Giáo án Địa lý 11 - Tiết 26, Bài 10: Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc) - Tiết 1: Tự nhiên, dân cư và xã hội - Năm học 2015-2016 - Nông Thị Hải

HĐ 3: Tìm hiểu điều kiện tự nhiên Trung Quốc

- Hình thức: nhóm

- Phương pháp: Học tập hợp tác theo nhóm.

- Thời gian: 15 phút

- Các bước tiến hành:

+ Bước 1: Hướng dẫn học sinh cách xác định đường kinh tuyến 105oĐ. Yêu cầu HS dùng bút chì kẻ đường kinh tuyến 105oĐ vào lược đồ hình 10.1 trong SGK

+ Bước 2: GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm.

 Nhóm 1,2,3: (xem phiếu học tập số 1 phần phụ lục)

 Nhóm 4,5,6: (xem phiếu học tập số 2 phần phụ lục)

+ GV nhận xét và chuẩn kiến thức.

Chuyển ý: Trên lãnh thổ rộng lớn với điều kiện tự nhiên đa dạng song có sự khác biệt giữa MĐ và MT, có những ảnh hưởng như thế nào đến con người của đất nước này? Chúng ta cùng tìm hiểu ở mục III.

 

docx9 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 807 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý 11 - Tiết 26, Bài 10: Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc) - Tiết 1: Tự nhiên, dân cư và xã hội - Năm học 2015-2016 - Nông Thị Hải, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy
Lớp dạy
Tiết 26 PPCT Địa 11 CB
CỘNG HÒA NHÂN TRUNG HOA (TRUNG QUỐC)
Tiết 1: TỰ NHIÊN, DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI
Mục tiêu bài học
Sau bài học, HS cần:
Kiến thức
Biết được đặc điểm và ý nghĩa của vị trí địa lí lãnh thổ Trung Quốc.
Hiểu được đặc điểm khác biệt về đặc điểm tự nhiên giữa 2 miền tự nhiên giữa hai miền Tây – Đông và các đặc điểm dân cư, xã hội, từ đó đánh giá được những thuận lợi và khó khăn cho việc phát triển kinh tế Trung quốc.
Phân tích được những đặc điểm về dân cư và ảnh hưởng của chúng tới kinh tế.
Kĩ năng
Sử dụng bản đồ để nhận biết và trình bày sự khác biệt về tự nhiên và phân bố dân cư giữa miền Đông và miền Tây Trung Quốc.
Thái độ
Xây dựng thái độ đúng đắn trong mối quan hệ Việt – Trung.
Có tinh thần tích cực, tự giác trong học tập.
Năng lực
Năng lực chung: phát triển năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sử dụng ngôn ngữ.
Năng lực chuyên biệt: Năng lực sử dụng bản đồ, năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, năng lực sử dụng số liệu thống kê, năng lực sử dụng tranh ảnh hình vẽ
Phương pháp dạy học
Phương pháp nêu vấn đề.
Phương pháp động não.
Phương pháp đàm thoại gợi mở.
Sử dụng đồ dùng trực quan: tranh ảnh, bản đồ.
Học tập hợp tác theo nhóm.
Chuẩn bị
Giáo viên:
Giáo án, máy chiếu, powerpoint
Bản đồ địa lí tự nhiên châu Á
Bản đồ các nước châu Á
Một số tranh ảnh về cảnh quan tự nhiên tiêu biểu, các thành phố lớn, các công trình kiến trúc cổ của Trung Quốc.
Học sinh
Sách giáo khoa, vở ghi
Hoạt động dạy học
Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số và nề nếp lớp (2 phút)
Giảng bài mới ( 35 phút)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung kiến thức
HĐ 1: Vào bài: thời gian 2 phút
Phương pháp: nêu vấn đề
Bước 1: cho HS quan sát một số hình ảnh về Trung Quốc. Và đặt câu hỏi: Những hình ảnh này cho các em liên tưởng đến quốc gia nào?
Bước 2: GV nhận xét và vào bài: Tạm biệt xứ sở hoa anh đào, hôm nay chúng ta đến thăm đất nước của Vạn lí trường thành, của những cung điện uy nghiêm, của dòng sông Hoàng Hà vàng óng phù sa và cũng là nước có dân số đông nhất trên thế giới – đất nước Trung Quốc. Bài 10: Cộng hòa nhân dân Trung Hoa; Tiết 1, Tự nhiên, dân cư và xã hội.
HS quan sát và trả lời.
BÀI 10: CỘNG HÒA NHÂN DÂN TRUNG HOA (TRUNG QUỐC)
TIẾT 1: TỰ NHIÊN, DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI
HĐ 2: Tìm hiểu lãnh thổ và vị trí địa lí Trung Quốc. 
Hình thức: cả lớp
Phương pháp: đàm thoại gợi mở, động não, 
Thời gian: 8 phút
Các bước tiến hành: 
+ Bước 1: GV đặt câu hỏi ,GV yêu cầu HS:
- Hãy dựa vào lược đồ trên bảng và mục I trong SGK, xác định vị trí, quy mô lãnh thổ của Trung Quốc.
- Giới hạn phía B, N, Đ, T?
- Tiếp giáp những nước nào?
- Giới hạn địa lí
+ Bước 2: GV nhận xét và chuẩn kiến thức 
GV hỏi tiếp câu hỏi: Vị trí địa lí và lãnh thổ đó ảnh hưởng gì đến tự nhiên và kinh tế ?
Chuyển ý: Trải dài trên nhiều vĩ độ, có diện tích rộng lớn nên thiên nhiên của TQ rất đa dạng. Tuy nhiên lại có sự phân hoá khá rõ rệt giữa các miền. Chúng ta sẽ phân tích sự khác biệt đó ở mục II.
Một HS chỉ bản đồ trả lời, các HS khác bổ sung 
Vị trí địa lí và lãnh thổ
- Đất nước có diện tích rộng lớn (thứ 4 thế giới), nằm trong khu vực Trung – Đông Á.
- Giới hạn lãnh thổ: 
+ Kéo dài từ 200 B đến 530 B, 730 Đ đến 1350 Đ.
+ Tiếp giáp 14 quốc gia.
 + Bờ biển kéo dài từ bắc ® nam (9000km), mở rộng ra Thái Bình Dương.
 - Có 22 tỉnh, 5 khu tự trị, 4 thành phố trực thuộc TW.
 ÞĐánh giá:
Thuận lợi: Thiên nhiên đa dạng, dễ mở rộng quan hệ với các nước trong khu vực và thế giới.
Khó khăn trong bảo vệ lãnh thổ
HĐ 3: Tìm hiểu điều kiện tự nhiên Trung Quốc
Hình thức: nhóm
Phương pháp: Học tập hợp tác theo nhóm.
Thời gian: 15 phút 
Các bước tiến hành:
+ Bước 1: Hướng dẫn học sinh cách xác định đường kinh tuyến 105oĐ. Yêu cầu HS dùng bút chì kẻ đường kinh tuyến 105oĐ vào lược đồ hình 10.1 trong SGK
+ Bước 2: GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm.
Nhóm 1,2,3: (xem phiếu học tập số 1 phần phụ lục)
Nhóm 4,5,6: (xem phiếu học tập số 2 phần phụ lục)
+ GV nhận xét và chuẩn kiến thức.
Chuyển ý: Trên lãnh thổ rộng lớn với điều kiện tự nhiên đa dạng song có sự khác biệt giữa MĐ và MT, có những ảnh hưởng như thế nào đến con người của đất nước này? Chúng ta cùng tìm hiểu ở mục III.
HS thảo luận theo nhóm, đại diện HS trình bày, các nhóm khác bổ sung
Điều kiện tự nhiên
( xem thông tin phản hồi phiếu phụ lục)
HĐ 4: Tìm hiểu điều kiện dân cư và xã hội của Trung Quốc
Hình thức: cặp
Phương pháp: Đàm thoại gợi mở, thảo luận nhóm, động não.
Thời gian: 10 phút
Các bước tiến hành:
+ Bước 1: GV hướng dẫn HS nghiên cứu SGK và hình 10.3, 10.4 để trả lời các câu hỏi:
Trình bày những đặc điểm nổi bật về dân cư của TQ. 
-Vì sao dân số TQ đông nhưng tỷ lệ gia tăng dân số lại thấp?
(do TQ thực hiện chính sách dân số triệt để, mỗi gia đình chỉ sinh 1 con -> tình trạng mất cân bằng giới tính nghiêm trọng 118 nam/100 nữ, thiếu lao động việc làm,)
- Nhận xét và giải thích sự phân bố dân cư TQ.
+Miền Đông: Dân cư tập trung chủ yếu -> miền Đông đất đai màu mở, đồng bằng rộng lớn, nhiều thành phố lớn, khí hậu ít khắc nghiệt
+Miền Tây: thưa thớt miền Tây nhiều núi cao, địa hình hiểm trở, khó lưu thông, đi lại, khí hậu khắc nghiệt
+ Bước 2: GV nhận xét và kết luận.
Gv chỉ rõ cho hs thấy đường màu đậm kéo dài từ đông sang tây trên bản đồ, đây là 1 dấu tích của sự phân bố dân cư theo tuyến dường tơ lụa ngày xưa và ngày nay là tuyến đường sắt Đông - Tây của TQ.
+ Bước 3: GV yêu cầu HS đọc mục III.2 SGK kết hợp với những hiểu biết của mình hãy chứng minh TQ có nền văn minh lâu đời và nền giáo dục phát triển.
+ Bước 4: GV bổ sung và chuẩn kiến thức. GV cho HS quan sát một số hình ảnh về Trung Quốc.
HS thảo luận và trả lời
Các HS khác nhận xét và bổ sung.
HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
HS suy nghĩ trả lời 
HS khác bổ sung.
Dân cư và xã hội
Dân cư
- Đông dân nhất thế giới: 1/5 dân số thế giới, với trên 50 dân tộc.
- Đô thị hoá: 37% dân thành thị (2005), 54% (2014) các thành phố lớn tập trung chủ yếu ở phía đông. Càng về sau tốc độ đô thị hoá càng cao.
- Phân bố: rất không đều, chủ yếu ở phía đông, thưa thớt ở phía tây.
- Dân số trẻ ® có xu hướng ổn định nhờ thực hiện chính sách dân số rất triệt để: mỗi gia đình chỉ có 1 con.
® Khó khăn: giải quyết lao động, tư tưởng trọng nam khinh nữ
2. Xã hội
- Giáo dục được đầu tư, phát triển. Tỷ lệ người biết chữ từ 15 tuổi trở lên đạt gần 90% (2005), 96,4% (2015)
=> Đội ngũ lao động chất lượng cao.
- Là một trong những cái nôi của nền văn minh thế giới
+ Có nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng.
+ Nhiều phát minh quý giá: la bàn, thuốc súng, giấy
- Truyền thống: lao động cần cù, sáng tạo
Hoạt động củng cố (5 phút)
Chọn đáp án đúng:
1. Đặc điểm nào sau đây không đúng với Trung Quốc? 
A. Có diện tích đứng thứ 4 trên thế giới
B. Giáp với 14 nước, biên giới với các nước chủ yếu là đồng bằng, qua lại dễ dàng.
C. Phía đông giáp biển mở rộng ra Thái Bình Dương.
D. Miền duyên hải rộng lớn với đường bở biển dài, gần các nước và khu vực nền kinh tế sôi động (Nhật Bản, Hàn Quốc, Đông Nam Á)
Đáp án: B
2. Nối các ý ở cột bên trái với cột bên phải sao cho đúng:
1. Miền đông Trung Quốc
2. Miền tây Trung Quốc
Có nhiều dãy núi cao hùng vĩ, các cao nguyên đồ sộ, gây khó khăn cho giao thông
Khí hậu ôn đới gió mùa và cận nhiệt đới gió mùa
Có nhiều hệ thống sông lớn, hay xảy ra lũ lụt
Khí hậu lục địa khắc nghiệt
Có nhiều dãy núi cao hung vĩ, các cao nguyên đồ sộ, gây khó khăn cho giao thông.
 Có nhiều đồng bằng lớn, đất đai màu mỡ phì nhiêu
Ít sông, sông ít nước 
Có nhiều hệ thống sông lớn, hay xảy ra lũ lụt. 
Nổi tiếng với nhiều khoáng sản kim loại màu
Giáo viên giao nhiệm vụ về nhà ( 1 phút)
Trả lời các câu hỏi bài tập trong sách giáo khoa.
Đọc và tìm hiểu trước Tiết 2: Kinh tế, và trả lời các câu hỏi.
PHỤ LỤC
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Dựa vào Mục 1.II trong sách giáo khoa và hình 10.1 hoàn thành phiếu học tập (Nhóm 1, 2, 3) Thời gian: 5 phút 
 Miền 
Đặc điểm 
Miền Đông
Địa hình
Đất đai 
Khí hậu 
Thủy văn 
Khoáng sản 
Đánh 
giá 
Thuận lợi 
Khó khăn 
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Dựa vào Mục 2.II trong sách giáo khoa và hình 10.1 hoàn thành phiếu học tập (Nhóm 4, 5, 6) Thời gian: 5 phút 
 Miền 
Đặc điểm 
Miền Tây
Địa hình 
Khí hậu 
Thủy văn 
Khoáng sản 
Đánh 
giá 
Thuận lợi 
Khó khăn 
Bảng: thông tin phản hồi phiếu học tập số 1+2 
 Miền
Đặc điểm
Miền Đông
Miền Tây
Địa hình
Thấp, chủ yếu là đồng bằng phù sa châu thổ màu mỡ.
Cao. Gồm các đai núi cao, sơn nguyên và bồn địa
Khí hậu
Bắc: Ôn đới gió mùa. 
Nam : Cận nhiệt gió mùa 
Ôn đới lục địa khô hạn và khí hậu núi cao
Thủy văn
Sông lớn, hạ lưu các sông ở miền tây
Thượng nguồn của các con sông lớn 
Sông ít, ngắn và dốc 
Tài nguyên
Phong phú, đa dạng (kim loại màu, dầu mỏ, than) 
Rừng, nghèo khoáng sảnđáng kể có than, sắt, dầu mỏ đồng cỏ
Đánh 
Giá
Thuận lợi
Phát triển kinh tế toàn diện.
Phát triển công nghiệp khai khoáng, lâm nghiệp, chăn nuôi
Khó khăn
Thiên tai: bão và lũ lụt 
Thiếu đất trồng, hạn hán.
Giao thông vận tải khó khăn
RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY
Ngày..tháng.năm 2016 Ngày..tháng..năm 2016
 Giáo viên hướng dẫn Người soạn
 Hà Thị Diễm Lộc Nông Thị Hải

File đính kèm:

  • docxBai_10_Cong_hoa_nhan_dan_Trung_Hoa_Trung_Quoc.docx