Giáo án Địa lý 11 - Chương trình cả năm (Bản đẹp)

Tiết 17. Bài 8. LIÊN BANG NGA

Tiết 1. TỰ NHIÊN, DÂN CƯ, XÃ HỘI

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Sau bài học, HS cần:

1. Kiến thức:

- Biết một số đặc điểm về vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ của Liên Bang Nga.

- Trình bày được đặc điểm về tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và phân tích được những thuận lợi, khó khăn của tự nhiên đối với sự phát triển kinh tế - xã hội.

- Phân tích các đặc điểm về dân số, phân bố dân cư của Liên Bang Nga và ảnh hưởng của chúng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội.

2. Kĩ năng:

- Sử dụng bản đồ, lược đồ tự nhiên, bảng số liệu để nhận biết một số đặc điểm về vị trí địa lí, lãnh thổ và về tự nhiên, tài nguyên khoáng sản của Liên Bang Nga.

- Phân tích lược đồ dân cư, số liệu về dân số, tháp dân số để nhận xét được Liên Bang Nga là một quốc gia đông dân nhưng dân số đang giảm dần, dân cư phân bố không đều.

3. Thai độ:

 Khâm phục tinh thần hi sinh của dân tộc Nga đã cứu loài người thoát khỏi ách phát xít Đức trong Đại chiến thế giới II và tinh thần sáng

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC

- Bản đồ địa lí tự nhiên Liên Bang Nga.

- Lược đồ phân bố dân cư Liên Bang Nga.

- Bảng số liệu về tài nguyên khoáng sản và dân số Liên Bang Nga.

- Tranh ảnh về tự nhiên, dân cư và xã hội Liên Bang Nga.

tạo của nhân dân Nga, sự đóng góp lớn lao của người Nga cho kho tàng văn hóa chung của thế giới.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Vào bài mới:

 

doc61 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 1011 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Địa lý 11 - Chương trình cả năm (Bản đẹp), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
y E-bớt.
- Các nước EU đã hợp tác với nhau như thế nào trong lĩnh vực về giao thông vận tải?
Bước 2: HS trình bày kết quả, GV chuẩn kiến thức.
Hoạt động 4: Cá nhân/ cặp
Bước 1: GV yêu cầu HS dựa vào SGK:
- Tìm hiểu nội dung của khái niệm liên kết vùng.
- Nêu ý nghĩa của liên kết vùng mang lại.
- Năm 2000 EU có bao nhiêu liên kết vùng?
- Phân tích lược đồ 7.9 SGK:
+ Xác định vị trí, phạm vi của liên kết vùng Ma-xơ Rai-nơ.
+ Nêu lợi ích liên kết vùng Ma-xơ Rai-nơ.
Bước 2: HS trình bày, lấy ví dụ chứng minh, GV chuẩn kiến thức.
I. Thị trường chung châu Âu
1. Tự do lưu chuyển
EU thiết lập thị trường chung châu Âu từ 01/01/1993
* Bốn mặt tự do lưu thông là:
- Tự do di chuyển.
- Tự do lưu thông dịch vụ.
- Tự do lưu thông hàng hóa.
- Tự do lưu thông tiền vốn.
* Ý nghĩa của tự do lưu thông:
- Xóa bỏ những trở ngại trong phát triển kinh tế.
- Thực hiện chung một số chính sách thương mại với các nước ngoài EU.
- Tăng cường sức mạnh kinh tế và khã năng cạnh tranh của EU đối với các trung tâm kinh tế lớn trên thế giới.
2. Euro(ơrô) - Đồng tiền chung của EU
- Từ tháng 11-1999, nhiều nước EU sử dụng đồng Ơrô như là đồng tiền chung của EU.
- Từ năm 2002, phần lớn các nước EU đã sử dụng Ơrô là đồng tiền chung thay thế cho các đồng tiền quốc gia.
II. Hợp tác trong lĩnh vực sản xuất và dịch vụ
1. Sản xuất tên lửa đẩy A-ri-an và máy bay E-bớt
* Cơ quan hàng không vũ trụ châu Âu:
- Thành lập năm 1975.
- Thành công: Đã dưa lên quỹ đạo 120 vệ tinh nhân tạo bằng tên lửa đẩy A-ri-an do EU chế tạo.
* Tổ hợp hàng không E-bớt:
- Trụ sở: Tu-lu-dơ (Pháp).
- Cạnh tranh có hiệu quả với các hãng sản xuất máy bay hàng đầu của Hoa Kì.
2. Đường hầm giao thông dưới biển Măngsơ
 Vận chuyển hàng hóa thuận lợi từ Anh sang Châu Âu và ngược lại.
III. Liên kết vùng ở châu Âu (EUROREGION)
1. Khái niệm Euroregion:
 Là liên kết vùng ở châu Âu chỉ một khu vực biên giới ở châu Âu mà ở đó các hoạt động hợp tác, liên kết về các mặt giữa các nước khác nhau đã được thực hiện và đem lại lợi ích cho các thành viên tham gia.
2. Liên kết vùng Masơ-Rai nơ
- Vị trí: khu vực biên giới 3 nước Hà Lan,Đức, Bỉ.
- Lợi ích: 
+ Có khoảng 30.000 người/ ngày đi sang các nước láng giềng làm việc.
+ Các trường Đại học tổ chức khoá đào tạo chung.
+ Các con đường xuyên biên giới được xây dựng. 
IV. CỦNG CỐ, ĐÁNH GIÁ
A. Trắc nghiệm:	
Hãy chọn câu trả lời đúng:
1. Đồng tiền chung EU được sử dụng từ năm nào?
a. 1997 b. 1999 c. 2002 d. 2004
2. Ý nào không phải là lợi ích của việc sử dụng đồng tiền chung châu Âu?
a. Nâng cao sức cạnh tranh của đồng tiền chung châu Âu.
b. Trong buôn bán không phải chịu thuế giá trị gia tăng giữa các nước.
c. Đơn giản hóa công tác kế toán của các doanh nghiệp đa quốc gia.
d. Tạo thuận lợi cho việc chuyển giao vốn trong EU.
Tổ hợp hàng không E-bớt là một trong những hợp tác thành công nhất trong lĩnh vực sản xuất và dịch vụ của EU?
a. Đúng b. Gần đúng c. Sai
B. Tự luận:
1. Trình bày nội dung và ý nghĩa của 4 mặt tự do lưu thông?
2. Thế nào là liên kết vùng ở châu Âu? Liên kết vùng đem lại lợi ích gì?
V. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP
 Làm bài tập trong SGK, chuẩn bị bài mới trước ở nhà.
Tiết 15. Bài 7. LIÊN MINH CHÂU ÂU (tiếp theo)
Tiết 3. THỰC HÀNH: TÌM HIỂU VAI TRÒ CỦA EU TRONG NỀN KINH TẾ THẾ GIỚI
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức:
- Trình bày được ý nghĩa của việc hình thành thị trường chung châu Âu.
- Chứng minh được EU có một nền kinh tế hàng đầu thế giới.
2. Kĩ năng:
 Phân tích được biểu đồ, số liệu thống kê có trong bài học và biết cách trình bày một vấn đề.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bản đồ hành chính-chính trị châu Á.
- Lược đồ các nước sử dụng đồng Ơrô.
- Hai bảng số liệu thống kê đã cho trong bài.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Vào bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
Hoạt động 1: Cả lớp/ cặp
Bước 1: GV yêu cầu HS:
- Tìm hiểu mục tiêu của bài thực hành.
- Hoàn thành bài tập: tìm hiểu ý nghĩa việc hình thành một EU thống nhất.
Lưu ý: Phân tích được những thuận lợi và khó khăn đối với EU khi thị trường chung châu Âu được thiết lập và đồng tiền Ơrô được sử dụng làm đồng tiền cung của các nước thuộc EU.
Bước 2: Đại diện HS lên trình bày kết quả, các HS khác bổ sung, GV chuẩn kiến thức.
Hoạt động 2: Cá nhân
Bước 1: GV yêu cầu HS:
- Dựa vào bảng số liệu nên vẽ biểu đồ nào là thích hợp nhất? Tại sao?
- Trình bày các bước vẽ biểu đồ?
Bước 2: GV gọi 2 HS lên bảng vẽ biểu đồ. Các HS còn lại vẽ biểu đồ vào vở.
Bước 3: GV yêu cầu cả lớp cùng quan sát biểu đồ đã vẽ trên bảng, nêu nhận xét và chỉnh sữa.
I. Tìm hiểu ý nghĩa việc hình thành một EU thống nhất
* Thuận lợi:
- Tăng cường tự do lưu thông: người, hàng hóa, yiền tệ và dịch vụ.
- Thúc đẩy và tăng cường quá trình nhất thể hóa EU về các mặt kinh tế, xã hội.
- Tăng thêm tiềm lực và khả năng cạnh tranh kinh tế của toàn khối EU.
- Sử dụng đồng tiền chung có tác dụng thủ tiêu những rũi ro do chuyển đổi tiền tệ, tạo thuận lợi cho lưu chuyển vốn và đơ giản hóa công tác kế toán của các doanh nghiệp đa quốc gia.
* Khó khăn:
 Việc chuyển đổi sang đồng ơ-rô có thể xẩy ra tình trạng giá hàng tiêu dùng tăng cao và dẫn tới lạm phát.
II. Tìm hiểu vai trò của EU trong nề kinh tế thế giới
1. Vẽ biểu đồ:
- Vẽ 2 biểu đồ hình tròn có bán kính giống nhau.
- Có tên biểu đồ và bảng chú giải.
2. Nhận xét:
- EU chỉ chiếm 2.2% diện tích lục địa tren Trái Đất và 7,1% dân số thế giới nhưng chiếm tới:
+ 31% GDP của toàn thế giới (2004).
+ 26% sản lượng ô tô thế giới.
+ 37,7% xuất khẩu của thế giới.
+ 19,9% mức tiêu thụ năng lượng của toàn thế giới.
- Có GDP cao hơn Hoa Kì và Nhật Bản.
- Tỷ trọng của EU trong xuất khẩu của thé giới và tỷ trọng xuất khẩu/ GDP đứng đầu thế giới, vượt xa Hoa Kì và Nhật Bản.
- Xét về nhiều chỉ tiêu, EU đứng đầu thế giới, vượt trên Hoa Kì và Nhật Bản.
IV. CỦNG CỐ, ĐÁNH GIÁ
- GV nhận xét, đánh giá tiết thực hành .
- GV cho điểm cá nhân hoặc nhóm.
V. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP
 GV dặn HS hoàn thành bài thực hành ở nhà, chuẩn bị bài mới.
Tiết 16. Bài 7. LIÊN MINH CHÂU ÂU (tiếp theo)
Tiết 4. CỘNG HÒA LIÊN BANG ĐỨC
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức:
- Nêu và phân tích được một số đặc điểm nổi bật của CHLB Đức về tự nhiên, dân cư và xã hội.
- Trình bày và giải thích được đặc trưng về kinh tế của CHLB Đức.
2. Kĩ năng:
- Phân tích được bảng số liệu thống kê, tháp dân số.
- Biết khai thác kiến thức từ các bản đồ, lược đồ tự nhiên, công nghiệp, nông nghiệp.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Lược đồ tự nhiên, công nghiệp, nông nghiệp CHLB Đức.
- Các bảng thống kê: Vài nét về tình hình dân cư, xã hội Đửctong những thập kỉ qua: GDP của các cường quốc kinh tế trên thế giới, cơ cấu lao động qua một số năm.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Vào bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
Hoạt động 1: Cá nhân
Bước 1: GV yêu cầu HS dựa vào bản đồ tự nhiên Pháp và Đức, bản đồ liên minh châu Âu và kênh chữ SGK:
- Xác định vị trí địa lí của CHLB Đức.
- Nêu những đặc điểm cơ bản về điều kiện tự nhiên của CHLB Đức.
- Đặc điểm của vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng như thế nào đến việc phát triển kinh tế của CHLB Đức?
Bước 2: HS trình bày kết quả, chỉ bản đồ, GV chuẩn kiến thức.
Lưu ý: Cảnh quan thiên nhiên đa dạng: Bắc Đức là đồng bằng xen các đầm lầy. Trung du có nhiều núi xen các khu rừng lớn. Tây Nam có các đồng bằng thượng lưu sông Rai-nơ trồng nho và du lịch. Phía Nam có đồi núi, đầm lầy, hồ nước nằm sát dãy An-pơ đồ sộ.
Hoạt động 2: Cá nhân
Bước 1: HS dựa vào SGK, vốn hiểu biết trả lời các câu hỏi:
- Hãy phân tích, so sánh hai tháp tuổi dân số 1910 và 2000 của CHLB Đức, rút ra kết luận cần thiết về đặc điểm dân số của Đức?
- Nêu những thuận lợi, khó khăn của dân cư, xã hội đối với việc phát triển kinh tế nước Đức?
- Tỉ lệ dân nhập cư cao tạo cho Đức có những thuận lợi và khó khăn gì về mặt xã hội?
Bước 2: HS trình bày, GV chuẩn kiến thức.
Hoạt động 3: Cá nhân/ cặp 
Bước 1: GV yêu cầu HS nghiên cứu mục III.1, bảng 7.3, 7.4 SGK. Chứng minh CHLB Đức là một cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới?
Bước 2: HS trả lời, GV chuẩn kiến thức.
Hoạt động 4: Cá nhân/ cặp
Bước 1: HS dựa vào hình 7.12, kênh chữ, vốn hiểu biết:
- Nêu những đặc điểm cơ bản của nền công nghiệp nước Đức?
- Xác định trên hình 7.12 các trung tâm và các ngành công nghiệp quan trọng của nước Đức?
Bước 2: HS trình bày và chỉ bản đồ, HS khác bổ sung, GV chuẩn kiến thức.
Hoạt động 5: Cá nhân/ cặp
Bước 1: HS dựa vào hình 7.14, kênh chữ, vốn hiểu biết trả lời các câu hỏi:
- Nêu những đặc điểm nổi bật nền nông nghiệp CHLB Đức?
- Xác định trên lược đồ các cây trồng, vật nuôi và giải thích tại sao có sự phân bố như vậy?
- So sánh nền nông nghiệp Việt Nam ?
Bước 2: HS trả lời, chỉ bản đồ, GV chuẩn kiến thức.
I. Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên
1. Vị trí địa lí
- Nằm ở trung tâm châu Âu, cầu nối quan trọng giữa Đông Âu và Tây Âu, giữa Bắc và Nam Âu, giữa Trung và Đông Âu ² thuận lợi giao lưu, thông thương với các nước.
- Có vai trò chủ chốt, đầu tàu trong xây dựng và phát triển EU; là một trong những nước sáng lập ra EU.
2. Điều kiện tự nhiên
- Cảnh quan thiên nhiên đa dạng, đẹp, hấp dẫn khách du lịch.
- Nghèo tài nguyên khoáng sản: than nâu, than đá và muối mỏ.
II. Dân cư và xã hội
- Tỉ suất sinh vào loại thấp nhất châu Âu.
- Cơ cấu dân số già, thiếu lực lượng lao động bổ sung, tỉ lệ dân nhập cư cao.
- Chính phủ khuyến khích lập gia đình và sinh con.
- Mức sống người dân cao, hệ thống phúc lợi và bảo hiểm tốt, giáo dục và đào tạo được ưu tiên đầu tư và phát triển.
III. Kinh tế
1. Khái quát
- Là cường quốc kinh tế đứng đầu châu Âu và thứ ba thế giới về GDP.
- Là cường quốc thương mại thứ hai thế giới.
- Đang chuyển từ công nghiệp sang kinh tế tri thức.
- Có vai trò chủ chốt trong EU, đầu tàu kinh tế của EU.
2. Công nghiệp
- Là nước công nghiệp phát triển có trình độ cao trên thế giới.
- Công nghiệp được xem là chiếc xương sống của nền kinh tế quốc dân.
- Các ngành công nghiệp nổi tiếng có vị thứ cao trên thế giới: Chế tạo ô tô, máy móc, hoá chất, điện tử - viễn thông.
- Các trung tâm công nghiệp quan trọng: Xtut-gat, Muy-nich, Phran-phuốc, Cô-lô-nhơ, Béc-lin.
3. Nông nghiệp
- Nền nông nghiệp thâm canh, đạt năng suất cao.
- Được áp dụng các thành tựu KHKT vào sản xuất.
- Các nông sản chủ yếu: lúa mì, củ cải đường, thịt (bò, lợn), sữa,
IV. CỦNG CỐ, ĐÁNH GIÁ
A. Trắc nghiệm:	
Hãy chọn câu trả lời đúng:
1. CHLB Đức có vị trí địa lí ở đâu?
a. Đông Nam châu Âu b. Đông Bắc châu Âu
c. Trung tâm châu Âu d. Phía Tây châu Âu
2. CHLB Đức có khí hậu gì?
a. Nhiệt đới b. Ôn đới
c. Hàn đới d. Ôn đới và hàn đới
3. CHLB Đức là nước có:
a. Cơ cấu dân số già, tỉ suất sinh thấp nhất châu Âu.
b. Cơ cấu dân số già, tỉ suất sinh vào loại thấp.
c. Cơ cấu dân số già, tỉ suất sinh thấp nhất thế giới.
d. Cơ cấu dân số già, tỉ suất sinh vào loại thấp nhất châu Âu.
4. Các sản phẩm nông nghiệp chủ yêú của Đức là:
a. Lúa mì, củ cải đường, khoai tây.
b. Lúa mì, lúa, lạc.
c. Khoai tây, củ cải đường, chè.
d. Lúa mì, nho, cao su.
B. Tự luận:
1. Chứng minh CHLB Đức là một trong những cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới?
2. Vì sao có thể nói CHLB Đức là nước có nền công – nông nghiệp phát triển cao?
V. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP
 Về nhà làm bài tập ở SGK, chuẩn bị bài mới.
Tiết 17. Bài 8. LIÊN BANG NGA
Tiết 1. TỰ NHIÊN, DÂN CƯ, XÃ HỘI
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức:
- Biết một số đặc điểm về vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ của Liên Bang Nga.
- Trình bày được đặc điểm về tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và phân tích được những thuận lợi, khó khăn của tự nhiên đối với sự phát triển kinh tế - xã hội.
- Phân tích các đặc điểm về dân số, phân bố dân cư của Liên Bang Nga và ảnh hưởng của chúng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội.
2. Kĩ năng:
- Sử dụng bản đồ, lược đồ tự nhiên, bảng số liệu để nhận biết một số đặc điểm về vị trí địa lí, lãnh thổ và về tự nhiên, tài nguyên khoáng sản của Liên Bang Nga.
- Phân tích lược đồ dân cư, số liệu về dân số, tháp dân số để nhận xét được Liên Bang Nga là một quốc gia đông dân nhưng dân số đang giảm dần, dân cư phân bố không đều.
3. Thai độ:
 Khâm phục tinh thần hi sinh của dân tộc Nga đã cứu loài người thoát khỏi ách phát xít Đức trong Đại chiến thế giới II và tinh thần sáng 
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Bản đồ địa lí tự nhiên Liên Bang Nga.
- Lược đồ phân bố dân cư Liên Bang Nga.
- Bảng số liệu về tài nguyên khoáng sản và dân số Liên Bang Nga.
- Tranh ảnh về tự nhiên, dân cư và xã hội Liên Bang Nga.
tạo của nhân dân Nga, sự đóng góp lớn lao của người Nga cho kho tàng văn hóa chung của thế giới.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Vào bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
Hoạt động 1: Cả lớp/ cá nhân/ cặp
Bước 1: GV yêu cầu HS dựa vào H 8.1, bản đồ các nước trên thế giới, vốn hiểu biết trả lời các câu hỏi:
- Liên Bang Nga Có vị trí ở đâu? Xác định vị trí của Liên Bang Nga trên bản đồ thế giới?
- Đọc tên 14 nước láng giềng với Liên Bang Nga?
- Kể tên một số biển và đại dương bao quanh Liên Bang Nga?
- Cho biết ý nghĩa của vị trí địa lí và lãnh thổ đối với phát triển kinh tế Liên Bang Nga?
Bước 2: HS trả lời, các HS khác bổ sung, GV chuẩn kiến thức.
Hoạt động 2: Nhóm
Bước 1: GV chia lớp làm 4 nhóm, giao nhiệm vụ:
- Nhóm 1: Tìm hiểu miền Tây về: Địa hình, sông ngòi, đất.
- Nhóm 2: Tìm hiểu miền Tây về: Rừng, khoáng sản, khí hậu và những khó khăn.
Nhóm 3: Tìm hiểu về miền Đông về: Địa hình, sông ngòi, đất.
Nhóm 4: Tìm hiểu về miền Đông về: Rừng, khoáng sản, khí hậu.
Bước 2: Đại diện các nhóm lên trình bày, HS khác bổ sung, GV chuẩn kiến thức.
 GV bổ sung câu hỏi:
- Tại sao các con sông ở miền Đông không có giá trị về giao thông mà chỉ có giá trị về thủy điện?
- Tại sao tài nguyên của miền Đông kha dồi dào nhưng hiện nay nèn kinh tế của vùng này còn chậm phát triển hơn các vùng khác?
- Đánh giá ảnh hưởng của tài nguyên thiên nhiên đối với sự phát triển của mỗi miền?
Hoạt động 3: Cả lớp/ cặp
Bước 1: GV yêu cầu HS:
- Phân tích bảng 8.2 và H 8.3 rút ra những nhận xét về sự biến động và xu hướng phát triển dân số của Liên Bang Nga? Hệ quả của sự thay đổi đó?
- Dựa vào H 8.4 cho biết dân cư Liên Bang Nga phân bố như thế nào? Tại sao có sự phân bố như vậy? Mật độ dân số ở các vùng như thế nao?
Bước 2: HS trả lời , GV chuẩn kiến thức.
Hoạt động 4: Cả lớp
Bước 1: GV yêu cầu HS dựa vào mục III. 2., vốn hiểu biết của mình, chứng minh Liên Bang Nga có tiềm lực về văn hoá và khoa học.
 GV gợi ý: Hãy kể tên các tác phẩm văn học, các công trình kiến trúc của Liên Bang Nga?
Bước 2: HS trả lời, các HS khác bổ sung, GV chuẩn kiến thức.
- Văn Học: Sông Đông êm đềm, Chiến tranh và hoà bình, Thép đã tôi thế đấy
- Kiến trúc: Cung điện Kremli, Cung điện mùa đông (xanh), Quảng trường đỏ, Lăng Lênin, vườn Mùa hè, bảo tàng Pu-skin
I. Vị trí địa lí và lãnh thổ
- Diện tích: 17,1 triệu Km2, lớn nhất thế giới.
- Lãnh thổ trải dài ở phần Đông Âu và Bắc Á, giáp với nhiều quốc gia.s
- Thiên nhiên đa dạng, giàu tài nguyên.
→ Thuận lợi giao lưu, phát triển kinh tế.
II. Điều kiện tự nhiên
Miền Tây
Miền Đông
1. Địa hình:
Đồng bằng
2. Sông ngòi:
Sông Kama, sông Ôbi, sông Ênitxây.
3. Đất:
Màu mỡ ² Thuận lợi phát triển nông nghiệp.
4. Rừng:
Rừng Tai ga.
5. khoáng sản:
Dầu khí. 
6. Khí hậu:
Ôn đới, ôn hòa hơn phía Đông.
* Hạn chế: 
Đầm lầy
Núi, cao nguyên
Sông Nêna
Đất Pốt dôn, không thuận lợi phát triển nông nghiệp.
Rừng Tai ga là chủ yếu, diện tích rộng lớn.
Than, dầu mỏ, vàng, kim, cương, sắt, kẽm.
Ôn đới lục địa, khắc nghiệt. 
Núi cao
III. Dân cư và xã hội
1. Dân cư
- Dân số đông: 143 triệu người (2005), đứng thứ 8 trên thế giới.
- Dân số ngày càng giảm do tỷ suất gia tăng dân số tự nhiên âm (-0,7%), nhiều người ra nước ngoài sinh sống nên thiếu nguồn lao động.
- Dân cư phân bố không đều: Tập trung ở phía Tây.
- Tỉ lệ dân thành thị cao: 70%.
- Là quốc gia có nhiều dân tộc, 80% người Nga.
2. Xã hội
- Nhiều công trình kiến trúc, tác phẩm văn học nghệ thuật, nhiều công trình khoa học lớn có giá trị.
- Đội ngũ khoa học, kĩ sư, kĩ thuật viên lành nghề đông đảo, nhiều chuyên gia giỏi.
- Trình độ học vấn cao, 99% dân số biết chữ.
² Thuận lợi cho Liên Bang Nga tiếp thu thành tựu khoa học kĩ thuật thế giới và thu hút vốn đầu tư của nước ngoài.
IV. CỦNG CỐ, ĐÁNH GIÁ
A. Trắc nghiệm:	
Hãy chọn câu trả lời đúng:
1. Ý nào thể hiện ddúng nhất sự rộng lớn về lãnh thổ của Liên Bang Nga?
a. Diện tích lớn nhất thế giới, chiếm phần phía Bắc châu Á.
b. Diện tích rất lớn, chiếm phần lớn đồng bằng Đông Âu thuộc châu Âu.
c. Nằm trên phần châu lục Á và Âu, có diện tích lớn nhất thế giới.
d. Chiếm phần lớn đồng bằng Đông Âu và toàn bộ phần Bắc Á.
2. Phía Tây Nam của Liên Bang Nga là biển nào sau đây?
a. Bắc Băng Dương b. Thái Bình Dương
c. Biển Đen d. Biển Ban Tích
3. Vùng có khả năng phát triển nô ng nghiệp trù phú nhất của Liên Bang Nga là:
a. Đồng bằng Tây Xi-bia. b. Đồng bằng Đông Âu
c. Vùng núi U-ran d. Vùng Đông Xi-bia.
4. Phần lớn lãnh thổ của Liên Bang Nga nằm ở vành đai khí hậu:
a. Ôn đới b. Cận nhiệt đới
c. Nhiệt đới d. Hàn đới
5. Dân cư Liên Bang Nga phần lớn tập trung chủ yếu ở phía nào của đất nước:
a. Phía Đông b. Phía Tây
c. Phía Nam d. Phía Bắc
6. Yếu tố thuận lợi để Liên Bang Nga thu hút đầu tư của nước ngoài là:
a. Chất lượng nguồn lao động cao.
b. Đất nước rộng lớn.
c. Dân số gia tăng chậm.
d. Chế độ chính trị ổn định.
B. Tự luận:
1. Điều kiện tự nhiên của Liên Bang Nga có những thuận lợi và khó khăn gì đối phát triển kinh tế?
2. Đặc điểm dân cư và xã hội của Liên Bang Nga có những thuận lợi, khó khăn gì đối với phát triển kinh tế - xã hội?
3. Neu một số tác phẩm văn học, nghệ thuật, công trình khoa học và các nhà bác học nổi tiếng của Liên Bang Nga?
V. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP
- Trả lời các câu hỏi cuối bài.
- Sưu tầm tư liệu về kinh tế - xã hội của Liên Bang Nga.
- Ôn tập trước ở nhà.
Tiết 18. ÔN TẬP HỌC KÌ I
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Sau bài học HS cần:
1. Kiến thức:
- Nắm được những đặc điểm chung về nền kinh tế - xã hội thế giới: Sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của nhóm nước phát triển và nhóm nước đang phát triển, cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, nền kinh tế tri thức, xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa kinh tế, một số vấn đề mang tính toàn cầu, một số vấn đề của châu lục và khu vực.
- Hiểu và nắm được đặc điểm về tự nhiên, kinh tế - xã hội của Hoa kì, Liên minh châu Âu (EU), CHLB Đức, Liên Bang Nga.
2. Kĩ năng:
- Phân tích bản đồ, lược đồ, biểu đồ, bảng số liệu liên quan đến bài học.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC:
- Bản đồ tự nhiên thế giới.
- Bản đồ tự nhiên châu Mĩ.
- Lược đồ SGK.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Vào bài mới: 
Bước 1: GV củng cố lại kiến thức lí thuyết và kĩ năng địa lí mà HS đã học.
Bước 2: GV dựa vào hệ thống câu hỏi trong SGK gợi mở để HS trả lời.
Bước 3: HS nêu câu hỏi, GV hướng dẫn trả lời.
Bước 4: HS tự ôn tập.
IV. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP
- GV đánh giá, nhận xét tiết học.
- GV dặn dò HS về nhà ôn tập.
Tiết 19. KIỂM TRA HỌC KÌ I
I. MỤC TIÊU BÀI KIỂM TRA
1. Mục đích
- Kiểm tra kiến thức các em đã lĩnh hội được từ bài 6 đến bài 8.
- Trên cơ sở đó điều chỉnh phương pháp để làm cho hiệu quả giảng dạy đạt kết quả tốt nhất.
- Là cơ sở đánh giá kết quả học tập học kì I của HS.
2. Yêu cầu
- GV : ra đề phù hợp với năng lực của HS.
- HS : Ôn bài ở nhà để trả lời được câu hỏi và bài tập của đề kiểm tra.
II. TIẾN TRÌNH TIẾT KIỂM TRA
1. Ổn định lớp
2. GV phát đề - HS làm bài 
(Kèm theo ma trận đề và đáp án bài kiểm tra)
3. GV thu bài 
- GV kiểm tra số bài
- Nhận xét giờ kiểm tra
4. Dặn dò: chuẩn bị trước bài 8 – tiết 2: Kinh tế
Tiết 20. Bài 8. LIÊN BANG NGA (tiếp theo)
Tiết 2. KINH TẾ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức:
- Biết các giai đoạn chính của nền kinh tế Liên Bang Nga và những thành tựu đáng kể từ sau năm 2000 của nước này.
- Biết dược những thành tựu dã đạt được trong những hành công nông nghiệp và cơ sở hạ tầng của Li

File đính kèm:

  • docBai_1_Cac_phep_chieu_hinh_ban_do_co_ban.doc