Giáo án Địa lý 12 bài 37: Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên

Câu 1: Kể tên các tỉnh và cho biết vị trí địa lí Tây Nguyên có thuận lợi và khó khăn gì đối với sự phát triển kinh tế - xã hội?

a) Các tỉnh của Tây Nguyên: Kom-Tum, Gia-Lai, Đăk-Lăk, Đăk-Rông và Lâm Đồng

b) Thuận lợi:

- Vị trí địa lí:

+ Có vị trí quan trọng về quốc phòng và phát triển kinh tế.

+ Giáp Duyên hải Nam Trung Bộ, vùng có tiềm năng lớn về thủy sản và giao thông biển.

+ Giáp Đông Nam Bộ, vùng có nền kinh tế phát triển nhất nước ta.

+ Giáp Hạ Lào và Campuchia thuận lợi cho giao lưu kinh tế.

c) Khó khăn:

- Vị trí không giáp biển làm hạn chế cho việc phát triển kinh tế biển như những vùng khác.

 

doc7 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 7101 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý 12 bài 37: Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 41 - Bài 37: VẤN ĐỀ KHAI THÁC THẾ MẠNH Ở TÂY NGUYÊN
I.MỤC TIÊU BÀI HỌC. Sau bài học, HS cần:
* Chuẩn:
Kiến thức
Biết được ý nghĩacủa việc phát triển kinh tế ở Tây Nguyên.
Hiểu được thực trạng phát triển cây CN; khai tác & chế biến lâm sản, bảo vệ rừng; phát triển chăn nuôi gia súc; phát triển thuỷ điện, thuỷ lợi và biện pháp giải quyết những vấn đề đó.
- So sánh được sự khác nhauvề trồng cây CN lâu năm và chăn nuôi gia súc lớn giữa TD-MNBB và Tây Nguyên.
2.Kĩ năng:
- Sử dụng bản đồ KT chung hoặc Átlát để xác định vị trí, giới hạn của vùngtây Nguyên, nhân xét và giả thích sự phân bố một số ngành KT nổi bật của vùng.
- Phân tích số liệu thống kê, biểu đồ tình hình trồng cây CN, chăn nuôi gia súc của vùng.
-Xác định và ghi đưngd trên lược đồ VN các trung tâm KT: PlâyKu, Buôn ma Thuột, Đà Lạt.
3. Thái độ: thêm yêu quê hương Tổ quốc, đồng thời xác định tinh thần học tập nghiêm túc để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc 
* Các mục tiêu khác
1. Giáo dục biến đổi khí hậu 
a. Nội dung có thể tích hợp: Phân tích ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên ở vùng đến sự phát triển kinh tế xã hội Tây Nguyên.
b. Mục đích GD: Thấy rõ các khó khăn cơ bản của từng vùng trong điều kiện khí hậu có nhiều thay đổi đã tác động không nhỏ đến cuộc sống,sinh hoạt và sản xuât của người dân địa phương => Nêu các giải pháp thích hợp nhất trong chiến lược ứng phó của vùng 
c. Mức độ : Liên hệ
2.GDSDTK&HQNL:
a.Địa chỉ tích hợp: - Mục 4 : Khai thác thuỷ năng kết hợp với thuỷ lợi
b. Nội dung tích hợp: - Kiến thức
+ Tây Nguyên có nhiều tiềm năng phát triển công nghiệp năng lượng.
+ Nhiều nhà máy thuỷ điện được xây dựng.
- Kĩ năng
+ Phân tích bản đồ các bậc thang thuỷ điện trên Tây Nguyên.
c. Mức độ tích hợp: Bộ phận.
2. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài
-Giao tiếp: Lắng nghe/phản hồi tích cực, trình bày suy nghĩ/ý tưởng nhằm khai thác có hiệu quả thế mạnh ở Tây Nguyên
-Tư duy:Tìm kiếm & xử lí thông tin phân tích đối chiếu qua sơ đồ, bản đồ & các tư liệu khác để thấy những thuận lợi & khó khăn đối với việc phát triển KT-XH ở Tây Nguyên.
-Làm chủ bản thân:Quản lí thời gian , đảm nhận trách nhiệm
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
1. Chuẩn bị của GV: Atlát địa lí Việt Nam
-Bản đồ tự nhiên BTB
-Bản đồ kinh tế BTB
-Các bảng số liệu liên quan đến nội dung bài học
-Tranh ảnh, phim tư liệu (nếu có).
2. Chuẩn bị của HS: SGK, vở ghi, Átlát, tư liệu.. 
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG 
1/Ổn định lớp. (Thời gian 1 phút)
2/Kiểm tra bài cũ: (Thời gian 5 phút)
3. Tổ chức các hoạt động 
a. Khởi động: (Thời gian 1 phút) 
GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh về cồng chiêng Tây Nguyên và cho biết những hiểu biết của mình về không gian văn hóa cồng chiêng.
Gv giới thiệu thêm về văn hóa cồng chiêng và tiềm năng, triển vọng phát triển KT-XH của Tây Nguyên à vào bài
b. Tổ chức các hoạt động 
Hoạt động l: tìm hiểu đặc điểm lãnh thổ và vị trí của vùng
- Thời lượng:8 phút
- Hình thức tổ chức: cá nhân
- Đồ dùng: : Bản đồ vùng kinh tếTây Nguyên, Átlát
- PP, kỹ thuật: Đàm thoại, gợi mở, nêu vấn đề, giải quyết vấn đề.
- Không gian lớp học: HS ngồi theo bàn , treo bản đồ trên bảng
 - Tài liệu học tập: SGk, átlát,tư liệu
- Tiến trình tổ chức
Tiến trình 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức cơ bản 
* Bước 1: Phát hiện, khám phá.
*GV: yêu cầu HS sử dụng bản đồ treo tường kết hợp Atlat để trả lời câu hỏi:
+ Xác định vị trí của Tây Nguyên
+ kể tên các tỉnh trong vùng
+ Đánh giá ý nghĩa của vị trí địa lí đối với sự phát triển KT-XH của vùng
*HS: sử dụng Átlát, SGK.để hoàn thành nhiệm vụ.
1. Khái quát chung
 Vị trí địa lí và lãnh thổ
Tây Nguyên bao gồm có 5 tỉnh là Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lawk, Đăk Nông Và Lâm Đồng.
Tiếp giáp: duyên hải Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ, Campuchia và Lào. Đây là vùng duy nhất ở nước ta không giáp biển.
Thuận lợi giao lưu liên hệ với các vùng có vị trí chiến lược về an ninh, quốc phòng và xây dựng kinh tế.
* Bước 2: Bàn luận, nêu chính kiến.
*GV: yêu cầu các HS trả lời.
*HS: nêu ý kiến của mình, các HS khác bổ sung
* Bước 3: Thống nhất, kết luận. 
*GV: Yêu cầu cả lớp thống nhất và đưa ra đáp án đúng nhất.
* HS: biểu quyết lấy ý kiến chung 
*GV nhận xét và chuẩn hoá kiến thức 
Hoạt động 2: Phát triển cây công nghiệp lâu năm. 
- Thời lượng:8 phút
- Hình thức tổ chức: cá nhân
- Đồ dùng: : Bản đồ vùng kinh tế Tây Nguyên, Átlát
- PP, kỹ thuật: Đàm thoại, gợi mở, nêu vấn đề, giải quyết vấn đề.
- Không gian lớp học: HS ngồi theo bàn , treo bản đồ trên bảng
 - Tài liệu học tập: SGk, átlát,tư liệu
- Tiến trình tổ chức
Tiến trình 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức cơ bản 
* Bước 1: Phát hiện, khám phá.
*GV: yêu cầu HS sử dụng bản đồ treo tường, đọc SGK, kết hợp Atlat địa lí VN và các bảng số liệu để thực hiện 2 nhiệm vụ:
- Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu những điều kiện thuận lợi của Tây Nguyên để phát triển cây công nghiệp lâu năm.
- Nhiệm vụ 2: Hoàn thành bảng hiện trạng SX & phát triển một số cây công nghiệp ở Tây Nguyên.
Cây công nghiệp
% diện tích s/v cả nước
% sản lượng s/v cả nước
Phân bố
Cà phê
Chè
Cao su
Hồ tiêu
*HS: sử dụng Átlát, SGK.để hoàn thành nhiệm vụ.
2. Phát triển cây công nghiệp lâu năm
Là vùng có nhiều tiềm năng phát triển cây công nghiệp
+ Khí hậu có tính chất cận xích đạo nóng ẩm quanh năm.
+ Có các cao nguyên xếp tầng đất đỏ ba dan
+ Thu hút được nhiều lao động, cơ sở chế biến được cải thiện
Hiện trạng sản xuất và phân bố
* Bước 2: Bàn luận, nêu chính kiến.
*GV: yêu cầu các cặp HS trả lời.
*HS: nêu ý kiến của mình, các HS khác bổ sung
* Bước 3: Thống nhất, kết luận. 
*GV: Yêu cầu cả lớp thống nhất và đưa ra đáp án đúng nhất.
* HS: biểu quyết lấy ý kiến chung 
*GV nhận xét và chuẩn hoá kiến thức 
Hoạt động 3: Tìm hiểu vấn đề khai thác & chế biến lâm sản. 
- Thời lượng:8 phút
- Hình thức tổ chức: cá nhân
- Đồ dùng: : Bản đồ vùng kinh tế Tây Nguyên, Átlát
- PP, kỹ thuật: Đàm thoại, gợi mở, nêu vấn đề, giải quyết vấn đề.
- Không gian lớp học: HS ngồi theo bàn , treo bản đồ trên bảng
 - Tài liệu học tập: SGk, átlát,tư liệu
- Tiến trình tổ chức
Tiến trình 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức cơ bản 
* Bước 1: Phát hiện, khám phá.
*GV: yêu cầu HS sử dụng bản đồ treo tường kết hợp Atlat, nội dung SGK & hiểu biết của bản thân vẽ sơ đồ theo gợi ý trên bảng, theo
Hiệntrạng Hậu quả Giải pháp.
*HS: sử dụng Átlát, SGK.để hoàn thành nhiệm vụ.
3. Khai thác và chế biến lâm sản
* Hiện trạng
Là vùng giàu có về tài nguyên rừng so với các vùng khác trên cả nước
Nạn phá rừng ngày càng gia tăng
* Hậu quả
Giảm sút nhanh lớp phủ rừng và trữ lượng gỗ
Đe dọa môi trường sống của các loài động vật
Hạ mức nước ngầm vào mùa khô
*Biện pháp:khai tác hợp lí tài nguyên rừng.
* Bước 2: Bàn luận, nêu chính kiến.
*GV: yêu cầu các cặp HS trả lời.
*HS: nêu ý kiến của mình, các HS khác bổ sung
* Bước 3: Thống nhất, kết luận. 
*GV: Yêu cầu cả lớp thống nhất và đưa ra đáp án đúng nhất.
* HS: biểu quyết lấy ý kiến chung 
*GV nhận xét và chuẩn hoá kiến thức 
*Bước 4:
Tích hợp 
BĐKH
*GV: Em cho biết mối quan hệ gữa khó khăn của vùng với vấn sử dụng tài nguyên và BĐKH hiên nay. Em hãy thử đề xuất biện pháp giải quyết.
*HS: nêu ý kiến của mình, các HS khác bổ sung 
*GV chuẩn kiến thức
*Thiên tai: Hạn hán kéo dài, cháy rừng, thiêud nước cho SX và sinh hoạt.
Hoạt động 3: Tìm hiểu thế mạnh khai thác thuỷ năng kết hợp thuỷ lợi 
- Thời lượng:8 phút
- Hình thức tổ chức: cá nhân
- Đồ dùng: : Bản đồ vùng kinh tế Tây Nguyên, Átlát
- PP, kỹ thuật: Đàm thoại, gợi mở, nêu vấn đề, giải quyết vấn đề.
- Không gian lớp học: HS ngồi theo bàn , treo bản đồ trên bảng
 - Tài liệu học tập: SGk, átlát,tư liệu
- Tiến trình tổ chức
Tiến trình 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức cơ bản 
* Bước 1: Phát hiện, khám phá.
*GV: yêu cầu HS sử dụng bản đồ treo tường, đọc sách giáo khoa, kết hợp với kiến thức, thông tin bản thân, hoàn thiện bảng sau:
Sông
Nhà máy thủy điện – công suất
Ý nghĩa
Đã xây dựng
Đang xây dựng
Xê xan
Xrê pôk
Đồng Nai
*HS: sử dụng Átlát, SGK.để hoàn thành nhiệm vụ.
4. Khai thác thủy năng kết hợp với thủy lợi:(phụ lục)
* Ý nghĩa:
- Phát triển ngành công nghiệp năng lượng
- Đảm bảo nguồn cung cấp năng lượng cho các nhà máy luyện nhôm
- Cung cấp nước tưới vào mùa khô, tiêu nước vào màu mưa
- Phát triển du lịch, nuôi trồng thủy sản.
* Bước 2: Bàn luận, nêu chính kiến.
*GV: yêu cầu các cặp HS trả lời.
*HS: nêu ý kiến của mình, các HS khác bổ sung
* Bước 3: Thống nhất, kết luận. 
*GV: Yêu cầu cả lớp thống nhất và đưa ra đáp án đúng nhất.
* HS: biểu quyết lấy ý kiến chung 
*GV nhận xét và chuẩn hoá kiến thức 
-Tại sao phải chú ý kết hợp giữa khai thác thuỷ năng & thuỷ lời ở Tây Nguyên?(Mùa khô ở đây kéo dài & mức khô hạn cao gây khó khăn cho SX & đời sống. hồ chưa nước của các nhà máy thuỷ điện có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc cung cấp nước tưới vào mùa khô, tiêu nước vào mùa mưa.
IV. CỦNG CỐ VÀ PHÁT TRIỂN BÀI HỌC : (Thời gian 5 phút)
 Bước 1: Khái quát hóa các kiến thức và kỹ năng cơ bản của bài học  
 Em hãy xây dựng sơ đồ nội dung bài học
Bước 2 Xác định dạng các câu hỏi lý thuyết và bài tập kỹ năng;
 -Đặt một số câu hỏi ttheo nội dung bài học. 
 -Hãy phân loại các câu hỏi theo các dạng (Trình bày, chứng minh, giải thích, so sánh, vận dụng) 
*Đối với HS trung bình:
Câu 1: Kể tên các tỉnh và cho biết vị trí địa lí Tây Nguyên có thuận lợi và khó khăn gì đối với sự phát triển kinh tế - xã hội?.
Câu 2: Phân tích điều kiện phát triển cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên.
Câu 3: Dựa vào hình 37.1, Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày tình hình phát triển và phân bố cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên.
*Đối với HS khá giỏi
Câu 4: Tại sao trong khai thác tài nguyên rừng ở Tây Nguyên, cần hết sức chú trọng khai thác đi đôi với tu bổ và bảo vệ vốn rừng.
Câu 5: Cho bảng số liệu sau:
CƠ CẤU DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG CÂY CÔNG NGHIỆP LÂU NĂM, NĂM 2009 (Đơn vị: %)
Vùng
Cà phê
Chè
Cao su
Các cây khác
Trung du và miền núi Bắc Bộ
3,6
87,9
0,0
8,5
Tây Nguyên
70,2
4,3
17,2
8,3
a) Hãy vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu diện tích cây công nghiệp lâu năm của Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên năm 2009.
b) Dựa vào kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải thích về cơ cấu diện tích cây công nghiệp lâu năm giữa hai vùng này.
Câu 6; So sánh sự giống nhau & khác nhau về điều kiện tự nhiên & KT-XH giữa vùng TD-MNBB với Tây Nguyên
 Bước 3: Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học để định hướng trả lời các câu hỏi và bài tập.
Câu 1: Kể tên các tỉnh và cho biết vị trí địa lí Tây Nguyên có thuận lợi và khó khăn gì đối với sự phát triển kinh tế - xã hội?
a) Các tỉnh của Tây Nguyên: Kom-Tum, Gia-Lai, Đăk-Lăk, Đăk-Rông và Lâm Đồng
b) Thuận lợi:
- Vị trí địa lí:
+ Có vị trí quan trọng về quốc phòng và phát triển kinh tế.
+ Giáp Duyên hải Nam Trung Bộ, vùng có tiềm năng lớn về thủy sản và giao thông biển.
+ Giáp Đông Nam Bộ, vùng có nền kinh tế phát triển nhất nước ta.
+ Giáp Hạ Lào và Campuchia thuận lợi cho giao lưu kinh tế.
c) Khó khăn:
- Vị trí không giáp biển làm hạn chế cho việc phát triển kinh tế biển như những vùng khác.
Câu 2: Phân tích điều kiện phát triển cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên.
a) Thuận lợi:
- Đất đai:
+ Tây Nguyên có diện tích đất badan lớn.
+ Đất badan ở đây có tầng phong hóa sâu, giàu chất dinh dưỡng, lại phân bố thành những mặt bằng rộng lớn, thuận lợi cho thành lập các nông trường và các vùng chuyên canh quy mô lớn.
- Khí hậu:
+ Khí hậu cận xích đạo với một mùa mưa và một mùa khô kéo dài thuận lợi cho phơi sấy, bảo quản sản phẩm.
+ Trên các cao nguyên cao 400-500m, khí hậu khá nóng có thể trồng các cây nhiệt đới (cao su, cà phê,).
+ Trên các cao nguyên có độ cao trên 1000m, khí hậu mát mẻ có thể trồng được các cây cận nhiệt (chè,).
b) Khó khăn:
- Về mùa khô, mực nước ngầm hạ thấp, gây khó khăn cho việc làm thủy lợi.
- Đất badan có tính chất vụn bở nên dễ bị xói mòn vào mùa mưa.
Câu 3: Trình bày tình hình phát triển và phân bố cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên.
a) Cà phê:
- Là cây quan trọng số một của Tây Nguyên.
- Diện tích 450 nghìn ha (năm 2006) chiếm 4/5 diện tích cà phê cả nước.Năm 2009 là 550 nghìn ha.
- Đắc Lắc là tỉnh trồng nhiều cà phê nhất.
- Cà phê chè được trồng nhiều trên các cao nguyên tương đối cao, khí hậu mát hơn, phân bố ở Gia Lai, Kom Tum, Lâm Đồng.
- Cà phê vối được trồng ở những vùng nóng hơn, chủ yếu là Đắc Lắc.
b) Chè:
Trồng chủ yếu trên các cao nguyên cao hơn như Lâm Đồng, một phần Gia Lai.
c) Cao su:
Là vùng trồng cao su lớn thứ hai cả nước sau Đông Nam Bộ. Cao su trồng chủ yếu ở Gia Lai, Đác Lắc.
Câu 4: Khai thác tài nguyên rừng ở Tây Nguyên, cần hết sức chú trọng khai thác đi đôi với tu bổ và bảo vệ vốn rừng vì:
a) Vai trò quan trọng của tài nguyên rừng ở Tây Nguyên
- Tây Nguyên là “kho vàng xanh” của cả nước. Rừng có độ che phủ 60% diện tích lãnh thổ. Rừng Tây Nguyên chiếm 36% diện tích đất có rừng và 52% sản lượng gỗ có thể khai thác.
- Rừng Tây Nguyên có nhiều loài gỗ quý như cẩm lai, gụ mật, nghiến, và nhiều động vật quý hiếm như voi, bò tót, gấu,
- Rừng Tây Nguyên còn có vai trò cân bằng sinh thái, bảo vệ nguồn nước, điều hòa khí hậu, chống xói mòn cho cả vùng đồng bằng.
b) Tài nguyên rừng đang bị suy giảm nghiêm trọng, gây nhiều hậu quả.
- Sản lượng gỗ khai thác giảm từ 600 - 700 nghìn m3 gỗ/năm (thập kỉ 80) xuống còn 200 - 300 nghìn m3 gỗ/năm (hiện nay).
- Lớp phủ thực vật giảm sút nhanh, trữ lượng các loại gỗ quý ít dần, đe dọa môi trường sống của các loài động vật quý hiếm. Mực nước ngầm bị hạ thấp vào mùa khô, ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất của nhân dân trrong vùng.
Câu 5: Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu diện tích cây công nghiệp lâu năm của Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên năm 2005. Nhận xét và giải thích.
a) Vẽ biểu đồ:
Yêu cầu:
- Biểu đồ thích hợp nhất là biểu đồ hình tròn.
- Vẽ chính xác, đẹp. Ghi đủ tên biểu đồ, số liệu, đơn vị của các trục, chú giải.
b) Nhận xét:
- Cơ cấu cây công nghiệp ở Tây Nguyên đa dạng hơn Trung du và miền núi Bắc Bộ.
- Cây công nghiệp ở Tây Nguyên chủ yếu là cây nhiệt đới (cà phê, cao su) chiếm tới 87,4% trong tổng số cây công nghiệp lâu năm của vùng. Trung du và miền núi Bắc Bộ chủ yếu là cây cận nhiệt đới (chè) cũng chiếm tới 87,9%.
c) Giải thích:
- Trung du và miền núi Bắc Bộ có mùa đông lạnh, đất feralit có độ phì không cao, địa hình bị cắt xẻ, thích hợp với việc trồng chè.
- Tây Nguyên có nền nhiệt cao, địa hình tương đối bằng phẳng, đất đỏ ba dan có độ phì cao, thích hợp cho việc trồng cà phê, cao su. Các cao nguyên cao có thể trồng chè.
Bước 4 – Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học để giải quyết các tình huống thực tiễn 
Bước 5 – rèn luyện kỹ năng trình bày bài kiểm tra.
V. HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ: (Thời gian 2 phút)
- Hoàn thiện phần trả lời các câu hỏi và các bài tập trong bài
-Chuẩn bị bài 38, 
- Vận dụng giảiquyết các vấn đề thực tiễn 
VI. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ (Thời gian 1 phút) có thể thực hiện trong tiến trình dạy học
-HS tự đánh giá. HS đánh giá nhau. 
-GV đánh giá HS: tinh thần học tập, vở ghi. sự chuẩn bị bài.
VII. PHỤ LỤC

File đính kèm:

  • docGADia_12Bai_37_20150726_042427.doc