Giáo án Địa lý 12 - Bài 44+45: Tìm hiểu địa lý tỉnh, thành phố - Chuẩn bị và viết Báo cáo về địa lý tỉnh Cao Bằng

 2.Tài nguyên thiên nhiên:

a. Tài nguyên đất

Hiện nay, toàn tỉnh có khoảng 140.942 ha đất có khả năng phát triển nông nghiệp, chiếm 21% diện tích tự nhiên. Phần lớn đất được sử dụng để phát triển cây hàng năm, chủ yếu là cây lương thực, cây ăn quả, cây công nghiệp còn ít. Hiệu quả sử dụng đất còn thấp, hệ số sử dụng đất mới đạt khoảng 1,3 lần. Đất có khả năng phát triển lâm nghiệp có khoảng 408.705 ha, chiếm 61,1% diện tích tự nhiên, trong đó rừng tự nhiên khoảng 248.148 ha, rừng trồng14.448 ha, còn lại là đất trống, đồi núi trọc. Với phương thức nông lâm kết hợp, căn cứ độ dốc và tầng đất mặt đối với diện tích đất trống đồi núi trọc có thể trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, cây đặc sản và chăn nuôi gia súc kết hợp với trồng rừng theo mô hình trang trại. Các loại đất chuyên dùng, đất xây dựng khu công nghiệp, đất xây dựng đô thị và đất xây dựng khác còn nhiều. Tỉnh cần có kế hoạch quản lý, sử dụng các loại đất trên cho hiệu quả, tạo thêm nguồn lực quan trọng để phát triển.

b. Tài nguyên rừng

Hiện trên địa bàn tỉnh chủ yếu là rừng nghèo, rừng non mới tái sinh, rừng trồng và rừng vầu nên trữ lượng gỗ ít. Rừng tự nhiên còn một số gỗ quý như nghiến, sến, tô mộc, lát nhưng không còn nhiều, dưới tán rừng còn có một số loài đặc sản quý như sa nhân, bạch truật, ba kích, hà thủ ô và một số loài thú quý hiếm như: gấu, hươu, nai, và một số loài chim Mấy năm gần đây, nhờ có chủ trương và chính sách xã hội hoá nghề rừng, giao đất giao rừng, thực hiện chương trình 327, chương trình 5 triệu ha rừng, PAM 5322 và trồng rừng quốc gia nên tài nguyên rừng đang dần được phục hồi, độ che phủ rừng đạt 40% năm 2000, 45% năm 2002, lập lại thế cân bằng sinh thái. Trữ lượng gỗ, lâm sản tăng lên sẽ có những đóng góp cho nền kinh tế tỉnh trong tương lai.

c. Tài nguyên khoáng sản

Cao Bằng có nguồn tài nguyên khoáng sản đa dạng, đến cuối năm1999, trên địa bàn tỉnh đã đăng ký 250 mỏ và điểm quặng với 22 loại khoáng sản. Đáng kể nhất là quặng sắt trữ lượng hàng nghìn triệu tấn, có nhiều công dụng trong sản xuất vật liệu xây dựng. Số liệu điều tra địa chất hiện có đã cho phép Cao Bằng hoạch định quy hoạch phát triển khai thác và chế biến đối với các khoáng sản nêu trên. Đồng thời cần tiếp tục điều tra thăm dò chi tiết hơn đối với các khoáng sản còn tiềm năng như vàng, đôlômít, thạch anh, antimon, vofram

 

doc12 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 1831 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý 12 - Bài 44+45: Tìm hiểu địa lý tỉnh, thành phố - Chuẩn bị và viết Báo cáo về địa lý tỉnh Cao Bằng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ại động vật tự nhiên và giá trị của chúng.
6. Khoáng sản : Các loại khoáng sản chính và sự phân bố. Ý nghĩa của khoáng sản với sự phát triển các ngành kinh tế.
Kết luận : nhận xét chung về đặc điểm tự nhiên và ý nghĩa của hoàn cảnh tự nhiên tới đời sống, kinh tế - xã hội.
Chủ đề 3. Đặc điểm dân cư và lao động
1. Sự gia tăng dân số
Số dân : Tỉ lệ gia tăng tự nhiên qua các năm.
Gia tăng cơ giới.Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới sự biến động dân số. Tác động của gia tăng dân số tới đời sống và sản xuất.
2. Kết cấu dân số : Đặc điểm kết cấu dân số ( kết cấu dân số theo giới tính, kết cấu dân số theo độ tuổi, kết cấu dân số theo lao động, kết cấu dân tộc). Ảnh hưởng của kết cấu dân số tới sự phát triển kinh tế - xã hội.
3. Phân bố dân cư : Mật độ dân số. Sự phân bố dân cư. Những biến động trong phân bố dân cư. Các loại hình cư trú chính.
4. Tình hình phát triển văn hoá, giáo dục, y tế : Các loại hình văn hóa dân gian. Các hoạt động văn hóa truyền thống ...Tình hình phát triển giáo dục : số trường, lớp, học sinh... qua các năm ; chất lượng giáo dục ...Tình hình phát triển y tế : số bệnh viện, bệnh xá, cán bộ y tế... qua các năm ; hoạt động y tế ở địa phương...
5. Tiểu kết : Đánh giá chung
Chủ đề 4. Đặc điểm kinh tế - xã hội
1. Đặc điểm chung :
 Nhận định chung về trình độ phát triển kinh tế của địa phương so với cả nước. 
Tình hình phát triển kinh tế trong những năm gần đây, đặc biệt là trong thời kì Đổi mới. 
Sự thay đổi trong cơ cấu kinh tế. Thế mạnh kinh tế của địa phương.
Chủ đề 5. Địa lí một số ngành kinh tế chính
a) Công nghiệp (kể cả tiểu, thủ công nghiệp)
- Vị trí của ngành công nghiệp trong nền kinh tế địa phương.
- Cơ cấu ngành công nghiệp :Cơ cấu theo hình thức sở hữu; Cơ cấu theo ngành (chú ý tới các ngành công nghiệp then chốt).
- Sự phân bố công nghịêp (chú ý tới các khu công nghiệp tập trung).
- Các sản phẩm công nghiệp chủ yếu.
- Phương hướng phát triển công nghiệp.
b) Nông nghiệp (gồm cả thuỷ sản và lâm nghiệp)
- Vị trí của ngành nông nghiệp trong nền kinh tế địa phương.
- Cơ cấu ngành nông nghiệp :
+ Ngành trồng trọt : Tỉ trọng của ngành trồng trọt trong sản xuất nông nghiệp.Sự phát triển và phân bố của các loại cây trồng chính.
+ Ngành chăn nuôi : Sự phát triển và phân bố của ngành chăn nuôi.
+ Ngành thuỷ sản : Đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản (sản phẩm, sự phân bố...).
+ Ngành lâm nghiệp : Khai thác lâm sản; Bảo vệ rừng và trồng rừng.
- Phương hướng phát triển nông nghiệp.
c) Dịch vụ : 
- Vị trí của ngành dịch vụ trong nền kinh tế địa phương.
- Giao thông vận tải : các loại hình vận tải. Các tuyến đường giao thông chính. Sự phát triển giao thông vận tải.
- Bưu chính viễn thông.
- Thương mại : Nội thương. Hoạt động xuất - nhập khẩu.
- Du lịch : Các trung tâm du lịch. Sự phát triển của ngành du lịch.
- Hoạt động đầu tư của nước ngoài.
d. Bảo vệ tài nguyên và môi trường
 a) Những dấu hiệu suy giảm tài nguyên và ô nhiễm môi trường ở địa phương
b) Biện pháp
e. Phương hướng phát triển kinh tế :
Định hưởng chính;
Một số chỉ tiêu chủ yêu về : phát triển kinh tế, phát triển xã hội, bảo vệ môi trường địa phươ
IV PHẦN PHỤ LỤC:
1. Điều kiện địa lí tự nhiên:
a.Vị trí địa lý: Cao Bằng là tỉnh nằm ở phía Đông Bắc Việt Nam, cách Hà Nội 286 km về phía Bắc. Hai mặt Bắc và Đông Bắc giáp với tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc), với đường biên giới dài 311 km. Phía Tây giáp tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang. Phía Nam giáp tỉnh Bắc Kạn và Lạng Sơn.
Cao Bằng có diện tích đất tự nhiên 6.690,7 km2 (theo số liệu năm 2003), dân số năm 2005 là 514,6 nghìn người, mật độ 77 người/km2.
b.Đơn vị hành chính: Cao Bằng có 13 huyện, thị xã với 189 xã, phường, thị trấn. Thị xã Cao Bằng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội của tỉnh. Các huyện bao gồm: Hòa An, Quảng Uyên, Phục Hòa, Trà Lĩnh, Thạch An, Nguyên Bình, Bảo Lạc, Bảo Lâm, Trùng Khánh, Hạ Lang, Thông Nông, Hà Quảng.
c.Địa hình: Cao Bằng là cao nguyên đá vôi xen lẫn núi đất, có độ cao trung bình trên 200m, vùng sát biên có độ cao từ 600 – 1.300 m so với mặt nước biển. Núi non trùng điệp. Rừng núi chiếm hơn 90% diện tích toàn tỉnh. Từ đó hình thành nên 3 vùng rõ rệt: miền đông có núi đá, miền tây núi đất xen núi đá, miền tây nam phần lớn là núi đất có nhiều rừng rậm.
d.Khí hậu Cao Bằng mang tính nhiệt đới gió mùa lục địa núi cao và có đặc trưng riêng so với các tỉnh miền núi khác thuộc vùng Đông Bắc. Có tiểu vùng có khí hậu á nhiệt đới. Đặc điểm này đã tạo cho Cao Bằng những lợi thế để hình thành các vùng sản xuất cây, còn phong phú đa dạng, trong đó có những cây đặc sản như dẻ hạt, hồng không hạt, đậu tương có hàm lượng đạm cao, thuốc lá, chè đắng mà nhiều nơi khác không có điều kiện phát triển.
 2.Tài nguyên thiên nhiên:
a. Tài nguyên đất 
Hiện nay, toàn tỉnh có khoảng 140.942 ha đất có khả năng phát triển nông nghiệp, chiếm 21% diện tích tự nhiên. Phần lớn đất được sử dụng để phát triển cây hàng năm, chủ yếu là cây lương thực, cây ăn quả, cây công nghiệp còn ít. Hiệu quả sử dụng đất còn thấp, hệ số sử dụng đất mới đạt khoảng 1,3 lần. Đất có khả năng phát triển lâm nghiệp có khoảng 408.705 ha, chiếm 61,1% diện tích tự nhiên, trong đó rừng tự nhiên khoảng 248.148 ha, rừng trồng14.448 ha, còn lại là đất trống, đồi núi trọc. Với phương thức nông lâm kết hợp, căn cứ độ dốc và tầng đất mặt đối với diện tích đất trống đồi núi trọc có thể trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, cây đặc sản và chăn nuôi gia súc kết hợp với trồng rừng theo mô hình trang trại. Các loại đất chuyên dùng, đất xây dựng khu công nghiệp, đất xây dựng đô thị và đất xây dựng khác còn nhiều. Tỉnh cần có kế hoạch quản lý, sử dụng các loại đất trên cho hiệu quả, tạo thêm nguồn lực quan trọng để phát triển. 
b. Tài nguyên rừng 
Hiện trên địa bàn tỉnh chủ yếu là rừng nghèo, rừng non mới tái sinh, rừng trồng và rừng vầu nên trữ lượng gỗ ít. Rừng tự nhiên còn một số gỗ quý như nghiến, sến, tô mộc, lát nhưng không còn nhiều, dưới tán rừng còn có một số loài đặc sản quý như sa nhân, bạch truật, ba kích, hà thủ ô và một số loài thú quý hiếm như: gấu, hươu, nai, và một số loài chimMấy năm gần đây, nhờ có chủ trương và chính sách xã hội hoá nghề rừng, giao đất giao rừng, thực hiện chương trình 327, chương trình 5 triệu ha rừng, PAM 5322 và trồng rừng quốc gia nên tài nguyên rừng đang dần được phục hồi, độ che phủ rừng đạt 40% năm 2000, 45% năm 2002, lập lại thế cân bằng sinh thái. Trữ lượng gỗ, lâm sản tăng lên sẽ có những đóng góp cho nền kinh tế tỉnh trong tương lai. 
c. Tài nguyên khoáng sản 
Cao Bằng có nguồn tài nguyên khoáng sản đa dạng, đến cuối năm1999, trên địa bàn tỉnh đã đăng ký 250 mỏ và điểm quặng với 22 loại khoáng sản. Đáng kể nhất là quặng sắt trữ lượng hàng nghìn triệu tấn, có nhiều công dụng trong sản xuất vật liệu xây dựng. Số liệu điều tra địa chất hiện có đã cho phép Cao Bằng hoạch định quy hoạch phát triển khai thác và chế biến đối với các khoáng sản nêu trên. Đồng thời cần tiếp tục điều tra thăm dò chi tiết hơn đối với các khoáng sản còn tiềm năng như vàng, đôlômít, thạch anh, antimon, vofram 
d.Tài nguyên nước
Cao Bằng còn có hệ thống sông suối gồm sông Bằng, sông Hiến, sông Quây Sơn, sông Bắc Vọng, sông Gam, sông Nho Quế có độ dốc lớn, có thể xây dựng nhiều nhà máy thuỷ điện tổng công suất 300 - 400 MW.
e.Tài nguyên du lịch
Cao Bằng mảnh đất giàu về tài nguyên du lịch với Thác Bản Dốc,Động Ngườm Ngao,Hồ Thang Hen-huyền thoại hồ trên núi,Khu Di tích rừng Trần Hưng Đạo,Khu di tích Pác Bó,di tích lưu niệm Hoàng Đình Giong,khu di tích anh hùng liệt sỹ Kim Đồng
 3. Dân cư và lao động
a. Dân số:
Cao Bằng là một trong những tỉnh có dân số thuộc loại ít nhất cả nước,theo số liệu thống kê của cuộc tổng điều tra năm 1999 dân số của tỉnh là: 490.335 người chiếm 0,64% dân số cả nước.Năm 2005 là: 516,4 nghìn người ,mật độ dân số là 77 người/km²
b. Dân tộc:
Cao Bằng có trên 20 dân tộc anh em cùng chung sống trong đó có 7 dân tộc đông dân(Tày,Nùng,Mông,Dao, Kinh,Sán chỉ,Lô Lô).Dẫn đầu về số lưọng là người Tày chiếm 42,5% dân số của cả tỉnh,Nùng chiếm 32,8% ; Dao chiếm 9,6% ; Mông chiếm 8,4% ;Kinh chiếm 4,6% ; Sán chỉ 1,2% ; Lô Lô chiếm 0,4%,Các dân tộc còn lại chỉ chiếm o,75% dân số cả tỉnh.
c. Mật độ,phân bố dân cư:
-Mật độ dân số nhìn chung là thấp tính ở thời điểm năm 1999 mật độ dân số của tỉnh là: 73 người /km²,năm 2005 là: 77 người/km²
-Dân cư phân bố chủ yếu ở nông thôn với hình thái là làng,bản:
Dân thành thị chiếm tỉ trọng nhỏ(10,92 %- năm 1999) Điều đó chứng tỏ trình độ đô thị hóa còn thấp.Dân thành thị tập trung chủ yếu ở thị xã,riêng 4 phường của thị xã đã chiếm 59,8% dân số thành thị của cả tỉnh Cao Bằng.
 4. Kinh tế
4.1. Đánh giá chung:
Cao Bằng là tỉnh miền núi biên giới, có nhiều cửa khẩu thông thương với nước bạn Trung Quốc, có nguồn tài nguyên khoáng sản, thuỷ điện phong phú, tiềm năng du lịch dồi dào cùng khả năng phát triển các vùng chuyên canh nông - lâm nghiệp rộng lớn. Với những thuận lợi đó tạo điều kiện cho Cao Bằng phát triển một nền kinh tế với cơ cấu nhiều ngành,Đây là thế mạnh cơ bản để Cao Bằng khai thác phát triển kinh tế,nâng cao đời sông nhân dân.
Dựa trên cơ sở nguồn lực của địa phương Cao Bằng xác định cơ cấu kinh tế của tỉnh là:Nông- lâm-công nghiệp- thương mại và du lịch.
Bên cạnh những mặt thuận lợi tỉnh còn gặp những khó nhất định do kinh tế Cao Bằng đi lên với điểm xuất phát thấp nhiều mặt còn mất cân đối,tỷ trọng nông –lâm nghiệp còn cao trong cơ cấu kinh tế của tỉnh.
Mặc dù còn nhiều khó khăn,thử thách nhưng trong những năm gần đây nền kinh tế của tỉnh đã bước đầu có khởi sắc và đạt một số kết quả nhất định
Tổng GDP toàn tỉnh từ năm 1991-2000 tăng khá nhanh từ: 369.853 tỷ đồng lên 1.063 000 tỷ đồng.
4.2. Thực trạng nền kinh tế :Tốc độ tăng trưởng : Những năm gần đây, Cao Bằng đạt tốc độ phát triển kinh tế - xã hội khá cao. GDP bình quân năm 2001 - 2003 tăng 10,49/%/năm.
- Về cơ cấu kinh tế: Tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực. Trong đó tỷ trọng nông lâm nghiệp, thuỷ sản giảm từ 46,31% năm 2000 xuống còn 38,10% năm 2003. Tỷ trọng công nghiệp – Xây dựng tăng từ 16,06% năm 2000 lên 18,80 % năm 2003. Dịch vụ chiếm 37,63% năm 2000 đã tăng lên 43,10 % năm 2003. 
Năm	
2000
2001
2002
2003
GDP
100%
100%
100%
100%
Nông – lâm - Thuỷ sản
46,31%
43,87%
41,12%
38,10%
Công nghiêp – Xây Dựng
16,06%
15,83 %
17,06 %
18,80 %
Dịch vụ
37,63%
40,30 %
41,82 %
43,10 %
4.3 Các ngành kinh tế
a. Nông-lâm –ngư nghiệp:
* Nông nghiệp:
Là một tỉnh miền núi với 83 % dân số hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp,do đó vấn đề phát triển sản xuất nông nghiệp được chú trọng phát triển,sản lượng lương thực bình quân đầu người đạt 340 kg ( 2001)
Để phát triển nông nghiệp Cao Bằng đã chú ý đầu tư hệ thống thuỷ lợi,các trạm bảo vệ thực vật,thú y,chú ý cải tạo giống cây trồng và vật nuôi, Do vậy năng suất cây trồng và vật nuôi dần ổn định và có hướng phát triển tốt.
Vấn đề sản xuất gắn với chế biến cũng được tỉnh quan tâm và bước đầu có hiêu quả.Các mô hình sản xuất vườn - rừng ,trại - rừng đã được chú ý nhân rộng điển hình là Hoà An, các huyện ven thị xã và các huyện:Nguyên Bình,Trà Lĩnh
Trong cơ cấu ngành nông nghiệp ngành trồng trọt vẫn giữ vai trò chủ đạo,chăn nuôi chiếm tỉ trọng khá nhưng chưa xứng với tiềm năng với tiềm năng.
(Năm 2000 : tỷ trọng của ngành trồng trọt là : 63,4%)
- Trồng trọt:
+ Cây lương thực:
Diện tích gieo trồng cây lương thực của tỉnh khoảng:6,4 vạn ha.Do đẩy mạnh thâm canh tăng năng suất nên nhìn chung sản lượng có chiều hướng tăng( Sản lượng năm 1991:124,4 nghìn tấn, năm 2001:179 nghìn tấn)
Về phân bố cây lương thực được trồng ở hầu hết các huyện trong tỉnh nhưng tập trung nhiều ở các huyện: Hoà An,Quảng Uyên,Phục Hoà..
. Cây lúa : chiếm 45,7% trong cơ cấu cây lương thực diện tích trồng lúa cả năm khoảng:2,9 vạn ha.Năng suất lúa cả năm đạt khoảng 3 tấn /ha.Sản lượng lúa cả năm đạt khoảng 9-10 vạn tấn.Về cơ cấu mùa vụ có 2 vụ chính vu mùa và vụ đông-xuân.
. Cây ngô:
Chiếm vai trò quan trọng gần ngang với cây lúa.Diện tích trồng ngô đạt 31.511 ha,Sản lượng đạt 75.833 tấn( năm 2000)
Ngoài ngô Cao Bằng còn trồng khoai lang,sắn,mạch ,cao lương,nhưng diện tích không nhiều.
+ Cây công nghiệp:
Trong cơ cấu cây công nghiệp thì cây công nghiệp hằng năm chiếm diện tích phần lớn.năm 2000 cả tỉnh có 11.474 ha cây công nghiệp hằng năm,trong khi đó cây công nghiệp lâu năm chỉ có 355 ha. Một số các cây công nghiệp chính: Chè đắng,Mía,lạc,Bông,Thuốc lá, Đỗ tương,.các huyện trông nhiều như: Quảng Hoà,Hà Quảng,Hoà An,Nguyên Bình
+ Cây ăn quả:
Diện tích trồng cây ăn quả không nhiều chỉ khoảng:1.130 ha,Một số cây ăn quả chính: Cam,quýt, bưởi,nhãn,mận,lê,đào,hạt dẻ.các huyện trồng nhiều như:Hoà An,Nguyên bình,Hạ lang,Thạch An,Trùng Khánh
- Chăn nuôi:
Trong cơ cấu nông nghiệp của tỉnh Cao Bằng ngành chăn nuôi chiếm 36,1% giá trị sản xuất nông nghiệp của tỉnh (năm 2000),các con vật nuôi chính của tỉnh:Trâu,bò ngựa,dê ,lợn,gà,vịt ngan,ngỗng 
Các huyện nuôi nhiều trâu nhất là Hoà An(20.611 con); Quảng Hoà(17.109 con) 
Trùng Khánh(12.704 con), Bò tập trung chủ yếu ở Bảo lạc ( 30.325 con),Trung Khánh (12.471 con ),Hạ Lang (8.839 con) (số liệu năm 2000)
* Lâm nghiệp:
Lâm nghiệp được coi là thế mạnh của Cao Bằng nhưng lâm nghiệp vẫn giữ vị trí khiêm tốn trong cơ cấu nền kinh tế.
Diện tích trồng rừng tăng từ 476 ha năm 1996 lên 3967 ha năm 2000.Sản lượng gỗ khai thác từ 44.880 m³ năm 1996 giảm xuống còn 32.369 m³ năm 2000.Rừng được khoanh nuôi và bảo vệ,diện tích rừng bị thiệt hại giảm (năm 1998 thiệt hại:1.977 ha đến năm 2000 giảm xuống còn:47 ha )
Năm 2000 đã khai thác được 911.000 cây tre,nứa và 113 tấn nhựa thông.
Trong thời gian tới Cao Bằng sẽ tiếp tục phủ xanh đất trống đồi trọc,kết hợp khoanh nuôi bảo vệ rừng,giao đất và hỗ trợ dân về giống,vốn,kĩ thuật.nhân rộng các điển hình về vườn-rừng,trại -rừng,tiến tới hoàn thành việc định canh,điịnh cư trứoc hết tập trung ở các huyện Bảo lac,Nguyên Bình.
* Ngư nghiệp:
Ngành thuỷ sản Cao Bằng ít có điều kiện để phát triển.Dựa vào điều kiện tự nhiên và quá trình cải tạo,hiện nay Cao bằng có gần 311 ha mặt nước nuôi trồng thuỷ sản,phân bố chủ yếu ở Quảng Hoà,Hoà An..
Giá trị sản xuất của ngành theo giá trị hiện hành tăng từ 26 triệu năm 1991 lên 4.455 triệu đồng năm 2000.Hoạt động nuôi trồng thuỷ sản đang được chú trọng nhằm tăng thu nhập và đáp ứng nhu cầu của nhân dân trong vùng.
b.Công nghiệp:
* Công nghiệp Cao Bằng nhìn chung phát triển nhưng chưa tương xứng với tiềm năng hiện có. 
Theo số liệu thống kê năm 2000 thì tỷ trọng công nghiệp và xây dựng Cao bằng mới chỉ chiếm 15,67% GDP của tỉnh.
Trong cơ cấu ngành công nghiệp chế biến đống vai trò chủ đạo và chiếm 68,55%giá trị sản xuất của ngành công nghiệp năm 2000.
Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp của Cao Bằng(Theo giá hiện hành)
Các hoạt động
1998
1999
2000
Triệu đồng
%
Triệu đồng
%
Triệu đồng
%
Toàn ngành
103.129
100
136.248
100
228.998
100
Công nghiệp khai thác
21.115
20,5
36.366
21,3
60.745
26,5
Công nghiệp chế biến
68.236
66,2
84.981
69,5
156.984
68,5
Sảnxuất,phânphối điện,nước
13.711
13,3
14.931
9,2
11.269
5,0
 Trong nhưng năm qua công nghiệp của tỉnh đã có bước chuyển biến đáng kể,số cơ sở sản xuất công nghhiệp của tỉnh tăng lên rõ rệt.năm 2000 số cơ sở sản xuất công nghiệp đã tăng lên là: 4721 cơ sở.
*Một số ngành công nghiệp chính:
Các ngành công nghiệp trực thuộc ương
+Công nghiệp khai khoáng:
Tập trung chủ yếu vào khai thác các mỏ kim loại đen như: quặng sắt ( Hoà An,Nguyên Bình,Thị Xã..),măng gan(Trà Lĩnh,Trùng Khánh..),Thiếc (Tĩnh Túc-Nguyên Bình)
Ngành công nghiệp khai khoáng đang được chú ý đầu tư nâng cao năng lực khai thác,đáng chú ý là 2 mỏ sắt Nà Lủng và Tráng ngườm,ngoài ra còn khai thác các mỏ vàng sa khoáng.
+ Công nghiệp luyện kim:
▪ Luyện kim đen:
 Là ngành công nghiệp mới xây dựng năm 1997,nhưng sản phẩm đã chiếm vị trí trên thị trường.Sản phẩm chủ yếu là: Gang đúc,..
▪ Luyện kim màu:
Là ngành công nghiệp đã có từ thời pháp thuộc nhưng với qui mô nhỏ.sau 1954 được sự giúp đỡ của Liên xô ngành khai thác và chế biến thiếc đã phát triển với qui mô lớn hơn.Hiện nay do khai thác khó khăn,pham vi khai thác ngày càng thu hẹp đã ảnh hưởng lớn tới sản xuất thiếc.năm 2001 đạt:240 tấn thiếc thỏi.
▪ Công nghiệp năng lương:
Phát triển công nghiệp điện lực,dựa vào điều kiện tự nhiên có tiềm năng về thuỷ điện công suất vừa và nhỏ để cung cấp cho nhu cầu địa phương và hoà vào lưới điện quốc gia .Đáng kể là nhà máy thoong cót(Trùng khánh),Suối Củn (thị xã),Nà Tẩu (Quảng Uyên)
Các ngành công nghiệp địa phương quản lí:
+ Công nghiệp cơ khí-sửa chữa:
Nhà máy cơ khí Cao Bằng với chức năng,nhiệm vụ sản xuất nông cụ,máy nông nghiệp,lắp đặt các thiết bị điện,đại tu xe ôtô..Do máy móc cũ,lạc hậu nên những 
năm vừa qua các sản phẩm làm ra khó tiêu thụ,chất lượng chưa cao.Hiện nay đang đầu tư thiết bị,công nghệ mới sản xuất,chế tạo sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường,nhất là phục vụ cho nông nghiệp trong tỉnh.
+Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng
Ngành công nghiệp này bao gồm các cơ sở sản xuất xi măng,gạch,ngói,khai thác các loại cát,sỏi
Công ty xi măng Cao Bằng sản xuất chủ yếu xi măng PCB 30,PCB 40 theo đúng tiêu chuẩn Việt Nam,Nhà máy gạch men thị xã Cao Bằng công nghệ khá hiện đại ,nhà máy đã cung cấp phần lớn gạch,ngói đápp ứng nhu cầu xây dựng trong tỉnh.
+ Công nghiệp chế biến lương thực-thực phẩm
▪ Công nghiệp chế biến mía đường
Công ty mía đường Cao Bằng là doanh nghiệp nhà nước chuyên sản xuất đường kính,sản phẩm đạt chất lượng cao được thị trường chấp nhận.việc xây dựng nhà máy đường Phuc Hoà đã giúp cho việc hình thành và chuyên canh cây mía,góp phần nâng cao đời sống nhân dân.
▪ Ngành chế biến lương thực-thực phẩm-đồ uống
Các xí nghiệp này chủ yếu được phân bố ở địa bàn tiêu thụ,sản phẩm chất lượng cao được thị trường chấp nhận sản phẩm chủ yếu là: Bia,rưọu,phở khô,miến dong,xay xat gạo,
▪ Công nghiệp chế biến lâm sản:
Ngành chế biến tre,trúc của Cao Bằng tạo ra nhiều mặt hàng phong phú phục vụ cho nhu cầu địa phương và xuất khẩu ra nước ngoài.
Bên cạnh đó sản xuất đồ mộc như tủ,giường,bàn,ghế,..cũng được phát triển với nhiều loại.
▪ Các ngành tiểu thủ công nghiệp truyền thống:
Cao Bằng là tỉnh có nhiều dân tộc anh em sinh sống với nhiều bản sắc dân tộc độc đáo,nhiều sản phẩm công nghiệp đạt chất lượng cao như : Dệt thổ cẩm,vải chàm,nghề rèn,đúc làng sen.
c. Giao thông vận tải và ngoại thương
* Giao thông vận tải:
Trong những năm qua giao thông vận tải đã phát triển khá,chất lượng đường xá được nâng cao,đã có đường giao thông đi tới hầu hết các xã.Tuyến giao thông quan trọng nhất chạy theo hướng bắc-nam là quốc lộ 3 từ Hà nội-Thái nguyên-Bắc Cạn-Thị Xã Cao Bằng.Đây là tuyến đường giao thông huyết mạch liên kết Cao bằng với các tỉnh Trung du và Đồng bằng sông Hồng ở phía nam và với Trung quốc ở phía bắc.
Quốc lộ 4: Cao Bằng- Lạng sơn đây cũng là tuyến đường giao thông quan trọng nhưng chất lượng còn hạn chế.Ngoài ra còn có nhiều tuyến đường nội tỉnh quan trọng.
* Thương mại:
Ngành thương mại của tỉnh Cao Bằng trong những năm qua đã phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của nhân dân và góp phần vào việc xuất khẩu.
Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ trên địa bàn của tỉnh liên tục tăng ,tăng từ 221.459 triệu đồng năm 1995 lên 565.590 triệu đồng năm 2000.Điển hình 
thời gian gần đây là phát triển mạnh thưong mại dịch vụ tổng hợp ở thị xã Cao Bằng và cửa khẩu Tà Lùng.Về ngoại thưong dựa vào thế mạnh sẵn có,Cao Bằng đã đẩy mạnh việc xuất khẩu các mặt hàng gồm: quặng sắt,thiếc thỏi,quặng mănggan,mành tre; xuất khẩu: than cốc,máy xay xát,xe máy
d.Dich vụ:
 *Bưu chính viễn thông
Thông tin liên lạc và bưu chính viễn thông ở Cao bằng chưa phát mạnh.Cơ sở vật chất kỹ thuật đang từng bước được cải thiện đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới.
Hiện nay cả tỉnh có một bưu cục trung tâm,10 bưu cục cấp huyện và 23 bưu cục khu vực.Về cơ sở vân chuyển có 36 máy vô tuyến điện,16 tổng đài điện thoại,4 trạm thông tin vệ tinh.
Trong thời gian tới,Cao Bằng sẽ đa dạng hoá,hiện đại hoá các loại hình thông tin, cơ giới hoá vân chuyển thư tin,bưu phẩm,hoàn thành mạng lưới truyền thông trên phạm vi 

File đính kèm:

  • docBai_44_Tim_hieu_dia_li_tinh_thanh_pho.doc