Giáo án Địa lý 11 - Tiết 26, Bài 10: Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc) - Tiết 1: Tự nhiên dân cư và xã hội

HĐ2: Tìm hiểu điều kiện tự nhiên Trung Quốc ( thảo luận nhóm)

- Bước 1: GV giới thiệu: lấy kinh tuyến 1050Đ làm ranh giới chia đất nước Trung Quốc thành 2 miền Đông và Tây (HS dùng bút chì để kẻ ranh giới này vào SGK Tr. 87), điều kiện tự nhiên của 2 miền này rất khác nhau. Sau đó GV chia lớp thành 4 nhóm, phát phiếu học tập và giao nhiệm vụ:

+ Nhóm 1,2: Trình bày đặc điểm tự nhiên miền Tây, rút ra thuận lợi, khó khăn của miền.

+ Nhóm 3,4: Trình bày đặc điểm tự nhiên miền Đông, rút ra thuận lợi, khó khăn của miền.

(GV cung cấp các hình ảnh về thiên nhiên giữa 2 miền Đông, Tây cho HS quan sát)

- Bước 2: HS thảo luận, đại diện HS trình bày, các nhóm khác bổ sung.

- Bước 3: GV nhận xét và chuẩn kiến thức:

 

doc5 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 831 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý 11 - Tiết 26, Bài 10: Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc) - Tiết 1: Tự nhiên dân cư và xã hội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 26: Bài 10. CỘNG HOÀ NHÂN DÂN TRUNG HOA
 (TRUNG QUỐC)
Tiết 1. TỰ NHIÊN DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
 1. Kiến thức:
 - Biết được vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ Trung Quốc.
 - Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và phân tích được những thuận lợi và khó khăn của chúng đối với sự phát triển kinh tế trung quốc.
 - Phân tích được đặc điểm dân cư và ảnh hưởng của chúng tới kinh tế.
 2. Kỹ năng:
 - Sử dụng bản đồ để nhận biết và trình bày sự khác biệt về tự nhiên và phân bố dân cư giữa miền Đông và miền Tây Trung Quốc.
 3. Thái độ:
 - Có thái độ đúng đắn trong mối quan hệ Việt - Trung.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
 1. Giáo viên
- Máy chiếu, máy tính
- Một số tranh ảnh về thiên nhiên, kinh tế - xã hội, công trình kiến trúc cổ của Trung Quốc 
- Phiếu học tập 
 2. Học sinh
 - Sách giáo khoa, vở.
 - Đọc bài trước ở nhà. 
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HOC
 - Nêu vấn đề, đàm thoại gợi mở, sử dụng đồ dùng trực quan, thảo luận nhóm.
IV. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN
 - Tư duy, phản hồi, lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ
 - Tìm kiếm và xử lí thông tin
 - Làm chủ bản thân: Quản lí thời gian, đảm bảo trách nhiệm khi trao đổi nhóm
V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
 1. Ổn định lớp 
 2. Nội dung bài mới
Tạm biệt xứ sở của hoa anh đào, hôm nay chúng ta đến thăm đất nước của Vạn Lí Trường Thành trùng điệp, của Cố cung thâm nghiêm, của dòng Hoàng Hà vàng óng phù sa và cũng là nước có dân số đông nhất thế giới – Đất nước Trung quốc. Tiết đầu tiên, chúng ta cùng tìm hiểu về thiên nhiên đa dạng và dân cư xã hội của quốc gia này.
TG
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
10΄
HĐ1: Tìm hiểu về vị trí và lãnh thổ Trung Quốc (cả lớp).
? Quan sát lược đồ Châu Á và kiến thức trong SGK, nêu đặc điểm vị trí địa lí Trung Quốc ?
- GV cung cấp diện tích các nước có diện tích lớn nhất thế giới trên bản đồ:
? Em có nhận xét gì về diện tích của Trung Quốc so với thế giới?
? Vị trí địa lí và lãnh thổ của Trung Quốc có ý nghĩa như thế nào đối với phát triển kinh tế - xã hội ?
I. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ LÃNH THỔ
 1. Vị trí địa lí
- Nằm ở phía Đông Á
 Toạ độ: + 20° Bắc – 53° Bắc
 + 73° Đông – 135° Đông
- Tiếp giáp:
 + Phía Đông: giápThái Bình Dương rộng lớn, giàu tiềm năng
 + Phía Bắc, Tây, Nam: giáp 14 nước; đường biên giới chủ yếu là núi cao và hoang mạc
 2. Lãnh thổ
- Diện tích: 9,57 triệu km² đứng thứ 4 thế giới 
- Lãnh thổ rộng lớn: gồm 22 tỉnh, 4 thành phố trực thuộc TW, 5 khu tự trị, 2 đặc khu hành chính (Hồng Kông và Ma Cao)
 3. Ý nghĩa của vị trí địa lí và lãnh thổ
Thuận lợi:
 - Cảnh quan thiên nhiên đa dạng
 - Giao lưu, mở rộng với các nước trên thế giới bằng cả đường bộ và đường biển.
 - Phát triển kinh tế biển.
Khó khăn:
 - Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ.
 - Bị đe dọa bởi thiên tai (bão, lũ lụt)
15΄
HĐ2: Tìm hiểu điều kiện tự nhiên Trung Quốc ( thảo luận nhóm)
- Bước 1: GV giới thiệu: lấy kinh tuyến 1050Đ làm ranh giới chia đất nước Trung Quốc thành 2 miền Đông và Tây (HS dùng bút chì để kẻ ranh giới này vào SGK Tr. 87), điều kiện tự nhiên của 2 miền này rất khác nhau. Sau đó GV chia lớp thành 4 nhóm, phát phiếu học tập và giao nhiệm vụ:
+ Nhóm 1,2: Trình bày đặc điểm tự nhiên miền Tây, rút ra thuận lợi, khó khăn của miền.
+ Nhóm 3,4: Trình bày đặc điểm tự nhiên miền Đông, rút ra thuận lợi, khó khăn của miền.
(GV cung cấp các hình ảnh về thiên nhiên giữa 2 miền Đông, Tây cho HS quan sát)
- Bước 2: HS thảo luận, đại diện HS trình bày, các nhóm khác bổ sung.
- Bước 3: GV nhận xét và chuẩn kiến thức: 
II. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
Nội dung
Miền Tây
Miền Đông
Địa hình, đất đai
- Núi cao hiểm trở, sơn nguyên xen lẫn bồn địa. 
- Đất đai khô cằn
 - Đồng bằng châu thổ rộng lớn.
 - Đất phù sa màu mỡ.
Khí hậu
- Khí hậu lục địa khắc nghiệt, ít mưa.
- Nam ® Bắc : Cận nhiệt đới gió mùa ® Ôn đới gió mùa. Mùa hạ mưa nhiều
Sông ngòi
 - Thượng nguồn của các con sông 
- Hạ lưu sông
Khoáng sản
 - Than, sắt, dầu mỏ
- Sắt, dầu mỏ, thiếc, than, khí tự nhiên
Thuận lợi
- Phát triển rừng, chăn nuôi gia súc, khai khoáng và thủy điện
- Nông nghiệp trù phú, công nghiệp
Khó khăn
- Khí hậu khô hạn ® Thiếu nước. Địa hình cắt xẻ phức tạp ® GTVT khó khăn
- Bão, lũ lụt
10΄
HĐ3: Tìm hiểu điều kiện dân cư và xã hội Trung Quốc. (Cả lớp)
? Dựa vào bảng số liệu, biểu đồ nêu những đặc điểm khái quát nhất về dân số Trung Quốc?
? Dựa vào bảng số liệu hãy nhận xét về sự thay đổi quy mô dân số và gia tăng dân số tự nhiên của Trung Quốc?
(Đến năm 2015 Trung Quốc đã thực hiện chính sách dân số mới: mỗi cặp vợ chồng được phép sinh hai con)
? Dựa vào hình ảnh một số dân tộc của Trung Quốc nêu đặc điểm của thành phần dân tộc ?
? Em có nhận xét gì về sự phân bố dân cư của Trung Quốc?
GV: Giải thích sự phân bố dân cư của Trung Quốc (Miền Tây có 1 dải dân cư tập trung đông đúc là do ở đây có tuyến giao thông đường sắt đi qua – đầu năm 2016 khánh thành)
? Dân cư phân bố không đều có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển kinh tế - xã hội?
Khó khăn:
 - Miền Đông: người dân thiếu việc làm, nhà ở, môi trường bị ô nhiễm
 - Miền Tây lại thiếu lao động trầm trọng Khó khăn trong khai thác tài nguyên
Giải pháp: Hỗ trợ vốn phát triển kinh tế ở miền Tây.
III. DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI
 1. Dân cư
- Dân số: 1,37 tỉ người (tháng 1 - 2015), đông nhất thế giới (20% dân số thế giới).
 Nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn
 Gây sức ép cho kinh tế - xã hội – môi trường
-Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên giảm (0,5% năm 2015) song số người tăng hàng năm vẫn còn cao.
* Biện pháp: Thực hiện chính sách dân số triệt để: mỗi gia đình chỉ có một con.
Hậu quả: chênh lệch giới tính, hội chứng “1 con”
- Gia tăng dân số đô thị nhanh hơn nông thôn. Năm 2005 dân số đô thị chiếm 37%
- Là một quốc gia đa dân tộc với hơn 50 dân tộc khác nhau, đông nhất là người Hán (chiếm hơn 90% số dân cả nước), ngoài ra còn có các dân tộc khác như: người Choang, người Tạng, người Hồi
- Phân bố dân cư: chủ yếu tập trung ở miền Đông, miền Tây thưa thớt
? Quan sát một số hình ảnh và các thông tin trong SGK, trình bày những đặc điểm nổi bật của xã hội Trung Quốc?
+ Nhiều công trình kiến trúc cổ nổi tiếng: Vạn lí trường thành, Cố cung Bắc Kinh, Thiên đàn, Quảng trường Thiên An Môn
+ Nhiều phát minh quan trọng: La bàn, giấy, kĩ thuật in, thuốc súng, chữ viết, lụa tơ tằm
 *Trung Quốc rất chú ý đào tạo cán bộ quản lí và kĩ thuật. Nhà nước đề ra nhiều biện pháp nhằm phát huy nguồn nhân lực, coi trọng chất xám.
 2. Xã hội
- Là quốc gia có nền văn minh lâu đời
- Đầu tư nhiều cho giáo dục
- Lao động cần cù, sáng tạo
3. Củng cố: GV cho HS làm bài tập (4’) 
 Câu 1: Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống
a. Diện tích Trung Quốc là...............triệu Km2, đứng thứ............trên thế giới. Thiên nhiên đa dạng và có sự....................giữa miền Đông và miền Tây.
b. Dân số Trung Quốc đứng thứ.............. và gia tăng tự nhiên đang................... Phân bố dân cư..................., đông đúc ở miền..........., thưa thớt ở...............Trung Quốc có..........................lâu đời.
Câu 2: Nối các ô bên phải với bên trái sao cho phù hợp:
A. Miên Đông
1. Có nhiều đồng bằng, đất đai phù sa màu mỡ
2. Tài nguyên chính: Rừng, đồng cỏ, khoáng sản
3. Hạ lưu các con sông lớn, lượng nước dồi dào
4. Các dãy núi cao, sơn nguyên xen lẫn bồn địa
B. Miền Tây
5. Nơi bắt nguồn của những con sông lớn
6. Khí hậu cận nhiệt gió mùa và ôn đới gió mùa
7. Khí hậu ôn đới khắc nghiệt, hoang mạc và bán hoang mạc rộng lớn là chủ yếu
 4. Dặn dò (1’)
 - Về nhà học bài và làm bài theo phần câu hỏi và bài tập cuối bài (90)
 - Đọc trước bài Trung Quốc – tiết 2.
V. RÚT KINH NGHIỆM

File đính kèm:

  • docBai_1_Su_tuong_phan_ve_trinh_do_phat_trien_kinh_te_xa_hoi_cua_cac_nhom_nuoc_Cuoc_cach_mang_khoa_hoc.doc