Giáo án Địa lý 12 - Bài 11: Thiên nhiên phân hóa đa dạng

1/Hình thức tổ chức hoạt động: Nhóm đôi

2/ Phương pháp/ Kĩ thuật dạy học: Đàm thoại gợi mở, nêu vấn đề, PTTQ, thảo luận

- GV dựa vào Bản đồ tự nhiên Việt Nam, xác định 3 vùng địa hình: vùng biển và thềm lục địa, vùng đồng bằng ven biển, vùng đồi núi.

- GV hình thành sơ đồ sự phân hoá thiên nhiên theo Đông – Tây (xem sơ đồ phần phụ lục).

- GV yêu cầu HS lần lượt trả lời các câu hỏi sau:

 + Quan sát bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam, hãy nhận xét về sự thay đổi thiên nhiên từ Đông sang Tây.

 

doc4 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 11462 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý 12 - Bài 11: Thiên nhiên phân hóa đa dạng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 11 . THIÊN NHIÊN PHÂN HOÁ ĐA DẠNG
Tuần 11
Tiết 11
 Ngày soạn: 28/10/2014
 Ngày dạy: 31/10/2014
I. MỤC TIÊU:
 Sau bài học, HS cần:
 1/ Kiến thức:
 - Hiểu được sự phân hoá thiên nhiên theo vĩ độ là do sự thay đổi khí hậu từ Bắc vào Nam mà ranh giới là dãy núi Bạch Mã.
 - Biết được sự khác nhau về khí hậu và thiên nhiên phần phía Bắc và phía Nam lãnh thổ.
 - Hiểu được sự phân hoá thiên nhiên theo kinh độ (Đông - Tây) trước hết do sự phân hoá địa hình và sự tác động kết hợp của địa hình với hoạt động của các luồng gió qua lãnh thổ.
 - Biểu hiến của sự phân hoá thiên nhiên từ Đông sang Tây theo 3 vùng: vùng biển và thềm lục địa, vùng đồng bằng ven biển và vùng đồi núi. 
2/ Kĩ năng 
 - Đọc hiểu các trang bản đồ địa hình, khí hậu, đất, thực vật, động vật trong Atlat để hiểu các kiến thức nêu trong bài học. 
 - Đọc biểu đồ khí hậu, bảng số liệu về khí hậu của một số địa điểm Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh
3/ Thái độ:
 - Biết liên hệ thực tế để thấy được sự thay đổi thiên nhiên từ Bắc vào Nam. Và đặc điểm thiên nhiên của địa phương
4/ Trọng tâm:
 Nguyên nhân, biểu hiện của sự phân hoá thiên nhiên theo chiều Bắc – Nam, Đông – Tây. 
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN:
1/ Chuẩn bị của giáo viên: 
- Bản đồ hình thể Việt Nam. 
- Tranh ảnh, băng hình về cảnh quan thiên nhiên. .
- Atlat Địa lí Việt Nam. 
2/ Chuẩn bị của học sinh: 
 Nội dung bài học, SGK, Atlat Địa Lí VN.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
1/ Ổn định tổ chức lớp: kiểm tra sĩ số, trang phục, vệ sinh
2/ Kiểm tra bài cũ:
 - Nêu biểu hiện của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa qua yếu tố địa hình, sông ngòi ở nước ta?
 - Nêu ảnh hưởng của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đến hoạt động sản xuất và đời sống ở nước ta?
3/ Bài mới
 a) Vào bài: Dựa vào bài tập số 2 trang 44 nhận xét sự thay đổi nhiệt đọ từ Bác vào nam tại một số địa điểm? Giải thích nguyên nhân?
àHS trả lời, GV bổ sung: Chúng ta thấy có sự phân hoá rõ nét về nhiệt độ không khí từ Bắc xuống nam từ thấp lên cao. Đó là một trong những biểu hiện của sự phân hoá đa dạng của thiên nhiên nước ta. 
 b) Giảng bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
Hoạt động l: Tìm hiểu đặc điểm thiên nhiên phần phía Bắc và phía Nam lãnh thổ. 
1/Hình thức tổ chức hoạt động: Nhóm
2/ Phương pháp/ Kĩ thuật dạy học: Đàm thoại gợi mở, nêu vấn đề, PTTQ, thảo luận 
à Hãy cho biết nguyên nhân chủ yếu nào làm cho thiên nhiên nước ta phân hóa theo chiều Bắc – Nam?
- Bước 1: GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho từng nhóm: tìm hiểu đặc điểm thiên nhiên vùng lãnh thổ phía Bắc và phía Nam
- Bước 2: HS trong các nhóm trao đổi, bổ sung cho nhau. 
- Bước 3: Đại diện nhóm trình bày. Các HS khác nhận xét bổ sung. 
- Bước 4: GV kết luận các ý đúng của mỗi nhóm. 
- GV mở rộng: Dựa vào hiểu biết của bản thân, hãy cho biết: 
 + Tại sao miền Bắc có 3 tháng nhiệt độ thấp dưới 180C. (Do nằm gần chí tuyến Bắc, lại chịu tác động mạnh mẽ của gió mùa đông bắc). 
 + Nếu không có mùa đông lạnh thì sinh vật của miền Bắc có đặc điểm gì (miền Bắc sẽ không có cây cận nhiệt đới, cây ôn đới và các loài thú có lông dày). 
- HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung. GV chuẩn kiến thức. 
- GV kết luận: Sự phân hoá khí hậu là nguyên nhân chính làm cho thiên nhiên phân hoá theo vĩ độ (Bắc – Nam). Sự khác nhau về thiên nhiên giữa hai phần Bắc và Nam lãnh thổ thể hiện ở sự thay đổi cảnh sắc thiên nhiên theo mùa, ở thành phần các loài động, thực vật tự nhiên và nuôi trồng. 
Hoạt động 2: Tìm hiểu sự phân hoá thiên nhiên theo Đông – Tây. 
1/Hình thức tổ chức hoạt động: Nhóm đôi
2/ Phương pháp/ Kĩ thuật dạy học: Đàm thoại gợi mở, nêu vấn đề, PTTQ, thảo luận
- GV dựa vào Bản đồ tự nhiên Việt Nam, xác định 3 vùng địa hình: vùng biển và thềm lục địa, vùng đồng bằng ven biển, vùng đồi núi.
- GV hình thành sơ đồ sự phân hoá thiên nhiên theo Đông – Tây (xem sơ đồ phần phụ lục). 
- GV yêu cầu HS lần lượt trả lời các câu hỏi sau: 
 + Quan sát bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam, hãy nhận xét về sự thay đổi thiên nhiên từ Đông sang Tây. 
 + Nêu các biểu hiện sự phân hoá thiên nhiên vùng biển và thềm lục địa, vùng đồng bằng ven biển, vùng đồi núi. 
 + Giải thích sự khác nhau về khí hậu và thiên nhiên vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc, giữa Đông Trường Sơn và Tây Nguyên? 
àGV: Ba cấp độ của sơ đồ đã thể hiện sự phân hóa sâu sắc của thiên nhiên nước ta theo hướng Đông – Tây. 
1. Thiên nhiên phân hóa theo Bắc Nam
àNguyên nhân: do sự phân hoá của khí hậu theo vĩ độ, ranh giới là dãy Bạch Mã
 a) Phần lãnh thổ phía Bắc:
+ Phạm vi: từ dãy núi Bạch Mã trở ra
+ Đặc điểm:
- Kiểu khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với mùa đông lạnh.
- Nhiệt độ trung bình năm: 22-240C.
- Số tháng lạnh <200C: 3 tháng
- Phân thành 2 mùa: mùa đông và mùa hạ
- Cảnh quan phổ biến là đới rừng gió mùa nhiệt đới
- Thành phần sinh vật: loài nhiệt đới chiếm ưu thế.
b) Phần lãnh thổ phía Nam 
+ Phạm vi: từ dãy Bạch Mã vào
+ Đặc điểm:
- Khí hậu mang tính chất cận xích đạo gió mùa nóng quanh năm
- Nhiệt độ trung bình năm trên 250C
- Phân thành 2 mùa: mưa và khô
- Cảnh quan: đới rừng gió mùa cận xích đạo
- Thành phần sinh vật mang đặc trưng xích đạo và nhiệt đới với nhiều loài
2. Thiên nhiên phân hoá theo Đông - Tây 
(Xem thông tin phản hồi phần phụ lục). 
IV. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP:
1/ Tổng kết:
1. Ghi chữ Đ vào những câu đúng, chữ S vào những câu sai: 
- Vùng Đông Bắc có mùa đông lạnh đến sớm. 
- Sườn Đông dãy núi Trường Sơn mưa nhiều vào thu đông. 
- Khí hậu Tây Nguyên khô hạn gay gắt vào mùa hạ. 
- Vùng Tây Bắc có nhiều đai khí hậu theo độ cao nhất nước ta. '
2. Khoanh tròn ý em cho là đúng 
2. 1 . Nhận định không đúng với đặc điểm khí hậu của thiên nhiên phần phía Bắc lãnh thổ nước ta là: 
A: Toàn bộ miền Bắc có mùa đông lạnh kéo dài 3 tháng 
B. Về phía Nam số tháng lạnh giảm còn 1 đến 2 tháng, ở Huế chỉ có thời tiết lạnh. 
C Thời kì bắt đầu mùa mưa có xu hướng chậm dần về phía Nam. 
D. Tất cả các ý trên
2.2. Đặc điểm khí hậu của thiên nhiên phần phía Nam lãnh thổ nước ta là: 
A. Nóng quanh năm, chia thành hai mùa mưa và khô.
B. CÓ mùa đông lạnh, ảnh hưởng mạnh mẽ của gió mùa đông Bắc. 
C. Mang tính chất nhiệt đới gió mùa hải dương. 
D. Cả ý A và B đều đúng. 
2/ Hướng dẫn học tập :
Làm bài tập số 1 trang 50. Soạn bài 12 thao nội dung câu hỏi 1,2 trang 55
3/ Rút kinh nghiệm :
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
V. PHỤ LỤC
Thiên nhiên phân hóa theo Đông - Tây
Vùng biển và thềm lục địa
Vùng đồng bằng ven biển
Vùng đồi núi
Thềm lục địa phía Bắc và phía Nam đáy nông, mở rộng, có nhiều đảo ven bờ
Thềm lục địa NTB thu hẹp, tiếp giáp vùng biển nước sâu
Đồng bằng ven biển hẹp, ngang, bị chia cắt thành những đồng bằng nhỏ
Đồng bằng châu thổ diện tích rông, có bãi triều, thấp, phẳng
Vùng núi TB có mùa đông ngắn, khí hậu phân hóa theo độ cao
Vùng cánh cung đông bắc có mùa đông đến sớm.
Tây Nguyên sương đông khô hạn và mùa hạ

File đính kèm:

  • docBai 11 Thien nhien phan hoa da dang.doc