Giáo án Địa lý 7 bài 47: Châu nam cực - Châu lục lạnh nhất thế giới

Vài nét về lịch sử khám phá và nghiên cứu.

- Cuối thế kỉ XIX phát hiện ra châu Nam Cực.

- Năm 1957 châu Nam Cực được nghiên cứu mạnh mẽ.

- Nam Cực là châu lục duy nhất không có người cư trú thường xuyên

 

doc3 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 9243 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý 7 bài 47: Châu nam cực - Châu lục lạnh nhất thế giới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 28 Ngày soạn: 07/03/2015
Tiết 54 Ngày dạy: 10/03/2015
CHƯƠNG VIII: CHÂU NAM CỰC
BÀI 47: CHÂU NAM CỰC - CHÂU LỤC LẠNH NHẤT THẾ GIỚI
I. MỤC TIÊU: Qua bài học, HS cần đạt được:
1. Kiến thức: 
- Biết được vị trí địa lí, giới hạn, phạm vi của châu Nam Cực.
- Trình bày và giải thích ở mức độ đơn giản đặc điểm tự nhiên châu Nam Cực.
- Biết vấn đề môi trường cần được quan tâm ở châu Nam Cực là bảo vệ các loài động vật quý đang có nguy cơ tuyệt chủng.
2. Kĩ năng: 
- Sử dụng bản đồ để trình bày đặc điểm tự nhiên.
- Phân tích biểu đồ khí hậu của 2 địa điểm ở châu Nam Cực, lát cắt địa hình của Nam Cực.
- Nhận dạng được một số loài động vật ở Nam Cực qua tranh ảnh.
3. Thái độ: 
 Sự cần thiết phải bảo vệ các động vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác, giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ, ...
- Năng lực chuyên biệt: Sử dụng bản đồ; sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, mô hình, video, clip.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
 Bản đồ tự nhiên châu Nam Cực.
2. Chuẩn bị của học sinh: Sgk.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
1. Ổn định: Kiểm tra vệ sinh, sĩ số lớp học, 1 phút.
7A1................................., 7A2..........................., 7A3..........................
7A4................................., 7A5..........................., 7A6..........................
2. Kiểm tra bài cũ: 1 phút.
Nhận xét bài kiểm tra 1 tiết
3. Tiến trình bài học: 41 phút.
 Khởi động: Các em đã từng biết đến một châu Phi nóng bỏng với hoang mạc lớn, hôm nay các em sẽ tìm hiểu một châu lục khác mà khí hậu của nó đối ngược với châu Phi, một châu lục lạnh nhất thế giới, đó là châu Nam Cực.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung 
Hoạt động 1: Biết được vị trí địa lí, giới hạn, phạm vi của châu Nam Cực (cá nhân) 7 phút.
*Hình thức tổ chức hoạt động: Hình thức “ bài lên lớp”; cá nhân.
*Phương pháp dạy học: Đàm thoại gợi mở; giải quyết vấn đề; sử dụng bản đồ, tự học; ...
*Kỹ thuật dạy học: Đặt câu hỏi; học tập hợp tác.
* Bước 1: 
 Quan sát H47.1, xác định vị trí giới hạn, diện tích của châu Nam Cực.
* Bước 2: 
 Học sinh xác định, giáo viên chuẩn xác kiến thức.
Hoạt động 2: Trình bày và giải thích (ở mức độ đơn giản) đặc điểm tự nhiên của châu Nam Cực (nhóm) 29 phút.
*Hình thức tổ chức hoạt động: Hình thức “ bài lên lớp”; cá nhân; nhóm.
*Phương pháp dạy học: Đàm thoại gợi mở; giải quyết vấn đề; sử dụng bản đồ, tự học; ...
*Kỹ thuật dạy học: Đặt câu hỏi; học tập hợp tác.
* Bước 1: 
 Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát biểu đồ nhiệt độ H.47.2 sgk.
* Bước 2: 
 Hoạt động nhóm.
 Nhóm 1 + 3: Nghiên cứu trạm Lit - tơn.
 Nhóm 2 + 4: Nghiên cứu trạm Vô - xtốc.
- Tháng .... có nhiệt độ cao nhất, ...0C.
- Tháng .... có nhiệt độ thấp nhất, ...0C.
(GV gọi HS yếu dựa vào nội dung TLN trả lời)
- Nhận xét đặc điểm chung nhất về khí hậu của CNC là gì?
- Khí hậu có ảnh hưởng như thế nào đến môi trường?
* Bước 3: 
 Với đặc điểm khí hậu trên gió ở đây có đặc điểm gì nổi bật, giải thích tại sao?
* Bước 4: 
 Quan sát H47.3 nêu đặc điểm nổi bật của địa hình?
(Gọi học sinh yếu dựa vào nội dung SGK trả lời)
* Bước 5: 
 Sự tan băng có ảnh hưởng tới đời sống con người như thế nào?
 Gv: giới thiệu một số hình ảnh minh họa.
- Châu Nam Cực được gọi là “cực lạnh” của thế giới.
- Ngày nay, dưới tác động của hiệu ứng nhà kính, khí hậu Trái Đất đang nóng lên, lớp băng ở Nam Cực ngày càng tan chảy nhiều hơn.
- Hậu quả của băng tan (nước biển dâng ...).
* Bước 6:
 - Trong điều kiện khí hậu rất bất lợi như vậy sinh vật ở đây có đặc điểm gì?
- Hiện nay các loài động vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng do săn bắt quá mức cá voi xanh...
- Vấn đề cần quan tâm ở đây là gì?
- Kể tên khoáng sản quan trọng?
(Gọi học sinh yếu dựa vào nội dung SGK trả lời)
- Vì sao Nam Cực lại có nhiều khoáng sản như vậy? Đặc biệt là than đá ?
Hoạt động 3: Tìm hiểu vài nét về lịch sử châu Nam Cực (cá nhân) 5 phút.
*Hình thức tổ chức hoạt động: Hình thức “ bài lên lớp”; cá nhân.
*Phương pháp dạy học: Đàm thoại gợi mở; giải quyết vấn đề; sử dụng bản đồ, tự học; ...
*Kỹ thuật dạy học: Đặt câu hỏi; học tập hợp tác.
*Bước 1:
 Con người phát hiện ra châu Nam Cực từ khi nào?
- Bắt đầu từ khi nào thì việc nghiên cứu châu Nam Cực được xúc tiến mạnh mẽ?
- Có những quốc gia nào xây dựng trạm nghiên cứu ở châu Nam Cực?
* Bước 2: 
 Mục đích khai thác châu Nam Cực vì hòa bình là chính. Điều đó cho thấy các nhà khoa học có tinh thần dũng cảm, không ngại gian khó thám hiểm địa lí.
1. Vị trí, giới hạn.
- Nằm từ vòng cực nam đến điểm cực nam.
- Diện tích 14,1 triệu km2.
- Gồm lục địa nam cực và các đảo ven lục địa.
2. Đặc điểm tự nhiên.
a. Khí hậu. 
- Lạnh khắc nghiệt, nhiệt độ quanh năm < 00C (do vị trí địa lí).
- Thường có gió bão (tốc độ gió > 60 km/h) (vì đây là vùng khí áp cao).
b. Địa hình.
 Là một cao nguyên băng khổng lồ, trung bình 2600 m (do khí hậu).
c. Sinh vật.
- Thực vật: Không thể tồn tại được
(do khí hậu khắc nghiệt).
- Động vật: Khá phong phú, chim cánh cụt, cá voi xanh, hải cẩu, báo biển ... (chịu rét giỏi).
3. Vài nét về lịch sử khám phá và nghiên cứu.
- Cuối thế kỉ XIX phát hiện ra châu Nam Cực.
- Năm 1957 châu Nam Cực được nghiên cứu mạnh mẽ.
- Nam Cực là châu lục duy nhất không có người cư trú thường xuyên.
IV. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP: 2 phút.
1. Tổng kết:
- Nêu những đặc điểm tự nhiên của châu Nam Cực?
- Gợi ý trả lời câu hỏi 2 sgk: 
 “ Chim cánh cụt, hải cẩu, các loài chim biển sống ở ven lục địa và trên các đảo dựa vào nguồn cá, tôm và phù du sinh vật dồi dào trong các biển bao quanh châu Nam Cực”.
2. Hướng dẫn học tập: 
- Về nhà học bài.
- Tìm hiểu, sưu tầm tài liệu về châu Đại Dương, tại sao các đảo ở châu Đại Dương được mệnh danh là “ Thiên đàng xanh” giữa Thái Bình Dương?
V. PHỤ LỤC:
VI. RÚT KINH NGHIỆM:
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • doctiet_54_tuan_28_dia_li_7_20150726_044437.doc