Giáo án Địa lý 12 - Bài 7: Đất nước nhiều đồi núi (Tiếp theo)

Hoạt động 1:Tìm hiểu các loại khu vực đồng bằng

GV: Cho học sinh nghiên cứu sgk kết hợp với kiến thức đã học cho biết đồng bằng được chia làm mấy loại?Đồng bằng châu thổ gồm những đồng bằng nào?Vì sao gọi là đồng bằng châu thổ?

HS:Trả lời

GV:Nhận xét,chuẩn kiến thức,ghi bảng

HS: Ghi bài

 

docx7 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 8781 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý 12 - Bài 7: Đất nước nhiều đồi núi (Tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 7: ĐẤT NƯỚC NHIỀU ĐỒI NÚI (TT)
I Mục tiêu: 
1.Kiến thức:
-Trình bày được các đặc điểm khu vực đồng bằng.
-Biết được thế mạnh và hạn chế của khu vực đồi núi ,đồng bằng đối với sự phát triển kinh tế xã hội.
2.Kĩ năng :
- Khai thác kiến thức trên bản đồ
- Kĩ năng so sánh giữa hai đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long
-Kĩ năng vận dụng vào thực tế
3. Thái độ:
- Nắm được kiến thức cơ bản trọng tâm của bài
-Biết phân tích, so sánh các khu vực địa hình
- Liên hệ thực tế
II.Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài
-Tự nhận thức
-Tư duy,tìm kiếm,so sánh giữa các đồng bằng,thế mạnh hạn chế của các khu vực
-Làm chủ bản thân: quản lí thời gian
III Các phương pháp kĩ thuật dạy học tích cực
-Hỏi đáp
-Tranh luận
-Làm nhóm
IV. Phương tiện dạy học:
-Bản đồ địa hình Việt Nam
-Altat địa lí Việt Nam
V. Hoạt động dạy học:
1. Ổn định lớp: (1 phút)
2.Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
Câu hỏi:Hãy nêu những điểm khác nhau về địa hình giữa hai vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc
3. Bài mới
 3.1 Mở bài: (1 phút)
Tiết trước trong phần các khu vực địa hình chúng ta đã tìm hiểu xong phần a khu vực đồi núi.Hôm nay chúng ta sẽ đi tìm hiểu phần còn lại đó là bài 7: ĐẤT NƯỚC NHIỀU ĐỒI NÚI (tt)
 3.2 Tiến hành bài mới:
Thời gian (phút)
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Kiến thức cơ bản
 5
 15
 15
Hoạt động 1:Tìm hiểu các loại khu vực đồng bằng
GV: Cho học sinh nghiên cứu sgk kết hợp với kiến thức đã học cho biết đồng bằng được chia làm mấy loại?Đồng bằng châu thổ gồm những đồng bằng nào?Vì sao gọi là đồng bằng châu thổ?
HS:Trả lời
GV:Nhận xét,chuẩn kiến thức,ghi bảng
HS: Ghi bài
Hoạt động 2:Tìm hiểu đặc điểm của các loại đồng bằng
*Đồng bằng châu thổ
GV: Đặt câu hỏi:so sánh đồng bằng sông Hồng với đồng bằng sông Cửu Long theo dàn ý sau:
 -Nguồn gốc hình thành
 -Diên tích
 -Địa hình đất đai
GV:Chia lớp thành 2 nhóm để thảo luận
 Nhóm 1: Tìm hiểu ĐBSH
 Nhóm 2 : Tìm hiểu ĐBSCL
HS: Trao đổi thảo luận,sau đó cử đại diện nhóm lên trình bày câu trả lời
GV: Nhận xét phần trình bày của học sinh sau đó kết luận ,chuẩn kiến thức,ghi bảng
HS:Ghi bài
*Đồng bằng ven biển
GV:Đặt câu hỏi:Đồng bằng ven biển được bồi tụ như thế nào?Và nêu đặc điểm của đồng bằng ven biển miền Trung?
HS: Trả lời
GV:Nhận xét,giải thích kết hợp chỉ trên bản đồ địa hình Việt Nam và chuản kiến thức ,ghi bảng
HS:Ghi bài
Hoạt động 3: Tìm hiểu hạn chế và thế mạnh của khu vực đồi núi và đồng bằng đối với sự phát triển kinh tế-xã hội
GV:Cho hoc sinh nghiên cứu sgk kết hợp với atlat và bản đồ để học sinh nghiên cứu và cho biết: thế mạnh ,hạn chế của các khu vực địa hình
HS:Trả lời
GV:Nhận xét,chuẩn kiến thức ,ghi bảng
HS: Ghi bài
b.Khu vực đồng bằng:
-Đồng bằng chiếm ¼ lãnh thổ,gồm hai loại:đồng bằng châu thổ và đồng bằng ven biển
-Đồng bằng châu thổ gồm:đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long
* Đặc điểm các loại đồng bằng:
Đặc điểm
Đồng bằng sông Hồng
Đồng bằng sông Cửu Long
Nguồn gốc hình thành
Được bồi tụ do sông Hồng và sông Thái Bình
Được bồi tụ bởi sông Tiền và sông Hậu
Diện tích
Khoảng 15 nghìn km2
Khoảng 40 nghìn km2
Địa hình
-Bề mặt bị chia cắt 
-Địa hình cao ở phía tây và thấp dần ở phía tây bắc,thấp dần ra biển.
-Địa hình thấp và bằng phẳng hơn
-Sông ngòi ,kênh rạch chằng chịt.
*Đồng bằng ven biển:
-Diên tích khoảng 15 nghìn km2
-Đất nghèo nhiều cát ,ít phù sa sông
-Đồng bằng nhỏ ,hẹp ngang
-Chỉ có vài đồng bằng lớn:đồng bằng Thanh Hóa, đồng bằng Nghệ An.
III.Thế mạnh và hạn chế về tự nhiên của khu vưc đồi núi và khu vực đồng bằng
a.Khu vực đồi núi:
*Thế mạnh:
-Khoáng sản:sắt ,đồng,chì….là nguyên ,nhiên liệu cho công nghiệp
-Rừng và đất trồng:cở sở phát triển lâm-nông nghiêp nhiệt đới;rừng còn có nhiều động ,thực vật quý hiếm
-Nguồn thủy năng:các con sông ở miền núi có tiềm năng về thủy điện
-Tiềm năng du lịch:du lịch sinh thái,nghỉ dưỡng..
*Hạn chế: đia hình bị chia cắt mạnh,nhiều sông suối gây khó khăn cho đi lại,thiên tai lũ lụt,trượt lở..
b.Khu vực đồng bằng:
*Thế mạnh:
-Cơ sở phát triển nông nghiệp nhiệt đới
-Cung cấp các nguồn lợi thiên nhiên khác
-Phát triển gtvt:đường bộ ,đường sông
-Là nơi có điều kiện để taapj trung các thành phố ,các khu công nghiệp lớn..
*Hạn chế :thiên tai,lũ lụt..
VI. Đánh giá: (2 phút)
Câu hỏi bài tập về nhà:
Câu 1:Sô sánh đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long có những điểm gì giống và khác nhau về điều kiện hình thành,đặc điểm,địa hình.
Câu 2:Nêu đặc điểm của dải đồng bằng ven biển miền Trung
Câu 3:Nêu những thế mạnh và hạn chế của thiên nhiên khu vực đồi núi và khu vực đồng bằng đối với phát triển kinh tế-xã hội
VII Hoạt động tiếp nối: (1 phút)
-Nhắc nhở học sinh học bài cũ,làm bài tập
-Chuẩn bị bài mới.

File đính kèm:

  • docxBai 7 dia li 12.docx