Giáo án Địa lý 12 bài 28: Vấn đề tổ chức lãnh thổ công nghiệp

Trắc nghiệm: Chọn đáp án đúng.

1/Mục đích của TCLTCN là nhằm:

a.Tận dụng triệt để nguồn vốn đầu tư nước ngoài .

b. Sử dụng hợp lí các nguồn lực sẵn có nhằm đạt hiệu quả cao về các mặt kinh tế, xã hội và môi trường,

c. Sử dụng hợp lí và tiết kiêm các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

d. Khai thác lợi thế về vị trí địa lí của nước ta.

2/Các trung tâm công nghiệp có ý nghĩa quốc gia ở nước ta gồmcó:

a.TP Hồ Chí Minh và Hà Nội.

b.TP Hồ Chí Minh, Hà Nội và Hải phòng.

c.TP Hồ Chí Minh, Hà Nội và Hải phòng, Đà Nẵng.

d.TP Hồ Chí Minh, Hà Nội và Hải phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ.

 

doc14 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 6955 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý 12 bài 28: Vấn đề tổ chức lãnh thổ công nghiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 31-Bài 28:VẤN ĐỀ TỔ CHỨC LÃNH THỔ CÔNG NGHIỆP
I.MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học, học sinh cần.
*Chuẩn:
1.Về kiến thức
Cơ bản: -Trình bày được khái niệm tổ chức lãnh thổ công nghiêp (TCLTCN).
 - Phân biệt được một số hình thức chủ yếu của TCLTCN(đặc điểm, phân bố).
Nâng cao:-Giải thích sự phân bố và phân tích các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng tới TCLTCN
 2. Về kỹ năng: 
 Cơ bản 
- Xác định trên bản đồ vị trí một số điểm CN, trung tâm CN, vùng CN của nước ta.
- Sử dụng bản đồ họăc Át lát Đia lí Viêt Nam để nhận xét về sự phân bố các hình thức TCLTCN chủ yếu ở nước ta.
Nâng cao: - Xây dựng được sơ đồ các nhân tố ảnh hưởng đến các hình thức TCLTCN (Thông qua câu hỏi 2 ở phần đánh giá.)
3.Thái độ:
 Giáo dục niềm tự hào và tình yêu quê hương (Hải Phòng là một trong các trung tâm CN lớn của cả nước).Từ kiến thức đã tiếp thu được, HS thấy rõ ý thức, trách nhiệm của bản thân trong việc thực hiện chủ trương xây dựng các khu CN tâp trung của địa phương.
*Mục tiêu khác: Giáo dục biến đổi khí hậu.
-Các hình thức TCLTCN hình thành có tác động:
+Tích cực: thúc đẩy KT phát triển..
+Tiêu cực: gây ô nhiềm môi trường và gia tăng tốc độ biến đổi khí hậu.
-Biện pháp giải quyết.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
1. Chuẩn bị của GV: + Bản đồ Công nghiệp chung Việt Nam, Atlat Địa lí Việt Nam, máy tính, máy chiếu, tranh ảnh, phim về khu công nghiệp.
+ Bảng, biểu số liệu có liên quan đến các điểm công nghiệp, các khu công nghiệt, các trung tâm công nghiệp
2. Chuẩn bị của HS: SGK, tư liệu sưu tầm về các khu công nghiệp, Atlat Địa Lí VN
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG 
1/Ổn định lớp. (Thời gian 1 phút)
2/Kiểm tra bài cũ: (Thời gian 5 phút)
Câu 1 Hãy xác định các nhà máy thuỷ điện lớn nhất của nước ta trên bản đồ công ngiêp (lược đồ) và giải thích sự phân bố đó của chúng.
HS: chỉ trên bản đồ khoảng 5 nhà máy thuỷ điện lớn và giải thích.
HS khác nhận xét, bổ sung.
-GV: Nhận xét và chuẩn kiến thức.Các nhà máy thuỷ điện(HS có thể kể tên các nhà máy thuỷ điện không giống theo đáp án)
Miền
Nhà máy thuỷ điện
Công suất
Trên sông
Nguyên nhân phân bố
Bắc
Hoà Bình
1920 MW
Sông Đà
Nơi có nguồn thuỷ năng dồi dào.
Thác Bà
110 MW
Sông Chảy
Trung
Đa Nhim
160 MW
Sông Đa Nhim
Tây Nguyên
Yaly
720 MW
Sông Xê Xan
Nam
Trị An
400 MW
Sông Đồng Nai
Câu 2: Dựa vào hình (Sơ đồ một số hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp), sự hiểu biết &kiến thức đã học, em hãy điền tên các hình thức TCLT vào đúng vị trí.(phụ lục 1). 
3. Tổ chức các hoạt động 
a. Khởi động: (Thời gian 1 phút) GV yªu cÇu HS nh¾c l¹i mét sã h×nh thøc tæ chøc l·nh thæ c«ng nghiÖp ®· ®­îc häc ë líp 10 vµ c¸c nh©n tè chñ yÕu ¶nh h­ëng tíi tæ chøc l·nh thæ c«ng nghiÖp.
Trong quá trình phát triển CN theo định hướng XHCN, vấn đề tổ chức lãnh thổ công nghiêp có một ý nghĩa vô cùng quan trọng, nhằm sử dụng hợp lí các nguồn lực sẵn có, đạt hiệu quả cao về các mặt kinh tế - xã hội và môi trường.Trong bài học hôm nay chúng ta sẽ đi tìm hiểu vấn đề tổ chức lãnh thổ công nghiệp nước ta.
b. Tổ chức các hoạt động
Hoạt động l: Tìm hiểu về khái niêm Tổ chức lãnh thổ công nghiêp
- Thời lượng: 5 phút
- Hình thức tổ chức: cả lớp.
- Đồ dùng: Bản đồ công nghiệp chungcủa VN, Át lát.
- PP, kỹ thuật: sử dụng bản đồ, đàm thoại, gợi mở, nêu vấn đề, giải quyết vấn đề.
- Không gian lớp học: HS ngồi theo bàn,, treo bản đồ trên bảng.
 - Tài liệu học tập: SGK, tư liệu.. 
- Tiến trình tổ chức:
Tiến trình 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức cơ bản 
* Bước 1: Phát hiện, khám phá.
*GV giới thiệu về bản đồ công nghiệp nước ta: Sự phân bố các ngành CN,Có những nơi chỉ có một ngành CN(Tĩnh Túc, Sinh quyền, Bạc Liêu), có những nơi gồm nhiều ngành CN( Hà Nội TP Hồ Chí Minh, ĐBSH, ĐNB..).
- Yêu cầu HS nhận xét về phấn bố các Ngành CN ở Tĩnh Túc, Sinh Quyền, Bạc Liêu, Hải Phòng (quy mô, các ngành, không gian bố trí..). Mục đích của sự phân bố như vậy? 
-Từ các hiểu biết trên và SGK hãy nêu khái niệm TCLTCN. TCLTCN có vai trò thế nào trong sự phát triển KT- XH của đất nước?
*HS Dưa và bản đồ hoặc Átlát để hoàn thành nhiệm vụ.
1 Khái Niệm
TCLTCN là sự sắp xếp, phối hợp giữa các quá trình và cơ sở sản xuất CN trên một lãnh thổ sản xuất nhất định để sử dụng hợp lí các nguồn lực sẵn có nhằm đạt hiệu quả cao về kinh tế, xã hội và môi trường.
*Vai trò:- Đặc biệt quan trọng đối với quá trình đổi mới KT-XH của nước ta.
- Là một trong những công cụ hữu hiệu trong sự nghiệp CNH-HĐH đất nước.
* Bước 2: Bàn luận, nêu chính kiến.
*GV: yêu cầu HS trả lời.
*HS: nêu ý kiến của mình, các HS khác bổ sung
* Bước 3: Thống nhất, kết luận. 
*GV: Yêu cầu cả lớp thống nhất và đưa ra đáp án đúng nhất.
* HS: biểu quyết lấy ý kiến chung 
*GV nhận xét và chuẩn hoá kiến thức (Phụ lục2) *Chuyển ý: Trên đất nước ta hiện nay có những hình thức TCLTCN chủ yếu nào? Chúng ta sẽ tìm hiểu vấn đề này trong mục 2 sau đây.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về các hình thức TCLTCNchủ yếu ở nước ta.
 Điểm công nghiệp
- Thời lượng:5 phút
- Hình thức tổ chức: cá nhân
- Đồ dùng: Bản đồ công nghiệp chungcủa VN, Át lát.
- PP, kỹ thuật: sử dụng bản đồ, đàm thoại, gợi mở, nêu vấn đề, giải quyết vấn đề.
- Không gian lớp học: HS ngồi theo bàn,, treo bản đồ trên bảng.
 - Tài liệu học tập: SGK,tư liệu..
- Tiến trình tổ chức:
Tiến trình 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức cơ bản 
* Bước 1: Phát hiện, khám phá.
*GV giới thiệu hình: Sơ đồ một số hình thức TCLTCN và dựa vào kết quả tìm hiểu ở phụ lục 2 HS sẽ biết Tĩnh Túc, Sinh Quyền...là điểm CN. 
-Dựa vào kiến thức đã học ở lớp 10, sơ đồ một số hình thức TCLTCN, em hãy cho biết các đặc điểm và ưu điểm chính của điểm công nghiệp.
-Dựa vào bản đồ CN chung hoặc At lát Địa lí Việt Nam, em hãy nhân xét sự phân bố điểm CN và xác định một số điểm CN trên đất nước ta.
*HS: dựa vào bản đồ và vốn hiểu biết để hoàn thành nhiệm vụ.
2. Các hình thức chủ yếu tổ chức lãnh thổ công nghiệp.
a) Điểm công nghiệp.
- Là hình thức TCLTCN đơn giản nhất
- Đặc điểm
+ Quy mô nhỏ, chỉ một vài xí nghiệp
+ Đồng nhất với một điểm dân cư.
+ Không có mối liên hệ giữa các xí nghiệp.
+ Nằm gần khu nguyên liệu-nhiên liệu CN, hoặc vùng nguyên liệu nông sản.
- Phân bố: Tây Bắc,Tây Nguyên 
+ Được hình thành hầu hết ở các tỉnh, thị xã, thành phố, nhằm khai thác nguồn tài nguyên tại chỗ và tân dụng nguồn lao động tại chỗ.
+VD: Sản xuất thiếc (Tĩnh Túc), khai thác khoáng sản Apa tít (Lào Cai), Sản xuất vât lệu xây dựng (Quỳnh Lưu), chế biến cà phê ở Tây Nguyên, Chế biến lương thực..(Bạc Liêu
* Bước 2: Bàn luận, nêu chính kiến.
*GV: yêu cầu HS trả lời.
*HS: nêu ý kiến của mình, các HS khác bổ sung
* Bước 3: Thống nhất, kết luận. 
*GV: Yêu cầu cả lớp thống nhất và đưa ra đáp án đúng nhất.
* HS: biểu quyết lấy ý kiến chung 
*GV nhận xét và chuẩn kiến thức 
Hoạt động 3: Tìm hiểu về các hình thức TCLTCNchủ yếu ở nước ta.
 khu CN và trung tâm CN.
- Thời lượng:15 phút
- Hình thức tổ chức : nhóm
- Đồ dùng: biểu đồ Átlát. 
- PP, kỹ thuật: sử dụng biểu đồ, thảo luận, thuyết trình tích cực.
- Không gian lớp học :hai bàn HS quay vào nhau và ngồi theo 4 nhóm, bản đồ, sản phẩm bài học trình bày trên bảng.
- Tài liệu học tập: SGk, átlát,
- Tiến trình tổ chức:
Tiến trình 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức cơ bản 
* Bước 1: Phát hiện, khám phá.
* GV chia lớp thành 4 nhóm và giao nhiêm vụ theo phiếu học tập(phụ lục 3 và 4):
* Nhóm 1 và 3 tìm hiểu khu CN.
* Nhóm 2 và 4 tìm hiểu trung tâm CN
*HS: các nhóm dựa vào yêu cầu của phiếu học tập để thảo luận hoàn thành nhiệm vụ.
. b) Khu công nghiệp.(Khu CN tâp trung)
- Là hình thức TCLTCN cao hơn.
(Phiếu học tập và thông tin phản hồi ở phụ lục 3)
c) Trung tâm công nghiệp.
- Là hình thức TCLTCN ở trình độ cao gắn với đô thị vừa và nhỏ.
(Phiếu học tập và thông tin phản hồi ở phụ lục 4)
 *Nguyên nhân những khu vực tập trung nhiều khu CN và trung tâm CN: Đây là các khu vực có vị trí thuận lợi cho giao lưu hợp tác phát triển kinh tế, có cơ sở hạ tầng tương đối hoàn thiện so với cả nước, có nguồn nhân lực dồi dào và chất lượng khá cao, có tiềm năng về vốn và thị trường...
* Bước 2: Bàn luận, nêu chính kiến.
*GV: yêu cầu các nhóm trình bày sản phẩm trên bảng
*HS: nêu ý kiến của nhóm mình, các nhóm khác bổ sung
* Bước 3: Thống nhất, kết luận. 
*GV: Yêu cầu cả lớp thống nhất và đưa ra đáp án đúng nhất.
*HS: biểu quyết lấy ý kiến chung 
*GV nhận xét và chuẩn hoá kiến thức 
Khu CN tập trung chủ yếu ở TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa–Vũng Tàu, Hà Nôi, Hải Phòng.
VD: Khu công nghệ cao Láng –Hoà Lạc, Sài Đồng (Hà Nội); Dung Quất(Quảng Ngãi); Linh Trung, Tân Tao(TPHCM); ĐìnhVũ, NoMuRa (HP)
*Sau khi tìm hiểu xong khu CN và trung tâm CN.
- GV đặt câu hỏi (cả lớp/cá nhân) 
Nâng cao*Giải thích sự phân bố các khu CN và trung tâm CN.
Hoạt động 4: Tìm hiểu về các hình thức TCLTCNchủ yếu ở nước ta 
 Tìm hiểu vùng CN và tích hợp biến đổi khí hậu
- Thời lượng:5 phút
- Hình thức tổ chức: cá nhân.
- Đồ dùng: Bản đồ CN chung, bản đồ câm, Átlát..
- PP, kỹ thuật: : sử dụng bản đồ, đàm thoại, gợi mở, nêu vấn đề, giải quyết vấn đề. 
- Không gian lớp học: HS ngồi theo bàn,mỗi bàn là 1 căp, treo bản đồ, sản phẩm bài học trên bảng
 - Tài liệu học tập:SGK, tư liệu. 
- Tiến trình tổ chức:
Tiến trình 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức cơ bản 
* Bước 1: Phát hiện, khám phá.
*GV: yêu cầu HS
- Dựa vào hình Sơ đồ môt số hình thức TCLTCN, bản đồ CN chung hoặc Atlát Đia lí Việt Nam và lược đồ câm các cùng CN nước ta theo quy hoạch của Bộ Công nghiệpnăm2001(phụ lục 5), nội dung SGK, sự hiểu biết của mình trả lời các câu hỏi sau:
+ Đặc điểm chính vùng CN .
+ Kể tên và chỉ trên bản đồ các vùng CN ở nước ta.
*HS: dựa vào bản đồ và vốn hiểu biết để hoàn thành nhiệm vụ.
d) Vùng công nghiệp.
- Là hình thức TCLTCN ở trình độ cao nhất. Phân bố trên một vùng lãnh thổ rộng lớn.
- Gồm 6 vùng: 
+ Vùng 1: TDMN Bắc Bộ(trừ Quảng Ninh)
+ Vùng 2: ĐBSH và Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh.
+ Vùng 3: các tỉnh từ Quảng Bình tới Ninh Thuận.
+ Vùng 4: Các tỉnh thuộc Tây Nguyên (trừ Lâm Đồng)
+ Vùng 5: Các tỉnh ĐNB, Bình Thuận và Lâm Đồng
+ Vùng 6: ĐBSCL
*Các hình thức TCLTCN hình thành có tác động:
+Tích cực:
.)Tạo điều kiện tiến hành quá trình CNH-HĐH
.)Tạo điều kiện thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
.)Thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế .
+Tiêu cực: Các hình thức TCLTCN.
.)Vì lợi nhiận nên chưa có ý thức bảo vệ môi trường(xả chất thải chưa qua xử lí ..)
.)Các cơ sở SX công nghiệp đã thải ra môi trường lương chất thải rất lớn đã làm gia tăng tốc độ Biến đổi khí hậu.
Biện pháp hạn chế BĐKH:
-Xử lí nghiêm khắc những cơ sở xả chất thải chưa qua xử lí 
-Tiết kiệm điện.
-Hạn chế xử dụng nhiên liệu hoá thạch.
-Khai phá nguồn năng lượng mới, xử dụng nguồn năng lượng sạch.
-Giữ gìn cây xanh, trồng rừng.
-Thực hiện nguyên tắc 3R: Giảm sử dụng-Tái sử dụng-Sử dụng sản phẩm tái chế. 
* Bước 2: Bàn luận, nêu chính kiến.
*GV: yêu cầu HS trả lời.
*HS: nêu ý kiến của mình, các HS khác bổ sung
* Bước 3: Thống nhất, kết luận. 
*GV: Yêu cầu cả lớp thống nhất và đưa ra đáp án đúng nhất.
* HS: biểu quyết lấy ý kiến chung 
*GV nhận xét và chuẩn kiến thức 
*GV đặt câu hỏi: Ở Hải Phòng có những hình thức TCLTCN nào?Em có đồng tình với việc xuất hiện các hình thức TCLTCN đó không? Tại sao?(phim về ô nhiễm môi trường do sự phát triển CN)
* HS: trả lời
*GV nhận xét và chuẩn kiến thức 
IV. CỦNG CỐ VÀ PHÁT TRIỂN BÀI HỌC : (Thời gian 5 phút)
 Bước 1: Khái quát hóa các kiến thức và kỹ năng cơ bản của bài học  
 Em hãy xây dựng sơ đồ nội dung bài học
TỔ CHỨC LÃNH THỔ 
CÔNG NGHIỆP
KHU 
CÔNG 
NGHIỆP
TRUNG
TÂM
CÔNG
NGHIỆP
ĐIỂM
CÔNG 
NGIỆP
VÙNG 
CÔNG
NGHIỆP
KHAI THÁC ĐẠT HIỆU 
QUẢ KINH TẾ CAO
Trắc nghiệm: Chọn đáp án đúng.
1/Mục đích của TCLTCN là nhằm:
a.Tận dụng triệt để nguồn vốn đầu tư nước ngoài .
b. Sử dụng hợp lí các nguồn lực sẵn có nhằm đạt hiệu quả cao về các mặt kinh tế, xã hội và môi trường,
c. Sử dụng hợp lí và tiết kiêm các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
d. Khai thác lợi thế về vị trí địa lí của nước ta.
2/Các trung tâm công nghiệp có ý nghĩa quốc gia ở nước ta gồmcó:
a.TP Hồ Chí Minh và Hà Nội.
b.TP Hồ Chí Minh, Hà Nội và Hải phòng.
c.TP Hồ Chí Minh, Hà Nội và Hải phòng, Đà Nẵng.
d.TP Hồ Chí Minh, Hà Nội và Hải phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ.
3/Tỉnh Quảng Ninh thuộc vùng kinh tế nào?
a.Vùng 1. b.Vùng 2 c.Vùng 3 d.Vùng 4
Đáp án: Câu 1: b; 
 Câu 2: a : 
 Câu 3: b ;
Bước 2 Xác định dạng các câu hỏi lý thuyết và bài tập kỹ năng;
 -Đặt một số câu hỏi ttheo nội dung bài học. 
 -Hãy phân loại các câu hỏi theo các dạng (Trình bày, chứng minh, giải thích, so sánh, vận dụng) . Phân dạng câu hỏi cuối bài.
 Câu 1: Dạng trình bày.
 Câu 2: Dạng so sánh.
*Đối với HS trung bình:
Câu 1:Dựa vào Át lát Địa lí Việt Nam:
a.Kể tên 5 điểm công nghiệp và cơ cấu ngành của từng điểm.
b.Kể tên các trung tâm CNcó ý nghĩa quốc gia và cơ cấu ngành của mỗi trung tâm.
Câu 2: : a. SO SÁNH CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC LÃNH THỔ CÔNG NGHIỆP
Các hình thức
Điểm công nghiệp
Khu công nghiệp
Trung tâm công nghiệp
Vùng công
 nghiệp
Giống nhau
Khác nhau 
- Quy mô.
- Cơ cấu ngành
- Mức độ liên hệ sản xuất
- Ngành chuyên môn hóa.
- Dịch vụ hỗ trợ......
 Chú thích ( So sánh khác nhau)
- Quy mô: nhỏ +, khá lớn ++, lớn +++, rất lớn ++++
- Cơ cấu ngành: một ngành +, tương đối nhiều ++ , nhiều ngành +++, rất nhiều ++++
- Mức độ liên hệ sản xuất: không có -, có ++, cao+++, rất cao ++++.
- Ngành chuyên môn hóa: không có -, một ngành +, vài ngành ++
- Dịch vụ hỗ trợ: không đáng kể+, trung bình ++, cao+++, rất cao++++
Câu 2: (Trình bày)
*Đối với HS khá giỏi
Câu 1: Gi¶i thÝch t¹i sao TP Hå ChÝ Minh vµ Hµ Néi l¹i lµ 2 trung t©m c«ng nghiÖp lín nhÊt n­íc ta?
Câu 2:. (chứng minh)
Bước 3: Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học để định hướng trả lời các câu hỏi và bài tập.
Câu 1:Dựa vào Át lát Địa lí Việt Nam:
a.Kể tên 5 điểm công nghiệp và cơ cấu ngành của từng điểm.
b.Kể tên các trung tâm CNcó ý nghĩa quốc gia và cơ cấu ngành của mỗi trung tâm.
Đáp án:
Tên trung tâm
Cơ cấu ngành chủ yếu
TP Hồ Chí Minh
Cơ khí, sản xuất ôtô, đóng tàu, điện tử, hoá chất, dệt may,Sản xuất giấy, chế biến lương thực, thực phẩm, sản xuất VLXD, luyện kim đen, luyện kim màu, nhiệt điện
Hà Nội
 Điện tử, hoá chất, dệt may, sản xuất VLXD, sản xuất giấy, chế biến lương thực, thực phẩm, luyện kim đen, cơ khí, sản xuất ôtô.
2/Giải thích vì sao TPHCM là một trong các trung tâm công nghiệp lớn của nước ta?Xây dựng sơ đồ các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến các hình thức của TCLTCN.
Bước 4 –Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học để giải quyết các tình huống thực tiễn 
Bước 5 – Rèn luyện kỹ năng trình bày bài kiểm tra.
V. HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ: (Thời gian 2 phút)
- Hoàn thiện phần trả lời các câu hỏi và các bài tập trong bài
-Chuẩn bị bài 29, sưu tầm tài liệu về vấn đề phát triển công nghiệp.
-Chuẩn bị dụng cụ vẽ để làm bài thực hành - Vận dụng giảiquyết các vấn đề thực tiễn 
VI. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ (Thời gian 1 phút) có thể thực hiện trong tiến trình dạy học
-HS tự đánh giá. HS đánh giá nhau. 
-GV đánh giá HS: tinh thần học tập, vở ghi. sự chuẩn bị bài.
VII. PHỤ LỤC
1/
	 A B
 C D
Các hình thức TCLTCN từ thấp nhất đến cao nhất:
A.Điểm CN. B.Khu CN tâp trung. C.Trung tâm CN. D.Vùng công nghiêp.
2/-Yêu cầu HS nhận xét về phấn bố các Ngành CN ở Tĩnh Túc, Sinh Quyền, Bạc Liêu, Hải Phòng (quy mô,các ngành, không gian bố trí..), Mục đích của sự phân bố như vậy? 
Địa điểm
Quy mô
Các ngành
Không gian bố trí
Mục dích
Tĩnh Túc
nhỏ
Luyên kim màu
Mỏ thiếc
Khai thác mỏ thiếc
Sinh Quyền
nhỏ
Khai thác đồng
Mỏ đồng
Khai thác mỏ đồng
Bạc Liêu
nhỏ
Chế biến nông sản
Vùng ĐBSCL
Sử dụng nguồn nguyên liệu
Hải Phòng
lớn
Cơ khí , đóng tàu, điện tử, dệt, VLXD, chế biến LT-TP, luyên kim đen
Cảng biển,dân cư đông và trình độ tay nghề cao,GTVT ,điện, nước....
Sử dụng nguồn tài nguyên, nguồn nhân lực, cơ sở vầt chất kĩ thuật...
3/ Sơ đồ khu công nghiệp Bình Minh – Vĩnh Long
Bảng số liệu: Số lượng và diện tích khu công nghiệp ở Việt Nam
 Năm 2007 và 2011 
Năm
2007
2011
Số khu công nghiệp
150
238
Trong đó - Số khu CN đã hoạt động
 - Số khu CN đang trong giai đoạn đền bù
90
174
60
86
Tổng diện tích của các khu CN cả nước(ha)
32300
72000
Trung bình khu CN có diện tích (ha)
215
303
22.0%
12.0%
18.0%
48.0%
Biểu đồ cơ cấu phân bố khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất, khu công nghệ cao trên các vùng kinh tế ở Việt Nam năm 2011
Đông Nam Bộ
ĐB Sông Hồng
DH Miền Trung
ĐB SCL,Tây Nguyên,
TD và MN Bắc Bộ
*Phiếu học tập1-Nhóm 1 và 3 Dựa vào hình: Sơ đồ một số hình thức TCLTCCN (phụ lục1),sơ đồ khu CN Bình Minh ở Vĩnh Long và bảng số liêu, biểu đồ), nội dung SGK, sự hiểu biết của mình trả lời các câu hỏi sau:
H: Nêu các đặc điểm chính của các khu CN ở nước ta.
H: Tình hình phát triển các khu CN ở nước ta.
H: Hãy nêu tên một số khu CN tập trung ở địa phương, trên cả nước.
H: Nhận xét sự phân bố các khu CN tập trung . 
Thông tin phản hồi 1:
Câu hỏi
 Nội dung trả lời
Đặc điểm chính của các khu CN ở nước ta.
+Quy mô khá lớn. Có ranh giới địa lí xác định. 
+ Chuyên sản xuất CN và thực hiện các dịch vụ hỗ trợ sản xuất CN.
+Vị trí địa lí thuận lợi. + Không có dân cư sinh sống.
Tình hình phát triển các khu CN ở nước ta.
- Mới được hình thành từ những năm 90 của thế kỉ XX.
+ Đến tháng 8 - 2007 nước ta có 150 khu CN, khu chế xuất, khu công nghệ cao.
+ Đến tháng 31/12/2011 nước ta có 238 khu CN, khu chế xuất, ....
+Quy mô các khu CN ngày càng lớn.
Nêu tên một số khu CN tập trung ở địa phương,trên cả nước
Khu công nghệ cao Láng –Hoà Lạc, Sài Đồng (Hà Nội); Dung Quất(Quảng Ngãi), Linh Trung, Tân Tao(TPHCM),ĐìnhVũ, NoMuRa (Hải Phòng)...
Nhận xét sự phân bố các khu CN tập trung 
- Các khu CN phân bố không đều:
+ tập trung nhiều ở ĐNB, ĐBSH, Duyên hải miền Trung.
+ Các vùng khác còn hạn chế. 
4/Phiếu học tập 2-Nhóm 2 và 4: Dựa vào hình,Sơ đồ một số hình thức TCLTCN(phụ lục1) ,bản đồ CN chung hoặc Atlát Đia lí Việt Nam (Trung tâm CN TP Hồ Chí Mimh, Hà Nội...) và nội dung SGK, sự hiểu biết của mình trả lời các câu hỏi sau:
- Hãy trình bày các đặc điểm chính của trung tâm CN.
- Cách phân loại trung tâm CN ở nước ta như thế nào?
- Dựa vào bản đồ công nghiệp chung hoặc Átlát Địa lí Việt Nam, hãy xác định các trung tâm CN lớn và cơ cấu ngành của mỗi trung tâm.
Thông tin phản hồi 2:
Câu hỏi
 Nội dung trả lời
Trình bày các đặc điểm chính của trung tâm CN.
+ Gắn với đô thi vừa và lớn, có vi trí địa lí thuận lợi.
+ Bao gồm các khu CN, điểm CN và nhiều xí nghiệp CN có mối quan hệ chặt chẽ về sản xuất và kĩ thuât.
+ Có các xí nghiệp hạt nhân.
+ Có các xí nghiệp phụ trợ và hỗ trợ.
Cách phân loại trung tâm CN ở nước ta
* Dựa vào vai trò của TTCN trong sự phân công lao động có các trung tâm CN có ý nghĩa:
+ Quốc gia: TP Hồ Chí Minh, Hà Nội.
+ Vùng.......
+ Địa phương...
* Dựa và giá trị sx CN có trung tâm CN:
+ Rất lớn:TP Hồ Chí Minh
+ Lớn........
+ Trung bình...
+ Nhỏ...
Xác định các trung tâm CN lớn 
+ Trung tâm CN rất lớn :TPHồ Chí Minh
+ Trung tâm CN lớn:Hà Nội, Hải Phòng, Biên Hoà,Thủ dầu Một, Vùng tàu...
Cơ cấu ngành của 2 trung tâm lớn nhất.
+ TP Hồ Chí Minh:Cơ khí, sản xuất ôtô, đóng tàu, điện tử, hoá chất, dệt may,sản xuất giấy, chế biến lương thực, thực phẩm, sản xuất VLXD, luyện kim đen, luyện kim màu, nhiệt điện.
+ Hà Nội: Điện tử, hoá chất, dệt may, sản xuất VLXD, sản xuất giấy, chế biến lương thực, thực phẩm, luyện kim đen, cơ khí, sản xuất ôtô.
5/ Lược đồ các vùng công nghiệp Việt Nam(Theo quy hoạch của Bộ công nghiệp năm2001)
Thông tin phản hồi
Lược đồ các vùng công nghiệp Việt Nam(Theo quy hoạch của Bộ công nghiệp năm2001

File đính kèm:

  • docGADia_12Bai_28_20150726_042459.doc