Giáo án Địa lý 5 - Lâm nghiệp và thuỷ sản

+ Từ năm 1980 đến năm 1995, diện tích rừng nước ta mất đi 1,3 triệu ha. Nguyên nhân chính là do hoạt động khai thác rừng bừa bãi, việc trồng rừng, bảo vệ rừng lại chưa được chú ý đúng mức.

+ Từ năm 1995 đến năm 2005, diện tích rừng nước ta tăng thêm được 2,9 triệu ha. Trong 10 năm này diện tích rừng tăng lên đáng kể là do công tác trồng rừng, bảo vệ rừng được Nhà nước và nhân dân thực hiện tốt.

+ Các hoạt động trồng rừng, khai thác rừng diễn ra chủ yếu ở vùng núi, một phần ven biển.

 

doc3 trang | Chia sẻ: anhquan78 | Lượt xem: 572 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý 5 - Lâm nghiệp và thuỷ sản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỊA LÝ
 LÂM NGHIỆP VÀ THUỶ SẢN
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 
 1. Kiến thức:
 - Nêu được một số đặc điểm nổi bật về tình hình phát triển và phân bố lâm nghiệp và thủy sản ở nước ta.
 + Lâm nghiệp gồm các hoạt động trồng rừng và bảo vệ rừng , khaithác gỗ và lâm sản ; phân bố chủ yếu ở miền núi và trung du.
 + Ngành thủy sản gồm các hoạt động đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, phân bố ở vùng ven biển và những nơi có nhiều sông , hồ ở các đồng bằng. 
- Sử dụng sơ đồ , bảng số liệu , biểu đồ , lược đồ để bước đầu nhận xét về cơ cấu và phân bố lâm nghiệp và thủy sản.
 2. Kỹ năng:
 - Biết được những đặc điểm nổi bật của ngành lâm nghiệp và thủy sản của nước ta.
 3. Thái độ:
 - HS yêu thích môn học.
 - Giáo dục HS tính tự giác trong học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- Phiếu học tập.
- Các sơ đồ, bảng số liệu, biểu đồ trong SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
	1. Ổn định tổ chức: 1’
 2. Tiến trình giờ dạy:	
Thời gian
Nội dung
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
5’
A. Kiểm tra bài cũ
- GV gọi 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét và đánh giá.
+ Kể một số loại cây trồng ở nước ta.
+ Vì sao nước ta có thể trở thành nước xuất gạo lớn thứ 2 trên thế giới? 
2’
9’
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Giảng bài
a. Các hoạt động của lâm nghiệp
- Nêu mục tiêu bài học – ghi bảng.
- Theo em, ngành lâm nghiệp có những hoạt động gì?
- GV yêu cầu HS kể các việc của trồng và bảo vệ rừng.
- HS cả lớp nghe – ghi vở.
- Trồng rừng, ươm cây, khai thác gỗ.
- HS nối tiếp nối nêu: Các việc của hoạt động trồng và bảo vệ rừng là: Ươm cây giống, chăm sóc cây rừng, ngăn chặn các hoạt động phá hoại rừng...
- GV nêu kết luận: Lâm nghiệp có hai hoạt động chính là 
trồng và bảo vệ rừng; khai thác gỗ và các lâm sản khác..
 8’
b. Sự thay đổi về diện tích của rừng nước ta
- GV treo bảng số liệu về diện tích rừng của nước ta và hỏi HS.
+ Bảng thống kê diện tích rừng nước ta vào những năm nào?
+ Nêu diện tích rừng của từng năm đó?
- HS đọc bảng số liệu và nêu.
+ Bảng thống kê diện tích rừng vào các năm 1980, 1995, 2004.
- Năm 1980: 10,6 triệu ha.
- Năm 1995: 9,3 triệu ha.
- Năm 2005: 12,2 triệu ha.
+ Từ năm 1980 đến năm 1995, diện tích rừng nước ta tăng hay giảm bao nhiêu triệu ha? Theo em nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng đó?
+ Từ năm 1980 đến năm 1995, diện tích rừng nước ta mất đi 1,3 triệu ha. Nguyên nhân chính là do hoạt động khai thác rừng bừa bãi, việc trồng rừng, bảo vệ rừng lại chưa được chú ý đúng mức.
+ Từ năm 1995 đến năm 2005, diện tích rừng của nước ta thay đổi như thế nào? Nguyên nhân nào dẫn đến sự thay đổi đó?
+ Từ năm 1995 đến năm 2005, diện tích rừng nước ta tăng thêm được 2,9 triệu ha. Trong 10 năm này diện tích rừng tăng lên đáng kể là do công tác trồng rừng, bảo vệ rừng được Nhà nước và nhân dân thực hiện tốt.
+ Các hoạt động trồng rừng, khai thác rừng diễn ra chủ yếu ở vùng nào?
+ Các hoạt động trồng rừng, khai thác rừng diễn ra chủ yếu ở vùng núi, một phần ven biển.
+ Điều này gây khó khăn gì cho công tác bảo vệ và trồng rừng? 
+ Vùng núi là vùng dân cư thưa thớt, khai thác rừng bừa bãi. Việc trồng rừng, bảo vệ rừng thiếu nhân lực.
 8’
c. Ngành khai thác thủy sản
+ Biểu đồ biểu diễn điều gì?
+ Biểu đồ biểu diễn sản lượng thuỷ sản của nước ta qua các năm.
+ Trục ngang dọc của biểu đồ thể hiện điều gì?
+ HS trả lời.
+ Các cột màu đỏ trên biểu đồ thể hiện điều gì?
+ Các cột màu đỏ thể hiện sản lượng thuỷ sản khai thác được.
+ Các cột màu xanh trên biểu đồ thể hiện điều gì?
+ Các cột màu xanh thể hiện sản lượng thuỷ sản nuôi trồng được.
- GV chia thành các nhóm nhỏ.
- Mỗi nhóm 4 HS cùng xem, phân tích lược đồ và làm các bài tập.
3’
C. Củng cố - dặn dò
GV nhận xét tiết học,
 dặn dò HS về nhà học thuộc bài và chuẩn bị bài sau. 

File đính kèm:

  • docBai_11_Lam_nghiep_va_thuy_san.doc