Giáo án Địa lý 7 - Bài 15: Hoạt động nông nghiệp ở đới ôn hòa

Hoạt động 1: giới thiệu bài học

- GV: Công nghiệp là ngành kinh tế quan trọng bậc nhất ở đới ôn hòa. Ở đây, những dấu hiệu của một xã hội như: các nhà máy, khu công nghiệp và đô thị luôn hiện ra trước mắt chúng ta. Vậy hoạt động công nghiệp ở đới ôn hòa diễn ra như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay.

Hoạt động 2: tìm hiểu về nền công nghiệp hiện đại ở đới ôn hòa

? Các nước đới ôn hoà bước vào cuộc cách mạng công nghiệp từ thời gian nào?

 Năm 60 thế kỉ XVII.

? Từ đó đến nay nền công nghiệp đã phát triển như thế nào?

 Nền công nghiệp hiện đại, trang bị nhiều máy móc, thiết bị tiên tiến.

 

doc4 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 6292 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý 7 - Bài 15: Hoạt động nông nghiệp ở đới ôn hòa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài: 15 - tiết 16
Tuần dạy: tuần 8	 
ND: 
Bài 15: HOẠT ĐỘNG CÔNG NGHIỆP Ở ĐỚI ÔN HÒA
1. MỤC TIÊU: 
	1.1. Kiến thức: 
- Học sinh biết được đặc điểm của ngành công nghiệp ở đới ôn hòa: nền công nghiệp của các nước ở đới ôn hòa là nền công nghiệp hiện đại, thể hiện trong công nghiệp chế biến. Biết và phân biệt được các cảnh quan công nghiệp phổ biến ở đới ôn hòa: khu công nghiệp, trung tâm công nghiệp và vùng công nghiệp. Biết được các nước công nghiệp hàng đầu trên thế giới ở đới nóng.
	- Học sinh hiểu được nền công nghiệp hiện đại khai thác sử dụng quá mức tài nguyên và các nguồn năng lượng; việc cần thiết phải phát triển các nguồn năng lượng mới; bên cạnh đó có thể gây nên sự ô nhiễm môi trường do các chất thải công nghiệp.
	1.2. Kỹ năng: 
- Quan sát tranh ảnh, nhận xét và trình bày một số đặc điểm của các hoạt động sản xuất ở đới ôn hòa và giữa sản xuất công nghiệp với môi trường,
- KNS: tư duy, giao tiếp, tự nhận thức, tự làm chủ bản thân
1.3. Thái độ: 
- Không ủng hộ các hoạt động kinh tế có ảnh hưởng xấu đến môi trường.
2. TRỌNG TÂM:
	- Đới ôn hòa có nền công nghiệp hiện đại với cơ cấu đa dạng.
3. CHUẨN BỊ:
 	3.1. Giáo viên: 
- Bản đồ thế giới.
	3.2. Học sinh:
- Tranh ảnh, tham khảo nội dung và phân tích hình 15.1 đến 15.5 trả lời câu hỏi SGK.
4. TIẾN TRÌNH:
	4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện
	4.2. Kiểm tra miệng: 
? Để sản xuất ra khối lượng nông sản hàng hóa lớn, có giá trị cao nền nông nghiệp tiên tiến ở đới ôn hòa đã áp dụng những biện pháp gì?
	Trình độ kĩ thuật tiên tiến, tổ chức sản xuất kiểu công nghiệp, sản xuất được chuyên môn hóa với qui mô lớn, ứng dụng rộng rãi các thành tựu khoa học-kỹ thuật 
? Kể tên các nước công nghiệp hàng đầu ở đới ôn hòa?
Hoa Kì, Nhật Bản, Đức, Nga, Anh, Pháp, Canada…
	4.3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1: giới thiệu bài học
- GV: Công nghiệp là ngành kinh tế quan trọng bậc nhất ở đới ôn hòa. Ở đây, những dấu hiệu của một xã hội như: các nhà máy, khu công nghiệp và đô thị luôn hiện ra trước mắt chúng ta. Vậy hoạt động công nghiệp ở đới ôn hòa diễn ra như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay.
Hoạt động 2: tìm hiểu về nền công nghiệp hiện đại ở đới ôn hòa
? Các nước đới ôn hoà bước vào cuộc cách mạng công nghiệp từ thời gian nào? 
 Năm 60 thế kỉ XVII. 
? Từ đó đến nay nền công nghiệp đã phát triển như thế nào?
 Nền công nghiệp hiện đại, trang bị nhiều máy móc, thiết bị tiên tiến.
- Trong công nghiệp có 2 ngành quan trọng là công nghiệp khai thác và chế biến.
+ Công nghiệp khai thác là ngành công nghiệp lấy trực tiếp các nguyên liệu, nhiên liệu từ thiên nhiên cung cấp cho các ngành công nghiệp chế biến.
+ Công nghiệp chế biến là ngành công nghiệp có vai trò biến đổi nhiên liệu, nguyên liệu thành các sản phẩm cung cấp cho thị trường.
- KNS: tự làm chủ bản thân
? Công nghiệp khai thác phát triển ở những nơi nào?
 Ở những vùng có nhiều tài nguyên thiên nhiên: Đông bắc Hoa kì, vùng Uran và Xibia…
? Việc khai thác quá mức tài nguyên và các nguồn năng lượng sẽ dẫn đến hậu quả gì?
 Các nguồn tài nguyên và năng lượng sẽ bị cạn kiệt
? Cần phải làm gì để đáp ứng yêu cầu phát triển của các ngành kinh tế?
 Sử dụng tiết kiệm và hợp lí các nguồn tài nguyên và năng lượng, đồng thời tìm kiếm các nguồn năng lượng mới thay thế như năng lượng từ Mặt Trời, gió…
? Tại sao nói ngành công nghiệp chế biến ở đới ôn hòa là thế mạnh và hết sức đa dạng?
 Thế mạnh từ các ngành nghề truyền thống: luyện kim, cơ khí, hóa chất… đến các ngành hiện đại đòi hỏi trí tuệ cao: điện tử, hàng không vũ trụ…à có nhiều ngành sản xuất khác nhau: sản xuất ra nguyên liệu đến sản phẩm tiêu dùng hàng ngày, các loại máy móc từ đơn giản đến tinh vi, tự động hóa.
- KNS: tư duy
? Công nghiệp chế biến ở đới ôn hòa có đặc điểm gì và phân bố như thế nào?
 Phần lớn nguyên – nhiên liệu nhập từ đới nóng.
 Phân bố chủ yếu ở cảng sông, cảng biển.
? Vai trò của công nghiệp đới ôn hòa đối với thế giới như thế nào? 
 Cung cấp ¾ tổng sản phẩm công nghiệp. 
? Xác định các nước công nghiệp hàng đầu trên thế giới trên bản đồ thế giới?
 Hoa Kì, Nhật Bản, Đức, Nga, Anh, Pháp, Canada…
- Đới ôn hoà là nơi có nền công nghiệp phát triển sớm cách đây hơn 250 năm. Vậy các cảnh quan công nghiệp phát triển như thế nào? Biểu hiện ra sao?
Hoạt động 3: tìm hiểu về cảnh quan công nghiệp ở đới ôn hòa
- Học sinh đọc thuật ngữ “cảnh quan công nghiệp hóa” SGK/tr.186. 
- Cảnh quan được phân loại từ thấp lên cao: Nhà máy - Khu công nghiệp - Trung tâm công nghiệp - Vùng công nghiệp.
* Hoạt động nhóm: 4 nhóm (3 phút)
+ Nhóm 1: Khu công nghiệp được hình thành như thế nào? Lợi ích kinh tế của việc thành lập khu công nghiệp?
 Các nhà máy có liên quan với nhau phân bố tập trung thành khu công nghiệp.
 Lợi ích: dễ dàng hợp tác, giảm chi phí vận chuyển.
+ Nhóm 2: Trung tâm công nghiệp được hình thành như thế nào? Có đặc điểm gì?
 Nhiều khu công nghiệp hợp thành trung tâm công nghiệp (thường là các thành phố công nghiệp)
 Đặc điểm: có nhiều ngành, sản phẩm đa dạng.
+ Nhóm 3: Quan sát hình 15.3 nhận xét sự phân bố các trung tâm công nghiệp chính ở đới ôn hòa?
 Phân bố chủ yếu ở ven biển, ven sông, đô thị lớn.
+ Nhóm 4: Cho biết vùng công nghiệp được hình thành ra sao? Quy mô như thế nào?
 Nhiều trung tâm công nghiệp tập trung trên 1 lãnh thổ à vùng công nghiệp.
 Qui mô: rất rộng lớn.
- Đại diện nhóm trình bày – nhận xét.
- Gv chốt ý.
KNS: giao tiếp, tự làm chủ bản thân
? Tây Ninh có khu công nghiệp nào?
 Khu công nghiệp Trảng Bàng…
-Học sinh quan sát hình 15.1 và 15.2/SGK/tr.51
? Cho biết nội dung của 2 hình này?
 Hình 15.1 : Khu công nghiệp hóa dầu ở Bắc Mĩ với nhiều nhà máy, kho hàng san sát nhau.
 Hình 15.2 : Cơ sở công nghiệp công nghệ cao kiểu mới ở Tây Âu với thảm cỏ và cây xanh bao quanh.
? Trong 2 khu công nghiệp này khu công nghiệp nào có khả năng gây ô nhiễm cho môi trường nhiều nhất? Vì sao?
 Khu công nghiệp hóa dầu dễ gây ô nhiễm vì tập trung quá nhiều nhà máy, lượng chất thải cao.
- KNS: tư duy
- Gv liên hệ thực tế.
? Theo em ngày nay xu hướng xây dựng các khu công nghiệp của thế giới là như thế nào?
 Xây dựng các “khu công nghiệp xanh” kiểu mới thay thế cho khu công nghiệp cũ, có như vậy vừa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế vừa bảo vệ được môi trường.
- Gv liên hệ thực tế địa phương như vườn CN Bourbon An Hòa ở Trảng Bàng là vườn CN sinh thái đầu tiên ở Việt Nam (70% đất xây dựng, 30% còn lại dược dành cho thảm xanh, nước thải sau khi sử lí sẽ dẫn vào các dòng kênh nội bộ và đây sẽ là nơi nuôi trồng nhiều loại sinh vật…) đạt chuẩn quốc tế và thân thiện với môi trường; hay khu CN xanh Long Hậu của tỉnh Long An nhận giải thưởng Chất lượng quốc tế châu Á-Thái Bình Dương là “Mô hình doanh nghiệp hoàn hảo” (khu công nghiệp dành đến 20% quỹ đất trồng cây xanh, chú ý bảo vệ cảnh quan và môi trường trong sạch trong quá trình phát triển kinh tế…) …à giáo dục hs ý thức bảo vệ môi trường.
- KNS: tự nhận thức.
1/ Nền công nghiệp hiện đại có cơ cấu đa dạng:
- Nền công nghiệp phát triển sớm, hiện đại, được trang bị máy móc thiết bị tiên tiến.
- Công nghiệp chế biến là thế mạnh của nhiều nước và rất đa dạng từ ngành truyền thống đến ngành công nghệ cao.
- Cung cấp ¾ tổng sản phẩm công nghiệp cho thế giới.
- Các nước công nghiệp hàng đầu: Hoa Kì, Nhật Bản, Đức, Nga, Anh, Pháp, Canada…
2/ Cảnh quan công nghiệp:
- Cảnh quan công nghiệp phổ biến khắp mọi nơi, biểu hiện ở các khu công nghiệp, trung tâm công nghiệp, vùng công nghiệp.
- Cảnh quan công nghiệp là niềm tự hào của các quốc gia đới ôn hòa, các chất thải công nghiệp lại là nguồn gây ô nhiễm môi trường.
4.4. Câu hỏi, bài tập củng cố:
? Trình bày các ngành công nghiệp chủ yếu ở đới ôn hòa?
Công nghiệp khai thác và công nghiệp chế biến như: luyện kim, cơ khí, hóa dầu, điện tử, hàng không vũ trụ… 
? Cảnh quan công nghiệp phổ biến ở khắp mọi nơi của các nước ôn đới là: 
ÿ Niềm tự hào của quốc gia về phát triển kinh tế.
ÿ Nổi lo về ô nhiễm môi trường.
X Cả 2 đều đúng.
ÿ Cả 2 đều sai. 
	4.5. Hướng dẫn học sinh tự học: 
- Đối với bài học ở tiết học này:
+ Học bài: Hoạt động công nghiệp ở đới ôn hòa 
+ Làm bài tập 3 và tập bản đồ.
- Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:
+ Chuẩn bị bài 16: Đô thị hóa ở đới ôn hòa
	+ Nét đặc trưng của đô thị hóa ở đới ôn hòa là gì?
	+ Đô thị phát triển quá nhanh làm nảy sinh những vấn đề gì? Hướng giải quyết?
	+ Sưu tầm tranh ảnh về đô thị ở đới ôn hòa.
5. RÚT KINH NGHIỆM:
- Nội dung: ……………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
- Phương pháp: ………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………………
- Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học: ………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………… 

File đính kèm:

  • docBai 15 Hoat dong cong nghiep o doi on hoa.doc