Giáo án Địa lý 12 - Bài 9: Nhật Bản

Mở rộng: Núi Phú Sĩ cao 3.776m, xung quanh núi có 8 ngọn núi nhỏ người ta gọi là 8 cánh phù dung. Miệng núi lửa gần 700m,sâu 220m ,hình dáng như một cái bát của nhà sư, trên đỉnh núi có 2 đền thờ. Trên đỉnh núi họ trồng 2000 loại cây khác nhau là niềm tự hào của Nhật Bản.

Em hãy nêu đặc điểm nổi bật nền địa chất Nhật Bản?

Trả lời:

-Thường xuyên xảy ra thiên tai như động đất, núi lửa, song thần .

Nhiều động đất , núi lửa có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển kinh tế?

 

doc14 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 5580 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý 12 - Bài 9: Nhật Bản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn : Ngày giảng:
 Người soạn: Quách thị Ngọ Lớp dạy :
 Lớp : k49 ĐHSP ĐỊA LÍ
	 BÀI 9: NHẬT BẢN
 TIẾT 1: TỰ NHIÊN, DÂN CƯ VÀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIÊN KINH TẾ
- Diện tích : 378.000 km2
- Dân số : 128.018.000 người (2008)
- Thủ đô : Tô- ki-ô
- GDP/ người: 336.000 USD/ người ( 2008)
I. Mục tiêu bài học.
Sau bài học, học sinh cần:
1.Về kiến thức.
- Biết được vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ Nhật Bản, hiểu các đặc điểm tự nhiên và phân tích được những thuận lợi, khó khăn của chúng đối với sự phát triển kinh tế.
- Hiểu được các đặc điểm dân cư và ảnh hưởng của chúng tới phát triển kinh tế.
- Biết được tình hình kinh tế Nhật Bản qua các thời kì và giải thích được nguyên nhân của sự phát triển kinh tế “thần kì” Nhật Bản.
2. Về kĩ năng.
- Biết sử dụng bản đồ, lược đồ để nhận biết và trình bày vị trí địa lí, một số đặc điểm tự nhiên của Nhật Bản.
- Phân tích được các bảng số liệu trong SGK từ đó rút ra nhận xét và giải thích phù hợp.
3. Về thái độ.
- Có ý thức học tập tinh thần, ý chí của người Nhật Bản trong học tập và lao động.
II. Chuẩn bị của giáo viên, học sinh.
1. Chuẩn bị của giáo viên.
- Giáo án, sách giáo khoa..
- Bản đồ tự nhiên châu Á, bản đồ tự nhiên Nhật Bản
2. Chuẩn bị của học sinh.
 -Sách giáo khoa, vở ghi, một số đồ dùng học tập cần thiết.
III. Tiến trình bài dạy
 1.Ổn định tổ chức lớp, kiểm tra bài cũ.
 - Bỏ qua kiểm tra bài cũ.
 2. Bài mới .
Mở bài( 1 phút): Ở các tiết học trước, các em đã được tìm hiểu về một đất nước có diện tích lớn nhất thế giới và nằm trải dài trên cả hai châu lục đó chính là đất nước Liên Bang Nga.Ở bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu, khám phá một đất nước có vị trí rất gần với Việt Nam,đất nước xứ sở mặt trời mọc,với loài hoa anh đào tuyệt đẹp,núi Phú Sĩ hùng vĩ,đất nước có nhiều thiên tai như động đất,núi lửa,đất nước ấy chính là NHẬT BẢN.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
GV 
CH
 HS
CH
HS
CH
HS
GV
GV
CH
HS
GV
CH
HS
CH
HS
GV
CH
HS
CH
HS
CH
HS
CH
HS
CH
HS
GV
=>
CH
HS
CH
HS
CH
HS
CH
HS
CH
HS
CH
HS
GV
CH
HS
=>
CH
HS
=>
CH
HS
CH
HS
GV
=>
CH
HS
CH
HS
CH
HS
CH
HS
CH
HS
=>
* Hoạt động 1:Tìm hiểu vị trí địa lí (cá nhân, cả lớp 5 phút).
- Treo bản đồ tự nhiên châu Á. Giới thiệu bản đồ, xác định vị trí đất nước Nhật Bản.
Dựa vào bản đồ, hãy nhận xét vị trí địa lí của Nhật Bản? 
+ Hệ toạ độ
+ Vị trí tiếp giáp 
Trả lời:
Em hãy kể tên các đảo lớn ở Nhật Bản?
Trả lời:
Với đặc điểm vị trí địa lí như trên có ảnh hưởng như thế nào đến phát triển kinh tế Nhật Bản?
Trả lời:
Như vậy, chúng ta vừa được tìm hiểu về vị trí địa lí của Nhật Bản và các điều kiện tự nhiên của Nhật Bản có đặc điểm gì, chúng ảnh hưởng ra sao đến phát triển kinh tế, chúng ta cùng tìm hiểu phần 2
* Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm tự nhiên của Nhật Bản ( nhóm 10 phút).
Chia lớp thành 3 nhóm. Phát phiếu học tập, yêu cầu HS thảo luận trong 3 phút. Sau đó mời đại diện các nhóm báo cáo.(Phiếu học tập bảng phụ lục)
+ Nhóm 1: Tìm hiểu các nhân tố:địa hình, địa chất và ảnh hưởng của chúng đến sự phát triển kinh tế.
+ Nhóm 2: Tìm hiểu các nhân tố: sông ngòi, khí hậu và ảnh hưởng của chúng đến sự phát triển kinh tế.
+ Nhóm 3: tìm hiểu các nhân tố:đường bờ biển, khoáng sản và ảnh hưởng của chúng đến sự phát triển kinh tế.
-Lưu ý HS: dựa vào hình 9.2/ Tự nhiên Nhật Bản để rút ra các đặc điểm tự nhiên.
Nhóm 1 báo cáo:
Quan sát lược đồ nhận xét cơ bản về đặc điểm địa hình của đất nước Nhật Bản?
Trả lời:
+Chủ yếu là núi(chiếm 80% diện tích),núi không cao lắm,phổ biến là dạng địa hình núi lủa, cao nhất là đỉnh núi Phú Sĩ.
+Đồng bằng:nhỏ, hẹp,phân bố ở ven biển.
Mở rộng: Núi Phú Sĩ cao 3.776m, xung quanh núi có 8 ngọn núi nhỏ người ta gọi là 8 cánh phù dung. Miệng núi lửa gần 700m,sâu 220m ,hình dáng như một cái bát của nhà sư, trên đỉnh núi có 2 đền thờ. Trên đỉnh núi họ trồng 2000 loại cây khác nhau là niềm tự hào của Nhật Bản.
Em hãy nêu đặc điểm nổi bật nền địa chất Nhật Bản?
Trả lời:
-Thường xuyên xảy ra thiên tai như động đất, núi lửa, song thần….
Nhiều động đất , núi lửa có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển kinh tế?
Trả lời: Hạn chế các hoạt động kinh tế.
Mở rộng:Hàng năm có 7500 chấn động địa chấn, trung bình cứ 2 năm có một trận động đất mạnh gây thiệt hại lớn về người và của.VD Trận động đất ở Cantô năm 1923 làm 93.311 người chết, 43.476 người mất tích …..
Nhóm 2 báo cáo.
Với đặc điểm vị trí địa lí và địa hình Nhật Bản như vậy khí hậu Nhật Bản mang đặc điểm gì?
Trả lời:
- Khí hậu: mang tính chất gió mùa, mưa nhiều. Do lãnh thổ có sự kéo dài nên khí hậu có sự phân hóa:
+ Phía Bắc: khí hậu ôn đới.
+ Phía Nam: khí hậu cận nhiệt.
Khí hậu có ảnh hưởng như thế nào đền sự phát triển kinh tế?
Trả lời:
-Đa dạng hoá cây trồng.
- Bão lũ gây ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất.
Quan sát lược đồ hệ thống sông ngòi của Nhật Bản, em có nhận xét gì về đặc điểm sông ngòi của Nhật Bản?
Trả lời:
- Sông ngòi: nhỏ, ngắn, dốc, tập trunẳô miền núi và có giá trị thuỷ điện lớn.
Nhóm3 báo cáo:
Em có nhận xét gì về đường bờ biển của Nhật Bản?
Trả lời:
 Dài, khúc khuỷu, nhiều vịnh, biển phần lớn không đóng băng (trừ cực Bắc đảo Hôc - cai - đô).
Với đặc điểm như vậy có ảnh hưởng như thế nà đến nền kinh tế Nhật Bản?
 Trả lời:
-Thuận lợi xây dựng hải cảng,du lịch biển…
Mở rộng: Là nơi hội tụ của 2 dòng biển nóng Cưrôsivô và dòng biển lạnh Ôiasivô tạo nên nhiều ngư trường, có trữ lượng cá lớn với nhiều loại cá có giá trị cao: cá hồi, cá ngừ…
- Khoáng sản: nghèo khoáng sản, ngoài than đá (trữ lượng không nhiều) và đồng, các khoáng sản khác có trữ lượng không đáng kể 
Nhìn chung, thiên nhiên Nhật Bản nghèo tài nguyên với nhều thiên tai: bão, sóng thần, núi lửa, động đất… Song NB vẫn vươn lên trở thành siêu cường KT. Vậy yếu tố nào đã làm nên điều kì diệu ấy? Đó chính là con người. chúng ta cùng tìm hiểu phần II.
* Hoạt động 3: Tìm hiểu đặc điểm dân cư của Nhật Bản (cả lớp, cá nhân 10 phút).
Dựa vào thông tin SGK và bảng số liệu, em có nhận xét gì về đặc điểm dân số Nhật Bản?
Trả lời:
Em có nhận xét gì về sự phân bố dân cư Nhật B ản?
Trả lời:
Tốc độ gia tăng dân số Nhật Bản như thế nào?
Trả lời:
Dựa vào bảng 9.1 em hãy cho biết cơ cấu dân số theo độ tuổi của Nhật Bản đang biến động theo xu hướng nào?
Trả lời:
-Cơ cấu dân số đang già đi:
+Tỉ lệ trẻ em dưới 15 tuổi giảm nhanh chóng.
+Tỉ lệ người già 65 tuổi trở lên tăng.
+ Dự báo tới 2025 dân số Nhật Bản sẽ giảm khoảng 10,7 triệu người so với năm 2005 (chỉ còn 117 triệu người so với 127,7 triệu người hiện nay). 
Nguyên nhân và ảnh hưởng của chiều hướng đó đến sự phát triển kinh tế - xã hội?
Trả lời:
Dựa vào phim ảnh,em có nhận xét gì về dân cư Nhật Bản?So sánh với Việt Nam?
Trả lời:
Bổ sung: - Lao động Việt Nam cần cù, tích cực, sáng tạo và tác phong nhanh nhẹ.
 - Có kinh nghiệm sản xuất phong phú gắn với truyền thống của dân tộc được tích lũy qua nhiều thế hệ.
Các đặc điểm của nguồn lao động Nhật Bản có tác động như thế nào đến nền kinh tế?
Trả lời:
- Là lợi thế quan trọng để khắc phục những khó khăn, trở ngại của tự nhiên, giúp cho năng xuất lao động cũng như chất lượng sản phẩm hàng hóa của Nhật Bản được nâng cao. Hàng hóa cũng như các công ti của Nhật có uy tín cao trên trường quốc tế.
Tại sao Nhật Bản là một nước nghèo tài nguyên thiên nhiên, thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai nhưng Nhật vẫn vươn lên trở thành một cường quốc kinh tế đứng thứ 2 trên thế giới. nguyên nhân nào đã dẫn đến bước phát triển thần kì trong nền kinh tế Nhật Bản.Đẻ làm rõ điều này chúng ta tìm hiểu phần III.
* Hoạt động 4: Tìm hiểu tình hình phát triển kinh tế của Nhật Bản ( cá nhân, cả lớp 15 phút).
Sau chiến tranh thế giới lần 2 nền kinh tế Nhật Bản có đặc điểm gì?
Trả lời: 
 Sau khi khôi phục, nền kinh tế Nhật đã bước vào thời kì phát triển cao độ hay còn gọi là thời kì tăng trưởng thần kì. Vậy thời kì này đã đạt được những thành tựu gì, chúng ta cùng tìm hiểu ở giai đoạn thứ 2.
Dựa vào bảng 9.2, em hãy nhận xét về tốc độ phát triển kinh tế của Nhật qua các giai đoạn từ 1950 -1973?
Trả lời:
Nguyên nhân nào đã giúp cho Nhật Bản có tốc độ tăng trưởng cao như vậy?
Trả lời:
VD: - Thập niên 50 tập trung vốn cho ngành điện lực.
- Thập niên 60 ngành luyện kim và thập niên 70 là ngành giao thông vận tải.
Sau 20 năm đạy được tốc độ phát triển thần kì, nền kinh tế Nhật Bản có còn giữ được vị trí thần kì đó hay đã có sự thay đổi, chúng ta cùng tìm hiểu sang giai đoạn thứ 3.
Em có nhận xét gì về tình hình kinh tế Nhật Bản sau năm 1973?
Trả lời:
Vậy, nguyên nhân nào đã làm cho nền kinh tế Nhật Bản có sự suy giảm nhanh như vậy?
Trả lời:
- Do ảnh hưởng của khủng hoảng năng lượng toàn cầu (đặc biệt là cuộc khủng hoảng dầu mỏ 1973- 1974 và 1979- 1980) đã làm cho giá nhập khẩu cao( tăng 17 lần).
- Giá nhân công cao, sức cạnh tranh từ EU, Hoa Kì, các nước NIC.
Chính phủ Nhật Bản đã có những biện pháp gì để khôi phục nền kinh tế?
Trả lời: - Đầu tư phát triển khoa học kĩ thuật
 - Đẩy mạnh đầu tư ra nước ngoài...
 Với biện pháp khôi phục trên nền kinh tế Nhật Bản đã đạt được những kết quả gì?
Trả lời:
Dựa vào bảng 9.3, em có nhận xét gì về tình hình tăng trưởng kinh tế Nhật Bản thời kì 1995 - 2005? 
Trả lời:
- Năm 1995: GDP tăng 1,5%. 
- Năm 2001: mức tăng chỉ còn 0,4%.
- Năm 2003: đạt mức 2,7% và năm 2005 là 2,5%.
 Mặc dù gặp khó khăn trong những năm gần đây nhưng Nhật Bản vẫn tiếp tục là một siêu cường,có tiềm năng lớn thứ 2 trên thế giới về kinh tế, khoa học, tài chính.
I. Điều kiện tự nhiên.
1. Vị trí địa lí.
- Nằm ở Đông Á.
- Hệ tọa độ: 
+ 310 B → 450 B
+ 1290 Đ → 1420 Đ
- Vị trí tiếp giáp:
+ Phía Bắc: giáp biển Okhos.
+ Phía Đông: giáp Thái Bình Dương.
+ Phía Tây: giáp biển Nhật Bản.
- Gồm 4 đảo: Hôccaiđô, Hônsu, Xicôcư và Kiuxiu 
=> Ảnh hưởng:
- Thuận lợi:
+ Giao lưu với các nước trong khu vực và thế giới bằng đường biển và đường hàng không.
+ Phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển.
- Khó khăn: nằm trên bờ Thái Bình Dương có nhiều thiên tai, sóng thần, động đất, núi lửa.
2. Điều kiện tự nhiên.
(Treo bảng phụ)
(Treo bảng phụ)
(Treo bảng phụ)
II. Dân cư.
1.Dân số. 
- Dân số đông: 127.7 triệu người (2005).
-Phân bố khô
ng đồng đều, tập chung chủ yếu ở các thành phố và đồng bằng ven biển.
- Gia tăng tự nhiên có xu hướng giảm.
- Cơ cấu dân số đang già đi.
→ Nguyên nhân: gia tăng dân số thấp và đang giảm dần, chỉ còn 0,1% vào năm 2005, tuổi thọ tăng →khó khăn: thiếu nguồn lao động trong tương lai, chi phí phú lợi xã hội tăng cao.
2. Lao động.
- Cần cù, tự giác, tích cực, sáng tạo, tinh thần trách nhiệm cao.
- Nhà nước và người dân rất chú trọng đầu tư cho giáo dục.
III. Tình hình phát triển kinh tế.
1. Thời kì tái thiết và phát triển kinh tế.
- Suy sụp nghiêm trọng.
- Năm 1952, kinh tế Nhật đã khôi phục ngang mức trước chiến tranh.
2. Giai đoạn 1950-1973: là thời kì tăng trưởng thần kì của nền kinh tế Nhật Bản.
- GDP tăng trung bình trên 10%/năm.
=> Nguyên nhân:
- Chú trọng đầu tư hiện đại hóa công nghiệp, tăng vốn đi liền với áp dụng kĩ thuật mới.
- Tập trung cao độ vào phát triển các ngành then chốt, có trọng điểm theo từng giai đoạn.
- Duy trì cơ cấu kinh tế 2 tầng, vừa phát triển các xí nghiệp lớn vừa duy trì những tổ chức sản xuất nhỏ, thủ công.
3.Giai đoạn sau năm 1973.
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm (2,6% năm 1980).
- Từ 1986 – 1990: kinh tế được phục hồi, tốc độ tăng GDP là 5,3%.
- Từ 1995 – 2005 có mức tăng trưởng thấp.
- Gần đây, kinh tế Nhật Bản có dấu hiệu phục hồi, tăng trưởng cao hơn (đạt 2,5%/ năm 2005.
4. Hiện nay, Nhật Bản là nước đứng thứ 2 thế giới về kinh tế, khoa học kĩ thuật và tài chính.
IV. CỦNG CỐ VÀ LUYỆN TẬP .
- GV củng cố kiến thức trọng tâm của bài học.
- GV cho HS làm một số bài tập trắc nghiệm khách quan (4 phút).
 Khoanh tròn đáp án đúng nhất.
Câu1:Thứ hạng GDP Nhật Bản so với thế giới (2005).
a. Thứ nhất c. Thứ ba
b. Thứ hai d. Thứ tư 
Câu2: Thời kì kinh tế Nhật Bản có sự phát triển cao độ;
a. 1955 - 1973 c. 1986 - 1990
b. 1973- 1974 d . 1979 - 1980 
V : HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP.
GV hướng dẫn HS làm bài tập ở nhà và chuẩn bị bài mới.
VI : PHỤ LỤC.
 Phiếu học tập số 1
	Dựa vào hình 9.2 trong SGK, em hãy nêu đặc điểm chủ yếu về địa hình, địa chất Nhật Bản. Các đặc điểm đó đã có ảnh hưởng như thế nào đến phát triển kinh tế Nhật Bản ?
Đ ặc đi ểm
Ảnh h ư ởng
Đ ịa h ình
Đ ịa ch ất
	 Phiếu học tập số 2
Dựa vào hình 9.2 trong SGK, em hãy nêu đặc điểm chủ yếu về kh í h ậu v à s ông ng òi iểm đó đã có ảnh hưởng như thế nào đến phát triển kinh tế Nhật Bản ?
Đ ặc đi ểm
Ảnh h ư ởng
Khí hậu
Sông ngòi
 Phi ếu h ọc t ập s ố 3
 Dựa vào hình 9.2 trong SGK, em hãy nêu đặc điểm chủ yếu về dường bờ biển và khoáng sản cuă Nhật Bản và nêu ảnh hưởng của chúng đến sự phát triển kinh tế ?
Đặc điểm
Ảnh hưởng
 Đường bờ biển
Khoáng sản
Thông tin phản hồi số 1,2,3
Đặc điểm
Ảnh hưởng
Địa hình
- Chủ yếu là núi, phổ biến là dạng địa hình núi lửa.
- Đồng ít, nhỏ hẹp.
=> Nhiều suối nước nóng, đất tốt.
Địa chất
-Nằm trong khu bất ổn của vỏ trái đất nên hàng năm thường sảy ra nhiều động đất ,núi lửa...
=>Hạn chế các hoạt động kinh tế.
Khí hậu
- Có sự phân hoá :
+ Phía bắc :khí hậu ôn đới.
+ Phía nam có khí hậu cận nhiệt đới, mùa đông không lạnh lắm, muùa hạ nóng, thường có mưa to và bão.
 -Đa dạng hóa cây trồng
-Bão lũ=> ảnh hưởng đến đòi sống và kinh tế.
Sông ngòi
- Ngắn , dốc, tập trung ở miền núi.
- Các sông dài nhất : Sina(369), Isikarrô(365).
- Phát triển thuỷ điện.
Đường bờ ybiển
- Dài, khúc khuỷu, nhiều vũng vịnh.
- Là nơi hội tụ của 2 dòng biển nóng Cưroosivô và dòng biển lạnh Ôiasivô ngư trường có nhiều cá lớn.
- Phát triển các nghành kinh tế biển.
Khoáng sản
- Nghèo khoáng sản, ngoài than đá, đồng (trữ lượng không nhiều), các loại khác trữ lượng không đáng kể.
 Khó khăn cho phát triển công nghiệp.

File đính kèm:

  • docbai 9Nhat Ban tiet 1.doc