Giáo án Địa lý 7 bài 9: Hoạt động sản xuất của con người ở đới nóng
Bước 1:
? Dựa vào hiểu biết của bản thân, cho biết các cây lương thực và cây hoa màu trồng chủ yếu ở đồng bằng và vùng núi nước ta?
? Tại sao các vùng trồng lúa nước lại thường trùng với những vùng đông dân bậc nhất của thế giới ?
? Giải thích tại sao khoai lang trồng ở đồng bằng, sắn (khoai mì) trồng ở vùng đồi núi, lúa nước lại trồng khắp nơi?
(Tuỳ điều kiện của đất và khí hậu)
GV giới thiệu về cây cao lương (lúa miến, hạt bo bo) là loại cây lương thực nuôi sống hàng triệu người ở châu Phi, Trung Quốc, Ấn Độ.
Bài 9: HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA CON NGƯỜI Ở ĐỚI NÓNG MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau bài học, HS cần: Kiến thức - Nắm được mối quan hệ giữa khí hậu đới nóng với sản xuất nông nghiệp và đất trồng, giữa khai thác đất và bảo vệ đất. - Biết được một số cây trồng, vật nuôi ở các kiểu môi trường khác nhau của đới nóng. - Biết một số vấn đề đặt ra đối với môi trường ở đới nóng và những biện pháp nhằm bảo vệ môi trường trong quá trình sản xuất nông nghiệp. Kĩ năng - Rèn luyện kĩ năng phán đoán địa lí cho HS ở mức độ cao hơn về mối quan hệ giữa khí hậu với nông nghiệp và đất trồng, giữa khai thác và bảo vệ đất trồng. - Luyện tập cách mô tả hiện tượng địa lí qua tranh vẽ liên hoàn và củng cố thêm kĩ năng đọc ảnh địa lí cho HS. Thái độ - Ý thức được sự cần thiết phải bảo vệ môi trường. Định hướng phát triển năng lực - Rèn năng lực giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ, giao tiếp, hợp tác, sáng tạo, sử dụng hình vẽ, tranh ảnh. CHUẨN BỊ Giáo viên - Bản đồ tự nhiên thế giới. - Ảnh về xói mòn đất đai trên các sườn núi. - Biểu đồ hình 9.1 phóng to. Học sinh - Bút chì, tập bản đồ 7, nghiên cứu trước bài mới. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP Kiểm tra kiến thức cũ (5 phút) ? Nêu đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa. ? Khí hậu nhiệt đới gió mùa có gì khác so với khí hậu nhiệt đới? Giảng kiến thức mới Giới thiệu bài mới: Đặc điểm khí hậu đới nóng là nắng nóng quanh năm và mưa nhiều, tập trung theo mùa. Những đặc điểm này tạo điều kiện thuận lợi cho cây trồng tăng trưởng quanh năm đất dễ bị xói mòn cuốn trôi hết lớp đất màu trên bề mặt đất và sinh ra nhiều dịch bệnh, côn trùng hại cây trồng, vật nuôi. Vậy hoạt động sản xuất nông nghiệp ở đới nóng như thế nào. Chúng ta tìm hiểu qua bài học hôm nay. Hoạt động của GV và HS Nội dung Hoạt động 1: Đặc điểm sản xuất nông nghiệp (20 phút) Phương pháp/ Kĩ thuật dạy học : Vấn đáp, giảng giải, kĩ thuật động não. Hình thức tổ chức hoạt động : Cá nhân. Bước 1: Yêu cầu HS nhắc lại những đặc điểm của: + Khí hậu xích đạo ẩm + Khí hậu nhiệt đới + Nhiệt đới gió mùa à Đặc điểm chung của môi trường đới nóng là: nắng nóng quanh năm và mưa nhiều. ? Các đặc điểm khí hậu này thuận lợi gì đối với cây trồng và mùa vụ? (Cây trồng phát triển quanh năm, có thể trồng xen canh, gối vụ) ? Có khó khăn gì trong sản xuất nông nghiệp? (Sâu bệnh phát triển gây hại cây trồng, vật nuôi) Bước 2: GV: treo biểu đồ hình 9.1 - GV cho HS quan sát hình 9.2 các em có nhận xét gì? (Do nhiệt độ và độ ẩm cao lượng mưa nhiều Þ đất bị xói mòn, sườn đồi trơ trụi với các khe rãnh sâu) ? Ở vùng đồi núi có độ dốc cao, mưa nhiều thì lớp mùn ở đây sẽ như thế nào? (Lớp mùn thường không dày do bị cuốn trôi) ? Nếu rừng cây ở đới nóng bị chặt phá hết thì điều gì sẽ xảy ra ở vùng đồi núi? Bước 3: GV treo một số hình ảnh về xói lở đất, đất bạc màu, khô cằn. ? Qua những hình ảnh trên, theo em cần có những biện pháp gì để khắc phục? (Bảo vệ, trồng rừng) ? Cho ví dụ ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới và nhiệt đới gió mùa đến SX nông nghiệp? (Lượng mưa tập trung vào 1 mùa gây xói mòn, lũ lụt mùa khô kéo dài gây hạn hán, mất mùa ). Gv: Liên hệ Việt Nam. Hoạt động 2: Các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu (15 phút) Phương pháp/ Kĩ thuật dạy học : Vấn đáp, giảng giải, kĩ thuật động não. Hình thức tổ chức hoạt động : Cả lớp. Bước 1: ? Dựa vào hiểu biết của bản thân, cho biết các cây lương thực và cây hoa màu trồng chủ yếu ở đồng bằng và vùng núi nước ta? ? Tại sao các vùng trồng lúa nước lại thường trùng với những vùng đông dân bậc nhất của thế giới ? ? Giải thích tại sao khoai lang trồng ở đồng bằng, sắn (khoai mì) trồng ở vùng đồi núi, lúa nước lại trồng khắp nơi? (Tuỳ điều kiện của đất và khí hậu) GV giới thiệu về cây cao lương (lúa miến, hạt bo bo) là loại cây lương thực nuôi sống hàng triệu người ở châu Phi, Trung Quốc, Ấn Độ. Bước 2: ? Việt Nam có những loại cây công nghiệp nào? (Cà phê, cao su, tiêu, điều, mía,) HS trả lời, GV nhận xét, nhấn mạnh đó cũng là cây công nghiệp trồng phổ biến ở đới nóng có giá trị xuất khẩu cao. ? Nghiên cứu SGK, trình bày những vùng tập trung của các cây công nghiệp đó. Bước 3: ? Ở đới nóng chăn nuôi được những loại gia súc nào? Gọi một HS đọc đoạn “Chăn nuôi dân cư” - GV hướng dẫn HS giải thích mối quan hệ giữa đặc điểm sinh lí của vật nuôi với khí hậu và nguồn thức ăn. ? Địa phương em thích hợp với nuôi con gì? 1. Đặc điểm sản xuất nông nghiệp - Thuận lợi: nhiệt độ, độ ẩm cao, lượng mưa lớn nên có thể sản xuất quanh năm, xen canh, tăng vụ. - Khó khăn: + Đất dễ bị thoái hóa + Nhiều sâu bệnh + Khô hạn vào mùa khô + Bão lũ vào mùa mưa 2. Các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu - Cây lương thực: lúa nước, ngô, khoai, sắn, cao lương, - Cây công nghiệp nhiệt đới rất phong phú, có giá trị kinh tế cao: cà phê, cao su, dừa, bông, mía, - Chăn nuôi: trâu, bò, dê, lợn, Củng cố bài giảng (3 phút) - GV khái quát lại nội dung bài học. - Những đặc điểm khí hậu đới nóng có thuận lợi và khó khăn như thế nào đối với sản xuất nông nghiệp? Hướng dẫn học tập ở nhà (2 phút) - HS học bài cũ, làm bài tập tập bản đồ. - Nghiên cứu trước Bài 10. Dân số và sức ép dân số tới tài nguyên, môi trường ở đới nóng, tìm hiểu tại sao đới nóng là môi trường rất thuận lợi cho nông nghiệp phát triển mà nhiều quốc gia ở đới nóng còn nghèo, còn thiếu lương thực? RÚT KINH NGHIỆM .
File đính kèm:
- bai_9_20150726_045004.docx