Giáo án Địa lý 12 bài 36: Vấn đề phát triển kinh tế – xã hội ở duyên hải nam trung bộ

Phát triển tổng hợp kinh tế biển.

1. Nghề cá:

- Có nhiều tiềm năng phát triển

- Tỉnh nào cũng PT nhất là NTB

- Sản lượng 624 ng.tấn (2005)

- Nhiều vũng vịnh để phát triển nuôi trồng.

- Công nghiệp chế biến cũng PT để hỗ trợ.

2. Du lịch biển:

- Có tiềm năng phát triển. nhiều bãi tắm đep: Nha Trang, Mỹ Khê, Sa Huỳnh

- Các trung tâm du lich: Nha Trang, Đà Nẵng

 

doc5 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 6460 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý 12 bài 36: Vấn đề phát triển kinh tế – xã hội ở duyên hải nam trung bộ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 40 - BÀI 36: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ – XÃ HỘI Ở
DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ
I.MỤC TIÊU BÀI HỌC.Sau bài học HS cần:
* Chuẩn:
1. Về kiến thức:
	- Hiểu và trình bày được những thuận lợi và khó khănvề mặt tự nhiên để phát triển KT-XH ở Duyên hải Nam Trung Bộ
	- Trình bày được vấn đề phát triển tổng hợp kinh tế biển và tầm quan trọng của vấn đề phát triển công nghiệp, cơ sở hạ tầng đối với sự pt KT-XH của vùng.
	2. Về kỹ năng:
- Sử dụng bản đồ KT chung hoặc Átlát để trình bày hiện trạng và sự phân bố các ngành KTcủa vùngDHNTB. 
- Sử dụng bản đồ KT chung hoặc tổng hợp các nguồn tư liệu;bản đồ, số liệu thống kê để so sánh sự pt ngành thủy sản của vùng.
-Xác định và ghi đưngd trên lược đồ VN các trung tâm KT: Đà Nẵng, Nha Trang..
3. Thái độ: thêm yêu quê hương Tổ quốc, đồng thời xác định tinh thần học tập nghiêm túc để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc 
* Các mục tiêu khác
1. Giáo dục biến đổi khí hậu 
a. Nội dung có thể tích hợp: Phân tích ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên ở vùng đến sự phát triển kinh tế xã hội DHNTB
b. Mục đích GD: Thấy rõ các khó khăn cơ bản của từng vùng trong điều kiện khí hậu có nhiều thay đổi đã tác động không nhỏ đến cuộc sống,sinh hoạt và sản xuât của người dân địa phương => Nêu các giải pháp thích hợp nhất trong chiến lược ứng phó của vùng 
c. Mức độ : Liên hệ
2. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài
-Giao tiếp: Lắng nghe/phản hồi tích cực, trình bày suy nghĩ/ý tưởng, thể hiện sự cảm thông chia sẻ những khó khăn do thiên tai gây ra đối với nhân dân vùng DHNTB. 
-Tư duy:Tìm kiếm & xử lí thông tin qua sơ đồ, bản đồ & các tư liệu khác để thấy những thuận lợi & khó khăn trong phát triển KT-XH ở DHNTB. 
-Giải quyết vấn đề: Lựa chọn hướng khai thác các thế mạnh & khắc phục nhữnh hạn chế nhằm phát triển KT-XH ở vùng DHNTB. 
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
1. Chuẩn bị của GV: Atlát địa lí Việt Nam
-Bản đồ tự nhiên DHNTB
- Bản đồ treo tường Kinh tế Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.
-Các bảng số liệu liên quan đến nội dung bài học
-Tranh ảnh, phim tư liệu (nếu có).
2. Chuẩn bị của HS: SGK, vở ghi, Átlát, tư liệu.. 
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG 
1/Ổn định lớp. (Thời gian 1 phút)
2/Kiểm tra bài cũ: (Thời gian 5 phút)
3. Tổ chức các hoạt động 
a. Khởi động: (Thời gian 1 phút) 
- Giáo viên cho học sinh xem một số hình ảnh về tự nhiên, kinh tế ở Duyên hải Nam Trung Bộ (Phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn) sau đó hỏi HS các hình ảnh đó là của vùng kinh tế nào, em biết gì về vùng kinh tế này.
- HS phát biểu. GV giới thiệu và ghi lên bảng tên bài học
- GV đưa sơ đồ cấu trúc nội dung bài học.
b. Tổ chức các hoạt động 
Hoạt động l: Tìm hiểu vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của DH NTB, Thuận lợi và khó khăn về mặt tự nhiên để phát triển KT-XH của Duyên hải Nam Trung Bộ
- Thời lượng:8 phút
- Hình thức tổ chức: cá nhân
- Đồ dùng: : Bản đồ vùng kinh tế DHNTB, Átlát
- PP, kỹ thuật: Đàm thoại, gợi mở, nêu vấn đề, giải quyết vấn đề.
- Không gian lớp học: HS ngồi theo bàn, treo bản đồ trên bảng
 - Tài liệu học tập: SGk, átlát,tư liệu
- Tiến trình tổ chức:
Tiến trình 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức cơ bản 
* Bước 1: Phát hiện, khám phá.
*GV: yêu cầu HS sử dụng bản đồ treo tường kết hợp Atlat để trả lời câu hỏi:
-Hãy xác định trên bản đồ vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ. Vị trí đó có ảnh hưởng thế nào đến sự phát triển kinh tế-xã hội của vùng?
- Thuận lợi và khó khăn về mặt tự nhiên để phát triển KT-XH ở Duyên hải Nam Trung Bộ
*HS: sử dụng Átlát, SGK.để hoàn thành nhiệm vụ.
I. Khái quát chung:
1. Phạm vi lãnh thổ:
- Gồm 8 tỉnh, thành phố
- DT: 44,4 nghìn km2 (13,4% cả nước)
- Dân số: 8,9 triệu người (10,5% cả nước)
- Có 2 quần đảo xa bờ.
2. Vị trí địa lí:
- Phía Bắc:
- Phía Tây:
- Phía Đông:
- Phía Nam:
+ Thuận lợi: 
Giao lưu kinh tế trong và ngòai khu vực
Phát triển cơ cấu kinh tế đa dạng
3.Tài nguyên:
-Nhiều tiềm năng về kinh tế biển.+ 4. Khó khăn: 
-Khu vực thường xảy ra thiên tai
- Mùa mưa lũ lên nhanh
- Mùa khô thiếu nước, khô hạn kéo dài(Ninh Thuận, Bình Thuận)
- Đồng bằng nhỏ hẹp, đất cát pha và đất cát là chủ yếu
- Khu vực chịa ảnh hưởng nặng nề trong chiến tranh
*Thiên tai: ngày càng nhiều với cường độ ngày càng mạnh. Nhiệt TĐ đang tăng lên dẫn đến nguy cơ mất DT đất NN
* Bước 2: Bàn luận, nêu chính kiến.
*GV: yêu cầu các HS trả lời.
*HS: nêu ý kiến của mình, các HS khác bổ sung
* Bước 3: Thống nhất, kết luận. 
*GV: Yêu cầu cả lớp thống nhất và đưa ra đáp án đúng nhất.
* HS: biểu quyết lấy ý kiến chung 
*GV nhận xét và chuẩn hoá kiến thức 
*Bước 4:
Tích hợp BĐKH
GV: Em cho biết mối quan hệ gữa khó khăn của vùng với vấn sử dụng tài nguyên và BĐKH hiên nay. Em hãy thử đề xuất biện pháp giải quyết.
*HS: nêu ý kiến của mình, các HS khác bổ sung 
*GV chuẩn kiến thức.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về phát triển tổng hợp kinh tế biển
- Thời lượng:10 phút
- Hình thức tổ chức : nhóm
- Đồ dùng: Bản đồ vùng kinh tế DHNTB, Átlátbản đồ thủy sản, biểu đồ, bảng , 
- PP, kỹ thuật: sử dụng biểu đồ, thảo luận, thuyết trình tích cực.
- Không gian lớp học :hai bàn HS quay vào nhau và ngồi theo 4 nhóm, bản đồ, sản phẩm bài học trình bày trên bảng.
- Tài liệu học tập: SGk, átlát,
- Tiến trình tổ chức:
Tiến trình 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức cơ bản 
* Bước 1: Phát hiện, khám phá.
*GV Chia lớp thành 4 nhóm. Giao nhiệm vụ, quy định thời gian
-Dựa vào bản đồ vùng kinh tế DHNTB, Átlát bảng số liệu, bản đồ thủy sản,du lịch ,GTVT.
+ Nhóm 1: Tìm hiểu nghề cá(bảng số liệu)
+ Nhóm 2: Tìm hiểu du lịch biển
+ Nhóm 3: Tìm hiểu dịch vụ hàng hải
+ Nhóm 4: Tìm hiểu về khai thác KS và sản xuất muối. 
*HS: các nhóm sử dụng SGK, bản đồ , bảng số liệu, phân tích tư liệu sưu tầm để thảo luận và hoàn thành nhiệm vụ.
. II. Phát triển tổng hợp kinh tế biển.
1. Nghề cá:
- Có nhiều tiềm năng phát triển
- Tỉnh nào cũng PT nhất là NTB
- Sản lượng 624 ng.tấn (2005)
- Nhiều vũng vịnh để phát triển nuôi trồng.
- Công nghiệp chế biến cũng PT để hỗ trợ.
2. Du lịch biển:
- Có tiềm năng phát triển. nhiều bãi tắm đep: Nha Trang, Mỹ Khê, Sa Huỳnh
- Các trung tâm du lich: Nha Trang, Đà Nẵng
3. Dịch vụ hàng hải:
- Có đk xd các cang nước sâu: Dung Quất, Vân Phong, Quy Nhơn..
4. Khai thác KS và sản xuất muối:
- Khai thác dầu khí (Bình Thuận)
- Sản xuất muối: Cà Ná, Sa Huỳnh
* Bước 2: Bàn luận, nêu chính kiến.
*GV: yêu cầu các nhóm trình bày sản phẩm trên bảng
*HS: nêu ý kiến của nhóm mình, các nhóm khác bổ sung
* Bước 3: Thống nhất, kết luận. 
*GV: Yêu cầu cả lớp thống nhất và đưa ra đáp án đúng nhất.
*HS: biểu quyết lấy ý kiến chung 
*GV nhận xét và chuẩn hoá kiến thức 
*GV đặt câu hỏi cho các nhóm: 
Hoạt động 3: Tìm hiểu về phát triển công nghiệp và cơ sở hạ tầng.
- Thời lượng:8 phút
- Hình thức tổ chức: cá nhân
- Đồ dùng: : Bản đồ vùng kinh tế DHNTB, Átlát
- PP, kỹ thuật: Đàm thoại, gợi mở, nêu vấn đề, giải quyết vấn đề.
- Không gian lớp học: HS ngồi theo bàn, treo bản đồ trên bảng
 - Tài liệu học tập: SGk, átlát,tư liệu
- Tiến trình tổ chức:
Tiến trình 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức cơ bản 
* Bước 1: Phát hiện, khám phá.
*GV: yêu cầu HS sử dụng bản đồ treo tường kết hợp Atlat để trả lời câu hỏi: 
-Để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, vấn đề năng lượng của vùng cần phải giải quyết như thế nào?
-Xác định và kển tên các nhà máy thủy điện đã có và đang xây dựng của vùng
-Xác định và nêu vai trò của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung?
-Xác định các tuyến đường bộ, đường sắt chủ yếu, các cảng và sân bay của vùng.
-Nêu vai trò của GTVT đối với sự phát triển kinh tế của vùng?
*HS: sử dụng Átlát, SGK.để hoàn thành nhiệm vụ.
III. Phát triển công nghiệp và cơ sở hạ tầng:
1. Phát triển công nghiệp:
- Đã hình thành được chuỗi trung tâm CN trong vùn
- Phân bố: Dọc ven biển, đồng thời là các đô thị lớn trong vùng
- Cơ cấu ngành:Cơ khí, chế biến N-L-TS, sản xuất hàng tiêu dùng
- Các trung tâm CN lớn: ĐN, Quy Nhơn, Nha Trang
2. Phát triển cơ sở năng lượng:
- Đường dây 500 KV
- Xây dựng các NM thủy điện quy mô trung bình và tương đối lớn: Sông Hinh, Vĩnh Sơn, Hàm Thuận – Đa Mi, Avương.
- Vùng KT trọng điểm: Thừa Thiên-Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định.
3. Phát triển giao thông vận tải:
- Quốc lộ 1
- Đường Sắt Bắc – Nam
- Các tuyến Đông- Tây
- Các hải cảng, sân bay
* Bước 2: Bàn luận, nêu chính kiến.
*GV: yêu cầu các HS trả lời.
*HS: nêu ý kiến của mình, các HS khác bổ sung
* Bước 3: Thống nhất, kết luận. 
*GV: Yêu cầu cả lớp thống nhất và đưa ra đáp án đúng nhất.
* HS: biểu quyết lấy ý kiến chung 
*GV nhận xét và chuẩn hoá kiến thức 
IV. CỦNG CỐ VÀ PHÁT TRIỂN BÀI HỌC : (Thời gian 5 phút)
 Bước 1: Khái quát hóa các kiến thức và kỹ năng cơ bản của bài học  
 Em hãy xây dựng sơ đồ nội dung bài học
Bước 2 Xác định dạng các câu hỏi lý thuyết và bài tập kỹ năng;
 -Đặt một số câu hỏi ttheo nội dung bài học. 
 -Hãy phân loại các câu hỏi theo các dạng (Trình bày, chứng minh, giải thích, so sánh, vận dụng) 
*Đối với HS trung bình:
Câu 1: Kể tên các tỉnh thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ và cho biết vị trí địa lí của vùng có những thuận lợi gì cho phát triển kinh tế- xã hội của vùng?
Câu 2: Trình bày vấn đề phát triển tổng hợp kinh tế biển ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ. (Trình bày)
*Đối với HS khá giỏi
 Câu 1: Vấn đề lương thực-thực phẩm trong vùng cần được giải quyết bằng cách nào? Khả năng giải quyết vấn đề này.
Câu 2: Việc phát triển tổng hợp kinh tế biển ở DH NTB so với BTB thuận lợi hơn như thế nào?
Câu 3: Cho biết đặc điểm về cơ cấu kinh tế của Bắc Trung Bộ. So với BTB, DH NTB hình thành cơ cấu kinh tế như thế nào?
Bước 3: Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học để định hướng trả lời các câu hỏi và bài tập.
Bước 4 – Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học để giải quyết các tình huống thực tiễn 
Bước 5 – rèn luyện kỹ năng trình bày bài kiểm tra.
V. HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ: (Thời gian 2 phút)
- Hoàn thiện phần trả lời các câu hỏi và các bài tập trong bài
-Chuẩn bị bài 37, sưu tầm tài liệu về vấn đề phát triển king tế vùng Tây Nguyên
- Vận dụng giảiquyết các vấn đề thực tiễn 
VI. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ (Thời gian 1 phút) có thể thực hiện trong tiến trình dạy học
-HS tự đánh giá. HS đánh giá nhau. 
-GV đánh giá HS: tinh thần học tập, vở ghi. sự chuẩn bị bài.
VII. PHỤ LỤC 
PHIẾU HỌC TẬP VÀ THÔNG TIN PHẢN HỒI.
Phiếu học tập
Tiêu mục
Thế mạnh
Hạn chế
Tự nhiên
Kinh tế – xã hội
Thông tin phản hồi
Tiêu mục
Thế mạnh
Hạn chế
Tự nhiên
- Phát triển đánh bắt và nuôi trồng thủy sản
- Chăn nuôi gia súc
- Khai thác khoáng sản
- Phát triển thủy điện
- Khai thác tài nguyên lâm sản
- Mùa mưa lũ lên nhanh
- Mùa khô thiếu nước, khô hạn kéo dài(Ninh Thuận, Bình Thuận)
- Đồng bằng nhỏ hẹp, đất cát pha và đất cát là chủ yếu
Kinh tế – xã hội
- Các di sản văn hóa thế giới: Phố cổ Hội An, Di tích Mỹ Sơn
- Góp phần làm phong phú thêm về thế mạnh du lịch của vùng
- Có nhiều đô thị thu hút đầu tư nước ngoài
- Khu vực chịa ảnh hưởng nặng nề trong chiến tranh
- Có nhiều dân tộc ít người trình độ sản xuất thấp.

File đính kèm:

  • docGADia_12Bai_36_20150726_042431.doc