Giáo án Địa lý 7 - Bài 21: Môi trường đới lạnh

Hoạt động 2: Nhóm ( 18 phút )

KT: Hiểu động vật và thực vật thích nghi như thế nào để tồn tại và phát triển trong môi trường đới lạnh.

KN: Phân tích

Nhóm 1- 2: Nghiên cứu về thực vật

? Dựa vào H21.6 –21.7 SGK:

- Mô tả quang cảnh đài nguyên Bắc Au và Bắc Mĩ vào mùa hạ?

-Đài nguyên nào có khí hậu lạnh hơn ?

-Cách thích nghi của thực vật với khí hậu lạnh lẽo khắc nghiệt?

 

doc3 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 6784 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý 7 - Bài 21: Môi trường đới lạnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 12 Tiết : 23
Ngày dạy: 5-11-2013	 
CHƯƠNG IV : MÔI TRƯỜNG ĐỚI LẠNH. 
HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CON NGƯỜI Ở ĐỚI LẠNH
Bài 21 : MÔI TRƯỜNG ĐỚI LẠNH
 1.MỤC TIÊU:
	1.1. Kiến thức:
 -Biết xác định trên bản đồ vị trí giới hạn đới lạnh.
 -Hiểu và trình bày những đặc điểm cơ bản của đới lạnh ( lạnh lẽo, ngày hoặc đêm dài 24 giờ đến 6 tháng, lượng mưa rất ít, chủ yếu là tuyết.)
-Hiểu động vật và thực vật thích nghi như thế nào để tồn tại và phát triển trong môi trường đới lạnh. 
1.2. Kỹ năng: Phân tích được lược đồ và ảnh địa lí, biểu đồ nhiệt và lượng mưa của đới lạnh. Xác lập mối quan hệ giữa các yếu tố tự nhiên với nhau.
	1.3. Thái độ: Ý thức được sự cần thiết phải bảo vệ môi trường một cách hợp lí.
2. NỘI DUNG HỌC TẬP
	-Biết xác định trên bản đồ vị trí giới hạn đới lạnh.
-Hiểu và trình bày những đặc điểm cơ bản của đới lạnh 
-Hiểu động vật và thực vật thích nghi như thế nào để tồn tại và phát triển trong môi trường đới lạnh. 
3. CHUẨN BỊ:
	3.1. Giáo viên: Bản đồ tự nhiên Bắc cực và Nam cực.
3.2. Học sinh: Tập bản đồ 7 + dụng cụ học tập
4.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
	4.1 Oån định tổ chức và kiểm diện : Kiểm diện học sinh
	4.2 Kiểm tra miệng: ( 10đ )
Câu 1: Câu hỏi kiểm tra bài cũ: ( 7 điểm )
 ? Trình bày các hoạt động kinh tế của con người ở hoang mạc. 
-Kinh tế cổ truyền:
+ Trồng trọt: trong các ốc đảo.
+ Chăn nuôi du mục.
- Kinh tế hiện đại: đưa nước vào bằng kênh đào- giếng khoan sâu-Khai thác tài nguyên thiên nhiên- xây dựng đô thị.
Câu 2: Câu hỏi kiểm tra nội dung tự học : ( 3đ )
? Nêu vị trí của môi trường đới lạnh : 
- Khoảng từ 2 vòng cực đến 2 địa cực.
4. 3.Tiến trình bài học
Giới thiệu bài: Nếu môi trường hoang mạc có khí hậu khắc nghiệt , khô hạn bất lợi cho sự sống , thì cũng còn một môi trường nửa của Trái Đất có khí hậu khắc nghiệt không kém , thực , động vật rất nghèo nàn . Đó là mội trường gì ? Chúng ta sẽ tìm hiểu bài học hôm nay
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Cặp ( 17 phút )
KT: Biết xác định trên bản đồ vị trí giới hạn đới lạnh.
 -Hiểu và trình bày những đặc điểm cơ bản của đới lạnh
 ( lạnh lẽo, ngày hoặc đêm dài 24 giờ đến 6 tháng, lượng mưa rất ít, chủ yếu là tuyết.)
KN: Phân tích được lược đồ và ảnh địa lí, biểu đồ nhiệt và lượng mưa của đới lạnh. Xác lập mối quan hệ giữa các yếu tố tự nhiên với nhau.
** Trực quan
? Dựa vào H21.1 và 21.2 SGK xác định ranh giới của môi trường đới lạnh ở 2 bán cầu.
? So sánh giữa diện tích lục địa và đại dương của môi trường đới lạnh ở bán cầu Bắc và bán cầu Nam 
? Dựa vào H21.3 SGK phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của Hon man để rút ra đặc điểm khí hậu môi trường đới lạnh.
? Khí hậu môi trường đới lạnh có khác biệt gì với môi trường đã học.
? Giải thích vì sao khí hậu có đặc điểm đó.
Quan sát H24.1 va21.5 SGK:
-So sánh sự khác nhau giữa núi băng và băng trôi.
-Quang cảnh này thường gặp vào mùa nào ở đới lạnh? Tại sao?
chuyển ý
Hoạt động 2 : Nhóm ( 18 phút )
KT : Hiểu động vật và thực vật thích nghi như thế nào để tồn tại và phát triển trong môi trường đới lạnh. 
KN : Phân tích 
Nhóm 1- 2: Nghiên cứu về thực vật
? Dựa vào H21.6 –21.7 SGK:
- Mô tả quang cảnh đài nguyên Bắc Aâu và Bắc Mĩ vào mùa hạ?
-Đài nguyên nào có khí hậu lạnh hơn ?
-Cách thích nghi của thực vật với khí hậu lạnh lẽo khắc nghiệt?
Nhóm 3-4: Nghiên cứu về động vật
? Dựa vào H21.8 –21.9 SGK:
-Kể tên các động vật? Nguồn thức ăn của chúng
-Cách thích nghi của động vật với khí hậu lạnh lẽo khắc nghiệt?
HS trình bày kết quả.
GV chuẩn xác kiến thức.
GV mở rộng : Động vật phong phú > thực vật nhờ vào lượng thức ăn dồi dào ở biển sâu.
* Liên hệ thực tế : VN
1. Đặïc điểm của môi trường
-Khoảng từ vòng 2 cực đến địa cực.
-Đới lạnh ở BBC là đại dương, NBC là lục địa.
- Khí hậu: vô cùng khắc nghiệt: rất lạnh lẽo, mưa ít, chủ yếu là dưới dạng tuyết rơi, mùa hạ ngắn ngủi.
-Nam cực đóng băng quanh năm, Bắc cực đóng băng vào mùa đông
2. Sự thích nghi của động vật và thực vật với môi trường
-Thực vật:
+ Cây gỗ : giảm chiều cao , tán lá kín
 + Các bụi cỏ :rêu – địa y :ra hoa , lá sao cho kịp với thời gian nắng ấm , ngắn ngửi của mùa hạ
-Động vật: Tuần lộc, chim cánh cụt, hải cẩu …… có bộ lông không thấm nước, lớp mỡ dày.
-Tránh rét bằng hình thức di cư về xứ nóng hoặc ngủ đông.
4.4 . tổng kết : 
 Câu 1: Tính khắc nghiệt của khí hậu đới lạnh thể hiện như thế nào ?
 - Khí hậu: vô cùng khắc nghiệt: rất lạnh lẽo, mưa ít, chủ yếu là dưới dạng tuyết rơi, mùa hạ ngắn ngủi.
-Nam cực đóng băng quanh năm, Bắc cực đóng băng vào mùa đông
 Câu 2: Giới động vật ở đới lạnh có gì đặc biệt
	Động vật: Tuần lộc, chim cánh cụt, hải cẩu …… có bộ lông không thấm nước, lớp mỡ dày. Tránh rét bằng hình thức di cư về xứ nóng hoặc ngủ đông.
4. 5. Hướng dẫn học tập:
** Đối với bài học ở tiết này:
-Học bài + Làm bài tập bản đồ bài 21
** Đối với bài học ở tiết tiếp theo :
-Chuẩn bị bài 22: “HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CON NGƯỜI Ở ĐỚI LẠNH” 
? Những hình thức hoạt động kinh tế của con người ở đới lạnh
? Những khó khăn trong hoạt động kinh tế của con người ở đới lạnh
5. PHỤ LỤC

File đính kèm:

  • docBai 21 Moi truong doi lanh.doc
Giáo án liên quan