Giáo án Địa lý 11 bài 2: Xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa kinh tế

 Các tổ chức liên kết kinh tế khu vực vùa hợp tác vừa cạnh tranh với nhau đã tạo nên động lực thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế, tăng cường tự do hóa thương mại, đầu tư dịch vụ trong phạm vi khu vực cũng như giữa các khu vực với nhau, góp phần bảo vệ lợi ích kinh tế của các nước thành viên. Đồng thời cũng thúc đấy quá trình mở rộng thị trường các quốc gia, tạo lập những thị trường khu vực rộng lớn, tăng cường quá trình toàn cầu hóa kinh tế thế giới.

doc14 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 37601 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý 11 bài 2: Xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa kinh tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 17/11/2010 Ngày dạy: 25/11/2010
 Người soạn: Đặng Thị An
Bài 2: Xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa kinh tế
I. Mục tiêu bài học
Sau bài HS cần:
1. Kiến thức
 - Phân tích được các biểu hiện của toàn cầu hóa, khu vực hóa và hệ quả của toàn cầu hóa, khu vực hóa.
 - Biết được lí do hình thành tổ chức liên kết khu vực và đặc điểm của một số tổ chức liên kết kinh tế khu vực.
2. Kĩ năng
 - Sử dụng bản đồ thế giới để nhận biết lãnh thổ của một số liên kết kinh tế khu vực.
 - Phân tích bảng số liệu trong SGK để so sánh quy mô số dân và GDP của một số tổ chức liên kết kinh tế khu vực.
3. Thái độ
 - Nhận thức được tính tất yếu của toàn cầu hóa, khu vực hóa. Từ đó, xác định trách nhiệm của bản thân trong việc đóng góp vào việc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế, xã hội tại địa phương.
II. Chuẩn bị của GV và HS
1. Chuẩn bị của giáo viên
 - Bản đồ các nước trên thế giới
2. Chuẩn bị của học sinh
 - Sách giáo khoa
III. Tiến trình dạy học
1. Kiểm tra bài cũ ( thời gian: 5 phút)
Câu hỏi: 
 Trình bày những điểm tương phản về trình độ phát triển kinh tế- xã hội của nhóm nước phát triển và nhóm nước đang phát triển?
* Đáp án- thang điểm:
Đáp án
Thang điểm
- GDP có sự chênh lệch rất lớn giữa hai nhóm nước
Lấy ví dụ chứng minh: GDP của Đan Mạch là 45 008 USD trong khi của Ê-ti-ô-pi-a là 112 USD
- Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế có sự khác biệt:
Năm 2004:
* Các nước phát triển:
+ Khu vực I chiếm tỉ lệ thấp: 2 %
+ Khu vực III chiểm tỉ lệ cao: 71% 
* Các nước đang phát triển:
+ Khu vực I chiểm tỉ lệ tương đối cao: 25%
+ Khu vực III mới đạt: 43% 
- Các nhóm nước có sự khác biệt về các chỉ số xã hội:
Các nước phát triển cao hơn các nước đang phát triển về:
+ Tuổi thọ người dân
+ Chỉ số HDI
 3 điểm
 4 điểm
 3 điểm
2. Dạy nội dung bài mới
Vào bài: (1 phút)
 Xu hướng toàn cầu hóa và khu vực hóa là xu hướng tất yếu của nền kinh tế Thế giới hiện nay. Làm cho các nền kinh tế ngay càng phụ thuộc lẫn nhau và tạp ra động lực quan trọng thúc đẩy sự tăng trưởng nền kinh tế thế giới. Để hiểu thêm về vấn đề này, hôm nay cô trò chúng ta sẽ nghiên cứu bài xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa kinh tế.
GV:
CH:
HS:
GV:
GV;
GV:
GV:
CH:
HS:
GV:
CH:
HS:
CH:
HS:
GV:
CH:
HS:
GV:
CH:
HS:
GV:
CH:
HS:
GV:
GV:
CH:
HS
GV:
GV:
GV:
CH:
HS:
GV:
CH:
HS:
GV:
GV:
GV:
CH:
HS:
CH:
HS:
CH:
HS:
GV:
CH:
CH:
HS:
GV:
* Hoạt động 1: Nhóm ( thời gian 15 phút)
 Trên các phương tiện thông tin đại chúng các em thường hay nghe tới cụm từ “Toàn cầu hóa” đúng không ạ?
 Các em nhận thấy rằng trên thế giới hiện nay, chúng ta có thể xem các chương trình truyền hình của Châu Âu hay Trung Quốc, người Châu Âu có thể đi xe ô tô do Hàn Quốc sản xuất, quay phim chụp ảnh bằng máy quay của Nhật bản, sử dụng máy tính cá nhân được sản xuất tại Hoa Kỳ và sử dụng các phần mềm của Ấn Độ
Từ những ví dụ trên của cô em hãy cho biết toàn cầu hóa là gì?
 →
Mở rộng: 
 Toàn cầu hóa là một xu hướng phát triển tất yếu của thời đại, và nó ngay càng phát triển cả về chiều rộng cà chiều sâu. Từ thập kỉ 80 của thế kỉ XX, thế giới bước vào thời đại toàn cầu hóa. Trước khi bước vào thời đại toàn cầu hóa thế giới đã chứng kiến những “hiện tượng toàn cầu hóa” hay còn gọi là quốc tế hóa.
 Sự xuất hiện của thời đại toàn cầu hóa gắn liền với sự phát triển hết sức mạnh mẽ của cách mạng khoa học- công nghệ hiện đại, đặc biệt là công nghệ thông tin, công nghệ giao thong vận tải. Nếu như trong làn sóng quốc tế hóa, liên kết toàn cầu chỉ tập trung ở Tây Âu và Hoa Kì và đơn thuần về phương diện hàng hóa thì toàn cầu hóa đã trải rộng ra toàn thế giới, bao gồm nhiêu lĩnh vực khác nhau, xu thế phát triển ngày càng nhanh hơn và ngày càng dày đặc hơn cuat những liên kết xuyên biên giới.
 Trong đó toàn cầu hóa kinh tế được xem là cốt lõi của toàn cầu hóa hiện nay và có tác động mạnh mẽ đến mọi mặt của nền kinh tế- xã hội thế giới.
Chuyến ý: Vậy toàn cầu hóa kinh tế có những biếu hiện như thế nào? Cô trò chúng ta cùng tìm hiểu phần 1
 Để tìm hiểu những biểu hiện của toàn cầu hóa về kinh tế cô chia lớp chúng ta thành hai nhóm 
- Nhóm 1: nghiên cứu biểu hiện của toàn cầu hóa thể hiện ở sự gia tăng trao đổi thương mại và dầu tư nước ngoài ( ý 1a và 1b )
- Nhóm 2: Nghiên cứu biểu hiện của toàn cầu hóa thể hiện ở sự mở rộng thị trường tài chính quốc tế và sự hoạt động của các công ty xuyên quốc gia.
GV: Phát phiếu học tập
 Các nhóm hoạt động trong 3 phút, hết thời gian GV gọi đại diện các nhóm trình bày.
Đại diện nhóm 1 báo cáo
Thương mại thế giới phát triển mạnh được thể hiện như thế nào?
 Tốc độ tăng trưởng của thương mại luôn cao hơn tốc độ tăng trưởng của toàn bộ kinh tế thế giới.
Mở rộng:
 Nếu như trong khoảng thời gian từ năm 1950 đến nay, GDP của thế giới tăng 5 lần thì khối lượng thương mại thế giới tăng hơn 16 lần.
Năm 2000, mức tăng trưởng của thương mại thế giới là 6, 2 % trong khi đó mức tăng trưởng của kinh tế thế giới chỉ là 3, 5%.
 Các vòng đàm phán về tự do hóa thương mại và giảm thuế quan trong khuôn khổ của WTO đã góp phần làm cho tốc độ tăng trưởng của thương mại thế giới cao hơn tốc độ tăng trưởng của sản xuất thế giới.
 Trong hoạt động thương mại của thế giới tổ chức WTO có vai trò như thế nào?
 Tính đền tháng 1 năm 2007, tổ chức thương mại thế giới (WTO) đã có tới 150 thành viên, chi phối tới 95% hoạt động thương mại của thế giới và có vai trò to lớn trong việc thúc đảy tự do hóa thương mại, làm cho nền kinh tế thế giới phát triển năng động hơn.
 Theo em việc nước ta gia nhập WTO đã đem lại thời cơ và thách thức như thế nào?
 Từ ngày 11 tháng 1 năm 2007, Viện nam chính thức trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO, việc gia nhập vào WTO đã đem lại những thời cơ: mở rộng thị trường, tìm những thị trường mới trên cơ sở các hiệp định thương mại, nước ta sẽ nhân được những điều kiện thuận lợi về xuất khẩu hàng hóa vào các nước trong WTO, có cơ hội thu hút vốn đầu tư nước ngoài, có điều kiện đổi mới công nghệ, tạo điều kiện phát huy nội lực
 Tuy nhiên nước ta cũng vấp phải nhiều khó khăn thách thức như: thực trạng nền kinh tế nước ta còn lạc hậu so với khu vực và thế giới, trình độ quản lí kinh tế nhìn chung còn thấp, sử dụng nguồn vốn còn kém kiệu quả.
Nhóm 1 tiếp tục báo cáo
 Đầu tư nước ngoài trong xu hướng toàn cầu hóa như thế nào?
Trả lời:
 Đầu tư nước ngoài tăng nhanh
 →
Mở rộng:
 Đầu tư nước ngoài tăng mạnh:
+ Đối với các nước phát triển tăng 4,6 lần: từ 1404 tỉ USD lên 6470 tỉ USD
+ Các nước đang phát triển tăng 6, 1 lần: từ 364 tỉ USD lên 2265 tỉ USD.
Như vậy là tốc độ gia tăng đầu tư nước ngoài ở các nước đang phát triển cao hơn đúng không ạ.
 Trong đầu tư nước ngoài lĩnh vực nào ngày càng đóng vai trò quan trọng?
 →
Đại diện nhóm 2 báo cáo
 Thị trường tài chính quốc tế hiện nay có biểu hiện gì?
 Với hàng vạn ngân hàng được nối với nhau qua mạng viễn thông điện tử, một mạng lưới liên kết toàn cầu đã và đang được mở rộng trên toàn thế giới.Các tổ chức quốc tế như Quỹ tiền tệ (IMF), Ngân hàng thế giới (WB) ngày càng có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế toàn cầu, cũng như trong đời sống kinh tế- xã hội của các quốc gia.
Mở rộng:
 Trên thế giới hiện nay có hai tổ chức tài chính quốc tế lớn: Đối với Ngân hàng thế giới(WB), tổ chức này cho vay theo các dự án và chương trình phát triển dài hạn, còn Quỹ tiền tệ(IMF) chủ yếu cho các nước bị thâm hụt cán cân thanh toán vay ngắn hạn và trung hạn. Sự giúp đỡ của hai tổ chức nói trên trong việc khắc phục khủng hoảng kinh tế ở Mehico, Achentina và một số nước ở Châu Á đã chứng tỏ tác động tích cực đối với sự phát triển kinh tế toàn cầu, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển.
 Nhóm 2 tiếp tục báo cáo
 Các công ty xuyên quốc gia có vai trò như thế nào? Nêu ví dụ về một số công ty xuyên quốc gia?
 →
VD: Microsof( Hoa Kì); Sony(Nhật Bản); Huyndai(Hàn Quốc) 
 Ngoài ra còn có rất nhiều các công ty xuyên quốc gia khác như: Ford(Hoa Kì); Sanyo( Nhật Bản); SamSung( Hàn Quốc)
Mở rộng:
 Hiện nay trên thế giới có khoảng 50 000 các công ty xuyên quốc gia với hơn 250 000 các công ty con và có văn phong đại diện ở các quốc gia và các khu vực trên thế giới. Trong hai thập kỉ trở lại đây, làn song sáp nhập các công ty xuyên quốc gia để tạo nên những đế chế công ty toàn cầu khổng lồ đang phất triển mạnh. Hiện nay các công ty xuyên quốc gia nắm 70% giá trị xuất nhập khẩu thế giới và chi phối 90% sáng kiến kĩ thuật và công nghệ mới.
 Các công ty xuyên quốc gia theo đuổi chiến lược dựa vào ưu thế sản phẩm nổi tiếng và công nghệ mới, đầu tư mạnh cho nghiên cứu và phát triển. Mục tiêu của chiến lược này là giành lợi nhuận cao và nắm lấy địa vị thống trị trên thị trường. Họ không chế rất nghiêm ngặt việc chuyển giao công nghệ
 Chuyển ý: Cô và các em đã vừa cùng nhau tìm hiểu những biểu hiện của toàn cầu hóa về kinh tế, vậy trong thời đại ngày nay toàn cầu hóa về kinh tế nó đem lại những hệ quả nào, cô trò chúng ta cùng chuyển sang phần 2 nhỏ.
 ( thời gian: 5 phút)
 Theo em toàn cầu hóa kinh tế có ảnh hưởng tới nền kinh tế thế giới như thế nào?
 →
Mở rông: 
 Toàn cầu hóa về kinh tế nó tác động đến nền kinh tế thế giới cũng như mỗi quốc gia ở hai mặt: tích cực và tiêu cực.
Về mặt tích cực: chúng ta thấy rằng toàn cầu hóa về kinh tế giúp cho các nước, đặc biệt là các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam có cơ hội tiếp cận các nguồn lực quan trọng nhu nguồn vốn, công nghệ hiện đại, nguồn tri thức, kinh nghiệm quản lí của các nước phát triển. Các con Rồng ở Châu Á như Singapo, Hàn Quốc, Đài Loan là những ví dụ điển hình về tận dụng những cơ hội của toàn cầu hóa.
 Em có nhận xét gì về mức chênh lệch giàu nghèo và tốc độ gia tăng khoảng cách giàu nghèo trên thế giới?
 Khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn và được gia tăng với tốc độ nhanh chóng.
Mở rộng:
 Các nước có GDP/ người cao chỉ chiếm có 15% dân số thế giới nhưng chiếm tới 79% GDP của thế giới, 85% dân số còn lại chỉ chiếm 21% tổng GDP của thế giới.
 Chúng ta thấy rằng ngay trong một nước mức độ chênh lệch giàu nghèo cũng rất khác nhau. Ví dụ như Hoa Kì, bên cạnh những nhà tư bản giàu kếch xù, còn có rất nhiều người dân nghèo phải sống trong các khu ổ chuột.
 Ngoài sự gia tăng khoảng cách giàu nghèo, trong xu hướng toàn cầu hóa kinh tế nếu các nước đang phát triển không có sự kiểm soát chặt chẽ trong quá trình hội nhập thì nguy cơ sẽ trở thành “bãi thải công nghệ” của các nước phát triển sẽ trở thành sự thật, nguồn tài nguyên thiên nhiên sẽ nhanh chóng bị cạn kiệt, môi trường bị ô nhiễm.
Chuyển ý:
 Trên thế giới hiện nay, không chỉ có xu hướng toán cầu hóa kinh tế mà xu hướng khu vực hóa cũng được thể hiện rất rõ nét bằng chứng là sự ra đời của các tổ chức liên kết khu vực như: ASEAN, Liên minh Châu Âu (EU), NAFTAXu hướng này được thể hiện ra sao và có hệ quả như thế nào? Sẽ là những câu hỏi cô trò chúng ta sẽ giải đáp trong mục II sau đây.
* Hoạt động 2: ( cả lớp) thời gian: 15 phút
Nghiên cứu xu hướng khu vực hóa kinh tế.
Treo bản đồ các nước trên thế giới lên bảng.
Gọi HS xác định vị trí của một số tổ chức liên kết khu vực: ASEAN, EU, NAFTA, MERCOSUR, AFEC
 Theo em nguyên nhân nào làm cho các nước ở trong từng khu vưc liên kết với nhau?
 Do các quốc gia có nét tương đồng về địa lí, văn hóa, xã hôị hoặc có chung mục tiêu, lợi ích, phát triển đã liên kết với nhau hình thành các tổ chức liên kết khu vực.
 Các em thấy rằng đa số các nước trong mỗi khu vực địa lí đều tham gia vào một tổ chức kinh tế khu vực
VD: Như hiệp hội các quốc gia Đông nam Á (ASEAN), đều có chung những đặc điểm địa lí như: có vị trí địa lí nằm ở đông nam châu Á, nơi tiếp giáp giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, có vị trí cầu nối giữa lục địa Á-Âu với lục địa Ô-xtray-li-a, các nước Đông nam Á có các điều kiện tự nhiên tương đối gống nhau, các nước ASEAN cùng có chung một mục đích là thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục và tiến bộ xã hội của các nước thành viên.
 Hay Liên minh châu Âu (EU): Đây là tổ chức kinh tế khu vực lớn trên thế giới với 27 thành viên. Với hiệp ước Ma-xtrich, năm 1993 Cộng đồng châu Âu đổi tên thanh liên minh châu Âu. Từ 1/1/1993 EU đã thiết lập thị trường chung, ngày nay EU được xem là một tổ chức kinh tế khu vực có trình độ nhất thể hóa cao nhất thế giới.
 Hai tổ chức kinh tế khu vực trên các em sẽ được tìm hiểu rõ nét hơn ở các bài sau.
 Hiệp ước tự do thương mại Bắc Mỹ (NAFTA) được hình thành bởi ba quốc gia trên lục địa Bắc Mỹ đó là Hoa kì, Canada, Mehico với mục đích xóa bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế quan giữa ba nước.
 Vậy, em hiểu khu vực hóa kinh tế là gì? 
 →
 Dựa vào bảng 2, em hãy so sánh số dân và GDP của các tổ chức liên kết khu vực? Rút ra nhận xét?
- Các tổ chức có quy mô dân số và GDP rất khác nhau.
+ So với ASEAN, NAFTA có dân số (435, 7 triệu người) ít hơn 119, 6 triệu người nhưng lại có GDP lớn hơn gần 16, 7 lần.
+ So với MERCOSUR, EU có số dân (459, 7 triệu người) lớn hơn hai lần nhưng lại có GDP lớn hơn 16, 3 lần.
+ Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á- Thái Bình Dương có dân số lớn nhất trong các khu vực kinh tế: 2648, 0 triệu người và cũng có quy mô GDP lớn nhất: 23008, 1 tỷ USD (2004).
 Chuyển ý:
 Vậy, khu vực hóa kinh tế nó đem lại những hệ quả gì. Cô trò chúng ta cùng chuyển sang phần 2.
 Theo em khu vực hóa kinh tế có những mặt tích cực nào và đặt ra những thách thức gì cho mỗi quốc gia?
- Về mặt tích cực:
 Các tổ chức liên kết kinh tế khu vực vùa hợp tác vừa cạnh tranh với nhau đã tạo nên động lực thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế, tăng cường tự do hóa thương mại, đầu tư dịch vụ trong phạm vi khu vực cũng như giữa các khu vực với nhau, góp phần bảo vệ lợi ích kinh tế của các nước thành viên. Đồng thời cũng thúc đấy quá trình mở rộng thị trường các quốc gia, tạo lập những thị trường khu vực rộng lớn, tăng cường quá trình toàn cầu hóa kinh tế thế giới.
- Về thách thức:
 Vấn đề tự chủ về kinh tế, quyền lực quốc gia.
 Theo em, Việt Nam là thành viên của ASEAN đã đem lại thời cơ và thách thức gì đối với nước ta?
 Ngày 28 tháng 7 năm 1995, Việt Nam trở thành thành viên thứ 7 của Hiệp hội các quốc gia Đông nam Á (ASEAN). Khi ra nhập vào ASEAN đã mở ra những thời cơ và cũng không ít những thách thức
+ Về thời cơ: Tạo điều kiện cho nước ta hòa nhập vào cộng đồng khu vực, vào thị trường các nước Đông nam Á, thu hút vốn đầu tư (VD: ở tỉnh Bình Dương của nước ta có khu công nghiệp Việt nam- Singapo, đây là khu công nghiệp có quy mô lớn và có trang thiết bị hiện đại với nguồn vốn và công nghệ chủ yếu của Singapo. Mở ra cơ hội để nước ta giao lưu học tập, tiếp thu trình độ khoa học công nghệ, trình độ quản lí để phát triển.
+ Về thách thức: Việt Nam phải chịu sự cạnh tranh quyết liệt nhất là về kinh tế (VD: gạo xuất khẩu của nước ta phải cạnh tranh gay gắt với gạo xuất khẩu của Thái Lan), dễ bị tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính khu vực (1997). Nếu nước ta hòa nhập mà không đứng vững thì dễ bị tụt hậu về kinh tế, và bị hòa tan về chính trị, văn hóa, xã hội
I. Xu hướng toàn cầu hóa kinh tế
- Toàn cầu hóa là quá trình liên kêt các quốc gia trên thế giới về nhiều mặt: kinh tế, văn hóa, khoa học
- Toàn cầu hóa kinh tế tác động mạnh mẽ đến mọi mặt của nền kinh tế xã hội thế giới.
1) Toàn cầu hóa kinh tế.
a) Thương mại thế giới phát triển mạnh.
- Tốc độ ra tăng trao đổi hàng hóa trên thế giới nhanh hơn nhiều so với gia tăng GDP.
b) Đầu tư nước ngoài tăng nhanh.
- Từ năm 1990 đến năm 2004 tăng từ 1774 tỉ USD lên 8894 tỉ USD( tăng hơn 5 lần)
- Lĩnh vực dịch vụ chiếm tỉ trọng ngày càng lớn nhất là tài chính, ngân hàng, bảo hiểm
c) Thị trường tài chính quốc tế mở rộng
- Hàng vạn ngân hàng được nối với nhau.
- Các tổ chức quốc tế: Quỹ tiền tệ, Ngân hàng thé giới ngày càng có vai trò quan trọng
d) Các công ty quốc gia có vai trò ngày càng lớn.
- Vai trò:
+ Hoạt động ở nhiều quốc gia
+Nắm trong tay của cải lớn
+ Chi phối nhiều ngành kinh tế quan trọng.
2) Hệ quả
a) Tích cực
- Thúc đẩy sự phát triển và tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
- Đẩy nhanh đầu tư tăng cường hợp tác quốc tế.
b) Tiêu cực
- Gia tăng khoảng cách giàu nghèo.
II. Xu hướng khu vực hóa kinh tế.
1) Các tổ chức liên kết kinh tế khu vực
- Các nước có nét tương đồng: địa lí, văn hóa, xã hội, lợi ích
- Khu vực hóa là quá trình diễn ra những liên kêt về nhiều mặt giữa các quốc gia nằm trong một khu vực địa lí nhằm tối ưu hóa những lợi ích chung trong nội bộ khu vực và tối đa hóa sức mạnh cạnh tranh với các đối tác bên ngoài khu vực.
- Các tổ chức có quy mô dân số và GDP rất khác nhau.
2) Hệ quả của khu vực hóa kinh tế.
a) Tạo ra cơ hội:
- Thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế, tự do hóa thương mại.
- Mở rộng thị trường, đẩy nhanh quá trình toàn cầu hóa kinh tế.
b) Tạo ra thách thức:
- Đảm bảo quyền độc lập tự chủ về kinh tế, chính trị
* PHẦN PHỤ LỤC
Dựa vào nội dung trong SGK em hãy trả lời các thông tin theo phiếu học tập sau:
(thời gian: 3 phút)
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Nội dung
Biểu hiện
Thương mại thế giới phát triển mạnh
Đầu tư nước ngoài tăng nhanh
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Nội dung
Biểu hiện
Thị trường tài chính quốc tế mở rộng
Các công ty xuyên quốc gia có vai trò ngày càng lớn
THÔNG TIN PHẢN HỒI PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Nội dung
Biểu hiện
Thương mại thế giới phát triển mạnh
Tốc độ tăng trưởng của thương mại luôn cao hơn tốc độ tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế thế giới
Đầu tư nước ngoài tăng nhanh
- Từ năm 1990 đến năm 2004 đầu tư nước ngoài tăng từ 1774 tỉ USD lên 8895 tỉ USD.
- Lĩnh vực dịch vụ chiếm tỉ trọng ngày càng lớn.
THÔNG TIN PHẢN HỒI PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Nội dung
Biểu hiện
Thị trường tài chính quốc tê mở rộng
- Hàng vạn ngân hàng được nối với nhau
- Các tổ chức quốc tế: Quỹ tiền tệ, Ngân hàng thế giới ngày càng có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế toàn cầu
Các công ti xuyên quốc gia có vai trò ngày càng lớn
- Hoạt động ở nhiều quốc gia
-Nắm trong tay nguồn của cải vật chất rất lớn
- Chi phối nhiều ngành kinh tế quan trọng
3) Củng cố, luyện tập ( thời gian: 3 phút)
 Cô trò chúng ta đã cùng nhau nghiên cứu xong bài 2: Xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa kinh tế. Học xong bài các em cần nắm được thế nào là toàn cầu hóa, các biểu hiện và hệ quả của xu hướng toàn cầu hóa kinh tế, nắm được xu hướng khu vực hóa kinh tế với các tổ chức liên kết kinh tế khu vực tiêu biểu và hệ quả của khu vực hóa linh tế.
* Một số câu hỏi trắc nghiệm củng cố bài:
Hãy chọn câu trả lời đúng
1. Toàn cầu hóa là:
 A. Là quá trình liên kết một số các quốc gia trên thế giới về mọi mặt
 B. Là quá trình liên kết các nước phát triển trên thế giới về kinh tế, văn hóa, khoa học.
 C. Tác động mạnh mẽ đến toàn đén toàn bộ nền kinh tế- xã hội của các nước đang phát triển.
 D. Là quá trình liên kết các quốc gia trên thế giới về kinh tế, văn hóa, khoa học.
- Câu trả lời đúng: D
2. Các quốc gia có những nét tương đồng về địa li, văn hóa, xã hội đã liên kết thành các tổ chức kinh tế đặc thù nhằm:
 A. Tăng cường khả năng cạnh tranh của khu vực và của các nước trong khu vực so với thế giới
 B. Làm cho đời sống văn hóa, xã hội của các nước thêm phong phú.
 C. Trao đổi nguồn lao động và nguồn vốn giữa các nước trong khu vực.
 D. Trao đổi hàng hóa giữa các nước nhằm phát triển ngành xuất nhập khẩu trong từng nước.
- Câu trả lời đúng: A
3. Tổ chức liên kết kinh tế khu vực có quy mô GDP lớn nhất là:
 A. EU
 B. NAFTA
 C. AFEC
 D. ASEAN
- Câu trả lời đúng: C
4. Tổ chức liên kết kinh tế khu vực có ít thành viên nhất là:
 A. MERCOSUR
 B. NAFTA
 C. EU
 D. ASEAN
- Câu trả lời đúng là: B
4. Hướng dẫn HS tư học ở nhà ( thời gian 1 phút)
 Các em về nhà học bài, trả lời các câu hỏi cuối bài và chuẩn bị bài tiếp theo.

File đính kèm:

  • docdia_li_11_20150726_031609.doc