Giáo án Địa lý 12 bài 24: Vấn đề phát triển thủy sản và lâm nghiệp

a) Ngành lâm nghiệp ở nước ta có vai trò quan trọng về mặt kinh tế và sinh thái.

+ Tạo nguồn sống cho đông bào dân tộc ít người

+ Bảo vệ các hồ thủy điện, thủy lợi

+Tạo nguồn nguyên liệu cho một số ngành CN

+ Chống xói mòn đất

+ Bảo vệ các loài động vật, thực vật quí hiếm

+ Điều hòa dòng chảy sông ngòi, chống lũ lụt và khô hạn

+ Đảm bảo cân bằng sinh thái và cân bằng nước.

 

doc5 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 3568 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý 12 bài 24: Vấn đề phát triển thủy sản và lâm nghiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn.........................................................Ngày dạy................................................
 Tiết 27 - BÀI 24 : VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN THỦY SẢN VÀ LÂM NGHIỆP
I.MỤC TIÊU BÀI BÀI HỌC Sau bài học, HS cần: 
* Chuẩn:
Kiến thức:
Hiểu và trình bày được điều kiện, tình hình phát triển, phân bố ngành thủy sản và phương hướng phát triển ngành thủy sản của nước ta.
Hiểu và trình bày được vai trò, tình hình phát triển và phân bố ngành lâm nghiệp, một số vấn đề lớn trong phát triển lâm nghiệp.
Kĩ năng:
 Phân tích bản đồ nông – lâm – thủy - sản, Átlát VN để xác định được các khu vực SX, khai thác lớn, các vùng nuôi thủy sản quan trọng.
 Vẽ và phân tích biểu đồ, số liệu thống kê về lâm, ngư nghiệp.
Thái độ:
 Có ý thức bảo vệ môi trường
 * Các mục tiêu khác
Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài.
-Giao tiếp: Lắng nghe/phản hồi tích cực, trình bày suy nghĩ/ý tưởng về những thuận lợi và khó khăn đối với vấn đề phát triển ngành thủy sản nước ta. 
-Tư duy:Tìm kiếm & xử lí thông tin phân tích những thuận lợi và khó khăn đối với vấn đề phát triển ngành thủy sản nước ta. Tình hình phát triển và phân bố ngành thủy sản; Các vấn đề chính trong PT và phân bố sản xuất lâm nghiệp. 
-Giải quyết vấn đề: Ra quyết định đúng khi khai thác TS và lâm sản.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
1. Chuẩn bị của GV:
- Bản đồ Nông - lâm - thuỷ sản Việt Nam, Atlats
2. Chuẩn bị của HS: Atlas, Bản đồ nông nghiệp, Một số hình ảnh về hoạt động sản xuất nông nghiệp tiêu biểu nếu có.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG 
1/Ổn định lớp. (Thời gian 1 phút)
2/Kiểm tra bài cũ:Câu 1 SGK/ (Thời gian 5 phút)
3. Tổ chức các hoạt động (Thời gian 1 phút)
 a. Khởi động; GV yêu cầu HS nhắc lại câu nói khái quát về tài nguyên rừng và biển nước ta (rừng vàng biển bạc) à vào bài.
b. Tổ chức các hoạt động:
Hoạt động l: Tìm hiểu nhũng điều kiện thuận lợi và khó khăn để phát triển thủy sản .
 - Thời lượng:5 phút
- Hình thức tổ chức: cá nhân
- Đồ dùng: Bản đồ Nông – lâm – thủy sản, átlát.. 
- PP, kỹ thuật: : Đàm thoại, gợi mở, nêu vấn đề và giải quyết vấn đề
- Không gian lớp học: HS ngồi theo bàn, treo bản đồ trên bảng
 - Tài liệu học tập: SGK, tư liệu ..
- Tiến trình tổ chức:
Tiến trình 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức cơ bản 
* Bước 1: Phát hiện, khám phá.
*GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức SGK, átlát và kiến thức đã học, hãy điền các thế mạnh và hạn chế đối với việc phát triển ngành thủy sản của nước ta.(phiếu HT số1)
*HS: Sử dụng SGK, átlát và kiến thức để hoàn thành nhiệm vụ.
1. Ngành thủy sản
a. Những điều kiện thuận lợi và khó khăn để phát triển thủy sản.
- Có đường bờ biển dài (3260km).
-Có vùng biển rộng lớn khoảng 1 triệu km2.
-Giàu hải sản trữ lượng khoảng 3,9 đến 4,0 tr.tấn với khooảng 200 loài cá, 100 loài tôm, 1647 loài giáp xác.
- Có 4 ngư trường lớn 
- Có nhiều bãi triều đầm phá, rừng
- Nhiều sông suối kênh rạch, ao hồ
-Người dân có truyền thống và kinh nghiệm.
- Thị trường cả trong và ngoài nước có nhu cầu lớn về sp thủy sản.
- Chính sách của Đảng và nhà nước đang phát huy tác dụng.
- Khó khăn:
+ Nhiều bão.
+ Phương tiện đánh bắt còn thô sơ, cơ sở chế biến còn hạn chế.
+Ô nhiễm môi trường, kạn kiệt nguồn TSản
* Bước 2: Bàn luận, nêu chính kiến.
*GV: yêu cầu HS trả lời.
*HS: nêu ý kiến của mình, các HS khác bổ sung
* Bước 3: Thống nhất, kết luận. 
*GV: Yêu cầu cả lớp thống nhất và đưa ra đáp án đúng nhất.
* HS: biểu quyết lấy ý kiến chung 
*GV nhận xét và chuẩn hoá kiến thức 
Hoạt động 2: Tìm hiểu sự phát triển và phân bố ngành thủy sản
- Thời lượng:15 phút
- Hình thức tổ chức : nhóm
- Đồ dùng: bảng số liệu, átlát.. 
- PP, kỹ thuật: sử dụng bảng số liệu,, thảo luận, thuyết trình tích cực.
- Không gian lớp họchai bàn HS quay vào nhau và ngồi theo 4 nhóm, bản đồ, sản phẩm bài học trình bày trên bảng.
- Tài liệu học tập: SGK, átlát,
- Tiến trình tổ chức: 
Tiến trình 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức cơ bản 
* Bước 1: Phát hiện, khám phá.
*GV: chia lớp thành 4 nhóm và yêu cầu các nhóm thảo luận theo nội dung trong phiếu học tập:
Nhóm 1+3:Tìm hiểu tình hình chung và khai thác thủy sản,(phiếu học tập số 2)
Nhóm 2+4: Tìm hiểu tình hình phát triển và phân bố hoạt động nuôi trồng thủy sản(phiếu học tập số 3)
*HS dựa và bảng số liệu, átlát, SGK để hoàn thành nhiệm vụ.
b. Sự phát triển và phân bố ngành thủy sản.
* Tình hình chung
- Ngành thủy sản có bước phát triển đột phá.
-Sản lượng đạt 3,4 tr.tấn (2005).
- Bình quân đạt 42kg/ng
- Nuôi trồng thủy sản chiếm tỉ trọng ngày càng cao
*Khai thác thủy sản
- Sản lượng khai thác liên tục tăng đạt 1791 ng.tấn (2005).
- Tất cả các tỉnh giáp biển đều đẩy mạnh đánh bắt hải sản, nhất là các tỉnh duyên hải NTB và Nam Bộ
* Nuôi trồng thủy sản:
-Phát triển mạnh nhất là nuôi tôm
-Các vùng nuôi nhiều tôm: ở ĐBSCL và đang phát triển ở hầu hết các tỉnh duyên hải.
- Nghề nuôi cá nước ngọt cũng phát triển, đặc biệt ở đòng bằng sông Cửu Long và ĐBSH.
* Bước 2: Bàn luận, nêu chính kiến.
*GV: yêu cầu các nhóm trình bày sản phẩm trên bảng
*HS: nêu ý kiến của nhóm mình, các nhóm khác bổ sung
* Bước 3: Thống nhất, kết luận. 
*GV: Yêu cầu cả lớp thống nhất và đưa ra đáp án đúng nhất.
*HS: biểu quyết lấy ý kiến chung 
*GV nhận xét và chuẩn hoá kiến thức 
*GV đặt câu hỏi cho các nhóm: 
Tại sao hoạt động nuôi trồng thủy sản lại phát triển mạnh trong những năm gần đây và ý nghĩa của nó?
Hoạt động 3: Tìm hiểu ngành lâm nghiệp
- Thời lượng:10 phút
- Hình thức tổ chức: cá nhân
- Đồ dùng: Bản đồ, átlát
- PP, kỹ thuật: : Đàm thoại, gợi mở, nêu vấn đề và giải quyết vấn đề 
- Không gian lớp học: HS ngồi theo bàn, treo bản đồ trên bảng.
 - Tài liệu học tập: SGK, tư liệu
- Tiến trình tổ chức:
Tiến trình 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức cơ bản 
* Bước 1: Phát hiện, khám phá.
*GV: yêu cầu HS cho biết ý nghĩa về mặt KT và sinh thái đối với phát triển lâm nghiệp.
+Dựa vào bài 14, chứng minh rừng nước ta bị suy thoái nhiều và đã được phục hồi một phần.
+Nêu những nguyên nhân dẫn đến sự suy thoái tài nguyên rừng nước ta.
+Dựa vào atlát, SGK và kiến thức đã học trình bày tình hình pt và phân bố lâm sản.
*HS dựa và bảng số liệu, átlát, SGK để hoàn thành nhiệm vụ.
2.Ngành lâm nghiệp
a) Ngành lâm nghiệp ở nước ta có vai trò quan trọng về mặt kinh tế và sinh thái.
+ Tạo nguồn sống cho đông bào dân tộc ít người
+ Bảo vệ các hồ thủy điện, thủy lợi
+Tạo nguồn nguyên liệu cho một số ngành CN
+ Chống xói mòn đất
+ Bảo vệ các loài động vật, thực vật quí hiếm
+ Điều hòa dòng chảy sông ngòi, chống lũ lụt và khô hạn
+ Đảm bảo cân bằng sinh thái và cân bằng nước.
b) Sự phát triển và phân bố lâm nghiệp 
* Trồng rừng
-Cả nước có khoảng 2,5 triệu ha rừng trồng tập trung.
-Hàng năm cả nước trồng được khoảng 200.000 ha rừng tập trung.
 *Khai thác và chế biến lâm sản
-Mỗi năm cả nước khai thác được khoảng 2,5 triệu m3 gỗ, khoảng 120 triệu tre luồng và gần 100 triệu cây nứa.
- Các sản phẩm quan trọng nhất : gỗ tròn, gỗ xẻ, vánbột giấy và giấy
- Có nhiều nhà máy chế biến giấy như Bãi Bằng, Tân Mai
* Bước 2: Bàn luận, nêu chính kiến.
*GV: yêu cầu HS trả lời.
*HS: nêu ý kiến của mình, các HS khác bổ sung
* Bước 3: Thống nhất, kết luận. 
*GV: Yêu cầu cả lớp thống nhất và đưa ra đáp án đúng nhất.
* HS: biểu quyết lấy ý kiến chung.
*GV nhận xét và chuẩn hoá kiến thức 
IV. CỦNG CỐ VÀ PHÁT TRIỂN BÀI HỌC : (Thời gian 5 phút)
 Bước 1: Khái quát hóa các kiến thức và kỹ năng cơ bản của bài học  
 Em hãy xây dựng sơ đồ nội dung bài học
Bước 2 Xác định dạng các câu hỏi lý thuyết và bài tập kỹ năng;
 -Đặt một số câu hỏi ttheo nội dung bài học. 
 -Hãy phân loại các câu hỏi theo các dạng (Trình bày, chứng minh, giải thích, so sánh, vận dụng) Phân loại câu hỏi trong SGK:
Câu 1: Dạng trình bày
Câu 2: Dạng so sánh.
 Câu 3: Dạng trình bày
*Đối với HS trung bình:
Câu 1:Trình bày những khó khăn trong phát triển thủy sản của nước ta.
*Đối với HS khá giỏi
Câu 1: Rừng nước ta hiện nay tập trung nhiều nhất ở đâu, vì sao phải bảo vệ rừng?
 (trình bày và giải thích)
Bước 3: Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học để định hướng trả lời các câu hỏi và bài tập.
Bước 4 – Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học để giải quyết các tình huống thực tiễn 
Bước 5 – rèn luyện kỹ năng trình bày bài kiểm tra.
V. HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ: (Thời gian 2 phút)
- Hoàn thiện phần trả lời các câu hỏi và các bài tập trong bài
-Chuẩn bị bài 25, sưu tầm tài liệu về vấn đề phát triển nông nghiệp.
- Vận dụng giảiquyết các vấn đề thực tiễn 
VI. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ (Thời gian 1 phút) có thể thực hiện trong tiến trình dạy học
-HS tự đánh giá. HS đánh giá nhau. 
-GV đánh giá HS: tinh thần học tập, vở ghi. sự chuẩn bị bài.
VII. PHỤ LỤC:
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Điều kiện tự nhiên
Điều kiện xã hội
Thuận lợi
Khó khăn
Thuận lợi
Khó khăn
Thông tin phản hồi
Điều kiện tự nhiên
Điều kiện xã hội
Thuận lợi
Khó khăn
Thuận lợi
Khó khăn
- Có bờ biển dài, vùng đặc quyền kinh tế rộng
- Nguồn lợi hải sản khá phong phú
- Thiên tai, bão lụt thường xuyên
- Một số vùng ven biển môi trường bị suy thoái
- Nhân dân có nhiều kinh nghiệm và truyền thống đánh bắt nuôi trồng thủy sản
- Phương tiện tàu thuyền, các dụng cụ trang bị ngày càng tốt
- Dich vụ và chế biến thủy sản được mở rộng
- Thị trường tiêu thụ rộng lớn
- Chính sách khuyến ngư của Nhà nước 
- Phương tiện đánh bắt còn chậm đổi mới.
- Hệ thống các cảng cá còn chứa đáp ứng yêu cầu
- Công nghiệp chế biến còn hạn chế 
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
 Dựa vào bảng số liệu 24.1, nhận xét tình hình phát triển và chuyển biến chung của ngành thủy sản
-Kết hợp sgk và bản đồ nông – lâm – ngư nghiệp của VN, cho biết tình hình phát triển và phân bố của ngành khai thác thủy sản.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
 Kết hợp sgk và bản đồ nông – lâm – ngư nghiệp của VN, atlát cho biết tình hình phát triển và phân bố của ngành nuôi trồng thủy sản.
 Dựa vào bảng số liệu 24.2, rút ra nhận xét và cho biết ĐBSCL có những điều kiện thuận lợi gì để trở thành vùng nuôi cá tôm lớn nhất nước ta?
VIII:RÚT KINH NGHIỆM:
.
.

File đính kèm:

  • docGADia_12Bai_24_20150726_042516.doc