Giáo án Địa Lí lớp 5 - Bài 11: Lâm nghiệp và thủy sản

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

 1. Kiến thức:

 - Nêu được một số đặc điểm nổi bật về tình hình phát triển và phân bố lâm nghiệp và thủy sản ở nước ta.

 + Lâm nghiệp gồm các hoạt động trồng rừng và bảo vệ rừng, khai thác gỗ và lâm sản khác; phân bố chủ yếu ở miền núi và trung du.

 + Ngành thủy sản gồm các hoạt động đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, phân bố ở vùng ven biển và những nơi có nhiều sông, hồ ở các đồng bằng.

- Sử dụng sơ đồ, bảng số liệu, biểu đồ, lược đồ để bước đầu nhận xét về cơ cấu và phân bố lâm nghiệp và thủy sản.

 2. Kỹ năng:

 - Biết được những đặc điểm nổi bật của ngành lâm nghiệp và thủy sản của nước ta.

 3. Thái độ:

 - HS yêu thích môn học.

 - Giáo dục HS tính tự giác trong học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Các sơ đồ, bảng số liệu, biểu đồ trong SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

* Ổn định tổ chức: 1’

* Tiến trình giờ dạy:

 

doc3 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 27/04/2023 | Lượt xem: 201 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa Lí lớp 5 - Bài 11: Lâm nghiệp và thủy sản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỘI THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI TIỂU HỌC CẤP TRƯỜNG
NĂM HỌC 2016- 2017
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
MÔN : ĐỊA LÍ LỚP: 5B
BÀI DẠY : LÂM NGHIỆP VÀ THUỶ SẢN
NGÀY DẠY : 14/ 11/ 2016 
GIÁO VIÊN DẠY : NGUYỄN DUY HUY
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 
 1. Kiến thức:
 - Nêu được một số đặc điểm nổi bật về tình hình phát triển và phân bố lâm nghiệp và thủy sản ở nước ta.
 + Lâm nghiệp gồm các hoạt động trồng rừng và bảo vệ rừng, khai thác gỗ và lâm sản khác; phân bố chủ yếu ở miền núi và trung du.
 + Ngành thủy sản gồm các hoạt động đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, phân bố ở vùng ven biển và những nơi có nhiều sông, hồ ở các đồng bằng. 
- Sử dụng sơ đồ, bảng số liệu, biểu đồ, lược đồ để bước đầu nhận xét về cơ cấu và phân bố lâm nghiệp và thủy sản.
 2. Kỹ năng:
 - Biết được những đặc điểm nổi bật của ngành lâm nghiệp và thủy sản của nước ta.
 3. Thái độ:
 - HS yêu thích môn học.
 - Giáo dục HS tính tự giác trong học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- Các sơ đồ, bảng số liệu, biểu đồ trong SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
* Ổn định tổ chức: 1’
* Tiến trình giờ dạy:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
A. Kiểm tra bài cũ: (4 - 5’)
- GV gọi 3 HS lên bảng trả lời câu hỏi.
+ HS1: Kể tên một số cây trồng ở nước ta. Loại cây nào được trồng nhiều nhất?
+ HS2: Lúa gạo, cây công nhiệp lâu năm được trồng chủ yếu ở vùng núi và cao nguyên hay đồng bằng?
+ HS3: Kể tên một số vật nuôi ở nước ta. Trâu, bò, lợn, gia cầm được nuôi nhiều ở vùng núi hay đồng bằng?
- Nhận xét và đánh giá.
- Nhận xét bài cũ. 
- 3 học sinh trả lời.
B. Dạy bài mới
+ Giới thiệu bài (1’)
- Nêu mục tiêu bài học – ghi bảng.
1. Lâm nghiệp (19 - 20’)
- Cho HS quan sát sơ đồ các hoạt động chính của ngành lâm nghiệp.
- HS cả lớp nghe – ghi vở.
- Theo dõi.
? Kể tên các hoạt động chính của ngành lâm nghiệp. 
 Hoạt động trồng và bảo vệ rừng gồm các công việc gì? 
 Có thể khai thác các lâm sản gì từ rừng?
 Việc khai thác gỗ và các lâm sản khác cần chú ý điều gì?
- Cho HS quan sát hình ảnh 4 công việc: ươm cây, thu hoạch măng, khai thác gỗ, tuần tra rừng.
- Yêu cầu HS chọn các hình ảnh có nội dung chỉ hoạt động trồng và bảo vệ rừng, các hình ảnh có nội dung chỉ hoạt động khai thác gỗ và lâm sản khác.
- Kết luận: Lâm nghiệp có hai hoạt động chính là trồng và bảo vệ rừng; khai thác gỗ và các lâm sản khác.
- HS trả lời.
- Ươm cây giống, chăm sóc cây rừng, ngăn chặn các hoạt động phá hoại rừng...
- Gỗ, cây thuốc, thực phẩm
- Phải khai thác hợp lí, tiết kiệm, tránh khai thác bừa bãi..
- HS quan sát và chọn hình ảnh.
- Nhắc lại.
- Cho HS quan sát bảng số liệu về diện tích rừng của nước ta.
- Đặt câu hỏi phân tích bảng số liệu:
+ Bảng số liệu thống kê diện tích rừng nước ta vào những năm nào?
+ Nêu diện tích rừng của từng năm đó?
- Nhận xét: Từ năm 1980 đến năm 1995, diện tích rừng nước ta mất đi 1,3 triệu ha. Từ năm 1995 đến năm 2005, diện tích rừng nước ta tăng lên đáng kể (2,9 triệu ha).
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi: 
+ Vì sao từ năm 1980 đến năm 1995, diện tích rừng nước ta bị giảm? 
+ Vì sao từ năm 1995 đến năm 2004, diện tích rừng nước ta tăng?
- Cho HS quan sát các hình ảnh đất trống, đồi trọc, hậu quả của việc phá rừng, hoạt động trồng và bảo vệ rừng.
- Giáo dục HS: Bảo vệ rừng là trách nhiệm của tất cả mọi người.
? Nghề trồng rừng của nước ta hiện nay như thế nào?
- Kết luận: Nghề trồng rừng đang ngày càng phát triển.
- Quan sát .
- Trả lời:
+ Bảng thống kê diện tích rừng vào các năm 1980, 1995, 2004.
+ Năm 1980: 10,6 triệu ha.
 Năm 1995: 9,3 triệu ha.
 Năm 2005: 12,2 triệu ha.
- Lắng nghe.
- Thảo luận và trình bày:
+ Do hoạt động khai thác rừng bừa bãi, việc trồng rừng, bảo vệ rừng lại chưa được chú ý đúng mức.
+ Do công tác trồng rừng, bảo vệ rừng được Nhà nước và nhân dân thực hiện tốt.
- Quan sát.
- Trả lời.
- Nhắc lại.
- Cho HS quan sát bản đồ phân bố rừng Việt Nam.
? Các hoạt động trồng và khai thác rừng diễn ra chủ yếu ở vùng nào?
- Kết luận: Ngành lâm nghiệp phân bố chủ yếu ở vùng núi và trung du.
 - Mở rộng: Rừng ngập mặn được trồng ven biển giúp chống xâm thực, xói mòn, là môi trường sống của nhiều sinh vật biển.
- Vùng núi và trung du.
- Lắng nghe.
2. Ngành thủy sản (8 - 10’)
- Cho HS quan sát hình ảnh nuôi và đánh bắt thủy sản.
? Những hình ảnh thuộc ngành nào?
- Cho HS quan sát biểu đồ sản lượng thủy sản.
- Đặt câu hỏi phân tích biểu đồ:
- Ngành thủy sản.
+ Các cột màu đỏ trên biểu đồ thể hiện điều gì?
+ Sản lượng thuỷ sản khai thác.
+ Các cột màu xanh trên biểu đồ thể hiện điều gì?
+ Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 2: Hãy so sánh sản lượng thủy sản của năm 1990 và năm 2003.
? Ngành thủy sản ở nước ta phát triển thế nào?
- Kết luận: Ngành thủy sản đang phát triển mạnh.
- Cho HS quan sát hình ảnh nuôi và đánh bắt thủy sản.
? Việc nuôi trồng và đánh bắt thủy sản cần chú ý điều gì?
? Nước ta có những điều kiện nào để phát triển ngành thủy sản?
- Cho HS quan sát lược đồ các tỉnh thành Việt Nam.
? Ngành thủy sản phân bố chủ yếu ở đâu?
- Kết luận: Ngành thủy sản phân bố chủ yếu ở vùng ven biển và những nơi có nhiều sông, hồ ở các đồng bằng.
? Kể tên các loại thủy sản đang được nuôi nhiều ở nước ta.
- Liên hệ địa phương.
- Liên hệ bản thân.
- Thảo luận và trình bày.
- Trả lời.
- Nuôi trồng cần chú ý bảo vệ môi trường, khai thác hợp lí, hình thức đánh bắt phù hợp.
- Trả lời.
- Trả lời.
- Ốc hương, ghẹ, cua
C. Củng cố - dặn dò (4 - 5’)
- Gọi HS đọc lại nội dung bài học.
- Trò chơi: Rung chuông vàng.
- Dặn dò: HS về nhà học thuộc bài và chuẩn bị bài: Công nghiệp.
- GV nhận xét tiết học.
- 1-2 HS đọc.
- Tham gia chơi.
- Lắng nghe.

File đính kèm:

  • docgiao_an_dia_li_lop_5_bai_11_lam_nghiep_va_thuy_san.doc