Giáo án Địa lý 10 - Tiết 48, Bài 36: Vai trò, đặc điểm và các nhân tố ảnh hưởng tới sự phân bố và phát triển của ngành giao thông vận tải

Bước 1: Giáo viên phát phiếu học tập cho học sinh hoàn thành trong vòng 3-4 phút

Bước 2: Giáo viên gọi đại diện các nhóm lên trình bày.

Bước 3: Giáo viên chuẩn kiến thức.

 Nếu quốc gia đó ở vùng cực lạnh giá thì loại hình GTVT chiếm ưu thế là xe trượt tuyết (chó kéo hoặc tuần lộc kéo), tàu phá băng. Hay quốc gia đó ở vùng sa mạc thì loại hình GTVT chiếm ưu thế là lạc đà, ô tô, trực thăng.

+ Địa hình: cùng xây dựng một tuyến đường nhưng chắc chắn làm đường ở miền núi khó khăn và tốn kém hơn ở đồng bằng vì phải xẻ núi, đào hầm, làm kè để chống sạt lở, làm hệ thống thoát nước để chống xói mòn

+ Sông ngòi: ảnh hưởng tới hoạt động gia thông vận tải đường sông, chi xây dựng lớn.

+ Khí hậu xứ nóng ảnh hưởng đến hoạt động GTVT thông qua các hiện tượng: mưa bão, lũ lụt, sạt lở, sương mù Xứ lạnh: bão, tuyết rơi, sương mù, sông bị đóng băng ảnh hưởng đến GTVT đường thủy

( Cho xem hình ảnh và Video .)

=> Yêu cầu HS ghi lại phần ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, giáo viên hình thành sơ đồ về ảnh hưởng của nhân tố tự nhiên tới phát triển kinh tế xã hội.

Chuyển ý: Các em đã chứng minh được ảnh hưởng sâu sắc của ĐKTN đối với sự phân bố và phát triển GTVT. Vậy các nhân tố KT- XH ảnh hưởng như thế nào? Chúng ta sẽ chuyển sang mục 2.

 

docx27 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 1116 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Địa lý 10 - Tiết 48, Bài 36: Vai trò, đặc điểm và các nhân tố ảnh hưởng tới sự phân bố và phát triển của ngành giao thông vận tải, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hành khách và giao thông đường phố.
 4. Đánh giá nhận xét:
5. Hoạt động hoc tập: cho câu hỏi về nhà trong sgk.
IV. Rút kinh nghiệm
Ngày soạn:5/3/2016
Ngày dạy: 13/3/2016
Tiết: 48
Bài 36: VAI TRÒ, ĐẶC ĐIỂM CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1 Kiến thức
- Nắm được vai trò, đặc điểm và các chỉ tiêu đánh giá khối lượng dịch vụ của ngành giao thông vận tải.
- Biết được ảnh hưởng của các nhân tố tự nhiên và nhân tố kinh tế - xã hội đến sự phát triển và phân bố ngành giao thông vận tải cũng như sự hoạt động của các phương tiện vận tải.
2. Kĩ năng
- Sơ đồ hóa một hiện tượng, quá trình nghiên cứu.
- Liên hệ thực tế ở địa phương và Việt Nam để hiểu mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự phát triển và phân bố ngành giao thông vận tải.
3. Thái độ:Có thái độ học tập nghiêm túc 
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác, giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ, năng lực sử dụng bản đồ, sử dụng hình vẽ
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1.Giáo viên: Tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng,tập bản đồ thế giới và các châu lục,SGK,SGV, bài soạn,bảng phụ... 
2. Học sinh: Tập bản đồ thế giới và các châu lục,bảng phụ, SGK,...
II. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Ổn định tổ chức lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: Em hãy trình bày đặc điêm của ngành dịch vụ?
3. Bài mới:
 Sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh muôn vàn kính yêu của chúng ta từng nói: “Giao thông là mạch máu của tổ chức. Giao thông tốt thì mọi việc dễ dàng, giao thông xấu thì mọi việc ngừng trệ” Câu nói giản dị của Bác đã nhấn mạnh đến vai trò của ngành GTVT trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Vậy ngành GTVT có vai trò và đặc điểm gì, sự phát triển và phân bố ngành GTVT chịu sự tác động của những nhân tố nào? Thầy và trò chúng ta sẽ tìm hiểu những vấn đề này trong nội dung của bài 36.
Hoạt động
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu vai trò ngành GTVT
- Mục tiêu: Cần nắm được vai trò của ngành GTVT. 
- Hoạt động: Cá nhân/lớp
- Phương pháp: Đàm thoại, diễn giải. 
Giáo viên cho học sinh đọc mục I.1 – SGK Địa lí 10 (trang 38) hoàn thành phiếu học tập số 1
HS nghiên cứu SGK và lựa chọn các đáp án đúng.
Giáo viên ghi lại các đáp án của học sinh và đưa ra phương án đúng, giải thích các ý không đúng đồng thời yêu cầu học sinh nêu ví dụ minh hoạ cho các vai trò chính, yêu cầu về nhà lấy thêm các ví dụ minh họa khác. 
Giao thông vận tải cung ứng vật tư kĩ thuật, nguyên liệu, năng lượng cho cơ sở sản xuất và đưa sản phẩm tới thị trường, giúp cho quá trình sản xuất diễn ra liên tục và bình thường
Giáo viên yêu cầu học sinh giải thích câu hỏi:
- Tại sao nói: Để phát triển kinh tế, văn hoá miền núi, giao thông vận tải phải đi trước một bước?
Học sinh suy nghĩ trả lời.
Giáo viên có thể đưa ra hình ảnh minh họa và gợi ý cho học sinh:
- Địa hình miền núi hiểm trở nên giao thông vận tải kém phát triển do đó việc giao lưu kinh tế xã hôi gặp khó khăn, không khai thác được nguồn tài nguyên thiên nhiên rất. Khi giao thông phát triển sẽ góp phần khai thác tài nguyên, thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, y tế, xã hội. Đồng thời còn thúc đẩy giao lưu kinh tế - văn hóa với các vùng khác. Chính vì vậy Đảng và nhà nước đã xác định muốn phát triển kinh tế xã hội miền núi thì giao thông vận tải phải đi trước một bước.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về đặc điểm của ngành giao thông vận tải.
- Mục tiêu: Cần nắm được đặc điểm cơ bản của ngành GTVT.
- Hoạt động: Cá nhân/lớp.
- Phương pháp: Đàm thoại, diễn giải.
Giáo viên: trong chương VII và chương VIII các em đã biết được ngành nông nghiệp và công nghiệp tạo ra những sản phẩm cụ thể vậy sản phẩm của ngành giao thông vận tải là gì? Các em theo dõi ví dụ và trả lời cho thầy câu hỏi sau:
Ví dụ: Ôtô A đi từ Thái Nguyên xuống Hà Nội trên xe chở 20 hành khách và 2 tạ chè khô (quãng đường dài 82 km). Ôtô B đi từ Thái Nguyên vào Đà Nẵng trên xe chở 20 hành khách và 2 tạ chè khô (quãng đường dài 82 km) 
?Sản phẩm của ngành giao thông vận tải là gì?
Học sinh trả lời, giáo viên chuẩn kiến thức.
? Cùng xuất phát tại Thái Nguyên, chất lượng chè như nhau thì ở đâu chè sẽ bán đắt hơn? Vì sao?
Học sinh trả lời, giáo viên chuẩn kiến thức.
 Như vậy, mặc dù không trực tiếp tạo ra sản phẩm nhưng thông qua quá trình chuyên trở giao thông vận tải lại nâng cao giá trị của hàng hóa, chính vì vậy ngành giao thông vận tải được gọi là ngành sản xuất vật chất rất đặc biệt.
? Chất lượng hoạt động của ngành giao thông vận tải được đánh giá như thế nào
 + Chất lượng của sản phẩm dịch vụ này được đo bằng tốc độ chuyên chở, sự tiện nghi, sự an toàn cho hàng hóa và hành khách.
? Để đánh gía khối lượng dịch vụ của ngành giao thông vận tải người ta thường sử dụng tiêu chí nào?
 Phân biệt khối lượng vận chuyển và khối lượng luân chuyển:
 + Khối lượng vận chuyển chính là số lượng hàng hóa, số tấn hàng được vận chuyển
 + Khối lượng luân chuyển là số lượng hành khách, số tấn hàng được vận chuyển nhân với cự li vận chuyển
Chuyển ý: Sự hình thành, phân bố và phát triển ngành giao thông vận tải thường dựa trên những điều kiện gì?
Hoạt động 3: Ảnh hưởng của nhân tố tự nhiên đến sự phát triển và phân bố ngành GTVT.
- Mục tiêu: Cần nắm được tác động của nhân tố tự nhiên ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố ngành GTVT.
- Hoạt động: Nhóm.
- Phương pháp: Thảo luận nhóm.
 Thảo luận cặp nhóm hoàn thành phiếu học tập số 2 và số 3.
(Mỗi bàn làm một nhóm nhỏ)
Bước 1: Giáo viên phát phiếu học tập cho học sinh hoàn thành trong vòng 3-4 phút
Bước 2: Giáo viên gọi đại diện các nhóm lên trình bày. 
Bước 3: Giáo viên chuẩn kiến thức.
 Nếu quốc gia đó ở vùng cực lạnh giá thì loại hình GTVT chiếm ưu thế là xe trượt tuyết (chó kéo hoặc tuần lộc kéo), tàu phá băng. Hay quốc gia đó ở vùng sa mạc thì loại hình GTVT chiếm ưu thế là lạc đà, ô tô, trực thăng.
+ Địa hình: cùng xây dựng một tuyến đường nhưng chắc chắn làm đường ở miền núi khó khăn và tốn kém hơn ở đồng bằng vì phải xẻ núi, đào hầm, làm kè để chống sạt lở, làm hệ thống thoát nước để chống xói mòn
+ Sông ngòi: ảnh hưởng tới hoạt động gia thông vận tải đường sông, chi xây dựng lớn.
+ Khí hậu xứ nóng ảnh hưởng đến hoạt động GTVT thông qua các hiện tượng: mưa bão, lũ lụt, sạt lở, sương mùXứ lạnh: bão, tuyết rơi, sương mù, sông bị đóng băng ảnh hưởng đến GTVT đường thủy
( Cho xem hình ảnh và Video.)
=> Yêu cầu HS ghi lại phần ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, giáo viên hình thành sơ đồ về ảnh hưởng của nhân tố tự nhiên tới phát triển kinh tế xã hội.
Chuyển ý: Các em đã chứng minh được ảnh hưởng sâu sắc của ĐKTN đối với sự phân bố và phát triển GTVT. Vậy các nhân tố KT- XH ảnh hưởng như thế nào? Chúng ta sẽ chuyển sang mục 2.
Hoạt động 4: Tìm hiểu các nhân tố KT - XH ảnh hưởng đến ngành GTVT.
- Mục tiêu: Cần nắm được tác động quyết định của nhân tố tự nhiên.
- Hoạt động: Cá nhân.
- Phương pháp: Đàm thoại, diễn giải.
 Nói tới điều kiện KT-XH là chúng ta nói tới các nhân tố: Sự phát triển các ngành kinh tế, dân cư,
 Giáo viên: giảng giải sơ đồ SGK trang 140 để nhấn mạnh ảnh hưởng của nhân tố sự phát triển các ngành KT ảnh hưởng đến ngành GTVT. 
Các ngành KT tác động đến GTVT ở 2 khía cạnh:
 Là khách hàng sử dụng dịch vụ vận tải, các ngành kinh tế đặt ra các yêu cầu: về KLVC, cự ly, thời gian vận chuyển, tốc độ vận chuyên và các yêu cầu khác Căn cứ vào các yêu cầu đó mà nó lựa chọn loại hình GTVT cho phù hợp:
Ví dụ: 
Nếu vận chuyển hàng quốc tế: Đ. biển
Nếu vận chuyển hàng nội địa: Đ. Sắt, Đ.ô tô. Nếu vận chuyển hàng nặng với khối lượng lớn (khoáng sản) thì nên chọn Đ. Sắt
Giáo viên: Các ngành KT cũng trang bị csvc kĩ thuật cho các ngành GTVT. Em hãy cho biết ngành kinh tế trang bị những cơ sơ vật chất nào cho ngành giao thông vận tải?
Học sinh trả lời
Giáo viên chuẩn kiến thức và cho xem các ví dụ minh họa.
Giáo viên đặt câu hỏi: 
?Sự phát triển các trung tâm công nghiệp lớn và tập trung hóa lãnh thổ sản xuất công nghiệp có vai trò như thế nào đối với ngành GTVT.
Học sinh trả lời trên cơ sở gợi ý của giáo viên
 Giáo viên giảng giải: Sự phát triển các trung tâm công nghiệp lớn và tập trung hóa lãnh thổ sản xuất công nghiệp làm tăng nhu cầu vận chuyển nguyên nhiên liệu, sản phẩm từ đó sẽ làm tăng khối lượng vận chuyển, luân chuyển, cự li vận chuyển. Do đó ở trên thế giới, khu vực nào mà kinh tế nói chung ngành công nghiệp nói riêng mà phát triển thì mạng lưới giao thông vận tải có mật độ dày đặc với nhiều loại hình giao thông vân tải khác nhau mặc dù điều kiện tự nhiên không thuận lợi cho phát triển ngành GTVT. Ví dụ như ở vùng Đông Bắc của Hoa Kì hay như đất nước Nhật Bản (cho xem hình ảnh minh họa)
 Đối với sự phân bố dân cư: GTVT đảm nhận vai trò: phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân -> nơi nào dân cư đông đúc, KT phát triển thì GTVT cũng phát triển mạnh.
=> Giáo viên kết luận về ảnh hưởng của điều kiện KT-XH, hình thành sơ đồ về ảnh hưởng của các nhân tố KT-XH đến sự phát triển và phân bố ngành GTVT.
Giáo viên: 
->GV: Lưu ý: đối với sơ đồ này không chỉ có các điều kiện KT-XH mới ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố ngành GTVT mà khi GTVT phát triển sẽ tác động trở lại thúc đẩy sự phát triển của KT - XH. Do đó ở sơ đồ này sử dụng mũi tên 2 chiều.
? Trường em đang học ở gần những tuyến đường giao thông vận tải nào?Có những bất cập gì trong tham gia giao thông hay xảy ra?
Giáo viên: trong việc tham gia giao thông hiện nay thường xuyên xảy ra tai nạn vì vậy khi tham gia giao thông các em cần nghiêm chỉnh chấp hành luật lệ an toàn giao thông. Việc chấp hành nghiêm chỉnh luật an toàn giao thông là một trong những thước đo của nền văn minh nhân loại.
I. VAI TRÒ VÀ ĐẶC ĐIỂM
1.Vai trò
- Giao thông vận tải là cầu nối giữa các quá trình sản xuất, giữa quá trình sản xuất với thị trường tiêu thụ từ đó thúc đẩy sản xuất phát triển.
- Phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân
- Tạo mối giao lưu giữa các địa phương trong nước và với thế giới.
- Thay đổi sự phân bố sản xuất và phân bố dân cư.
- Tăng cường sức mạnh quốc phòng.
- Thúc đẩy kinh tế văn hóa miền núi phát triển.
2. Đặc điểm 
- Sản phẩm: là sự vận chuyển người và hàng hóa(không ghi)
- Chất lượng lượng phục vụ được đo bằng:
+ Thời gian, tốc độ vận chuyển
+ Sự an toàn, tiện nghi trong quá trình vận chuyển
- Thước đo:
+ Khối lượng vận chuyển (người, tấn)
+ Khối lượng luân chuyển (người.km, tấn.km)
+ Cự ly vận chuyển trung bình
I. NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI
1. Nhân tố tự nhiên: 
- VTĐL quy định sự có mặt và vai trò của loại hình GTVT
- Địa hình ảnh hưởng đến công tác thiết kế và chi phí xây dựng 
- Sông ngòi ảnh hưởng đến hoạt động của GTVT đường sông, chi phí xây dựng cầu cống
- Khí hậu ảnh hưởng sâu sắc đến hoạt động của phương tiện vận tải
2 .Điều kiện KT-XH
- Sự phát triển và phân bố các ngành KT -> ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố ngành GTVT.
- Các ngành kinh tế là khách hàng của GTVT-> lựa chọn loại hình GTVT phù hợp. Trang bị CSVCKT cho ngành GTVT.
- Phân bố dân cư -> ảnh hưởng đến vận chuyển hành khách.
-> Điều kiện KT-XH đặc biệt là Sự phát triển và phân bố các ngành KT có ảnh hưởng quyết định đến sự phát triển và phân bố ngành GTVT
IV. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP
1. Tổng kết:
 Củng cố đặc điểm ,vai trò và sơ đồ hoá các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố ngành GTVT.
2. Hướng dẫn học tập 
 	Chuẩn bị bài Địa lí các ngành GTVT.
 Ngày.......tháng 03 năm 2016
Ký duyệt
Ban giám hiệu
V. PHỤ LỤC
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Dựa vào kiến thức đã học và mục II.2 SGK Địa lí 10 (trang 139) kết hợp với quan sát hình ảnh minh họa trả lời các câu hỏi sau và hoàn thiện sơ đồ về ảnh hưởng của nhân tố tự nhiên tới sự phát triển và phân bố ngành giao thông vận tải.
Câu hỏi 1: Nêu phượng tiện đặc trưng của vùng hoang mạc và vùng băng giá cận cực. Rút ra kết luận nhân tố vị trí Địa lí ảnh hưởng như thế nào tới sự phát triển và phân bố ngành GTVT?
Câu hỏi 2: Việc xây dựng hệ thống GTVT ở miền núi gặp phải những khó khăn như thế nào? Rút ra kết luận địa hình ảnh hưởng như thế nào tới sự phát triển và phân bố ngành GTVT?
Anh hưởng tới sự phát triển và phân bố ngành 
GTVT
Nhân 
tố
tự 
nhiên
VTĐL
Địa hình
Sông ngòi
Khí hậu
	...
	.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
Dựa vào kiến thức đã học và mục II.2 SGK Địa lí 10 (trang 139) kết hợp với quan sát hình ảnh minh họa trả lời các câu hỏi sau và hoàn thiện sơ đồ về ảnh hưởng của nhân tố tự nhiên tới sự phát triển và phân bố ngành giao thông vận tải.
Câu hỏi 3: Mạng lưới sông ngòi dày đặc của nước ta ảnh hưởng như thế nào tới sự phát triển và phân bố ngành GTVT? Rút ra kết luận về sự ảnh hưởng của nhân tố sông ngòi tới sự phát triển và phân bố ngành GTVT.
Câu hỏi 4: Khí hậu thời tiết ảnh hưởng như thế nào đối với sự phát triển và phân bố ngành GTVT? Lấy ví dụ minh họa cho ảnh hưởng đó.
Ngày soạn: 5/3/2016
Ngày giảng: 13/3/2016
Tiết PPCT 47.
CHƯƠNG IX: ĐỊA LÍ DỊCH VỤ
Bài 35: VAI TRÒ, CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ ĐẶC ĐIỂM
PHÂN BỐ CÁC NGÀNH DỊCH VỤ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức: 
- Trình bày được cơ cấu và vai trò của ngành dịch vụ đối với phát triển kinh tế xã hội và đời sống nhân dân.
- Nắm được ảnh hưởng của các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố ngành dịch vụ, phân tích được các ví dụ minh họa. 
- Biết được đặc điểm phân bố các ngành dịch vụ trên thế giới.
2. Kĩ năng: 
- Phân tích bảng số liệu và biểu đồ cột có liên quan.
- Xác định được trên bản đồ các trung tâm dịch vụ lớn trên thế giới.
3.Thái độ: Có ý thức học tập môn địa lí tốt hơn.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác, giao tiếp, trình bày, sử dụng ngôn ngữ, năng lực sử dụng bản đồ.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 
1. Giáo viên: Bài soạn, SGK, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng, tài liệu tích hợp, bảng phụ,.. 
2. Học sinh: SGK, vở ghi, bảng nhóm,...
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định tổ chức:
- Kiểm diện: 10A1
2. Kiểm tra bài cũ: không
3. Tiến trình bài học: giáo viên trò học sinh khởi động bằng một trò chơi với mục đích kiểm tra kiến thức cũ và dẫn dắt vào bải mới. 
Câu 1: Cơ cấu ngành kinh tế của mỗi quốc gia bao gồm những nhóm ngành kinh tế nào?
Câu 2: Tư liệu sản xuất chủ yếu và không thể thay thế là gì?
Câu 3: Sản xuất công nghiệp bao gồm mấy giai đoạn? Đó là những giai đoạn nào?
Câu 4: Kể tên một số sản phẩm của ngành CN và NN.
? Đây là hình ảnh liên quan đến nhóm ngành kinh tế nào?-> ngành dịch vụ. Ngành dịch vụ là một trong 3 lĩnh vực kinh tế cơ bản của mỗi quốc gia cùng với ngành nông nghiệp và công nghiệp. Hiện nay ngành dịch vụ có tỉ trọng ngày càng tăng và có vai trò ngày càng quan trong đối với các quốc gia trên thế giới.
Hoạt động của giáo viên và học sinh 
Nội dung chính
Hoạt động 1: Tìm hiểu cơ cấu và vai trò của các ngành dịch vụ
- Mục tiêu: Cần nắm được cơ cấu rất phức tạp của ngành dịch vụ và vai trò to lớn của ngành dịch vụ, phân tích được ví dụ chứng minh.
- Hoạt động: Cả lớp.
- Phương pháp: Đàm thoại, diễn giải.
*GV yêu cầu HS nêu một số ngành kinh tế không thuộc nhóm ngành nông nghiệp và công nghiệp. 
? Kể tên một số ngành kinh tế không thuộc nhóm ngành công nghiệp và dịch vụ.
- HS kể tên một số ngành không thuộc ngành CN và NN.
- Giáo viên chuẩn kiến thức: Người ta quan niệm, những ngành ko thuộc ngành công nghiệp và nông nghiệp là ngành dịch vụ.
? Giữa ngành công nghiệp, nông nghiệp với ngành dịch vụ khác như thế nào về sản phẩm tạo ra.
- HS trả lời, giáo viên giảng giải: ngành CN và NN trực tiếp tạo ra sản phẩm cụ thể đó là của cải vật chất cho xã hội như: tivi, tủ lạnh, ôtô...Lúa, Ngô....đây là nhóm ngành SXVC. Ngành DV không trực tiếp tạo ra của cải vật chât, đó là những ngành phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt như GTVT, thương mại, du lịch....( phi SXVC)
?Em hiểu ngành dịch vụ là gi?
- HS trả lời.
- GV chuẩn xác và hình thành khái niệm dịch vụ.
Giáo viên chuyển: qua phân tích vừa rồi các em đã hiểu được thế nào là ngành dịch vụ, vậy ngành dịch vụ có đặc điểm gì về cơ cấu, DV có vai trò như thế nào đối với phát triển KT-XH, chúng ta sẽ chuyển sang các phần tiếp theo.
- GV đưa ra sơ đồ về cơ cấu ngành dịch vụ và đặt câu hỏi: 
? Quan sát sơ đồ trên em hãy nhận xét về cơ cấu ngành dịch vụ.
- HS trả lời.
- GV chuẩn xác và nêu cụ thể từng nhóm ngành.
- Giáo viên cho học sinh quan sát hoạt động của một số ngành dịch vụ và yêu cầu học sinh xắp xếp vào các loại hình dịch vụ cho đúng.
- Gọi học sinh xắp xếp, giáo viên đưa ra kết quả và nhận xét.
GV chuyển mục: ‎với sự đa dạng và phức tạp như vậy, ngành dịch vụ có vai trò to lớn đối với nền kinh tế cũng như sinh hoạt của mỗi quốc gia. Vai trò đó thể hiện như thế nào-> phần 2.
? Trình bày vai trò của ngành dịch vụ đối với phát triển kinh tế xã hội và đời sống của con người.
- HS nêu vai trò.
- GV chuẩn kiến thức.
Giáo viên cho học sinh xem các hình ảnh minh họa cho các vai trò của ngành dịch vụ. Yêu cầu học sinh cho biết các hình ảnh đó tương ứng với các vai trò nào? Giải thích tại sao? 
- HS trình này kết quả và giải thích vì sao?
- Giáo viên nhận xét và phân tích để làm rõ vai trò của ngành DV.
Hình ảnh 1: quá trình sản xuất đường kính. 
 Hình ảnh 1 minh họa cho vai trò của ngành dịch vụ giao thông đối với sản xuất công nghiệp. Trong hình ảnh này chúng ta thấy ngành giao thông đảm nhận việc vận chuyển nguyên liệu tới nhà máy sản xuất, vận chuyển hàng hóa từ nơi sản xuất tới thị trường tiêu thụ, từ đó thúc đẩy sản xuất phát triển. Bên cạnh ngành GTVT các ngành dịch vụ khác như ngân hàng, thương mại... cũng thúc đẩy các ngành sản xuất phát triển, góp phần tạo việc làm, sử dụng có hiệu quả nguồn lao động.
Hình ảnh 2: Tài nguyên thiên nhiên, DTLS, DTCM....Tài nguyên thiên nhiên, DTLS...là cơ sở để phát triển ngành dịch vụ du lịch. Đồng thời ngành dịch vụ di lịch phát triển góp phần quan trọng vào việc khai thác các thế mạnh của Tài nguyên thiên nhiên, DTLS, DTCM.
Hình ảnh 3: Vận tải hành khách trong thành phố. 
 Hình ảnh này là hoạt động vận tải hành khách trong các thành phố, đây là loại hình phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của người dân.
Nhận xét sự thay đổi tỉ trọng lao động DVcủa Việt Nam và pháp, rút ra kết luận về xu hướng phát triển của ngành dịch vụ trên thế giới?
 HS dựa vào mục I.2 để trả lời.
 GV chuẩn xác và lấy VD để chứng minh.
+ Các nước phát triển: Khoảng 80% (50→79%) Hoa Kì 80%; Tây Âu 50 - 79%.
+ Các nước đang phát triển khoảng 30%: Việt Nam: 24,5%(năm 2005).
Hoạt động 2: Tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố các ngành dịch vụ
- Mục tiêu: Cần nắm được nội dung và lấy được ví dụ chứng minh các nhân tố ảnh hưởng.
- Hoạt động: Nhóm.
- Phương pháp: Thảo luận nhóm.
* Bước 1: GV chia lớp thành 6 nhóm và giao nhiệm vụ cụ thể:
- Nhiệm vụ chung: trình bày các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố ngành dịch vụ.
- Trong đó, các nhóm trọng tâm vào các phần sau:
+ Nhóm 1,6: Phân tích ảnh hưởng, tìm ví dụ nhân tố 1,2.
+ Nhóm 2,4: Phân tích ảnh hưởng, tìm ví dụ nhân tố 3,4.
+ Nhóm 3,5: Phân tích ảnh hưởng, tìm ví dụ nhân tố 5,6.
* Bước 2: Đại diện HS trình bày, phân tích các ví dụ minh họa, nhóm khác bổ xung.
* Bước 3: GV nhận xét, kết luận và có thể đưa ra thêm các ví dụ. (Nhóm nào trình bày xong thì chốt kiến thức theo kiểu cuốn chiếu)
Ví dụ 1: Kinh tế phát triển,nhiều máy móc (máy cày) người nông dân làm việc ít (nông nghiệp ít lao động), phát triển ngành dịch vụ.
Ví dụ 2: Việt Nam dân số đông, cơ cấu trẻ, tuổi đi học cao thì dịch vụ giáo dục ưu tiên phát triển.
Ví dụ 3: Dân cư đông, mạng lưới dịch vụ dày đặc, dân cư phân tán, khó khăn cho ngành dịch vụ; Cụ thể dễ dàng quyết định thành lập một trường cấp I cho một làng 4 đến 5 nghìn dân, khó lập một trường cho một bản có 4 đến 5 trăm dân.
Ví dụ 4: Việt Nam có tập quán thăm hỏi lẫn nhau vào các ngày lễ tết, thì dịch vụ GTVT, mua bán tăng cường.
Ví dụ 6: Vịnh Hạ Long, Cố đô Huế,..→ ngành dịch vụ du lịch phát triển và các ngành dịch vụ khác cũng phát triển.
? Nhân tố nào ảnh hưởng quyết định tới sự phát triển và phân bố ngành DV
HS trả lời
GV phân tích giúp học sinh hiểu được vấn đề
Các ngành DV (trừ ngành du lịch) hầu hết đều ít chịu ảnh hưởng của 

File đính kèm:

  • docxBai_36_Vai_tro_dac_diem_va_cac_nhan_to_anh_huong_den_phat_trien_va_phan_anh_giao_thong_van_tai.docx
Giáo án liên quan