Giáo án Địa lí Lớp 4

I.Mục tiêu :

 -HS biết :Xác định được vị trí của thủ đô Hà Nội trên bản đồ VN .

 -Trình bày những đặc điểm tiêu biểu của thủ đô Hà Nội .

 -Một số dấu hiệu thể hiện Hà Nội là thành phố cổ, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học .

 -Có ý thức tìm hiểu về thủ đô Hà Nội .

II.Chuẩn bị :

 -Các bản đồ : Hành chính, giao thông VN.

 -Bản đồ Hà Nội (nếu có) .

 -Tranh, ảnh về Hà Nội (sưu tầm)

 

doc65 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 2192 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Địa lí Lớp 4, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trình bày kết quả thảo luận của mình .
-Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-HS trả lời .
-HS khác nhận xét, bổ sung.
-3 HS đọc .
-HS cả lớp .
Tuần 14
Hoạt động sản xuất
 của ngưòi dân ở đồng bằng Bắc Bộ .	
I.Mục tiêu :
 -HS biết trình bày một số đặc điểm tiêu biểu về hoạt động trồng trọt và chăn nuôi của người dân ĐB Bắc Bộ (vựa lúa lớn thứ 2 của đất nước, là nơi nuôi nhiều lợn, gia cầm, trồng nhiều loại rau xứ lạnh .
 -Các công việc cần phải làm trong quá trình sản xuất lúa gạo .
 -Xác lập mối quan hệ giữa thiên nhiên, dân cư với hoạt động sản xuất.
 -Tôn trọng, bảo vệ các thành quả lao động của người dân .	
II.Chuẩn bị :
 -BĐ nông nghiệp VN .
 -Tranh, ảnh về trồng trọt, chăn nuôi ở ĐB Bắc Bộ (GV và HS sưu tầm ) .
III.Hoạt động trên lớp :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Ổn định:
 HS hát .
2.KTBC :
 -Hãy kể về nhà ở và làng xóm của người Kinh ở ĐB Bắc Bộ .
 -Lễ hội ở ĐB Bắc Bộ được tổ chức vào thời gian nào ?Để làm gì ?
 GV nhận xét, ghi điểm.
3.Bài mới :
 a.Giới thiệu bài: Ghi tựa
 b.Phát triển bài :
 1/.Vựa lúa lớn thứ hai của cả nước :
 *Hoạt động cá nhân :
 -HS dựa vào SGK, tranh, ảnh và vốn hiểu biết của mình trả lời các câu hỏi sau :
 +Đồng bằng Bắc bộ có những thuận lợi nào để trở thành vựa lúa lớn thứ hai của đất nước?
 +Nêu thứ tự các công việc cần phải làm trong quá trình sản xuất lúa gạo. Từ đó, em rút ra nhận xét gì về việc trồng lúa gạo của người nông dân ?
 -GV giải thích thêm về đặc điểm của cây lúa nước; về một số công việc trong quá trình sản xuất lúa gạo để HS hiểu rõ nguyên nhân giúp cho ĐB Bắc Bộ trồng được nhiều lúa gạo; sự vất vả của người nông dân trong việc sản xuất ra lúa gạo .
 *Hoạt động cả lớp :
 -GV cho HS dựa vào SGK, tranh, ảnh nêu tên các cây trồng , vật nuôi khác của ĐB Bắc Bộ .
 -GV giải thích vì sao nơi đây nuôi nhiều lợn, gà, vịt. (do có sẵn nguồn thức ăn là lúa gạo và các sản phẩm phụ của lúa gạo là ngô, khoai) .
 2/.Vùng trồng nhiều rau xứ lạnh:
 *Họat động theo nhóm:
 -GV cho HS dựa vào SGK, thảo luận theo gợi ý sau :
 +Mùa đông của ĐB Bắc Bộ dài bao nhiêu tháng? Khi đó nhiệt độ như thế nào ?
 +Quan sát bảng số liệu và trả lời câu hỏi :Hà Nội có mấy tháng nhiệt độ dưới 200c ?Đó là những tháng nào ?
 +Nhiệt độ thấp vào mùa đông có thuận lợi và khó khăn gì cho sản xuất nông nghiệp ?
+Kể tên các loại rau xứ lạnh được trồng ở ĐB Bắc Bộ .
 -GV gợi ý: hãy nhớ lại xem Đà Lạt có những loại rau xứ lạnh nào? Các loại rau đó có được trồng ở Đ B Bắc Bộ không ?
 4.Củng cố :
 -GV cho 3 HS đọc bài trong khung .
 -Kể tên một số cây trồng vật nuôi chính ở ĐB Bắc Bộ .
 -Vì sao lúa gạo được trồng nhiều ở ĐB Bắc Bộ ?
 5.Tổng kết - Dặn dò:
 -Về nhà học bài và chuẩn bị bài tiếp theo .
 -Nhận xét tiết học .
-HS hát .
-HS trả lời .
-Cả lớp nhận xét, bổ sung.
-HS các nhóm thảo luận .
-Đại diện các nhóm trình bày kết quả phần làm việc của nhóm mình .
-HS nêu .
-HS thảo luận theo câu hỏi .
 +Từø 3 đến 4 tháng. Nhiệt độ thường giảm nhanh khi có các đợt gió mùa đông bắc tràn về .
 +Có 3 tháng nhiệt độ dưới 200c .Đó là những tháng :1,2,12 .
 +Thuận lợi :trồng thêm cây vụ đông;khó khăn: nếu rét quá thì lúa và một số loại cây bị chết.
 +Bắp cải, su hào , cà rốt …
-HS các nhóm trình bày kết quả .
-Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-HS đọc .
HS trả lời câu hỏi .
-HS cả lớp .
Tuần 15
Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ (tiếp theo)
I.Mục tiêu :
 -Học xong bài này HS biết: Trình bày một số đặc điểm tiêu biểu về nghề thủ công và chợ phiên của người dân ở ĐB Bắc Bộ .
 -Các công việc cần phải làm trong quá trình tạo ra sản phẩm gốm .
 -Xác lập mối quan hệ giữa thiên nhiên, dân cư với hoạt động sản xuất .
 -Tôn trọng, bảo vệ các thành quả lao động của người dân .
II.Chuẩn bị :
 -Tranh, ảnh về nghề thủ công, chợ phiên ở đồng bằng Bắc Bộ (HS và GV sưu tầm).
III.Hoạt động trên lớp :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Ổn định:
 HS hát .
2.KTBC :
 -Hãy nêu thứ tự các công việc trong quá trình sản xuất lúa gạo của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ .
 -Mùa đông ở đồng bằng Bắc Bộ có thuận lợi và khó khăn gì cho việc trồng rau xứ lạnh .
3.Bài mới :
 a.Giới thiệu bài: Ghi tựa
 b.Phát triển bài :
 3/.Nơi có hàng trăm nghề thủ công :
 *Hoạt động nhóm :
 -GV cho HS các nhóm dựa vào tranh, ảnh SGK và vốn hiểu biết của bản thân, thảo luận theo gợi ý sau:
 +Em biết gì về nghề thủ công truyền thống của người dân ĐB Bắc Bộ? (Nhiều hay ít nghề, trình độ tay nghề, các mặt hàng nổi tiếng, vai trò của nghề thủ công …)
 +Khi nào một làng trở thành làng nghề? Kể tên các làng nghề thủ công nổi tiếng mà em biết ?
 +Thế nào là nghệ nhân của nghề thủ công ?
 -GV nhận xét và nói thêm về một số làng nghề và sản phẩm thủ công nổi tiếng của ĐB Bắc Bộ .
 GV: Để tạo nên một sản phẩm thủ công có giá trị, những người thợ thủ công phải lao động rất chuyên cần và trải qua nhiều công đoạn sản xuất khác nhau theo một trình tự nhất định .
 *Hoạt động cá nhân :
 -GV cho HS quan sát các hình về sản xuất gốm ở Bát Tràng và trả lời câu hỏi :
 +Hãy kể tên các làng nghề và sản phẩm thủ công nổi tiếng của người dân ĐB Bắc Bộ mà em biết .
 +Quan sát các hình trong SGK em hãy nêu thứ tự các công đoạn tạo ra sản phẩm gốm .
 -GV nhận xét, kết luận: Nói thêm một công đoạn quan trọng trong quá trình sản xuất gốm là tráng men cho sản phẩm gốm. Tất cả các sản phẩm gốm có độ bóng đẹp phụ thuộc vào việc tráng men.
 -GV yêu cầu HS kể về các công việc của một nghề thủ công điển hình của địa phương nơi em đang sống .
 4/.Chợ phiên:
 * Hoạt động theo nhóm:
 -GV cho HS dựa vào SGK, tranh, ảnh để thảo luận các câu hỏi :
 +Chợ phiên ở ĐB Bắc Bộ có đặc điểm gì? (hoạt động mua bán, ngày họp chợ, hàng hóa bán ở chợ ) .
 +Mô tả về chợ theo tranh, ảnh: Chợ nhiều người hay ít người? Trong chợ có những loại hàng hóa nào ?
 -GV giúp HS hoàn thiện câu trả lời .
 GV: Ngoài các sản phẩm sản xuất ở địa phương, trong chợ còn có nhiều mặt hàng được mang từ các nơi khác đến để phục vụ cho đời sống, sản xuất của người dân.
4.Củng cố :
 -GV cho HS đọc phần bài học trong khung .
 -Cho HS điền quy trình làm gốm vào bảng phụ .
5.Tổng kết - Dặn dò:
 -Về nhà học bài và chuẩn bị bài: “Thủ đô Hà Nội”.
 -Nhận xét tiết học .
-HS hát .
-HS trả lời câu hỏi .
-HS khác nhận xét .
-HS thảo luận nhóm .
-HS đại diện các nhóm trình bày kết quả .
-Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-HS trình bày kết quả quan sát :
 +Làng Bát Tràng, làng Vạn phúc, làng Đồng Kị …
 +Nhào đất tạo dáng cho gốm, phơi gốm, nung gốm, vẽ hoa văn …
-HS khác nhận xét, bổ sung.
-Vài HS kể .
-HS thảo luận .
-HS trình bày kết quả trước lớp.
-HS khác nhận xét.
-3 HS đọc .
-HS trả lơì câu hỏi .
-HS cả lớp .
Tuần 16 Thủ đô Hà Nội 	
I.Mục tiêu :
 -HS biết :Xác định được vị trí của thủ đô Hà Nội trên bản đồ VN .
 -Trình bày những đặc điểm tiêu biểu của thủ đô Hà Nội .
 -Một số dấu hiệu thể hiện Hà Nội là thành phố cổ, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học .
 -Có ý thức tìm hiểu về thủ đô Hà Nội .
II.Chuẩn bị :
 -Các bản đồ : Hành chính, giao thông VN.
 -Bản đồ Hà Nội (nếu có) .
 -Tranh, ảnh về Hà Nội (sưu tầm)
III.Hoạt động trên lớp :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Ổn định:
 Kiểm tra phần chuẩn bị của HS.
2.KTBC:
 -Em hãy mô tả quy trình làm ra một sản phẩm gốm .
 -Nêu đặc điểm chợ phiên ở ĐB Bắc Bộ.
 Gv nhận xét, ghi điểm.
3.Bài mới :
 a.Giới thiệu bài: Ghi tựa
 b.Phát triển bài :
 1/.Hà Nội –thành phố lớn ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ:
 *Hoạt động cả lớp:
 -GV nói: Hà Nội là thành phố lớn nhất của miền Bắc .
 -GV yêu cầu HS quan sát bản đồ hành chính,giao thông, VN treo tường kết hợp lược đồ trong SGK, sau đó:
 +Chỉ vị trí thủ đô Hà Nội .
 +Trả lời các câu hỏi:
 .Hà Nội giáp với những tỉnh nào ?
 .Từ Hà Nội có thể đi đến những tỉnh khác bằng các loại giao thông nào ?
 .Cho biết từ tỉnh (thành phố ) em ở có thể đến Hà Nội bằng những phương tiện giao thông nào ?
 GV nhận xét, kết luận.
 2/.Thành phố cổ đang ngày càng phát triển:
 *Hoạt động nhóm:
 -HS dựa vào tranh, ảnh và SGK thảo luận theo gợi ý:
 +Thủ đô Hà Nội còn có những tên gọi nào khác? Tới nay Hà Nội được bao nhiêu tuổi ?
 +Khu phố cổ có đặc điểm gì? (ở đâu?tên phố có đặc điểm gì? Nhà cửa, đường phố?)
 +khu phố mới có đặc điểm gì? (Nhà cửa, đường phố …)
 +Kể tên những danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử của Hà Nội .
 -GV giúp HS hoàn thiện phần trả lời và mô tả thêm các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử ở Hà Nội .
 -GV treo bản đồ và giới thiệu cho HS xem vị trí khu phố cổ, khu phố mới …
 3/.Hà Nội –trung tâm chính trị, văn hóa, khoa học và kinh tế lớn của cả nước:
 * Hoạt động nhóm: 
 Cho HS dựa vào tranh, ảnh, SGK thảo luận theo câu hỏi :
 - Nêu những dẫn chứng thể hiện Hà Nội là:
 +Trung tâm chính trị .
 +Trung tâm kinh tế lớn .
 +Trung tâm văn hóa, khoa học .
 -Kể tên một số trường đại học, viện bảo tàng … của Hà Nội .
 GV nhận xét và kể thêm về các sản phẩm công nghiệp ,các viện bảo tàng (Bảo tàng HCM, bảo tàng LS, Bảo tàng Dân tộc học …) .
 Gv treo BĐ Hà Nội và cho HS lên tìm vị trí một số di tích LS, trường đại học, bảo tàng, chợ, khu vui chơi giải trí … và gắn các ảnh sưu tầm lên bản đồ .
4.Củng cố :
 -GV cho HS đọc bài học trong khung .
 -GV cho HS chơi một số trò chơi để củng cố bài .
5.Tổng kết - Dặn dò:
 -Nhận xét tiết học .
 -Chuẩn bị bài tiết sau: “Thành phố Hải Phòng”.
-HS chuẩn bị .
-HS trả lời câu hỏi.
-HS khác nhận xét, bổ sung.
-HS quan sát bản đồ.
-HS lên chỉ bản đồ.
-HS trả lời câu hỏi.
-HS nhận xét.
-Các nhóm trao đổi thảo luận .
-HS trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình .
-Các nhóm khác nhận xét ,bổ sung.
-HS lắng nghe.
-HS quan sát bản đồ .
-HS thảo luận và đại diện nhóm trình bày kết quả của nhóm mình .
-Nhóm khác nhận xét, bổ sung .
-HS lê chỉ BĐ và gắn tranh sưu tầm lên bản dồ.
-3 HS đọc bài .
-HS chơi trò chơi.
-HS cả lớp.
Tuần 17
hành phố Hải Phòng
I.Mục tiêu :
 -Học xong bài HS biết :Xác định được vị trí của TP Hải Phòng trên bản đồ VN.
 -Trình bày những đặc điểm tiêu biểu của TP Hải Phòng.
 -Hình thành biểu tượng về TP cảng, trung tâm công nghiệp đóng tàu, trung tâm du lịch.
 -Có ý thức tìm hiểu về các TP cảng.
II.Chuẩn bị :
 -Các BĐ :hành chính, giao thông VN.
 -BĐ Hải Phòng (nếu có) .
 -Tranh, ảnh về TP Hải Phòng (sưu tầm)
III.Hoạt động trên lớp :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Ổn định:Cho HS hát .
2.KTBC : 
 -Nêu những dẫn chứng cho thấy HN là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học hàng đầu của nước ta .
 GV nhận xét, ghi điểm.
3.Bài mới :
 a.Giới thiệu bài: Ghi tựa
 b.Phát triển bài : 
 1/.Hải Phòng thành phố cảng:
 *Hoạt động nhóm:
 -Cho các nhóm dựa vào SGK, BĐ hành chính và giao thôngVN, tranh, ảnh thảo luận theo gợi ý sau:
 +TP Hải Phòng nằm ở đâu?
 +Chỉ vị trí Hải Phòng trên lược đồ và cho biết HP giáp với các tỉnh nào ?
 +Từ HP có thể đi đến các tỉnh khác bằng các loại đường giao thông nào ?
 +HP có những điều kiện tự nhiên thuận lợi nào để trở thành một cảng biển ?
 +Mô tả về hoạt động của cảng HP.
 - GV giúp HS hoàn thiện phần trả lời .
 2/.Đóng tàu là ngành công nghiệp quan trọng của Hải Phòng:
 *Hoạt động cả lớp:
 -Cho HS dựa vào SGK trả lời các câu hỏi sau:
 +So với các ngành công nghiệp khác, công nghiệp đóng tàu ở HP có vai trò như thế nào?
 +Kể tên các nhà máy đóng tàu ở HP .
 +Kể tên các sản phẩm của ngành đóng tàu ở HP (xà lan, tàu đánh cá, tàu du lịch, tàu chở khách, tàu chở hàng…)
 GV bổ sung: Các nhà máy ở HP đã đóng được những chiếc tàu biển lớn không chỉ phục vụ cho nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu. Hình 3 trong SGK thể hiện chiếc tàu biển có trọng tải lớn của nhà máy đóng tàu Bạch Đằng đang hạ thủy .
 3/.Hải Phòng là trung tâm du lịch:
 * Hoạt động nhóm: 
 -Cho HS dựa vào SGK, tranh, ảnh để thảo luận theo gợi ý :
 +Hải Phòng có những điều kiện nào để phát triển ngành du lịch ?
 -GV nhận xét, kết luận.
4.Củng cố : 
 -GV: Đến HP chúng ta có thể tham gia được nhiều hoạt động lí thú :nghỉ mát, tắm biển, tham gia các danh lam thắng cảnh, lễ hội ,vườn quốc gia cát Bà …
 -Cho HS đọc bài trong khung .
5.Tổng kết - Dặn dò:
 -Nhận xét tiết học .
 -Chuẩn bị bài tiết sau: “Đồng bằng Nam Bộ”.
-Cả lớp .
-HS lên chỉ BĐ và trả lời câu hỏi.
-HS khác nhận xét.
-HS các nhóm thảo luận.
-Đại diện các nhóm trình bày kết quả .
-HS nhận xét, bổ sung.
-HS trả lời câu hỏi .
-HS khác nhận xét, bổ sung.
-HS các nhóm thảo luận .
-Đại diện các nhóm trình bày kết quả của nhóm mình trước lớp.
-HS trả lời .
-HS đọc .
-HS cả lớp.
* Rút kinh nghiệm :…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
Bài:17 Đồng bằng Nam Bộ 
I.Mục tiêu :
 -Học xong bài này HS biết :Chỉ vị trí ĐB Nam Bộ trên bản đồ VN: sông Tiền, sông Hậu, sông Đồng Nai, Đồng Tháp Mười, Kiên Giang, Mũi Cà Mau.
 -Trình bày những đặc điểm tiêu biểu về thiên nhiên dồng bằng Nam Bộ .
II.Chuẩn bị :
 -Bản đồ :Địa lí tự nhiên, hành chính VN.
 -Tranh, ảnh về thiên nhiên của đồng bằng Nam Bộ.
III.Hoạt động trên lớp :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Ổn định:
 GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
2.KTBC : 
 -Thành phố hải Phòng .
3.Bài mới :
 a.Giới thiệu bài: Ghi tựa
 b.Phát triển bài : 
 1/.Đồng bằng lớn nhất của nước ta:
 *Hoạt động cả lớp: 
 -GV yêu cầu HS dựa vào SGK và vốn hiểu biết của mình để trả lời các câu hỏi:
 +ĐB Nam Bộ nằm ở phía nào của đất nước? Do các sông nào bồi đắp nên ?
 +ĐB Nam Bộ có những đặc điểm gì tiêu biểu (diện tích, địa hình, đất đai.)?
 +Tìm và chỉ trên BĐ Địa Lí tự nhiên VN vị trí ĐB Nam Bộ, Đồng Tháp Mười, Kiên Giang, Cà Mau, các kênh rạch .
 GV nhận xé, kết luận.
 2/.Mạng lưới sông ngòi ,kênh rạch chằng chịt:
 *Hoạt động cá nhân:
 GV cho HS quan sát SGK và trả lời câu hỏi:
 +Tìm và kể tên một số sông lớn,kênh rạch của ĐB Nam Bộ.
 +Nêu nhận xét về mạng lưới sông ngòi, kênh rạch của ĐB Nam Bộ (nhiều hay ít sông?)
 +Nêu đặc điểm sông Mê Công .
 +Giải thích vì sao nước ta lại có tên là sông Cửu Long?
 -GV nhận xét và chỉ lại vị trí sông Mê Công, sông Tiền, sông Hậu, sông Đồng Nai, kênh Vĩnh Tế … trên bản đồ .
 * Hoạt độngcá nhân:
 -Cho HS dựa vào SGK trả lời câu hỏi :
 +Vì sao ở ĐB Nam Bộ người dân không đắp đê ven sông ?
 +Sông ở ĐB Nam Bộ có tác dụng gì ?
 -GV mô tả thêm về cảnh lũ lụt vào mùa mưa, tình trạng thiếu nước ngọt vào mùa khô ở ĐB Nam Bộ .
4.Củng cố : 
 -GV cho HS so sánh sự khác nhau giữa ĐB Bắc Bộ và ĐB Nam Bộ về các mặt địa hình, khí hậ , sông ngòi, đất đai .
 -Cho HS đọc phần bài học trong khung.
5.Tổng kết - Dặn dò:
 -Về nhà xem lại bài và chuẩn bị trước bài: “Người dân ở ĐB Nam Bộ”.
 -Nhận xét tiết học .
-HS chuẩn bị .
-HS đọc bài và trả lời câu hỏi.
-HS trả lời.
 +HS lên chỉ BĐ.
-HS nhận xét, bổ sung.
-HS trả lời câu hỏi .
-HS nhận xét, bổ sung.
-HS trả lời .
-HS khác nhận xét, bổ sung.
-HS so sánh .
-3 HS đọc .
-HS cả lớp.
Bài:18 Người dân ở đồng bằng Nam Bộ 
I.Mục tiêu :
 -Học xong bài này HS biết :Trình bày những đặc điểm tiêu biểu về dân tộc, nhà ở, làng xóm, trang phục lễ hội của người dân ở đồng bằng Nam Bộ .
 -Sự thích ứng của con người với tự nhiên ở ĐB Nam Bộ .
 -Dựa vào tranh, ảnh tìm ra kiến thức.
II.Chuẩn bị :
 -BĐ phân bố dân cư VN. 
 -Tranh, ảnh về nhà ở, làmg quê, trang phục, lễ hội của người dân ở ĐB Nam Bộ (sưu tầm) .
III.Hoạt động trên lớp :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Ổn định: Kiểm tra phần chuẩn bị của HS.
2.KTBC : 
 -ĐB Nam Bộ do phù sa sông nào bồi đắp nên?
 -Đồng bằng Nam Bộ có đặc điểm gì ?
 GV nhận xét, ghi điểm.
3.Bài mới :
 a.Giới thiệu bài: Ghi tựa
 b.Phát triển bài : 
 1/.Nhà cửa của người dân:
 *Hoạt động cả lớp: 
 -GV cho HS dựa vào SGK, BĐ và cho biết:
 +Người dân sống ở ĐB Nam Bộ thuộc những dân tộc nào?
 +Người dân thường làm nhà ở đâu? Vì sao?
 +Phương tiện đi lại phổ biến của người dân nơi đây là gì ?
 -GV nhận xét, kết luận.
 *Hoạt động nhóm: 
 - Cho HS các nhóm quan sát hình 1 và cho biết: nhà ở của người dân thường phân bố ở đâu?
 GV nói về nhà ở của người dân ở ĐB Nam Bộ: Vì khí hậu nắng nóng quanh năm, ít có bão lớn nên người dân ở đây thường làm nhà rất đơn sơ. Nhà ở truyền thống của người dân Nam Bộ thường có vách và mái nhà làm bằng lá cây dừa nước. Trước đây, đường giao thông trên bộ chưa phát triển, xuồng ghe là phương tiện đi lại chủ yếu của người dân. Do đó người dân thường làm nhà ven sông để thuận tiện cho việc đi lại và sinh hoạt .
 -Gv cho HS xem tranh, ảnh các ngôi nhà kiểu mới kiên cố, khang trang, được xây bằng gạch, xi măng, đổ mái bằng hoặc lợp ngói để thấy sự thay đổi trong việc xây dựng nhà ở của người dân nơi đây. Nếu không có tranh, ảnh GV mô tả thêm về sự thay đổi này: đường bộ được xây dựng ,các ngôi nhà kiểu mới xuất hiệnngày càng nhiều, nhà ở có điện, nước sạch, ti vi …
 2/.Trang phục và lễ hội :
 * Hoạt động nhóm: 
 -GV cho các nhóm dựa vào SGK, tranh, ảnh thảo luận theo gợi ý :
 +Trang phục thường ngày của người dân đồng bằng Nam Bộ trước đây có gì đặc biệt?
 +Lễ hội của người dân nhằm mục đích gì?
 +Trong lễ hội thường có những hoạt động nào ?
 +Kể tên một số lễ hội nổi tiếng ở đồng bằng Nam Bộ .
 -GV nhận xét, kết luận.
4.Củng cố : 
 -GV cho HS đọc bài học trong khung.
 -Nhà ở của người dân Nam Bộ có đặc điểm gì ?
5.Tổng kết - Dặn dò:
 -Nhận xét tiết học .
 -Về xe

File đính kèm:

  • docĐIA LI 4.doc