Giáo án Địa lý 11 bài 1, 2

Bài 2:

XU HƯỚNG TOÀN CẦU HÓA, KHU VỰC HÓA KINH TẾ

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Sau bài học, học sinh cần:

1. Kiến thức

- Trình bày đựơc các biểu hiện của toàn cầu hóa và hệ quả của nó.

- Trình bày được các biểu hiện của khu vực hóa và hệ quả của nó.

- Hiểu được nguyên nhân hình thành tổ chức liên kết kinh tế khu vực và nhớ được một số tổ chức liên kết kinh tế khu vực.

2. Kỹ năng

- Sử dụng bản đồ thế giới để nhận biết lãnh thổ của các liên kết kinh tế khu vực.

- Phân tích số liệu, tư liệu để nhận biết quy mô, vai trò đối với thị trường quốc tế của các liên kết kinh tế khu vực.

3. Thái độ

- Nhận thức được tính tất yếu của toàn cầu hóa, khu vực hóa. Từ đó, xác định trách nhiệm của bản thân trong việc đóng góp vào việc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế, xã hội tại địa phương.

 

docx11 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 10970 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý 11 bài 1, 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 	Tiết
Bài 1: SỰ TƯƠNG PHẢN VỀ TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA CÁC NHÓM NƯỚC. CUỘC CÁCH MẠNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ HIỆN ĐẠI.
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau bài học, học sinh cần:
Kiến thức
Biết được sự phân chia các nước trên thế giới thành hai nhóm nước: Phát triển và đang phát triển.
Nhận biết sự tương phản về trình độ kinh tế - xã hội của các nhóm nước phát triển và đang phát triển. 
Phân tích được đặc điểm nổi bật của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại.
Trình bày được tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại tới sự phát triển kinh tế về các mặt, kéo theo xuất hiện nhiều ngành kinh tế hình thành nền kinh tế tri thức. 
Kỹ năng
Nhận xét sự phân bố các nhóm nước trên bản đồ theo mức GDP bình quân đầu người.
Khai thác bảng số liệu và nhận xét được các chỉ số GDP/người, HDI, GDP theo khu vực kinh tế.
Vẽ được biểu đồ đường thể hiện tổng nợ nước ngoài của nhóm nước đang phát triển qua các năm. 
Thái độ
Nhận thấy tầm ảnh hưởng của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại từ đó xác định trách nhiệm học tập của mình. 
PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
Hình 1 SGK/6
Các bảng số liệu
+ GDP bình quân đầu người
+ GDP theo khu vực kinh tế
+ Chỉ số HDI.
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Dẫn nhập: 
Trong hơn nửa thế kỷ qua, tình hình thế giới có nhiều biến động to lớn và phức tạp, tạo nên bức tranh tương phản rõ nét giữa các nước phát triển và các nước đang phát tiển. Cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại đã đánh một dấu son đậm nét cho sự phát triển kinh tế - xã hội của thế giới. Để rõ hơn vấn đề trên, chúng ta sẽ tìm hiểu qua bài học hôm nay “SỰ TƯƠNG PHẢN VỀ TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA CÁC NHÓM NƯỚC. CUỘC CÁCH MẠNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ HIỆN ĐẠI”. 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: Cả lớp
GV: Kể tên một số quốc gia/vùng lãnh thổ mà em biết? 
GV: Trình độ phát triển kinh tế xã hội của những quốc gia/vùng lãnh thổ đó có giống nhau hay không? Vì sao?
+ Các nước trên thế giới có những đặc điểm khác nhau về điều kiện tự nhiên, các nguồn tài nguyên, quá trình lịch sử, trình độ phát triển kinh tế nên quy mô nền kinh tế rất chênh lệch nhau. 
+ Dựa vào trình độ phát triển kinh tế, người ta phân chia thành hai nhóm nước đó là: Nhóm nước phát triển và nhóm nước đang phát triển.
GV: Dựa vào SGK, hãy cho biết những dấu hiệu cơ bản phân biệt các nước phát triển và các nước đang phát triển?
Nhóm các nước phát triển
+Tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người (GDP/người) cao.
+ Đầu tư nước ngoài nhiều
+ HDI cao. 
Nhóm các nước đang phát triển
+ Tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người (GDP/người) thấp.
+ NỢ nước ngoài nhiều
+ HDI thấp. 
GV giải thích: 
+ GDP/người: mức sống bình quân mà mỗi người có được trong 1 năm. 
+ HDI: thước đo tổng hợp về phát triển con người dựa trên 3 tiêu chí: Sức khỏe, trình độ học vấn, mức sống
+ FDI: nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài
GV: Dựa vào hình 1 SGK, nhận xét tình hình phân bố của các nước theo mức GDP bình quân đầu người?
+GDP/người phân bố không đồng đều.
+Khu vực có GDP/người cao nhất: Bắc Mỹ, Tây Âu, Austraylia.
+Khu vực có GDP/người thấp nhất: Mỹ Latinh, châu Phi, phía Nam châu Á.
GV: Do sự khác nhau về các nguồn lực phát triển, đặc biệt là đường lối phát triển kinh tế - xã hội nên các nước đang phát triển có sự phân hóa thành những nhóm nước có trình độ phát triển kinh tế - xã hội khác nhau: Bao gồm: NICs, trung bình, chậm phát triển.
GV cho HS về nhà tự tìm hiểu các nước NICs, G8 (bao gồm những nước nào?...)
Hoạt động 2: Nhóm
Chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ (4-5HS). Hoàn thành phiếu học tập sau.
+ Nhóm chẵn: Ý thứ 1, 2
+ Nhóm lẻ: ý thứ 3, 4
GV gọi đại diện từng nhóm lên điền vào phiếu học tập.
Chuẩn kiến thức
GDP bình quân đầu người có sự chênh lệch lớn ở các nhóm nước. Các nước đang phát triển: ~ 2000 USD; các nước phát triển: > 20 000 USD.
+ Luxembourg: 113 533 USD 
+ CH Dân Chủ Congo: 216 USD (theo IMF 2011)
GDP ở nhóm nước phát triển rất cao ở khu vực III (>70%) và thấp ở khu vực I, II còn ở các nước đang phát triển thì ngược lại. Điều đó chứng tỏ ở các nước đang phát triển có nền kinh tế nông nghiệp là chủ yếu. 
	+ Nhật Bản: 1,3% - 24,7% - 74%
	+ Việt Nam: 24,8% - 18,2% - 57,2%
Sự chênh lệch về chất lượng cuộc sống thể hiện rất rõ ở tuổi thọ trung bình và chỉ số HDI. 
	+ Các nước phát triển: 76 tuổi và 0.855 (Na Uy: 0.963)
	+ Các nước đang phát triển: 65 tuổi và 0.694(Việt Nam: 0.704)
Mặc dù qua các năm, các gía trị đều thay đổi và tăng dần lên, nhưng khoảng cách chênh lệch giữa các nước qua các năm hầu như không thay đổi. 
Hoạt động 3: Cả lớp
GV: Cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại diễn ra trong thời gian nào? Đặc trưng của nó là gì?
	+ Diễn ra vào cuối thế kỷ XX đầu XXI. 
	+ Đặc trưng: 
+ Xuất hiện và phát triển nhanh chóng công nghệ cao. 
+ Bốn công nghệ trụ cột: Công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu, công nghệ năng lượng, công nghệ thông tin. 
GV: Nêu và lấy ví dụ minh họa cho các thành tựu của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại? (lai tạo giống mới, cừu Dolly, máy tính, năng lượng Mặt Trời, vật liệu bán dẫn)
GV: những tác động của cách mạng khoa học công nghệ hiện đại đối với phát triển kinh tế - xã hội? 
+ Trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, tạo ra sản phẩm. (CN phần mềm, điện tử)
+ Xuất hiện nhiều ngành mới (công nghệ sinh học, sản xuất vật liệu mới) kéo theo xuất hiện các dịch vụ, công việc mới (bảo hiểm, viễn thông)
 + Tạo nhiều bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Góp phần thu hút đầu tư nước ngoài.
Từng bước chuyển dần từ kinh tế nông nghiệp sang kinh tế tri thức.(kinh tế dựa trên tri thức, kỹ thuật, công nghệ cao; lấy công nghệ cao làm lực lượng sản xuất tiên phong và chủ yếu sử dụng lao động tri thức) 
Sự phân chia thành các nhóm nước
Các quốc gia/ vùng lãnh thổ trên thế giới được xếp vào hai nhóm: Nhóm nước phát triển và nhóm nước đang phát triển. 
Nhóm các nước phát triển
Tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người (GDP/người) cao.
Đầu tư nước ngoài nhiều
HDI cao. 
Nhóm các nước đang phát triển
Tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người (GDP/người) thấp.
NỢ nước ngoài nhiều
HDI thấp. 
Bao gồm: NICs, trung bình, chậm phát triển.
Sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các nhóm nước. 
Các nước phát triển
Các nước đang
 phát triển
GDP/người
GDP theo nhóm khu vực kinh tế
Tuổi thọ TB
Chỉ số HDI
Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại. 
Diễn ra vào cuối thế kỷ XX đầu XXI. 
Đặc trưng: 
+ Xuất hiện và phát triển nhanh chóng công nghệ cao. 
+ Bốn công nghệ trụ cột: Công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu, công nghệ năng lượng, công nghệ thông tin. 
Tác động:
+ Xuất hiện nhiều ngành mới. 
+ Tạo nhiều bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế. 
Từng bước chuyển dần từ kinh tế nông nghiệp sang kinh tế tri thức. 
ĐÁNH GIÁ
 Trên thế giới, các quốc gia/vùng lãnh thổ được xếp vào hai nhóm. Đó là:
Nhóm nước phát triển và nhóm nước chậm phát triển. 
Nhóm nước phát triển và nhóm nước đang phát triển. 
Nhóm nước đang phát triển và nhóm nước rất phát triển. 
Nhóm nước đang phát triển và nhóm nước chậm phát triển. 
Người ta đánh giá trình độ phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia dựa vào những tiêu chí nào?
GDP/người, HDI, FDI, tuổi thọ trung bình. 
GDP/người, GDP phân theo khu vực kinh tế, HDI, FDI, tuổi thọ trung bình. 
Tổng GDP, HDI, FDI, tuổi thọ trung bình. 
Tổng GDP, GDP phân theo khu vực kinh tế, HDI, FDI, tuổi thọ trung bình. 
Nêu đặc trưng và tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đến nền kinh tế xã hội thế giới?
HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP
Vẽ biểu đồ đường thể hiện tổng nợ nước ngoài của nhóm nước đang phát triển qua các năm (SGK/9). 
Xem trước “Bài 2: XU HƯỚNG TOÀN CẦU HÓA, KHU VỰC HÓA NỀN KINH TẾ”
PHỤ LỤC
PHIẾU HỌC TẬP
Dựa vào các bảng số liệu trong SGK, chứng minh rằng có sự tương phản rõ rệt về trình độ phát triển KT – XH giữa các nhóm nước?
GDP/người
GDP theo nhóm khu vực kinh tế
Tuổi thọ TB
Chỉ số HDI
Các nước 
phát triển
Các nước đang
phát triển
THÔNG TIN PHẢN HỒI
GDP/người
GDP theo nhóm khu vực kinh tế
Tuổi thọ TB
Chỉ số HDI
Các nước 
phát triển
GDP/người cao
 ( >20 000 USD)
KV1: 25 %
KV2: 32 %
KV3: 43 %
65 tuổi 
(2005)
HDI = 0.855 
(2003)
Các nước đang
phát triển
GDP/người thấp
 ( ~ 2000 USD)
KV1: 2 %
KV2: 27 %
KV3: 71 %
76 tuổi
 (2005)
HDI = 0.694
 (2003)
RÚT KINH NGHIỆM
Bài 2: 
XU HƯỚNG TOÀN CẦU HÓA, KHU VỰC HÓA KINH TẾ
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau bài học, học sinh cần:
Kiến thức
Trình bày đựơc các biểu hiện của toàn cầu hóa và hệ quả của nó.
Trình bày được các biểu hiện của khu vực hóa và hệ quả của nó.
Hiểu được nguyên nhân hình thành tổ chức liên kết kinh tế khu vực và nhớ được một số tổ chức liên kết kinh tế khu vực.
Kỹ năng
Sử dụng bản đồ thế giới để nhận biết lãnh thổ của các liên kết kinh tế khu vực.
Phân tích số liệu, tư liệu để nhận biết quy mô, vai trò đối với thị trường quốc tế của các liên kết kinh tế khu vực.
Thái độ
Nhận thức được tính tất yếu của toàn cầu hóa, khu vực hóa. Từ đó, xác định trách nhiệm của bản thân trong việc đóng góp vào việc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế, xã hội tại địa phương.
PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Dẫn nhập
 GV hỏi: các công ti Honda, Coca Cola, Nokia, Sharp, Samsung thực chất là của nước nào mà hầu như có mặt trên toàn thế giới? GV khẳng định đó là dấu hiệu của toàn cầu hóa. GV hỏi tiếp: Vậy toàn cầu hóa là gì? Đặc trưng của toàn cầu hóa? Toàn cầu hóa và khu vực hóa có gì khác nhau?
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
Hoạt động 1: Cả lớp
GV nêu tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại trên phạm vi toàn cầu -> làm rõ nguyên nhân của toàn cầu hóa kinh tế. Sau đó dẫn dắt HS cùng phân tích các biểu hiện của toàn cầu hóa kinh tế và hệ quả của nó đối với nền kinh tế thế giới và của từng quốc gia. 
- GV: Nêu các biểu hiện rõ nét của toàn cầu hóa kinh tế?
- GV: Hãy tìm ví dụ chứng minh các biểu hiện của toàn cầu hóa kinh tế. Liên hệ với Việt Nam
- GV: Đối với các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, theo em, toàn cầu hóa là cơ hội hay thách thức?
- GV: Nêu và phân tích mặt tích cực và tiêu cực của toàn cầu hóa kinh tế
+ Toàn cầu hóa là xu thế của thời đại nhưng xét đến cùng cũng do con người tạo ra, là kết quả phức hợp của nhiều yếu tố, trong đó có thể kể đến 3 yếu tố chính: Cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại; nền kinh tế thị trường hiện đại; chính sách có tính toán của Mĩ, của các cường quốc khác và của mọi quốc gia lớn nhỏ trên toàn thế giới.
- Nền kinh tế thực sự toàn cầu hóa đã chiếm một nửa toàn bộ hoạt động kinh tế của loài người và đang tăng lên nhanh chóng, tác động trực tiếp và mạnh mẽ đến phần còn lại.
- Những thành tựu của công nghệ tin học và viễn thông đã làm tăng vọt các năng lực sản xuất và các luồng thông tin, kích thích cạnh tranh, thu hẹp khoảng cách không gian và thời gian tạo điều kiện cho quá trình toàn cầu hóa.
- Toàn cầu hóa về tài chính có khả năng mang lại nguồn vốn cho các nước đang phát triển nếu các nước này biết khai thác một cách khôn ngoan, tận dụng được những cơ hội và tránh được những hiểm họa.
- Với VN và các nước đang phát triển Toàn cầu hóa vừa là thách thức vừa là cơ hội.
- Có thể nói, bản thân của toàn cầu hóa là một cuộc chơi, là một trận đấu, ai thông minh sáng suốt thì được nhiều hơn mất, ai dại khờ, sơ hở thì mất nhiều hơn được, có thể “được – mất” rất to nhưng hầu như không thể được hết hoặc mất hết. Chỉ có một tình huống chắc chắn là mất hết, đó là khi co mình lại, đóng cửa, cự tuyệt toàn cầu hóa, khước từ hội nhập.
Chuyển ý: Xu hướng toàn cầu hóa và khu vực hóa kinh tế thế giới đang tồn tại song song. Chúng có mối quan hệ với nhau như thế nào? Chúng ta đi vào tìm hiểu phần II
Hoạt động 2: Cả lớp/ nhóm/cá nhân
Bước 1: GV yêu cầu HS đọc phần kênh chữ trong SGK, tìm hiểu nguyên nhân xuất hiện các tổ chức liên kết kinh tế khu vực. Nêu ví dụ cụ thể
Bước 2: Yêu cầu HS tham khảo bảng 2, dựa vào bản đồ các nước trên thế giới trang 4/5 SGK xác định các tổ chức liên kết kinh tế khu vực 
Bước 3: GV nhận xét, dựa trên bản đồ các nước trên thế giới và lược đồ các tổ chức liên kết kinh tế khu vực, khắc sâu biểu tượng bản đồ về các tổ chức liên kết kinh tế trong bảng 2 cho HS.
Hoạt động 3: Cả lớp
GV hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi
- Khu vực hóa có những mặt tích cực nào và đặt ra những thách thức gì cho mỗi quốc gia?
- Khu vực hóa và toàn cầu hóa có mối liên hệ như thế nào?
- Liên hệ với VN trong mối quan hệ kinh tế với các nước ASEAN hiện nay
I. Xu hướng toàn cầu hóa kinh tế
* Toàn cầu hóa là quá trình liên kết các quốc gia trên thế giới về nhiều mặt, từ kinh tế đến văn hóa, khoa học...Toàn cầu hóa có tác động mạnh mẽ đến mọi mặt của nền kinh tế – xã hội thế giới.
1. Biểu hiện
- Thương mại TG phát triển mạnh.
- Đầu tư nước ngoài tăng trưởng nhanh.
- Thị trường tài chính quốc tế mở rộng.
- Các công ti xuyên quốc gia có vai trò ngày càng lớn.
2. Hệ quả
- Thúc đẩy sản xuất phát triển và tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
- Đẩy nhanh đầu tư và khai thác triệt để khoa học công nghệ, tăng cường sự hợp tác quốc tế.
- Làm gia tăng nhanh chóng khoảng cách giàu nghèo trong từng quốc gia và giữa các nước.
II. Xu hướng khu vực hóa kinh tế
1. Các tổ chức liên kết kinh tế khu vực
a. Nguyên nhân hình thành
- Do sự phát triển không đều và sức ép cạnh tranh trong khu vực và trên thế giới, các quốc gia có những nét tương đồng chung đã liên kết lại với nhau.
b. Đặc điểm một số tổ chức liên kết kinh tế khu vực
2. Hệ quả của khu vực hóa kinh tế
- Tích cực:
+ Thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế.
+ Tăng cường tự do hóa thương mại, đầu tư dịch vụ.
+ Thúc đẩy quá trình mở của thị trường từng nước -> tạo lập những thị trường khu vực rộng lớn -> thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa.
- Tiêu cực:
Đặt ra nhiều vấn đề: tự chủ về kinh tế, quyền lực quốc gia
IV. ĐÁNH GIÁ
	1. Trình bày các biểu hiện và hệ quả chủ yếu của toàn cầu hóa nền kinh tế 
	2. Các tổ chức liên kết khu vực được hình thành trên cơ sở nào?
3. Nối các ý ở cột bên trái với cột bên phải cho đúng với quá trình toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới
A. Biểu hiện
B. Đặc điểm
a. Thương mại thế giới phát triển mạnh
b. Thúc đẩy sản xuất phát triển và tăng trưởng kinh tế toàn cầu
c. Đầu tư nước ngoài tăng trưởng nhanh
d. Khai thác triệt để khao học công nghệ
e. Thị trường tài chính quốc tê mở rộng
f. Tăng cường sự hợp tác quốc tế
g. Các công ti xuyên quốc gia có vai trò ngày càng lớn
h. Gia tăng nhanh chóng khoảng các giàu nghèo
 HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP
Xem trước “Bài 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ MANG TÍNH TOÀN CẦU
RÚT KINH NGHIỆM

File đính kèm:

  • docxDia_li_11tiet_1bai_1_20150726_045013.docx
Giáo án liên quan