Giáo án Địa lý 10 - Bài 18: Sinh quyển, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố sinh vật

I. MỤC TIÊU:

 Sau bài học, HS cần:

1/ Kiến thức:

 - Hiểu được khái niệm sinh quyển, xác định được giới hạn, vai trò của sinh quyển.

 - Hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến sự pahst triển và phân bố của sinh vật.

2/ Kĩ năng:

 - Sử dụng tranh ảnh, hình vẽ để nhận biết các thảm thực vật chính trên Trái Đất: đài nguyên, rừng lá kim, rừng là rộng. Rừng hỗn hợp, thảo nguyên

3/ Thái độ:

 - Có ý thức bảo vệ rừng, cây xanh, động vật.

 - Quan tâm đến thực trạng suy giảm diện tích rừng ở VN và trên thế giới hiện nay; tích cực trồng rừng, chăm sóc cây xanh và bảo vệ các loài động vật.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH :

1/ Chuẩn bị của Giáo viên:

 - Một số tranh ảnh về cảnh quan ở một số đới khí hậu.

 - Bản đồ phân bố sinh vật trên Trái Đất

2/ Chuẩn bị của học sinh: SGK.

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP :

1/ Ổn định tổ chức lớp

2/ Kiểm tra bài cũ

Câu 1: Thế nào là thổ nhưỡng? Thế nào là thổ nhưỡng quyển ?

Câu 2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành thổ nhưỡng?

3. Bài mới

 a) Vào bài : GV yêu cầu HS trình bày các nhân tố hình thành đất.

 Sinh vật cũng là một thành phần của môi trường tự nhiên. Chúng ta đã biết sinh vật có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành đất. Vậy sinh vật có chịu ảnh hưởng của đất không? Sinh vật chịu ảnh hưởng của những nhân tố nào? Sinh quyển là gì?

 

doc5 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 11554 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý 10 - Bài 18: Sinh quyển, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố sinh vật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 18. SINH QUYỂN. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ SINH VẬT
Tuần 11
Tiết 21
Ngày soạn: 26/10/2014
Ngày dạy: 28/10/2014
I. MỤC TIÊU:
 Sau bài học, HS cần:
1/ Kiến thức:
 - Hiểu được khái niệm sinh quyển, xác định được giới hạn, vai trò của sinh quyển.
 - Hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến sự pahst triển và phân bố của sinh vật.
2/ Kĩ năng:
 - Sử dụng tranh ảnh, hình vẽ để nhận biết các thảm thực vật chính trên Trái Đất: đài nguyên, rừng lá kim, rừng là rộng. Rừng hỗn hợp, thảo nguyên
3/ Thái độ:
 - Có ý thức bảo vệ rừng, cây xanh, động vật. 
 - Quan tâm đến thực trạng suy giảm diện tích rừng ở VN và trên thế giới hiện nay; tích cực trồng rừng, chăm sóc cây xanh và bảo vệ các loài động vật.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH :
1/ Chuẩn bị của Giáo viên:
 - Một số tranh ảnh về cảnh quan ở một số đới khí hậu. 
 - Bản đồ phân bố sinh vật trên Trái Đất
2/ Chuẩn bị của học sinh: SGK.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP :
1/ Ổn định tổ chức lớp
2/ Kiểm tra bài cũ
Câu 1: Thế nào là thổ nhưỡng? Thế nào là thổ nhưỡng quyển ?
Câu 2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành thổ nhưỡng?
3. Bài mới
 a) Vào bài : GV yêu cầu HS trình bày các nhân tố hình thành đất.
 Sinh vật cũng là một thành phần của môi trường tự nhiên. Chúng ta đã biết sinh vật có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành đất. Vậy sinh vật có chịu ảnh hưởng của đất không? Sinh vật chịu ảnh hưởng của những nhân tố nào? Sinh quyển là gì?
 b) Giảng bài mới :
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
Hoạt động 1: TÌM HIỂU VỀ SINH QUYỂN
1/ Hình thức tổ chức hoạt động: Cả lớp
2/ Phương pháp/ kĩ thuật dạy học: Đàm thoại gợi mở, nêu vấn đề,.
- Bước 1: GV hướng dẫn HS dựa vào SGK, vốn hiểu biết, trả lời các câu hỏi:
+ Sinh quyển là gì?
+ Sinh quyển có giới hạn như thế nào?
- Bước 2: HS trình bày kết quả, GV chuẩn kiến thức bằng hình vẽ
Hoạt động 2: TÌM HIỂU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ CỦA SV
1/ Hình thức tổ chức hoạt động: Nhóm
2/ Phương pháp/ kĩ thuật dạy học: Đàm thoại gợi mở, nêu vấn đề, thảo luận
- Bước 1: GV chia lớp thành 6 nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm để hoàn thành PHT (Phụ lục).
 + Nhóm 1,2: Tìm hiểu nhân tố khí hậu (nhiệt độ, nước, ánh sáng, gió,…)
 + Nhóm 3: Đất (Tại sao? Ví dụ)
 + Nhóm 4: Địa hình (Tại sao? Ví dụ)
 + Nhóm 5: Sinh vật
 + Nhóm 6: Con người
à GV gợi ý cho nhóm 6:
+ Thực vật và động vật có tác động qua lại lẫn nhau như thế nào? Cho ví dụ?
+ Con người có ảnh hưởng gì tới sự phân bố sinh vật?
+ Thời gian gần đây con người đã tác động tới sự phân bố sinh vật và môi sinh như thế nào? Tại sao? Giải pháp?
- Bước 2: HS làm việc để hòan thành phiếu học tập trong 7’
- Bước 3: HS trình bày kết quả , GV chuẩn kiến thức.
- GV mở rộng:
 + Quan sát hình 18 –SGK, hãy nhận xét sự thay đổi các kiểu thảm thực vật theo độ cao ở núi Ki-li-man-gia rôdo sự thay đổi nhiệt độ và lượng mưa? ( Nhận xét về sự phân hóa các đai thực vật theo độ cao, độ rộng của các vành đai thực vật theo hướng sườn, mối quan hệ giữa sự thay đổi nhiệt độ, lượng mưa).
 + Nêu những nguyên nhân có thể dẫn đến sự tuyệt chủng của một số loại sinh vật ở địa phương mình?
à GV giáo dục HS bảo vệ động thực vật quý hiếm.
Sinh quyển: 
- Khái niệm: Sinh quyển là toàn bộ sinh vật sinh sống trên Trái Đất.
- Giới hạn của sinh quyển: Toàn bộ thuỷ quyển, phần thấp của khí quyển, lớp phủ thổ nhưỡng và lớp vỏ phong hoá.
II. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của sinh vật
1/ Khí hậu: 
2/ Đất
3/ Địa hình
4/ Sinh vật
5/ Con người
(Nội dung ở phần phụ lục)
IV. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC SINH HỌC TẬP:
1/ Tổng kết:
1. Sinh quyển là gì?
A. Là một quyển trên Trái đất với toàn bộ các cây xanh.
B. Là một quyển trên Trái đất với toàn bộ các động vật đang sống.
C. Một quyển của Trái Đất, trong đó có toàn bộ sinh vật sinh sống.
D. Tất cả các ý trên.
2. Sinh quyển có giới hạn đến đâu?
A. Toàn bộ các quyển của lớp vỏ địa lí.
B. Toàn bộ khí quyển, thuỷ quyển và thổ nhưỡng quyển.
C. Khí quyển, thuỷ quyển và lớp vỏ phong hoá. 
D. Toàn bộ thuỷ quyển, tầng thấp của khí quyển, lớp đất và lớp vỏ phong hoá.
3- Nhân tố ảnh hưởng đến sự quang hợp của thực vật là:
A. ánh sáng.	C. Nhiệt độ.	
B. Nước.	D. Độ ẩm.
4- Vành đai sinh vật thay đổi cả theo độ cao và vĩ độ là do ảnh hưởng của nhân tố:
A. Nhiệt độ.	C. ánh sáng.
B. Khí hậu.	D. Độ ẩm.
2/ Hướng dẫn học tập :
Về nhà học sinh học bài, trả lời các câu hỏi trong SGK.
Soạn bài 19 theo câu hỏi :
- Nguyên nhân làm cho đất và sinh vật thay đổi theo ví độ và độ cao
- Trình bày sự phân bố đất và sinh vật theo vĩ độ và độ cao
3/ Rút kinh nghiệm :
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
V. PHỤ LỤC :
1/ Phiếu học tập : Dựa vào hiểu biết của bản thân, nội dung SGK, hãy hoàn thành PHT sau :
Nhân tố
Ảnh hưởng đến PT và PB của SV
Ví dụ
Khí hậu
Đất
Địa hình
Sinh vật
Con người
2/ Thông tin phản hồi:
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ SINH VẬT
Nhân tố
Ảnh hưởng đến PT và PB của SV
Ví dụ
Khí hậu
àẢnh hưởng trực tiếp thông qua: nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, ánh sáng.
- Nhiệt độ: Mỗi loài SV thích nghi với một chế độ nhiệt nhất định
- Nước và độ ẩm: Nhiệt ẩm dồi dàoà SV phong phú và ngược lại
- Ánh sáng: ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự quang hợp của thực vật.
- Loài ưa nhiệt àvùng nhiệt đới, xích đạo
- Loài ưa lạnh à vùng núi cao, vĩ độ cao
- Nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng thay đổi à hình thành các đới SV theo vĩ độ
Đất
 Ảnh hưởng đến SV do khác nhau về đặc điểm lí, hoá và độ phì. 
- Đất bazan àcà phê, cao su
- Đất mặn àsú, vẹt, đước,…
Địa hình
- Độ cao, hướng sườn, độ dốc của địa hình ảnh hưởng đến sự phân bố sinh vật vùng núi.
- Vành đai SV thay đổi theo độ cao.
- Lượng nhiệt ẩm ở các hướng sườn khác nhau nên độ cao bắt đầu và kết thúc của các vành đai SV khác nhau. 
 Dãy Trường Sơn: sườn Tây có SV phát triển hơn sườn Đông
Sinh vật
- Thức ăn quyết định sự phát triển và phân bố của ĐV.
- Mối quan hệ giữa ĐV và TV rất chặt chẽ vì:
+ Thực vật là nơi cư trú của động vật
+ Thức ăn của động vật
 Nơi có cỏ, lá nhiiều à thỏ phát triển à ĐV ăn thịt phát triển,…
Con người
 Có thể mở rộng hay thu hẹp sự phân bố của SV
- Tích cực: Phân bố lại động thực vật trên Trái Đất; Tạo ra các giống vật nuôi và cây trồng mới có khả năng thích nghi.
- Tiêu cực: Khai thác bừa bãi làm cho nhiều loài động thực vật tuyệt chủng. 

File đính kèm:

  • docTuan 11 tiet 21 Sinh quyen.doc