Giáo án Địa lý 6 bài 22: Các đới khí hậu trên trái đất

1. Đới nóng (hay nhiệt đới)

- Giới hạn: từ chí tuyến Bắc đến chí tuyến Nam.

- Đặc điểm: quanh năm có góc chiếu của ánh sáng mặt trời lúc giữa trưa tương đối lớn và thời gian chiếu sáng trong năm chênh lệch nhau ít. Lượng nhiệt hấp thụ được tương đối nhiều nên quanh năm nóng. Gió thường xuyên thổi trong khu vực là gió Tín phong. Lượng mưa trung bình năm từ 1000mm đến 2000mm.

 

doc3 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 5022 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý 6 bài 22: Các đới khí hậu trên trái đất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 27 NS: 27/03/2015
Tiết 26 ND: 03/03/2015
BÀI 22: CÁC ĐỚI KHÍ HẬU TRÊN TRÁI ĐẤT
I. MỤC TIÊU: Qua bài học, HS cần đạt được:
1. Kiến thức: 
 - Biết được 5 đới khí hậu chính trên Trái Đất 
 - Trình bày được giới hạn và đặc điểm của từng đới
2. Kĩ năng: 
 Quan sát, nhận xét sơ đồ, hình vẽ về 5 đới khí hậu chính trên Trái Đất.
3. Thái độ: 
 Giúp HS hiểu biết thêm về thực tế
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực hợp tác
- Năng lực chuyên biệt: Sử dụng hình vẽ, tranh ảnh
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 
1. Chuẩn bị của giáo viên:	 Lược đồ các đới khí hậu trên trái đất
2. Chuẩn bị của học sinh: sgk, tập bản đồ
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: 
1. Ổn định: Kiểm tra sỉ số (1 phút)
 6A1......................................6A2.........................................6A3........................................
 6A4......................................6A5..........................................
2. Kiểm tra bài cũ: (không) 
3. Tiến trình bài học:
	Khởi động: (1 phút) Sự phân bố lượng ánh sáng và nhiệt của Mặt Trời trên bề mặt Trái Đất không đồng đều. Nó phụ thuộc vào góc chiếu của ánh sáng MT và thời gian chiếu sáng. Nơi nào có góc chiếu sáng càng lớn, thời gian chiếu sáng càng dài thì càng nhận được nhiều ánh sáng và nhiệt. Chính vì thế người ta có thể chia bề mặt TĐ ra 5 vành đai nhiệt có những đặc điểm khác nhau về khí hậu. Cụ thể như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
1.Hoạt động 1: Nắm được vị trí và đặc điểm các đường chí tuyến và vòng cực trên bề mặt Trái đất (8 phút)
* Hình thức tổ chức hoạt động: Hình thức “ bài lên lớp”; cá nhân
* Phương pháp dạy học: Vấn đáp, diễn giảng, trực quan
* Kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật đặt câu hỏi
*Bước 1:
- Gv sử dụng lược đồ các đới khí hậu trên trái đất giới thiệu đường chí tuyến Bắc, đường chí tuyến Nam, vòng cực Bắc, vòng cực Nam.
*Bước 2: 
Gọi hs lên xác định lại các đường chí tuyến và vòng cực.
? Như vậy chí tuyến và vòng cực là ranh giới phân chia yếu tố gì
2.Hoạt động 2: Biết được 5 đới khí hậu chính trên trái đất. Trình bày được giới hạn và đặc điểm cuả từng đới (28 phút)
* Hình thức tổ chức hoạt động: Hình thức “ bài lên lớp”; nhóm
* Phương pháp dạy học: Diễn giảng, trực quan, tổ chức nhóm
* Kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật đặt câu hỏi, điều khiển các nhóm hoạt động
	*Bước 1:
GV: Sự phân hóa khí hậu trên bề mặt trái đất phụ thuộc vào nhiều yếu tố (vĩ độ, biển, lục địa, hoàn lưu khí quyển) trong đó quan trọng nhất là vĩ độ
- Dựa vào H58 hãy kể tên 5 đới khí hậu trên trái đất và xác định vị trí các đới này trên bản đồ khí hậu thế giới?
*Bước 2:
Thảo luận nhóm ( 6 nhóm)/ 2 nhóm cùng 1 nội dung
N1+ N3: Giới hạn, đặc điểm đới nóng
N2+ N4: Giới hạn, đặc điểm đới ôn hòa
N3+ N6: Giới hạn, đặc điểm đới lạnh.
- Dựa vào sgk hoàn thành đặc điểm các đới khí hậu theo mẫu phiếu học tập (phụ lục)
*Bước 3:
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả - nhóm khác bổ sung - Gv chuẩn xác lại kiến thức theo bảng.
1. Đới nóng (hay nhiệt đới) 
- Giới hạn: từ chí tuyến Bắc đến chí tuyến Nam. 
- Đặc điểm: quanh năm có góc chiếu của ánh sáng mặt trời lúc giữa trưa tương đối lớn và thời gian chiếu sáng trong năm chênh lệch nhau ít. Lượng nhiệt hấp thụ được tương đối nhiều nên quanh năm nóng. Gió thường xuyên thổi trong khu vực là gió Tín phong. Lượng mưa trung bình năm từ 1000mm đến 2000mm.
2. Hai đới ôn hoà (hay ôn đới)
- Giới hạn: từ chí tuyến Bắc đến vòng cực Bắc và từ chí tuyến Nam đến vòng cực Nam.
- Đặc điểm: Lượng nhiệt nhận được trung bình, các mùa thể hiện rất rõ trong năm. Gió thường xuyên thổi trong khu vực là gió Tây ôn đới. Lượng mưa trung bình năm từ 500mm đến 1000mm.
3. Hai đới lạnh (hàn đới)
- Giới hạn: từ hai vòng cực Bắc và Nam đến hai cực Bắc và Nam.
- Đặc điểm: khí hậu giá lạnh và có băng tuyết hầu như quanh năm. Gió thường xuyên thổi trong khu vực này là gió Đông cực. Lượng mưa trung bình năm thường dưới 500mm.
IV. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP:
 1. Tổng kết: (5 phút) 
GV nhận xét cho điểm các nhóm
Hướng dẫn trả lời câu hỏi sgk
2. Hướng dẫn học tập: (2 phút) 
Học bài theo câu hỏi sgk
Ôn tập từ bài 15 đến bài 22.	
IV. PHỤ LỤC:
Đới nóng( nhiệt đới)
Hai đới ôn hòa ( ôn đới)
Hai đới lạnh ( hàn đới)
Giới hạn
23027’ B -> 23027’ N
23027’ B -> 66033’B
23027’ B -> 66033’N
66033’B -> Cực Bắc
66033’N -> Cực Nam
Lượng nhiệt
Nóng quanh năm
Trung bình
Lạnh giá quanh năm
Gió
Tín phong
Tây ôn đới
Đông cực
Lượng mưa
1000 – 2000 mm
500 – 1000 mm
< 500 mm
VI. RÚT KINH NGHIỆM:
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docdia_6tuan_27tiet_26_20150726_044604.doc
Giáo án liên quan