.
 1. Kiến thức. 
- Học sinh trình bày được những đặc điểm cơ bản của đô thị hóa ở đới ôn hòa.
- Nắm được những vấn đề về môi trường , KT – XH đặt ra ở các đô thịi của đới ôn hoà.
 2. Kĩ năng
- Quan sát tranh ảnh , nhận xét và trình bày một số đặc điểm đô thị ở đới ôn hoà, ô nhiễm môi trường ở đới ôn hoà.
II. Phương pháp và phương tiện dạy học
phương pháp.
Đàm thoại gợi mở, thảo luận nhóm- cặp, sử dụng bản đồ trực quan.
Phương tiện.
Kênh hình trong SGK
Bản đồ phân bố dân cư Hoa Kì.
ảnh địa lý 
III. hoạt động dạy học.	
 1. Kiểm tra bài cũ:
 ? Cảnh quan công nghiệp ở đới ôn hòa được biểu hiện như thế nào? 
Tiến trình dạy học
Mở bài: Đới ôn hoà là khu vực có nền kinh tế phát triển, vì vậy đại bộ phận dân số sống trong các đô thị lớn,nhỏ.Đặc điểm đô thị và quá trình đô thị hoá của dới ôn hoà cũng cios nhiều đặc điểm khác biệt với đới nóng. Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta tìm hiểu những đặc điểm của quá trình đô thị hoá ở đới ôn hoà.
ơơ
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung chính
* Hoạt động 1: Tìm hiểu mức độ đô thị hoá
- GV cho học sinh hoạt động nhóm N/Cứu sgk trang 53 cho biết:
? Nguyên nhân nào cuốn hút người dân vào sống ở các đô thị trong đới ôn hòa ? Tỷ lệ dân sống ở đô thị như thế nào .
? Tại sao cùng với việc phát triển CN hóa các siêu đô thị cũng phát triển? Ví dụ.
- GV y/c HS qsát H16.1,H16.2 sgk cho biết:
? Nêu các đặc điểm đô thị hoá của đới ôn hoà?
GV nhận xét
? Trình độ phát triển đô thị ở đới ôn hòa khác với đới nóng như thế nào? biểu hiện. 
? Đô thị hóa ở mức độ cao ảnh hưởng như thế nào tới phong tục tập quán, đời sống dân cư đới ôn hòa
* Hoạt động 2: Tìm hiểu các vấn đề đô thị. 
- GV y/c HS qsát H6.4 sgk cho biết:
? Tên hai bức ảnh là gì?
? Hai bức ảnh mô tả gì đang diển ra ở các đô thị và siêu đô thị.
- GV cho HS liên hệ với đới nóng, Việt Nam
? Để tiến hành giải quyết vấn đề xã hội trong các đô thị cần có những giải pháp gì để giảm áp lực dân số ở các siêu đô thị
- GV chốt kiến thức.
? Để xóa bỏ ranh giới nông thôn,thành thị , giảm các động lực tăng dân số trong các đô thị cần có giải pháp gì.
HĐ cá nhân
Trả lời
Nhận xét
Trả lời
HS qsát H16.1,H16.2 
trả lời
So sánh
Trả lời
-HS quan sát, trả lời
- HS liên hệ 
- HS suy nghĩ trả lời, 
- HS trả lời , lớp nhận xét bổ sung
1 . Đô thị hóa ớ mức độ cao.
- Hơn 75% dân cư đới ôn hòa sống trong các đô thị 
- Các thành phố lớn thường chiếm tỷ lệ lớn dân đô thị của một nước
- Các đô thị mở rộng kết nối với nhau thành từng chùm đô thị, chuỗi đô thị 
- Đô thị phát triển theo qui hoạch 
- Lối sống đô thị đã phổ biến trong phần lớn dân cư đới ôn hòa.
2 . Các vấn đề của đô thị. 
a.Thực trạng.
- Ô nhiểm nước, không khí, ùn tắc giao thông
- Nạn thất nghiệp đi đôi với tình trạng thiếu nhân công trẻ có tay nghề cao
- Diện tích đất canh tác thu hẹp nhanh 
b. Một số giải pháp.
- Nhiều nước tiến hành qui hoạch lại đô thị theo hướng" Phi tập trung"
- Xây dựng nhiều thành phố vệ tinh
- Chuyển dịc các hoạt động công nghiệp, dịch cụ đến các vùng mới.
- đẩy mạnh đô thị hóa nông thôn
3. Củng cố.
 *Chọn phương án trả lời đúng nhất cho các câu sau
 ? Dân số đô thị ở đới ôn hoà chiếm tỉ lệ như thế nào ?
 a. Lớn b. Nhỏ 
 c. Trung bình d. Rất nhỏ
 ? Tỷ lệ thất nghiệp ở các đô thị đới ôn hòa hiện nay khá cao.
	 a.Từ3% -5%	 b. Từ 5% - 10%
	 c.Từ 10% - 12%	 d. Từ 12% - 15%
4. Dặn dò. 
 - Chuẩn bị bài học sau: Sưu tầm tranh ảnh ô nhiểm nước, ô nhiểm không khí đới 
 ôn hoà.
Ngày 21 tháng 10 năm 2013
Duyệt của chuyên môn
Nguyễn Thị Vinh
Duyệt của BGH
Vũ Quốc Liêm
Ngày soạn: 27/10/ 2013
Ngày giảng: 30/10/2013 
Tuần 11
Tiết(PP): 19
Bài 17 
Ô nhiểm môi trường ở đới ôn hòa
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức. 
- Học sinh biết được hiện trạng ô nhiểm không khí, nước ở đới ô hoà, nguyên nhân, hậu quả.
- Hậu quả do ô nhiểm nước, không khí gây ra cho thiên nhiên và con người trong phạm vi một đới và có tính chất toàn cầu.
2. Kĩ năng 
- Quan sát tranh ảnh nhận xét và trình bày về ô nhiễm môi trường ở đới ôn hoà
II. Phương pháp và phương tiện.
1. Phương pháp: 
 - Đàm thoại gợi mở, thảo luận nhóm, cặp, sử dụng đồ ding trực quan.
2. Phương tiện: 
- Kênh hình trong SGK
- ảnh địa lý
III. Hoạt động dạy học.
1. Kiểm tra bài cũ :
 ? Sự phát triển đô thị ở đới ôn hoà đã đặt ra các vấn đề gì?
 a. Ô nhiễm môi trường , ùn tắc giao thông b. Thất nghiệp vô gia cư
 c. Thiếu chỗ ở, các công trình công cộng d. Cả 3 ý trên
2. Tiến trình dạy học: 
Mở bài: Bên cạnh những nét tích cực trong phát triển kinh tế và đời sống con người mà chúng ta đã tìm hiểu ở những bài trước, vấn đề ô nhiễm môi trường ở đây cũng đang trong tình trạng báo động. Nguyên nhân chủ yếu là do sự thiếu ý thức bảo vệ môi trường của con người. Bài học hôm nay ssẽ giúp chúng ta tìm hiểu rõ hơn về vấn đề môi trường của đới ôn hoà. 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung chính
* Hoạt động 1: Tìm hiểu sự ô nhiễm không khí.
- GV y/c HS qsát H16.3, H16.4 , H17.1 cho biết:
? Ba bức ảnh có chung một chủ đề gì.
? Ba bức ảnh cảnh báo điều gì trong khí quyển.
? Nguyên nhân làm cho không khí bị ô nhiểm.
- GV nêu 1 vài ví dụ về hoạt động công nghiệp làm hàm lượng CO2 tăng.
? Ngoài ra còn có nguồn ô nhiểm nào trong không khí.
- GV y/c HS n/c mục1 cho biết:
? Không khí bị ô nhiểm gây hậu quả gì. 
* Hoạt động 2: Tìm hiểu sự ô nhiễm nước.
-GV cho HS qsát H17.3, H17.4 sgk cho biết :
- GV cho HS hoạt động nhóm thảo luận hai nội dung sau:
? Nhóm 1+2. Tìm hiểu nguyên nhân gây ô nhiểm nước sông ngòi? tác hại?
? Nhóm 3+4. Tìm hiểu nguyên nhân gâyô nhiểm biển ? Tác hại.
- GV chốt kiến thức ở bảng chuẩn.
HSqsát H16.3,H16.4, H17.1 
Trả lời, lớp nhận xét 
HS suy nghĩ trả lời
Trả lời
Nghe giảng
- HS liên hệ thực tế trả lời
- HS n/c mục 1 
- trả lời, lớp nhận xét bổ sung
- HS qsát 
- HS các nhóm trao đổi thống nhất hoàn thành câu trả lời, đại diện nhóm trình bày, nhóm khác 
nhận xét bổ sung
1. Ô nhiểm không khí.
* Nguyên nhân ô nhiểm không khí.
- Do sự phát triển công nghiệp, động cơ giao thông, hoạt động sinh hoạt của con người thải khí bụi vào không khí.
- Ô nhiểm do các hoạt động tự nhiên: bão, cát, bụi, núi lửa...
- Mưa a-xít làm ảnh hưởng tới SX nông nghiệp, lâm nghiệp và môi trường sống.
- Khí thải làm tăng hiệu ứng nhà kính, Trái đất nóng lên, khí hậu toàn cầu thay đổi gây nguy hiểm cho sức khỏe và con người.
2. Ô nhiểm nước.
Ô nhiểm nước sông ngòi
Ô nhiểm biển
Nguyên nhân
- Nước thải nhà máy.
- Lượng phân hóa học, thuốc trừ sâu.
- Chất thải sinh hoạt đô thị
- Tập trung chuỗi đô thị lớn trên bờ biển ở đới ôn hòa
- Váng dầu do chuyên chở , đắm tàu, dàn khoan
- Chất thải phóng xạ, chất thải công nghiệp.
- Chất thải từ sông ngòi chảy ra
Tác hại
- ảnh hưởng xấu đến nghành nuôi trồng hải sản, hủy hoại cân bằng sinh thái
- Tạo nên thủy triều đen, thủy triều đỏ.
3. Củng cố: cho học sinh làm việc theo nhóm cặp thảo luận
 ? tìm những biện pháp phồng chống ô nhiễm môi trường ở đí ôn hoà ?
 Đáp án:
	- Xử lí các loại chất thải
	- Dùng các loại năng lượng sạch 
	- Đề ra các quy định về bảo vệ môi trường.
4. Dặn dò . 
 - Học bài và làm bài tập ở tập bản đồ
 - Chuẩn bị bài học sau: Ôn lại khái niệm nhận biết đặc điểm khí hậu qua biểu đồ 
 ở môi trường đới ôn hoà .
Ngày soạn: 27/10/ 2013
Ngày giảng: 31/10/2013
Tuần 11 
Tiết(PP): 20
Bài 18 
Thực hành
nhận biết đặc điểm môi trường đới ôn hòa
I. Mục tiêu.Sau khi học xong bài này học sinh phải
1. Kiến thức .
- Giải thích được hai mức độ đơn giản hai đặc điểm cơ bản của môi trường đới ôn hoà( Về khí hậu và cảnh quan )
2.Kĩ năng .
- Nhận biết các kiểu môi trường của đới ôn hoà ( Ôn đới hải dương, Ôn đới lục địa, Địa trung hải) qua tranh ảnh và biểu đồ khí hậu. 
II. Phương pháp, phương tiện.
1. Phương pháp: Đàm thoại gợi mở, làm việc theo nhóm, sử dụng đồ ding trực quan
2. Phương tiện: Kênh hình trong SGK
ảnh địa lý
III. tiến trình dạy học. 
1. Kiểm tra bài cũ: 
 Không kiểm tra 
2. Bài mới: Giáo viên dẫn dắt vào bài
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của
Học sinh
Nội dung chính
* Hoạt động 1: Thực hiện yêu cầu mục 1 
? Đọc và nêu yêu cầu của bài tập 1 
? Nêu điểm khác biệt của biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa ở bài thực hành với các biểu đồ đã học?
- GV tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm và hoàn thành bảng sau: 3 nhóm
? Mỗi nhóm phân tích 1 biểu đồ khí hậu trong 5’ ?
- HS nêu yêu cầu bài tập
- HS hoạt động theo nhóm 
- Nhóm 1 - A
- Nhóm 2 - B
- Nhóm 3 - C
1. Xác định các biểu đồ tương quan nhiệt- ẩm thuộc các môi trường nào của đới ôn hoà
A
B
C
1.Nhiệt độ
-Những tháng nhiệt độ cao
Tháng có nhiệt độ cao nhất
-Những tháng có nhiệt độ thấp
Tháng có nhiệt độ Thấp nhất
Biên độ nhiệt
*Nhận xét
2.Lượng mưa
-Các tháng mưa nhiều
Tháng mưa nhiều nhất
-Các tháng ít mưa
Tháng mưa ít nhất
*Nhận xét
Đặc điểm khí hậu
Thuộc môi trường
- Các nhóm báo cáo kết quả và nhận xét chéo
- GV tổng hợp đánh giá kết quả th
- Nhóm 1 : Biểu đồ A thuộc môi trường ôn đới lục địa gần cực
- Nhóm 2 : Biểu đồ B thuộc môi trường Địa trung hải
- Nhóm 3 : Biểu đồ C thuộc môi trường Ôn đới hải dương
* Hoạt động 2: Thực hành vẽ biểu đồ
? Đọc và nêu yêu cầu của bài tập 3 ?
? Nhận xét về lượng khí thải qua biểu đồ?
? Vì sao lượng khí thải lại tăng như vậy?
- Lượng khí thải tăng nhanh do Lượng khí thải ngày càng nhiều do sự phát triển của công nghiệp..
Giảithích
3.Vẽ biểu đồ về sự gia tăng lượng CO2 và giải thích nguyên nhân sự gia tăng
- Lượng khí thải tăng nhanh do sự phát triển ccủa các ngành sx đặc biệt là SXCN và nhu cầu sinh hoạt củacon người…
3. Củng cố:
 ? Chọn nối các cảnh quan với các kiểu môi trường cho phù hợp
Các kiểu môi trường
Làm bài
Các cảnh quan
1. Ôn đới hải dương
 1 -
 a. Rừng lá cứng., cây bụi gai
2. Cận nhiệt Địa Trung Hải
 2 -
 b. Rừng lá kim
3. Ôn đới lục địa
 3 -
 .c. Rừng hỗn giao
4. Cận nhiệt đới ẩm, gió mùa
 4 -
 d. Rừng lá rộng
4. Dặn dò :
 - Chuẩn bị bài học sau: Sưu tầm tài liệu nói về hoang mạc.
Ngày 28 tháng 10 năm 2013
Duyệt của chuyên môn
Nguyễn Thị Vinh
Duyệt của BGH
Vũ Quốc Liêm

File đính kèm:

  • doc16-20.doc