Giáo án Địa lí 9 - Tiết 32: Ôn tập

+ Nhóm 1: Điều kiện tự nhiên của Đồng bằng sông Hồng có thuận lợi và kó khăn gì cho sự phát triển kinh tế - xã hội?

 Thuận lợi: sông Hồng bồi đắp phù sa, cung cấp nước .; khí hậu nhiệt đới ẩm có mùa đông lạnh; đất phù sa, vùng biển rộng, nhiều khoáng sản.

 Khó khăn: diện tích đất lầy thụt, đất phèn cần được cải tạo; đất ngoài đê đang bị bạc màu và hay có thiên tai.

+ Nhóm 2: Mật độ dân số cao ở đồng bằng sông Hồng có những thuận lợi và khó khăn gì trong sự phát triển kinh tế - xã hội?

 Thuận lợi: lao động dồi dào, thị trường lao động lớn; có kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp; tỉ lệ lao động qua đào tạo khá cao.

 

doc3 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 1930 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lí 9 - Tiết 32: Ôn tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài: ÔN TẬP
1. MỤC TIÊU: 
	1.1. Kiến thức: 
- Củng cố các kiến thức về dân số và các ngành kinh tế. Các đặc điểm về vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và tình hình dân cư xã hội của các vùng kinh tế từ trung du và miền núi Bắc Bộ đến vùng Tây Nguyên.
	- Ôn tập lại tình hình phát triển kinh tế của mỗi vùng với những thế mạnh riêng. 
1.2. Kỹ năng: 
- Rèn luyện kỹ năng phân tích và tổng hợp khi trả lời các câu hỏi, xác định các đối tượng địa lí trên bản đồ.
1.3. Thái độ: 
- Yêu thiên nhiên.
	2. TRỌNG TÂM:
	- Đặc điểm dân số và các ngành kinh tế.
3. CHUẨN BỊ:
 	3.1. Giáo viên: 
 	- Bảng phụ.
	3.2. Học sinh:
- Tham khảo kênh hình SGK suy nghĩ trả lời câu hỏi
4. TIẾN TRÌNH:
	4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện
	4.2. Kiểm tra miệng:
? Vì sao cà phê được trồng nhiều nhất ở Tây Nguyên?
Đất badan thích hợp với cây cà phê, khí hậu có 1 mùa mưa và 1 mùa khô thuận lợi cho việc trồng trọt chế biến và bảo quản, trong điều kiện kinh tế mở nước ta có thể xuất khẩu cà phê đến nhiều nước.
? Trong sản xuất nông, lâm nghiệp vùng gặp phải khó khăn gì? Biện pháp khắc phục?
 	 Khó khăn: thiếu nước mùa khô, biến động của giá nông sản, cơ sở hạ tầng còn yếu.
 	 Biện pháp khắc phục: chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm cây công nghiệp xuất khẩu; đầu tư xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng, hệ thống thủy lợi, cân bằng sinh thái, ổn định và phát triển xã hội.
	4.3. Bài mới:	
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1: vào bài
- Gv: Kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển. Chúng ta đã tìm hiểu về dân cư, các ngành kinh tế và một số vùng kinh tế của đất nước. Bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng ôn lại những kiến thức đã học về nền kinh tế nước nhà.
Hoạt động 2: ôn tập về dân cư – các ngành kinh tế
? Với dân số đông như hiện nay thì có thuận lợi và khó khăn gì cho sự phát triển kinh tế ở nước ta?
 Thuận lợi: nguồn lao động lớn, thị trường tiêu thụ rộng.
 Khó khăn: tạo sức ép lớn đối với việc phát triển kinh tế - xã hội, môi trường và đời sống người dân
? Dựa vào kiến thức đã học, cho biết nguồn lao động nước ta có những đặc điểm cơ bản nào? Hàng năm lao động nước ta tăng thêm khoảng bao nhiêu?
 Lao động nước ta dồi dào và tăng nhanh.
 Tập trung nhiều ở nông thôn.
 Hạn chế về thể lực và trình độ (hơn 1,1 triệu)
? Tại sao nói việc làm là vấn đề gay gắt của nước ta hiện nay? 
 Thiếu sự đa dạng về các ngành nghề ở nông thôn, đòi hỏi trình độ cao ở thành thị …
? Dịch vụ là gì?
? Tại sao nói dịch vụ nước ta có cơ cấu đa dạng? Ví dụ minh hoạ?
 Dịch vụ công cộng: khoa học công nghệ, giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao, quản lí nhà nước, đoàn thể và bảo hiểm bắt buộc.
 Dịch vụ sản xuất: giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, tài chính, tín dụng, kinh doanh tài sản, tư vấn.
 Dịch vụ tiêu dùng: thương nghiệp, dịch vụ sửa chữa, khách sạn, nhà hàng, dịch vụ cá nhân và cộng đồng.
? Dựa vào kiến thức đã học, hãy hoàn thành sơ đồ
Hoạt động 3: ôn tập về các vùng kinh tế
? Cho biết đặc điểm ngành công nghiệp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ? Kể tên các trung tâm kinh tế của vùng trên bản đồ?
 Tập trung phát triển công nghiệp khai thác và năng lượng.
 Công nghiệp khai thác gắn liền với công nghiệp chế biến.
 Trung tâm công nghiệp: Thái Nguyên, Việt Trì, Hạ Long, Lạng Sơn.
* Hoạt động nhóm: 4 nhóm (3 phút)
+ Nhóm 1: Điều kiện tự nhiên của Đồng bằng sông Hồng có thuận lợi và kó khăn gì cho sự phát triển kinh tế - xã hội?
 Thuận lợi: sông Hồng bồi đắp phù sa, cung cấp nước….; khí hậu nhiệt đới ẩm có mùa đông lạnh; đất phù sa, vùng biển rộng, nhiều khoáng sản.
 Khó khăn: diện tích đất lầy thụt, đất phèn cần được cải tạo; đất ngoài đê đang bị bạc màu và hay có thiên tai.
+ Nhóm 2: Mật độ dân số cao ở đồng bằng sông Hồng có những thuận lợi và khó khăn gì trong sự phát triển kinh tế - xã hội?
 Thuận lợi: lao động dồi dào, thị trường lao động lớn; có kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp; tỉ lệ lao động qua đào tạo khá cao.
 Khó khăn: bình quân đất nông nghiệp thấp; tỉ lệ thất nghiệp cao; tạo sức ép về việc làm, y tế, giáo dục… 
+ Nhóm 3: Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên vùng Bắc Trung Bộ có những thuận lợi và khó khăn gì trong quá trình phát triển kinh tế?
 Thuận lợi: có một số tài nguyên quan trọng 
 Khoáng sản: khá đa dạng
 Rừng: nhiều gỗ, lâm sản quí
 Biển: nhiều bãi cá, tôm…
 Du lịch: nhiều danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử văn hóa
 Khó khăn: thiên tai thường xảy ra: bão lũ, hạn hán, gió nóng tây nam, cát bay
+ Nhóm 4: Hoạt động kinh tế giữa phía đông và phía tây của Bắc Trung Bộ có sự khác biệt gì?
 Phía tây: chủ yếu là gò đồi à phát triển nghề rừng, trồng cây công nghiệp lâu năm, làm nương rẫy, chăn nuôi đại gia súc.
 Phía đông: Chủ yếu là đồng bằng à phát triển nông nghiệp, vùng biển rộng phát triển ngành thủy sản; công nghiệp thương mại và du lịch.
- Đại diện nhóm trình bày_nhận xét
- Giáo viên chốt ý
? Vì sao vùng biển Nam Trung Bộ nổi tiếng về nghề làm muối, đánh bắt và nuôi hải sản?
 Có khí hậu nóng, mùa khô kéo dài; vùng biển rộng, nhiểu bãi cá, tôm; vùng nước mặn, lợ ven bờ thích hợp cho nghề nuôi trồng hải sản; dân cư có truyền thống và nhiều kinh nghiệm trong nghề; ngoài khơi có 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
? Cho biết những khác biệt về dân tộc và hoạt động kinh tế giữa vùng đồng bằng ven biển và vùng đồi núi phía tây của Duyên hải Nam Trung Bộ?
 Phía đông: là địa bàn cư trú chủ yếu của người kinh và người chăm. Hoạt động kinh tế: công nghiệp, thương mại, du lịch và ngư nghiệp. 
 Phía tây: là địa hình cư trú của các dân tộc ít người. Hoạt động kinh tế: chăn nuôi gia súc lớn, nghề rừng, trồng cây công nghiệp.
? Trong xây dựng kinh tế - xã hội, Tây Nguyên có những điều kiện thuận lợi và khó khăn gì?
 Thuận lợi: đất badan thích hợp trồng cây công nghiệp; nguồn thủy văn dồi dào; khoáng sản: bôxit trữ lượng hơn 3 tỉ tấn; du lịch sinh thái có tiềm năng lớn.
 Khó khăn: mùa khô thiếu nước hay xảy ra cháy rừng; chặt phá rừng gây xói mòn, thoái hoá đất; săn bắn động vật bừa bãi.
- Gv liên hệ thực tế giáo dục hs ý thức bảo vệ môi trường.
1/ Dân cư – các ngành kinh tế:
- Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên giảm nhưng số dân vẫn tăng nhanh.
- Lao động: dồi dào và tăng nhanh, tập trung nhiều ở nông thôn, hạn chế về thể lực và trình độ.
- Việc làm: thiếu việc làm ở nông thôn, thất nghiệp ở thành thị: 6%.
- Dịch vụ: là các hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của con người.
2/ Các vùng kinh tế:
- Đồng bằng sông Hồng có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế.
- Trong phân bố dân cư và hoạt động kinh tế có sự khác biệt theo hướng từ đông sang tây ở vùng Bắc Trung Bộ.
- Vùng Nam Trung Bộ có thế mạnh về đánh bắt và nuôi hải sản, làm muối.
- Vùng duyên hải Nam Trung Bộ có sự khác biệt về dân tộc và hoạt động kinh tế giữa vùng đồng bằng ven biển và vùng đồi núi phía tây.
- Tây Nguyên có nhiều tiềm năng tự nhiên để phát triển kinh tế - xã hội.
4.4. Câu hỏi, bài tập củng cố:
- Nhận xét tiết ôn tập.
4.5. Hướng dẫn học sinh tự học:
- Đối với bài học ở tiết học này:
	+ Xem lại nội dung bài ôn tập.
- Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:
+ Ôn tập các kiến thức từ bài 1 đến bài 28 thi học kì I

File đính kèm:

  • docTiet 32 On tap.doc
Giáo án liên quan