Giáo án Địa lý 12 - Tiết 11, Bài 11: Thiên nhiên phân hóa đa dạng - Lê Xuân Vũ

Câu 1: Sự phân hóa thiên nhiên theo bắc-nam có ý nghĩa gì?

-Làm cho thiên nhiên nước ta đa dạng hơn,có cả các loài nhiệt đới,cận nhiệt và ôn đới.

-sự phân hóa thiên nhiên theo bắc-nam đã tạo cho 2 miền có những thế mạnh riêng biệt,tăng thêm sự phong phú cho tập đoàn cây trồng và vật nuôi,tăng sự đa dạng cho các sản phẩm nông nghiệp.nhằm đáp ứng nhu cầu phong phú của người dân trong nước và xuất khẩu.

Câu 2:

BÀI TẬP 1 SGK TRANG 50

Hãy nhận xét và so sánh về chế độ nhiệt, chế độ mưa của TPHCM và Hà Nội

Hướng dẫn:

*Chế độ nhiệt

 - Nhiệt độ trung bình năm của Tp Hồ Chí Minh (27,10C) cao hơn Hà Nội (23,50C) do mùa đông ở Hà Nội nhiệt độ xuống thấp (16,40C) , nên biên độ nhiệt ở Tp Hồ Chí Minh (3,10C) thấp hơn Hà Nội (12,50C)

 - Nhiệt độ tối thấp ở Hà Nội (2,70C) thấp hơn Tp Hồ Chí Minh (13,80C) và nhiệt độ tối cao ở Hà Nội (42,80C) lại cao hơn Tp Hồ Chí Minh (400C), nên biên độ nhiệt tuyệt đối của Hà Nội (40,10C) cao hơn Tp Hồ Chí Minh (26,20C)

 - Chế độ nhiệt của Tp Hồ Chí Minh ôn hòa hơn Hà Nội.

*Chế độ mưa

+ Ở Hà Nội, từ tháng V đến tháng X có lượng mưa trên 100 mm. tháng VIII có lượng mưa cao nhất đạt trên 300 mm, tháng I có lượng mưa thấp nhất chưa tới 25 mm.

+ Ở Tp Hồ Chí Minh, từ tháng V đến tháng XI có lượng mưa trên 100 mm, tháng IX có lượng mưa cao nhất trên 300 mm, tháng II có lượng mưa rất thấp khoảng 10 mm.

 Tp Hồ Chí Minh có sự phân hóa rõ rệt các tháng mưa và các tháng khô.

 

doc5 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 915 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý 12 - Tiết 11, Bài 11: Thiên nhiên phân hóa đa dạng - Lê Xuân Vũ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 11 . Bài 11 . THIÊN NHIÊN PHÂN HOÁ ĐA DẠNG 
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau bài học, HS cần:
 1. Kiến thức
- Hiểu được sự phân hoá thiên nhiên theo vĩ độ là do sự thay đổi khí hậu từ Bắc vào Nam mà ranh giới là dãy núi Bạch Mã.
- Biết được sự khác nhau về khí hậu và thiên nhiên phần phía Bắc và phía Nam lãnh thổ.
- Hiểu được sự phân hoá thiên nhiên theo kinh độ (Đông - Tây) trước hết do sự phân hoá địa hình và sự tác động kết hợp của địa hình với hoạt động của các luồng gió qua lãnh thổ.
- Biểu hiến của sự phân hoá thiên nhiên từ Đông sang Tây theo 3 vùng: vùng biển và thềm lục địa, vùng đồng bằng ven biển và vùng đồi núi. 
2. Kĩ năng 
- Đọc hiểu các trang bản đồ địa hình, khí hậu, đất, thực vật, động vật trong Atlat để hiểu các kiến thức nêu trong bài học. 
- Đọc biểu đồ khí hậu, bảng số liệu về khí hậu của một số địa điểm Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh
3. Thái độ:
- Biết liên hệ thực tế để thấy được sự thay đổi thiên nhiên từ Bắc vào Nam. Và đặc điểm thiên nhiên của địa phương
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HS
1. giáo viên:
 - Bản đồ hình thể Việt Nam. 
- Tranh ảnh, băng hình về cảnh quan thiên nhiên. Máy chiếu
- Atlat Địa lí Việt Nam. 
2.Học sinh:
Chuẩn bị SGK,thước kẻ,bút,tài liệu
III.CÁC KĨ NĂNG SỐNG CẦN TÍCH HỢP: 
-Tự nhận thức: Trân trọng những vẻ đẹp của thiên nhiên nước ta
- Tư duy: Tìm kiếm,xử lí thông tin để thấy được sự phân hóa đa dạng của thiên nhiên Việt nam,những thuận lợi và khó khăn trong việc sử dụng tự nhiên của mỗi miền
IV.PHƯƠNG PHÁP:
Thảo luận nhóm,cá nhân, đàm thoại,giảng giải,Khai thác kênh hình,bảng số liệu
V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ: không
2. Bài mới
Cho HS hát bài : "Gửi Nắng cho em và bài Trường Sơn Đông Trường Sơn Tây " và giới thiệu về bài học.
TG
Hoạt động của GV và Hs
Nội dung chính
20΄
20΄
Hoạt động l: Tìm hiểu thiên nhiên phân hóa theo Bắc - Nam: 
Hình thức: Hs làm việc theo phiếu học tập .
Nguyên nhân chủ yếu nào làm cho thiên nhiên nước ta phân hóa theo chiều Bắc - Nam ? 
Bước 1: Gv phát phiếu học tập cho HS 
Bước 2: HS trình bày đặc điểm thiên nhiên phần lãnh thổ phía Bắc và Nam.
Bước 3: GV kết luận các ý đúng của HS và bổ sung kiến thức
Hoạt động 2: Tìm hiểu sự phân hoá thiên nhiên theo Đông - Tây. 
Hình thức : HS hoạt động theo nhóm.
Quan sát trên bản đồ Địa lý tự nhiên Việt Nam (hoặc Atlat Địa lý Việt Nam), nhận xét về sự thay đổi thiên nhiên từ Đông sang Tây? Nguyên nhân dẫn đến sự phân hóa Đ-T?
HS: Trả lời
Gv : Chốt kiến thức
Từ Đông sang Tây, từ biển vào đất liền, thiên nhiên nước ta có sự phân thành 3 dải rõ rệt.
-Vùng biển và thềm lục địa.
- Vùng đồng bằng ven biển. 
-Vùng đồi núi.
1. Thiên nhiên phân hóa theo Bắc - Nam
* Nguyên nhân: 
-Lãnh thổ kéo dài > 15 Vĩ tuyến
-Tác động của gió mùa
* Đặc điểm thiên nhiên phân lãnh thổ phía Bắc và Nam: 
(Kiến thức ở phần phụ lục)
2. Thiên nhiên phân hoá theo Đông - Tây 
* Nguyên nhân: 
Do địa hình nước ta phần lớn là đồi núi, có một số dãy núi chia cắt lãnh thổ thành các vùng; có nhiều hướng núi khác nhau trong toàn bộ lãnh thổ, do sự tác động của gió mùa Đông Bắc và Tây Nam tạo nên sự phân hóa của thiên nhiên theo Đ-T.
* Đặc điểm thiên nhiên phân hoá theo Đông - Tây : 
(Kiến thức ở phần phụ lục)
3. Củng cố - Đánh giá 3 phut
Câu 1: Sự phân hóa thiên nhiên theo bắc-nam có ý nghĩa gì?
-Làm cho thiên nhiên nước ta đa dạng hơn,có cả các loài nhiệt đới,cận nhiệt và ôn đới.
-sự phân hóa thiên nhiên theo bắc-nam đã tạo cho 2 miền có những thế mạnh riêng biệt,tăng thêm sự phong phú cho tập đoàn cây trồng và vật nuôi,tăng sự đa dạng cho các sản phẩm nông nghiệp..nhằm đáp ứng nhu cầu phong phú của người dân trong nước và xuất khẩu.
Câu 2: 
BÀI TẬP 1 SGK TRANG 50
Hãy nhận xét và so sánh về chế độ nhiệt, chế độ mưa của TPHCM và Hà Nội 
Hướng dẫn:
*Chế độ nhiệt
	- Nhiệt độ trung bình năm của Tp Hồ Chí Minh (27,10C) cao hơn Hà Nội (23,50C) do mùa đông ở Hà Nội nhiệt độ xuống thấp (16,40C) , nên biên độ nhiệt ở Tp Hồ Chí Minh (3,10C) thấp hơn Hà Nội (12,50C) 
	- Nhiệt độ tối thấp ở Hà Nội (2,70C) thấp hơn Tp Hồ Chí Minh (13,80C) và nhiệt độ tối cao ở Hà Nội (42,80C) lại cao hơn Tp Hồ Chí Minh (400C), nên biên độ nhiệt tuyệt đối của Hà Nội (40,10C) cao hơn Tp Hồ Chí Minh (26,20C)
	- Chế độ nhiệt của Tp Hồ Chí Minh ôn hòa hơn Hà Nội.
*Chế độ mưa
+ Ở Hà Nội, từ tháng V đến tháng X có lượng mưa trên 100 mm. tháng VIII có lượng mưa cao nhất đạt trên 300 mm, tháng I có lượng mưa thấp nhất chưa tới 25 mm. 
+ Ở Tp Hồ Chí Minh, từ tháng V đến tháng XI có lượng mưa trên 100 mm, tháng IX có lượng mưa cao nhất trên 300 mm, tháng II có lượng mưa rất thấp khoảng 10 mm.
 Tp Hồ Chí Minh có sự phân hóa rõ rệt các tháng mưa và các tháng khô.
4. Hướng dẫn học ở nhà 2 phút
Nghiên cứu bài: THIÊN NHIÊN PHÂN HÓA ĐA DẠNG ( tiếp theo ).
3. Thiên nhiên phân hóa theo độ cao
a) Đai nhiệt đới gió mùa.
b) Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi.
c) Đai ôn đới gió mùa trên núi
4. Các miền địa lí tự nhiên.
a) Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ.
b) Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.
c) Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
V.PHỤ LỤC
1. Đặc điểm thiên nhiên phân hóa Bắc-Nam:
 Đặc điểm
Thiên nhiên phần lãnh thổ phía Bắc 
Thiên nhiên phần lãnh thổ phía Nam 
 Giới hạn
 Từ dãy Bạch Mã trở ra
 Từ dãy Bạch Mã trở vào
Khí hậu
Kiểu Khí hậu
 Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có 1 mùa đông lạnh
 Khí hậu cận xích đạo gió mùa nóng quanh năm
Nhiệt độ trung bình
 Trên 200c
 Trên 250c
Số tháng lạnh dưới 200c
 2 – 3 tháng
 Không có
Sự phân hóa mùa
 Mùa đông – mùa hạ
 Mùa mưa – mùa khô
Cảnh quan
Đới cảnh quan tiêu biểu.
 Đới rừng nhiệt đới gió mùa 
 Đới rừng cận xích đạo gió mùa.
Thành phần loài sinh vật
 Các loài nhiệt đới chiếm ưu thế, ngoài ra còn có các loài cận nhiệt đới và ôn đới.
 Chủ yếu là các loài động vật và thực vật thuộc vùng xích đạo và nhiệt đới với nhiều loài.
2. Thiên nhiên phân hóa Đông- Tây: 
Vùng
Sự thay đổi của thiên nhiên
Vùng biển và thềm lục địa
Vùng thềm lục địa Phía Bắc và Nam
 Đáy nông,mở rộng,có nhiều đảo ven bờ.
Vùng thềm lục địa Duyên hải NTB
 Đáy sâu,bãi biển hẹp,có nhiều vũng vịnh nước sâu.
Vùng ĐB ven biển
ĐB Bắc Bộ và Nam Bộ
 Mở rộng với các bãi triều thấp phẳng, thềm lục địa mở rộng,nông.
ĐB ven biển trung Bộ
 Hẹp ngang,bị chia cắt mạnh bởi các vũng vịnh,đầm phá.
Vùng đồi núi
Đông Bắc
 Mang sắc thái cận nhiệt đới gió mùa có một mùa đông lạnh,đến sớm.
Tây Bắc
 Cảnh quan phân hóa:
+ Vùng núi thấp phía nam: Mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa,mùa Đ bớt lạnh nhưng khô hơn.
+ Vùng núi cao:mang tính chất giống như vùng ôn 
Đông Trường Sơn
 - Mưa vào mùa thu đông.
- Chịu tác động của gió Phơn khô nóng.
Tây Trường Sơn
 Có mưa vào mùa hạ và có sự phân hóa thành 2 mùa rõ rệt: 
+ Mùa khô
+ Mùa mưa
VI. RÚT KINH NGHIỆM.
.........
Đã kiểm tra ngày:
TTCM : Lê Xuân Vũ

File đính kèm:

  • docBai_11_Thien_nhien_phan_hoa_da_dang.doc