Giáo án Địa lý 7 - Tiết 13, Bài 13: Môi trường đới ôn hòa

* HĐ2: HS hoạt động nhóm.

1) Phân tích bảng số liệu sgk/42 cho biết tính chất trung gian của đới ôn hòa đươc thể hiện như thế nào?

2) Qua lược đồ H13.1 hãy phân tích những yếu tố gây nên sự biến động thời tiết ở đới ôn hòa?

GV gợi ý : Các mũi tên thể hiện những yếu tố nào? Những yếu tố đó ảnh hưởng gì tới thời tiết đới ôn hòa?

? Hãy rút ra đặc điểm nổi bật của khí hậu đới ôn hòa?

* HĐ3: HS hoạt động cá nhân/cặp.

- GV hướng dẫn HS quan sát H13.3 + các hình ở sgk/59 + 60 .

1) Các hình ảnh đó chụp gì? ở đâu?Vào thời gian nào?

2) Qua các bức ảnh cho biết thiên nhiên thay đổi như thế nào trong 1 năm?

- quan sát H13.1 hãy:

1) Nêu tên và xác định vị trí của các kiểu môi trường đới ôn hòa? (nằm ở gần biển hay xa biển? ở phía đông hay phía tây lục địa?)

2) Nêu vai trò của dòng biển nóng và gió Tây ôn đới đối với khí hậu đới ôn hòa

3) Kết hợp với thông tin sgk/45. Qua đó cho biết thiên nhiên đới ôn hòa phân hóa như thế nào?(Từ bắc -> nam dọc

 lãnh thổ châu Âu gặp những đới khí hậu nào? Từ tây -> đông ngang lãnh thổ bắc Mĩ gặp những kiểu khí hậu nào?)

Từ tây -> đông ta gặp những thảm thực vật nào? Từ bắc -> nam ta gặp những thảm thực vật nào?

 

doc2 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 962 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý 7 - Tiết 13, Bài 13: Môi trường đới ôn hòa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 15: Bài 13 : MÔI TRƯỜNG ĐỚI ÔN HÒA
I. Mục tiêu: HS cần nắm:
1. Kiến thức:
- Nắm được 2 tính chất cơ bản của môi trường đới ôn hòa.
+ Tính chất trung gian của khí hậu (giữa đới nóng và đới lạnh) với thời tiết thất thường.
+ Tính chất đa dạng của thiên nhiên theo thời gian và không gian.
- Hiểu và phân biệt được sự khác nhau của các kiểu khí hậu đới ôn hòa qua biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa.
- Thấy được sự thay đổi của nhiệt độ , lượng mưa có ảnh hưởng tới sự phân bố các kiểu rừng.
2. Kỹ năng:
- Tiếp tục củng cố thêm về kỹ năng đọc , phân tích ảnh địa lí, biểu đồ địa lí
- Kỹ năng nhận biết các kiểu khí hậu ôn đới qua ảnh địa lí và biểu đồ .
II. Đồ dùng:
- Bản đồ địa lí tự nhiên thế giới. Các kiểu môi trường trên thế giới.
- Tranh ảnh 4 mùa ở đới ôn hòa và các biểu đồ nhiệt độ , lượng mưa.
III. Hoạt động trên lớp: 
1. Tổ chức
2. Bài mới:.
 * Giới thiệu bài mới
Hoạt động của GV - HS
Nội dung chính
* HĐ1: HS hoạt động cá nhân.
1) Xác định trên bản đồ vị trí giới hạn của môi trường đới ôn hòa?
2) Có nhận xét gì về sự phân bố diện tích đất nổi ở đới ôn hòa trên 2 nửa cầu?
* HĐ2: HS hoạt động nhóm.
1) Phân tích bảng số liệu sgk/42 cho biết tính chất trung gian của đới ôn hòa đươc thể hiện như thế nào?
2) Qua lược đồ H13.1 hãy phân tích những yếu tố gây nên sự biến động thời tiết ở đới ôn hòa?
GV gợi ý : Các mũi tên thể hiện những yếu tố nào? Những yếu tố đó ảnh hưởng gì tới thời tiết đới ôn hòa?
? Hãy rút ra đặc điểm nổi bật của khí hậu đới ôn hòa?
* HĐ3: HS hoạt động cá nhân/cặp. 
- GV hướng dẫn HS quan sát H13.3 + các hình ở sgk/59 + 60 .
1) Các hình ảnh đó chụp gì? ở đâu?Vào thời gian nào?
2) Qua các bức ảnh cho biết thiên nhiên thay đổi như thế nào trong 1 năm?
- quan sát H13.1 hãy:
1) Nêu tên và xác định vị trí của các kiểu môi trường đới ôn hòa? (nằm ở gần biển hay xa biển? ở phía đông hay phía tây lục địa?)
2) Nêu vai trò của dòng biển nóng và gió Tây ôn đới đối với khí hậu đới ôn hòa
3) Kết hợp với thông tin sgk/45. Qua đó cho biết thiên nhiên đới ôn hòa phân hóa như thế nào?(Từ bắc -> nam dọc 
 lãnh thổ châu Âu gặp những đới khí hậu nào? Từ tây -> đông ngang lãnh thổ bắc Mĩ gặp những kiểu khí hậu nào?)
Từ tây -> đông ta gặp những thảm thực vật nào? Từ bắc -> nam ta gặp những thảm thực vật nào?
* HĐ4: HS hoạt động nhóm. Mỗi nhóm phân tích 1 biểu đồ nhiệt độ ,lượng mưa.
1-Vị trí địa lý
- Môi trường đới ôn hòa giới hạn từ chí tuyến -> vòng cực ở cả 2 nửa cầu.
- Diện tích đất nổi phần lớn nằm ở nửa cầu Bắc.
I. Khí hậu:
- Mang tính chất trung gian giữa khí hậu đới nóng và đới lạnh:
- Do vị trí trung gian nên thời tiết thay đổi thất thường. 
II. Sự phân hóa của môi trường:
- Thiên nhiên đới ôn hòa thay đổi theo 4 mùa trong năm : Xuân, hạ, thu, đông.
- Môi trường đới ôn hòa phân hóa theo không gian từ : Bắc -> Nam
 Tây -> Đông
+ Bờ tây lục địa có khí hậu ôn đới hải dương -> Sâu trong nội địa tính chất lục địa càng rõ nét. Thảm thực vật thay đổi từ rừng lá rộng -> rừng hỗn giao -> Rừng lá kim.
+ Từ bắc -> nam: Khí hậu ấm dần, mùa đông ngắn dần , mùa hạ dài ra. Thảm thực vật thay đổi từ rừng lá kim -> Rừng hỗn giao -> Thảo nguyên -> Rừng và cây bụi gai.
Biểu đồ khí hậu
Ôn đới hải dương
(Brét - 480B)
Ôn đới lục địa
(Matxcơva - 560B)
Địa Trung Hải
(Aten - 410B)
Nhiệt độ (0C)
Tháng 1
6
-10
10
Tháng 7
16
19
28
TB năm
10,8
4
17,3
Lượng mưa(mm)
Tháng 1
133
31
69
Tháng 7
62
74
9
Kết luận chung
- Mùa hạ mát, mùa đông ấm.
- Mưa quanh năm, mưa nhiều vào thu đông.
- Mùa đông rất lạnh, ít mưa .
- Mùa hạ mát, mưa nhiều.
- Mùa hạ nóng, mưa rất ít.
- Mùa đông ấm, mưa nhiều.
4. củng cố
1) Xác định trên bản đồ vị trí của môi trường đới ôn hòa? Với vị trí đó tính chất trung gian của khí hậu và tính chất thất thường của thời tiết môi trường đới ôn hòa được biểu hiện như thế nào?
2) Trình bày sự phân hóa của môi trường đới ôn hòa?
5. HDVN:
- Trả lời câu hỏi sgk/45. - Nghiên cứu bài 14 sgk/46.
Ngày soạn: 2

File đính kèm:

  • docBai_13_Moi_truong_doi_on_hoa.doc