Giáo án Địa lý 10 bài 11: Khí quyển, sự phân bố nhiệt độ không khí trên trái đất

Frông:

- Khái niệm: Frông là mặt ngăn cách hai khối khí khác biệt nhau về tính chất vật lí.

 Các khối khí ngăn cách nhau theo một mặt nghiêng có sự khác biệt về nhiệt độ và hướng gió gọi là diện khí hay là frông, kí hiệu là F.

- Mối quan hệ nhân quả: => Các khối khí, f rông không đứng yên một chỗ, mà luôn di chuyển. Mỗi khi di chuyển đến đâu thì lại làm cho thời tiết ở nơi đó có sự thay đổi.

 

doc5 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 6526 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý 10 bài 11: Khí quyển, sự phân bố nhiệt độ không khí trên trái đất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 11: KHÍ QUYỂN. SỰ PHÂN BỐ NHIỆT ĐỘ KHÔNG KHÍ TRÊN TRÁI ĐẤT
Bản phân tích nội dung bài:
Kiến thức
Kỹ năng
Lý thuyết
Thực tiễn 
I. Khí quyển:
- Khái niệm: Khí quyển là lớp không khí bao quanh Trái Đất, luôn chịu ảnh hưởng của Vũ Trụ, trước hết là Mặt Trời.
- Mối quan hệ nhân quả: Khí quyển là rất quan trọng đối với sự tồn tại và pát triển của sinh vật trên Trái Đất, đồng thời là lớp vỏ bảo vệ Trái Đất. 
 => không có không khí thì con người và các sinh vật không tồn tại được.
1. Cấu trúc của khí quyển:
 a. Tầng đối lưu:
- Quy luật: Tầng đối lưu năm trên bề mặt Trái Đất có chiều dày không đồng nhất: ở Xích đạo 16 km, còn ở cực chỉ khoảng 8km. Không khí trong tầng này chuyển động chủ yếu theo chiều thẳng đứng.
 - Mối quan hệ nhân quả: Tầng đối lưu tập trung tới 80% khối lượng không khí của khí quyển; ¾ lượng hơi nước (từ 4km trở lên) và các phần tử tro bụi, muối, vi sinh vật chúng hấp thụ một phần bức xạ Mặt trời, nhờ đó mà ban ngày mặt đất đỡ nóng, ban đêm đỡ lạnh; đồng thời còn là hạt nhân ngưng tụ để hơi nước đọng lại xung quanh thành sương mù, mây, mưa Các phần tử vật chất rắn này cũng là nguyên nhân làm cho nhiệt độ ở tầng này giảm theo độ cao.
 => các phân tử trong tầng đối lưu hấp thụ ánh sáng Mặt trời và phản chiếu lại ánh sáng Mặt trời.
 b. Tầng bình lưu: 
- Quy luật: không khí khô và chuyển động thành luồng ngang, tầng này tập trung phần lớn ôdôn, nhất là từ độ cao 22 – 25km.
 - Mối quan hệ nhân quả: => Do tia mặt trời nóng trực tiếp và ôdôn hấp thụ bức xạ mặt trời nên nhiệt độ ở tầng bình lưu tăng lên đến +100C.
 c. Tầng giữa: 
- Quy luật: Tầng khí quyển giữa từ giới hạn trên của tầng bình lưu lên tới 75 – 80km. Ở tầng này nhiệt độ giảm mạnh theo độ cao và xuống còn khoảng -70 0C đến -80 0C ở đỉnh tầng.
 d. Tầng ion (tầng nhiệt):
- Quy luật: Ở đây không khí hết sức loãng, nhưng lại chứa nhiều ion là những hạt rất nhỏ mang điện tích âm hoặc dương nên có dụng phản hồi những sóng vô tuyến điện từ mặt đất truyền lên.
 e. Tầng ngoài: 
- Quy luật: Tầng khí quyển ngoài chủ là khí hêli, không khí ở tầng này rất loãng.
2. Các khối khí:
- Mối quan hệ nhân quả: => Không khí ở tầng đối lưu, tùy theo vĩ độ và bề mặt Trái Đất là lục địa hay hải dưởng mà hình thành các khối khí khác nhau.
3. Frông:
- Khái niệm: Frông là mặt ngăn cách hai khối khí khác biệt nhau về tính chất vật lí.
 Các khối khí ngăn cách nhau theo một mặt nghiêng có sự khác biệt về nhiệt độ và hướng gió gọi là diện khí hay là frông, kí hiệu là F.
- Mối quan hệ nhân quả: => Các khối khí, f rông không đứng yên một chỗ, mà luôn di chuyển. Mỗi khi di chuyển đến đâu thì lại làm cho thời tiết ở nơi đó có sự thay đổi.
II. Sự phân bố của nhiệt độ không khí trên trái đất:
1. Bức xạ và nhiệt độ không khí:
- Mối quan hệ nhân quả: => Nguồn cung cấp nhiệt chủ yếu cho mặt đất là bức xạ mặt trời.
 Như vậy, nhiệt cung cấp chủ yếu cho không khí ở tầng đối lưu là nhiệt của bề mặt Trái Đất được Mặt Trời đốt nóng.
- Quy luật: Nhiệt lượng do Mặt Trời mang đến bề mặt Trái Đất luôn thay đổi theo góc chiếu của tia bức xạ mặt trời, nếu góc chiếu lớn thì nhiệt lượng lớn và ngược lại.
2. Sự phân bố nhiệt độ của không khí trên Trái Đất:
 a. Phân bố theo vĩ độ địa lí:
 b. Phân bố theo lục địa và đại dương:
- Quy luật:
 + Nhiệt độ trung bình năm cao nhất và thấp nhất đều ở lục địa.
 + Đại duong có biên độ nhiệt độ nhỏ, lục địa có biên độ nhiệt độ lớn.
- Mối quan hệ nhân quả: => Ngoài ra nhiệt độ không khí còn thay đổi theo bờ Đông và bờ Tây lục địa. Nguyên nhân là do ảnh hưởng của các dòng biển nóng, lạnh và sự thay đổi hướng của chúng.
 c. Phân bố theo địa hình:
- Quy luật:
 + Nhiệt độ không khí thay đổi theo độ cao. Càng lên cao nhiệt độ càng giảm vì càng lên cao không khí càng loãng, bức xạ mặt đất càng mạnh.
 + Nhiệt độ không khí còn thay đổi theo độ dốc và hướng phơi của sườn núi.
- Các kí hiệu:
 + khối khí Bắc cực, nam cực rất lạnh với kí hiệuA.
 + Khối khí ôn đới lạnh, kí hiệu là P.
 + Khối khí chí tuyến (nhiệt đới) rất nóng, kí hiệu là T.
 + Khối khí xích đạo nóng ẩm, kí hiệu là E.
- Các kí hiệu:
 + Frông địa đới (FA): ngăn cách giữa các khối khí cực và ôn đới.
 + Frông ôn đới (FP): ngăn cách giữa các khối khí ôn đới và chí tuyến.
Bảng 11: SỰ THAY ĐỔI NHIỆT ĐỘ TRUNG BÌNH NĂM VÀ BIÊN ĐỘ NHIỆT ĐỘ NĂM THEO VĨ ĐỘ Ở BÁN CẦU BẮC
Vĩ độ
Nhiệt độ TB năm (0C)
Biên độ nhiệt độ TB năm (0C)
00
24,5
1,8
200
25,0
7,4
300
20,4
13.3
400
14,0
17,7
500
5,4
23,8
600
-0,6
29,0
700
-10,4
32,2
- Sử dụng bản đồ Khí hậu thế giới để trình bày sự phân bố của các khối khí trong tháng 1 và tháng 7.
- Phân tích bản đồ và đồ thị phân bố lượng mưa theo vĩ độ để hiểu và trình bày về phân bố mưa trên Trái Đất.
Bài 12: SỰ PHÂN BỐ KHÍ ÁP. MỘT SỐ LOẠI GIÓ CHÍNH
Bản phân tích nội dung bài:
Kiến thức
Kỹ năng
Lý thuyết
Thực tiễn 
I. Sự phân bố khí áp:
- Mối quan hệ nhân quả: => Không khí dù rất nhẹ, vẫn có sức nén xuống mặt Trái Đất gọi là khí áp. Tùy theo tình trạng của không khí (co lại hay nở ra) sẽ có tỉ trọng không khí khác nhau, do đó khí áp cũng khác nhau.
1. Phân bố các đai khí áp trên Trái Đất:
- Quy luật: Các đai áp cao và thấp phân bố xen kẽ và đối xứng qua đai áp thấp xích đạo.
- Mối quan hệ nhân quả: => Trong thực tế các đai không liên tục mà bị chia cắt thành từng khu khí áp riêng biệt, nguyên nhân chủ yếu là do sự phân bố xen kẽ giữa lục địa và đại dương.
2. Nguyên nhân thay đổi của khí áp:
- Quy luật:
 a. Khí áp thay đổi theo độ cao:
 b. Khí áp thay đổi theo nhiệt độ:
- Mối quan hệ nhân quả: => 
 + Càng lên cao không khí càng loãng, sức nén càng nhỏ, do đố khí áp giảm.
 + Nhiệt độ tăng không khí nở, tỉ trọng giảm đi, khí áp giảm.
 + Nhiệt độ giảm, không khí co lại, tỉ trọng tăng nên khí áp tăng.
 c. Khí áp thay đổi theo độ ẩm:
- Mối quan hệ nhân quả: => Không khí chứa nhiều hơi nước khí áp cũng giảm. Vì cùng khí áp và nhiệt độ như nhau, thì một lít hơi nước nhẹ hơn một lít không khí khô. Khi nhiệt độ cao thì hơi nước bốc hơi lên nhiều chiếm dần chỗ của không khí khô và làm cho khí áp giảm, điều này xảy ra ở vùng áp thấp xích đạo.
II. Một số loại gió chính:
1. Gió Tây ôn đới:
- Khái niệm: Gió Tây ôn đới là loại gió thổi từ các khu áp cao cận nhiệt đới, thổi gần như quanh năm về phía áp thấp ôn đới.
- Quy luật: Gió Tây thổi quanh năm, thường mang theo mưa, suốt bốn mùa độ ẩm rất cao.
2. Gió Mậu dịch:
- Khái niệm: Gió Mậu dịch là loại gió thổi từ các khu áp cao cận nhiệt đới về Xích đạo; gió này có hướng đông bắc ở bán cầu Bắc và đông nam ở bán cầu Nam.
- Quy luật: Gió thổi quanh năm gần như đều đặn theo hướng gần như cố định, tính chất của gió nói chung là khô.
3. Gió mùa:
- Khái niệm: Gió mùa là loại gió thổi theo mùa, hướng gió ở hai mùa có chiều ngược lại nhau.
- Mối quan hệ nhân quả: => Nguyên nhân hình thành gió mùa khá phức tạp, chủ yếu là do sự nóng lên hoặc lạnh đi không đều giữa lục địa và đại dương theo mùa, từ đó có sự thay đổi của các vùng khí áp cao và khí áp thấp ở lục địa và đại dương.
4. Gió địa phương:
 a. Gió biển, gió đất:
- Quy luật: Gió biển và gió đất hình thành ở vùng ven biển, thay đổi hướng theo ngày và đêm.
 b. Gió fơn: 
- Quy luật: Khi gió mát và ẩm thổi tới một dãy núi, bị núi chặn lại, không khí ẩm bị đẩy lên cao và giảm nhiệt độ theo tiêu chuẩn của khí ẩm, trung bình cứ lên cao 100m giảm 0,6 0C. Vì nhiệt độ hạ, hơi nước ngưng tụ, mây hình thành và mưa rơi bên sườn đón gió; khi không khí vượt sang sườn bên kia, hơi nước đã giảm nhiều, nhiệt độ tăng lên theo tiêu chuẩn không khí khô khi xuống núi, trung bình là 100m 1 0C, nên sườn khuất gió có gió khô và rất nóng.
- Sử dụng bản đồ Khí hậu thế giới để trình bày sự phân bố các khu vực áp cao, áp thấp; trong tháng 1 và tháng 7.
- Phân tích bản đồ và đồ thị phân bố lượng mưa theo vĩ độ để hiểu và trình bày về phân bố mưa trên Trái Đất.

File đính kèm:

  • docGiao_an_20150726_042714.doc