Giáo án Địa lý 6 - Bài 2: Bản đồ, cách vẽ bản đồ

Tìm hiểu khái niệm bản đồ

* Bước 1:

- Có rất nhiều loại bản đồ: thế giới, châu lục,Việt Nam, bản đồ sgk

- Ngoài các loại trên thì trong thực tế còn có loại bản đồ nào ? (Bản đồ giao thông)

- Phục vụ cho nhu cầu gì? (Tìm đường đi)

- Vậy bản đồ là gì?

*Bước 2:

- Bản đồ có vai trò gì?

(Biêt khái niệm chính xác về vị trí, sự phân bố các đối tượng, hiện tượng địa lí tự nhiên, kinh tế xã hội của các vùng đất khác nhau trên TĐ.)

 

doc3 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 5355 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý 6 - Bài 2: Bản đồ, cách vẽ bản đồ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 4	NS: 17/09/2012
Tiết : 4	ND:19/09/2012
BÀI 2: BẢN ĐỒ - CÁCH VẼ BẢN ĐỒ
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: 
 HS trình bày được khái niệm bản đồ và một vài đặc điểm của bản đồ được vẽ theo các phép chiếu đồ khác nhau . 
2. Kĩ năng: 
 Biết một số việc cơ bản khi vẽ bản đồ.
3.Thái độ: 
 Ý thức được tầm quan trọng của bản đồ trong đời sống.	
II. Phương tiện dạy học: 
 1. Giáo viên: Quả địa cầu ; Bản đồ thế giới.
 2. Học sinh: sgk, tập bản đồ
III. Tiến trình dạy học: 
1.Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
	Khởi động: Bản đồ có vai trò quan trọng trong nghiên cứu, trong học địa lí và trong đời sống. Nó chỉ cho ta biết vị trí, sự phân bố của một vùng, một đối tượng nào đó mà ta cần tìm kiếm. Vậy bản đồ là gì ? Cách vẽ nó ra sao? Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu bài 2.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG CHÍNH
1.Hoạt động 1: (Cá nhân)
Tìm hiểu khái niệm bản đồ
* Bước 1:
- Có rất nhiều loại bản đồ: thế giới, châu lục,Việt Nam, bản đồ sgk……
- Ngoài các loại trên thì trong thực tế còn có loại bản đồ nào ? (Bản đồ giao thông)
- Phục vụ cho nhu cầu gì? (Tìm đường đi)
- Vậy bản đồ là gì?
*Bước 2:
- Bản đồ có vai trò gì?
(Biêt khái niệm chính xác về vị trí, sự phân bố các đối tượng, hiện tượng địa lí tự nhiên, kinh tế xã hội của các vùng đất khác nhau trên TĐ.)
2. Hoạt động 2: (Cặp)
Tìm hiểu một vài đặc điểm của bản đồ được vẽ theo các phép chiếu đồ khác nhau . 
*Bước 1:
1. Bản đồ là gì?
 Là hình vẽ thu nhỏ trên giấy tương đối chính xác về một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất 
2. Vẽ bản đồ.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG CHÍNH
GV: Dùng quả địa cầu và bản đồ thế giới xác 
định hình dạng, vị trí các châu lục
*Bước 2:
 - Em hãy tìm điểm giống và khác nhau về hình dạng các lục địa trên bản đồ và trên quả địa cầu?
( Giống : Là hình ảnh thu nhỏ 
 Khác: Bản đồ thực hiện mặt phẳng.
 Địa cầu vẽ mặt cong.)
- Vậy vẽ bản đồ là làm công việc gì?
*Bước 3:
- H4 biểu thị bề mặt cong quả đất. Địa cầu được dàn phẳng ra mặt giấy. Hãy cho nhận xét có điểm gì khác H5 ?
- Tại sao đảo Grơnlen trên bản đồ H5 lại to gần bằng diện tích lục địa Nam Mĩ ?
( Thực tế Grơnlen =1/9 lục địa Nam Mĩ).
*Bước 4: Gv khi dàn mặt cong sang mặt phẳng bản đồ phải điều chỉnh nên có sai số. Do đó các vùng đất biểu hiện trên bản đồ đều có sự biến dạng nhất định so với hình dạng thực trên bề mặt trái đất. Tùy theo cách chiếu đồ khác nhau mà các bản đồ khác nhau
*Bước 5: Hãy nhận xét sự khác nhau về hình dạng các đường kinh tuyến, vĩ tuyến ở bản đồ H5, H6, H7.
 Tại sao có sự khác nhau đó ?
3. Hoạt động 3: (Cá nhân)
Tìm hiểu một số công việc phải làm khi vẽ bản đồ 
*Bước 1: HS đọc mục 3 
*Bước2: Để vẽ được bản đồ phải lần lược làm những công việc gì?
*Bước3: Gv chuẩn xác kiến thức.
- Là biểu hiện mặt cong hình cầu của Trái Đất lên mặt phẳng của giấy
 - Các vùng đất được vẽ trên bản đồ ít nhiều đều có sự biến dạng so với thực tế. Có loại đúng diện tích nhưng sai hình dạng và ngược lại 
3. Một số công việc phải làm khi vẽ bản đồ.
- Thu thập thông tin về đối tượng địa lí.
- Tính tỉ lệ, lựa chọn các kí hiệu để biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ.
4. Đánh giá: 
 	 Trình bày khái niệm bản đồ ? 
5. Hoạt động nối tiếp: 
	 - Học và trả lời câu hỏi sgk
 	 - Đọc bài 3,4 chuẩn bị thước tỉ lệ để thực hành bài tập tiết sau.
IV. Phuï luïc:............................................................................................................................

File đính kèm:

  • doctuan 3 tiet 3 dia 6 2014 2015(1).doc