Giáo án Địa lý 10 - Bài 16: Sóng, thủy triều, dòng biển
- Bước 1: GV yêu cầu HS dựa vào hình 16.1, 16.2, 16.3, kết hợp nội dung SGK, vốn hiểu biết, cho biết:
+ Khái niệm thủy triều?
+ Nguyên nhân của hiện tượng thuỷ triều?
+ Hiện tượng triều cường- triều kém xảy ra khi nào? Khi đó thấy Mặt Trăng như thế nào khi nhìn từ Trái Đất?
Yêu cầu HS suy nghĩ và trả lời.
- Bước 2: HS trình bày kết quả, GV giúp HS chuẩn kiến thức:
+ Khi ba thiên thể thẳng hàng.
+ Khi ba thiên thể có vị trí vuông góc với nhau.
BÀI 16. SÓNG – THỦY TRIỀU – DÒNG BIỂN Tuần 10 Tiết 19 Ngày soạn: 18/10/2014 Ngày dạy: 21/10/2014 I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS cần: 1/ Kiến thức: - Mô tả và biết được nguyên nhân hình thành sóng biển, thủy triều, sự phân bố và chuyển động của các dòng biển nóng,lạnh trong đại dương Thế Giới. 2/ Kĩ năng: - Quan sát, phân tích tranh ảnh, đoạn băng - Phân tích bản đồ các dòng biển thế giới: tên một số dòng biển lớn, vị trí, nơi xuất phát, hướng chảy của chúng. - Xác lập mối quan hệ giữa các yếu tố tự nhiên. 3/ Thái độ: Yêu thích thiên nhiên, tự giải thích được các hiện tượng tự nhiên. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 1/ Chuẩn bị của giáo viên: - Bản đồ các dòng biển trên thế giới hoặc bản đồ Tự nhiên thế giới. - Máy chiếu 2/ Chuẩn bị của học sinh: SGK. III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: 1/ Ổn định tổ chức lớp 2/ Kiểm tra bài cũ Câu 1: Nêu các vòng tuần hoàn nước? Câu 2: Trình bày các nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông? 3/ Bài mới a) Vào bài: GV vào bài bằng một vài câu thơ trong bài thơ “Sóng” của nhà thơ Xuân Quỳnh, hoặc câu chuyện đánh giặc của Ngô Quyền trên sông Bặch Đằng sau đố đặt ra một số câu hỏi dẫn dắt HS vào bài mới. b) Giảng bài mới : Hoạt động của GV và HS Nội dung chính Hoạt động 1: TÌM HIỂU VỀ SÓNG BIỂN 1/ Hình thức tổ chức hoạt động : Cả lớp 2/ Phương pháp, kĩ thuật dạy học : Đàm thoại gợi mở - Bước 1: GV yêu cầu học sinh xem đoạn video cho biết + Sóng biển là gì? + Nguyên nhân nào sinh ra sóng biển? - Bước 2: HS trả lời, GV kết luận và đặt vấn đề các em đã từng nhìn hoặc nghe nói tới sóng thần. Ai có thể kể về sóng thần (Đặc điểm, nguyên nhân, tác hại...) àGV trình chiếu video về sóng thần tại Nhật Bản năm 2011, tại Indonexia năm 2004 à GD cho HS cách nhận biết sóng thần Hoạt động 2: TÌM HIỂU VỀ THỦY TRIỀU 1/ Hình thức tổ chức hoạt động : Cả lớp 2/ Phương pháp, kĩ thuật dạy học : Đàm thoại gợi mở - Bước 1: GV yêu cầu HS dựa vào hình 16.1, 16.2, 16.3, kết hợp nội dung SGK, vốn hiểu biết, cho biết: + Khái niệm thủy triều? + Nguyên nhân của hiện tượng thuỷ triều? + Hiện tượng triều cường- triều kém xảy ra khi nào? Khi đó thấy Mặt Trăng như thế nào khi nhìn từ Trái Đất? à Yêu cầu HS suy nghĩ và trả lời. - Bước 2: HS trình bày kết quả, GV giúp HS chuẩn kiến thức: + Khi ba thiên thể thẳng hàng. + Khi ba thiên thể có vị trí vuông góc với nhau. àGV lưu ý cho HS: + Trong một tháng, thủy triều lớn nhất vào thời kì trăng tròn và không trăng. + Trong một năm, thủy triều lớn nhất vào vào ngày xuân phân và thu phân (Là lúc MT chiếu ánh sáng vào thẳng xích đạo, sức hút của MT với TĐ lớn nhất) + Mặt trăng nhỏ hơn MT khá nhiều nhưng có sức hút với khối nước biển rất lớn vì Mặt Trăng ở gần TĐ hơn. à Biến đổi khí hậu hiện nay ó ảnh hưởng gì đến vùng đất liền ven biển? à Sự dâng cao của mực nước biển cùng với những dao động của thủy triều đã gây ngập úng và xâm nhập mặn sâu vào trong lục địa ở những vùng ven biển Hoạt động 3: TÌM HIỂU VỀ DÒNG BIỂN 1/ Hình thức tổ chức hoạt động : Nhóm 2/ Phương pháp, kĩ thuật dạy học : Đàm thoại gợi mở, thảo luận - Bước 1: GV chia lớp thành 3 nhóm và yêu cầu HS dựa vào hình 16.4, nội dung SGK kết hợp vốn hiểu biết: + Cho biết: Dòng biển là gì? có mấy loại dòng biển ? + Nhận xét về sự chuyển động của các dòng biển? (nơi xuất phát, hướng) - Bước 2: Đại diện HS trình bày kết quả, chỉ bản đồ, GV giúp HS chuẩn kiến thức. - Mở rộng: Vì sao các hoàn lưu này có hướng ngược nhau ở 2 bán cầu? (Do ảnh hưởng của lực Côliôrit) I. Sóng biển 1/ Khái niệm: Sóng biển là một hình thức dao động của nước biển theo chiều thẳng đứng. 2/ Nguyên nhân: chủ yếu là gió; gió càng mạnh, sóng càng to * Sóng thần: + Sóng rất lớn, chiều cao khoảng 20 - 40 m, truyền theo chiều ngang với tốc độ rất lớn từ 400 - 800km/h + Nguyên nhân: Do động đất, núi lửa ngầm dưới đáy biển; bão lớn. II. Thuỷ triều 1/ Khái niệm: Thuỷ triều là hiện tượng dao động thường xuyên và có chu kì của các khối nước trong biển và đại dương 2/ Nguyên nhân: Do sức hút của Mặt Trăng và Mặt Trời. 3/ Dao động thủy triều: - Dao động thuỷ triều lớn nhất: Khi Mặt Trăng, Mặt Trời, Trái Đất nằm thẳng hàng (ngày trăng tròn và không trăng) - Dao động thuỷ triều nhỏ nhất: Khi Mặt Trăng, Mặt Trời, Trái Đất nằm ở vị trí vuông góc (ngày trăng khuyết) III. Dòng biển 1/ Khái niệm: Dòng biển là những dòng chảy trên biển 2/ Phân loại: Có hai loại dòng biển là dòng biển nóng và dòng biển lạnh 3/ Phân bố: - Các dòng biển nóng xuất phát từ xích đạo, chảy về hướng tây gặp lục địa chuyển hướng cháy về cực; các dòng biển lạnh thướng xuất phát từ khoảng vĩ tuyến 30-400 gần bờ đông các đại dương và chảy về xích đạo à 2 dòng hợp lại tạo thành dòng lưu trên đại dương và có hướng ngược nhau ở 2 bán cầu. - Ở vùng gió mùa thường xuất hiện các dòng nước đổi chiều theo mùa. - Các dòng biển nóng và lạnh chảy đối xứng qua hai bờ của các đại dương IV. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP 1/ Tổng kết: 1. Sóng biển là hình thức dao động của nước biển theo chiều nằm ngang. A. Đúng B. Sai 2. Nguyên nhân nào sinh ra sóng thần? A. Động đất dưới đáy biển. B. Núi lửa phun ngầm dưới đáy biển. C. Bão lớn. D. Do gió 3. Thủy triều: A. Là hiện tượng chuyển động thường xuyên và có chu kì của các khối nước trong các biển và các đại dương. B. Là hiện tượng chảy ngược chiều của các dòng sông làm cho nước sông bị nhiễm mặn. C. Được sinh ra do sức hút của Mặt Trăng và Mặt Trời. D.ABC đều đúng. 4. Dao động của thủy triều lớn nhất khi: A. Mặt Trăng, Mặt Trời, Trái Đất nằm thẳng hàng. B. Mặt Trăng, Mặt Trời, Trái Đất nằm vuông góc với nhau C. Mặt Trăng, Mặt Trời, Trái Đất ở vị trí chéo nhau 2/ Hướng dẫn học tập : - Về nhà học sinh học bài, trả lời các câu hỏi trong SGK. - Soạn bài mới theo câu hỏi: + Thế nào là thổ nhưỡng? + Trình bày vai trò của các nhân tố hình thành thổ nhưỡng. 3/ Rút kinh nghiệm: ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………
File đính kèm:
- Tuan 10 tiet 19 SongThuy trieuDong bien.doc