Giáo án Địa lí 8 - Tuần 30
? Tại sao nhiệt độ tháng cao nhất của 3 trạm khí tượng có sự khác nhau?
? Bằng kiến thức thực tế cho biết mùa Hạ có những dạng thời tiết nào đặc biệt? Tại sao?
? Dựa vào bảng 32.1 hãy cho biết mùa bão nước ta có diễn biến như thế nào?
+Thời gian xuất hiện,kết thúc.
+Địa điểm xuất hiện đầu tiên?Th7ì gian xh cuối cùng?
+Bão sớm nhất tháng nào?muộn nhất tháng nào?
? Giữa mùa gió trên, thời kì chuyển tiếp là mùa gì? Đặc điểm?
Tuần 30 Ngày soạn:17/ 3/09 Tiết 40 Ngày dạy: Bài 32: CÁC MÙA KHÍ HẬU VÀ THỜI TIẾT NƯỚC TA I. Mục đích : HS nắm được: 1/Kiến thức: + Những nét đặc trưng về khí hậu và thời tiết của 2 mùa: Mùa gió Đông Bắc và mùa gió Tây Nam. + Sự khác biệt về khí hậu, thời tiết của 3 miền: Bắc Bộ, Trung Bộ, Nam Bộ, đại diện 3 trạm Hà Nội, Huế, Thành phố Hồ Chí Minh. + Những thuận lợi và khó khăn do khí hậu mang lại cho sản xuất và đời sống của nhân dân. 2/Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng phân tích biểu đồ khí hậu,bảng đồ khí hậu về mùa bảo để thấy rõ sự khác biệt về thời tiết và khí hậu ở 3 miền nước ta và tình hình diễn biến mùa bão trong mùa hè và thu. 3/Thái độ: II. Chuẩn bị: 1/Giáo viên: - Bản đồ khí hậu Việt Nam.(Atlát) - Biểu đồ khí hậu (B 31.1) - Tài liệu, tranh ảnh về sự ảnh hưởng của các kiểu thời tiết tới sản xuất nông nghiệp, giao thông vận tải, đời sống con người Việt Nam. 2/Học sinh: Chuẩn bị bài trước ở nhà,Atlát,tìm hiểu thông tin thời tiết gần đây ,hiện tại ntn.Vẽ biểu đồ khí hậu theo số liệu bảng 31.1 sgk. III. Tiến trình dạy –học: 1.Ổn định lớp: 2.Kiểm tra bài cũ. ? Đặc điểm chung của khí hậu nước ta là gì? Nét độc đáo của khí hậu nước ta thể hiện ở những mặt nào? ? Nước ta có mấy miền khí hậu? Nêu đặc điểm khí hậu mỗi miền? 3. Bài mới : à Vào bài: Khác với các vùng nội chí tuyến khác, khí hậu Việt Nam có sự phân hóa theo mùa rất rõ nét. Sự biến đổi theo mùa khí hậu nước ta có nguyên nhân chính là do luân phiên hoạt động của gió mùa Đông bắc và gió mùa Tây Nam. Chế độ gió mùa đã chi phối sâu sắc diễn biến thời tiết, khí hậu trong từng mùa và trên các vùng lãnh thổ Việt Nam như thế nào? Đó là nội dung chính bài hôm nay. Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh Nội dung à Hoạt động 1: Chia nhóm tìm hiểu diễn biến khí hậu thời tiết của 3 miền khí hậu trong mùa Đông ở nước ta. - GV chuẩn kiến thức. - Chia 3 nhóm thảo luận. - Ghi kết quả, thảo luận, trình bày. 1. Gió mùa Đông Bắc từ tháng 11 đến tháng 4 (mùa Đông) Miền khí hậu Bắc Bộ Trung Bộ Nam Bộ Trạm tiêu biểu Hà Nội Huế TP. Hồ Chí Minh Hướng gió chính Gió mùa Đông Bắc Gió mùa Đông Bắc Tín phong Đông Bắc Nhiệt độ TB tháng 1 (0C) 16,40C 20 0C 25,80C Lượng mưa tháng 1 18,6mm 161,3mm 13,8mm Dạng thời tiết thường gặp Hanh khô, lạnh giá mưa phùn Mưa lớn, mưa phùn Nắng, nóng, khô hạn - Dùng biểu đồ khí hậu vẽ theo H 31.1 phân tích kết luận sự khác nhau về nhiệt độ, lượng mưa trong các tháng từ 11 – 4 ở 3 trạm. ? Nêu nhận xét chung về khí hậu nước ta trong mùa Đông. *Hoạt động 2: * Tiến hành như mục 1, kết quả điền bảng sau. - Nghe,kết hợp sử dụng Atlát tìm hiểu về 3 biểu đồ thời tiết 3 miền. - Nhận xét -Nhóm hoạt động. - Mùa gió Đông Bắc tạo nên mùa Đông lạnh, mưa phùn ở miền Bắc và mùa khô nóng kéo dài ở miền Nam. 2/Mùa gío Tây Nam từ tháng 5 đến tháng 10 (mùa hạ) Miền khí hậu Bắc Bộ Trung Bộ Nam Bộ Trạm tiêu biểu Hà Nội Huế TP. Hồ Chí Minh Hướng gió chính Đông Bắc Tây và Tây Nam Tây Nam Nhiệt độ TB tháng 7 (0C) 29,80C 29,40C 27,10C Lượng mưa tháng 7 288,2mm 95,2mm 293,7mm Dạng thời tiết thường gặp Mưa rào, bão Gió Tây khô nóng, bão Mưa rào, mưa dông. ? Dựa vào biểu đồ khí hậu 3 trạm cho biết: - Nhiệt độ, lượng mưa từ tháng 5 – 10 trên toàn quốc ? ? Tại sao nhiệt độ tháng cao nhất của 3 trạm khí tượng có sự khác nhau? ? Bằng kiến thức thực tế cho biết mùa Hạ có những dạng thời tiết nào đặc biệt? Tại sao? ? Dựa vào bảng 32.1 hãy cho biết mùa bão nước ta có diễn biến như thế nào? +Thời gian xuất hiện,kết thúc. +Địa điểm xuất hiện đầu tiên?Th7ì gian xh cuối cùng? +Bão sớm nhất tháng nào?muộn nhất tháng nào? ? Giữa mùa gió trên, thời kì chuyển tiếp là mùa gì? Đặc điểm? à Hoạt động 3: *Dùng pp đàm thoại khai thác kinh nghiệm sống của hs về thuận lợi và khó khăn của khí hậu Vn nói chung và địa phương nói riêng. - Hãy nêu một vài dẩn chứng cụ thể về mặc thuận lợi mà thời tiết đem lại? -Khó khăn? =>Tập hợp nhửng ý kiến đúng thamnh2 nội dung bài học theo hướng của giáo viên. - Biện pháp khắc phục? - Nhiệt độ, lượng mưa từ tháng 5 – 10 trên toàn quốc : >250C, 80% lượng mưa cả năm. + Trung Bộ: nhiệt độ tháng 7 cao nhất do ảnh hưởng gió Tây khô nóng… - Các cặp HS thảo luận - Mùa Xuân và mùa Thu .... -Hs 1:Rừng phát triển-> sv phát triển.Làm lúa 3 vụ,xen màu... - Hs 2:Mưa nhiều thuận lởi cho tưới tiêu,,sông nhiều nước phục vụ cho sinh hoạt và giao thông đường thuỷ... - Mùa lũ ngập nhà ,ngập ruộng,xói mòn các khu vực bờ sông. - Đi lại bất tiện ,xét đánh ,lóc xoáy ->hư hại nhà cửa,người . - Hạn hán ở miền trung làm cho người dân thiếu nước sinh hoạt ,tưới tiêu,trâu bò chết khác,không trồng trọt được.... - Sẳng sàng chủ động tích cực phòng chống thiên tai,bảo vệ đời sống sx... - Mùa gió tây nam tạo nên mùa Hạ nóng ẩm có mưa to, dông bão diễn ra trên địa bàn cả nước. - Mùa hè có dạng thời tiết đặc biệt: Gió Tây, mưa ngâu, bão. - Mùa Bão nước ta từ tháng 6 ->11, chậm dần từ B – N, gây tai hại lớn người và của * Mùa Xuân và mùa Thu - Ngắn và không rõ nét -> thời kì chuyển tiếp. 3. Những thuận lợi và khó khăn do khí hậu mang lại. Thuận lợi Khó khăn - Khí hậu đáp ứng được nhu cầu sinh thái của nhiều giống loài thực vật, động vật có nguồn gốc khác nhau. - Rất thích hợp trồng 2,3 vụ lúa với các giống thích hợp. - Rét lạnh, rét hại, sương muối về mùa Đông. - Hạn hán mùa Đông ở Bắc Bộ. - Nắng nóng, khô hạn cuối Đông ở Nam Bộ và Tây Nguyên. - Bão, mưa lũ, xói mòn, xâm thực,… sâu bệnh 4. Củng cố: ? Nêu đặc trưng 2 mùa khí hậu nước ta? - Đánh dấu x vào đáp án đúng: * Đặc điểm gió mùa Đông Bắc thổi vào nước ta: a. Gió mùa Đông Bắc, thổi từ lục địa vào nước ta có đặc điểm rất lạnh và khô.£ b. Gió mùa đông Bắc đi qua biển thổi vào nước ta có đặc điểm ấm, ẩm.£ c. Gió mùa Đông Bắc tràn về theo từng đợt, làm cho nhiệt độ giảm xuống thấp nhất trong năm ở mọi nơi trên nước ta.S d. Gió mùa Đông Bắc không ảnh hưởng đến Nam Bộ.£ 5.Dặn dò: - Học bài củ. - Ôn lại khái niệm: Lưu vực, lưu lượng, chi lưu, phụ lưu, mùa cạn, các nhân tố ảnh hưởng đến dòng chảy…(lớp 6) àRút kinh nghiệm: Tuần 30 Ngày soạn 19/3 /09 Tiết 41 Ngày dạy: Bài 33: ĐẶC ĐIỂM SÔNG NGÒI VIỆT NAM I. Mục đích : 1/Kiến thức: - HS cần nắm được 4 đặc điểm cơ bản của sông ngòi Việt Nam. - Mối quan hệ của sông ngòi nước ta đối với các nhân tố tự nhiên xã hội. - Giá trị tổng hợp và to lớn của nguồn lợi sông ngòi mang lại. 2/Kĩ năng: - Rèn kỹ năng đọc, tìm mối liên hệ giữa các yếu tố đối với mạng lưới sông. 3/Thái độ: - Có trách nhiệm bảo vệ môi trường nước và các dòng sông để phát triển kt bền vững. II. Chuẩn bị: 1/Giáo viên: - Bản đồ mạng lưới sông ngòi Việt Nam - Bản đồ ĐL TN VN,Atlát VN 2/Học sinh: Chuẩn bị tìm hiểu bài trước ở nhà ,Atlát. III. Tiến trình dạy- học: 1.Ổn định lớp: 2.Kiểm tra bài cũ. ? Nước ta có mấy mùa khí hậu? Nêu đặc trưng khí hậu từng mùa ở nước ta? ? Nêu những thuận lợi và khó khăn do khí hậu mang lại? 3. Bài mới: à Vào bài : Sông ngòi ,kênh gạch,ao hồ là những hình ảnh rất quen thuộc với chúng ta . Dòng nước khi vơi khi đầy theo sát mùa khô,mùa mưa và mang lại cho ta bao nguồn lợi lớn.Song nhiều khi lũ lụt cũng gây ra những tai hoạ khủng khiếp cướp đi sinh mạng và của cải của rất nhiều người.Với miền khí hậu nhiệt đới nóng ẩm mưa nhiều,theo mùa gió thì sông ngòi VN có những đặc điểm ntn,trong đó địa hình cu ng3 ảnh hưởng đến sông ngòi .... Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh Nội dung à Hoạt động 1: - Dùng bản đồ tự nhiên Việt Nam giới thiệu khái quát mạng lưới sông ngòi VN. - Chia lớp 4 nhóm. ? Tại sao nước ta rất nhiều sông suối, phần lớn là nhỏ, ngắn, dốc? ? Vì sao đại đa số sông ngòi Việt Nam chảy theo hướng Tây Bắc Đông Nam và tất cả đều đổ ra biển Đông? ? Vì sao sông ngòi nước ta có 2 mùa nước khác nhau rõ rệt? ? Cho biết lượng phù sa lớn có tác động như thế nào đối với thiên nhiên và đời sống nhân dân đồng bằng Châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long? - GV theo dõi, đánh giá. - Chia 4 nhóm thảo luận. + Nhóm 1: Đặc điểm mạng lưới sông ngòi VN. =>Vì VN hẹp ngang và nằm sát biển. - Địa hình VN có nhiều đồi núi,đồi núi ăn ra sát biển nên dòng chảy dốc ,lũ lên rất nhanh. + Nhóm 2: Đặc điểm hướng chảy. =>Hướng cấu trúc của địa hình và địa thế thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam... + Nhóm 3: Đặc điểm mùa nước. =>Mùa lũ trùng mùa gió Tây Nam-mùa hạ có lượng mưa lớn chiếm 80 % lượng mưa cả năm ... + Nhóm 4: Đặc điểm phù sa. =>Bồi đắp phù sa đất màu mở-> thuận lợi cho trồng trọt...,sinh vật phát triển... -Đời sống cư dân:Phong tục tấp quán, lịch canh tác nông nghiệp... - Đại diện nhóm trình bày I. Đặc điểm chung: Mạng lưới Hướng chảy Mùa nước Lượng phù sa 1. Số lượng sông - 2360 dòng sông. - 93% là sông nhỏ, ngắn, dốc. 2. Đặc điểm mạng lưới sông. - Dày đặc, phân bố rộng 3. Các sông lớn - Sông Hồng. - Sông MêKông 1. Hướng chảy chính - Tây Bắc – Đông Nam - Vòng cung 2. các sông điển hình cho hướng. - TB – ĐN: sông Hồng, Đà, Tiền, Hậu. - Vòng cung: s. Lô, Gâm, Cầu, Thương, Lục Nam 1. các mùa nước - Mùa lũ - Mùa cạn 2. Sự chênh lệch lượng nước giữa các mùa: - Mùa lũ lượng nước 70 – 80% cả năm. 1. Hàm lượng phù sa - Lớn trung bình 232g/m3 2. Tổng lượng phù sa. - 200 triệu tấn/ năm. - Sông Hồng120 triệu tấn/năm (chiếm 60%). - Sông cửa Long 70 triệu tấn / năm ( chiếm 35 %) ? Dựa vào bảng 33.1 cho biết mùa lũ trên các lưu vực sông có trùng nhau không? Vì sao? =>Mở rộng: Chế độ mưa, mùa lũ có liên quan đến thời gian hoạt động của dãy hội tụ nhiệt đới từ tháng 8 – 10, chuyển dịch từ đồng bằng Bắc Bộ sang đồng bằng Nam Bộ. à Hoạt động 2: - Phân 4 nhóm thảo luận. - GV ỵêu cầu cả lớp tham gia phát biểu ý kiến 4 vấn đề trên. - GV nhận xét, đánh giá, kết luận. ? Xác định các hồ nước Hòa Bình, Trị An, Yaly, Thác Bà, Dầu Tiếng trên bản đồ sông ngòi Việt Nam. * Du lịch miền sông nứơc Cần Thơ. -Không ,vì chế độ mưa trên mỗi khu vực một khác, các sông ở trung bộ đông trường sơn có lũ vào các tháng cuối năm 9,10,11,12.Mùa lũ có xu hướng chậm dần từ Bắc vào Nam. - Nhóm 1: Giá trị của sông ngòi. - Nhóm 2: Biện pháp khai thác kinh tế và hạn chế tác hại lũ. - Nhóm 3: Nguyên nhân ô nhiễm. - Nhóm 4: Biện pháp chống ô nhiễm. - Lên bảng xác định trên bản đồ. * tt: - Biện pháp khai thác thích hợp các dòng sông:Xây dựng công trình thuỷ điện,thuỷ lợi,giao thông,thuỷ sản và du lịch,... -Biện pháp cơ bản chống ô nhiễm sông: +Bảo vệ rừng đầu nguồn... +Xử lí tốt các nguồn rác,chất thải ,sinh hoạt và công nghiệp ,dịch vụ... +Bảo vệ khai thác hợp lí các nguồn lợi từ sông ngòi... II. Khai thác kinh tế và bảo vệ sự trong sạch của các dòng sông. - Sông ngòi Việt Nam có giá trị kinh tế về nhiều mặt. 4/Củng cố: ? Vì sao phần lớn các sông nước ta đều là sông nhỏ, ngắn, dốc ? ? Cho biết hướng chảy chính của sông ngòi Việt Nam? Xác định trên bản đồ? Tại sao lại có hướng chảy đo ù? 5/Dặn dò: - Về nhà học bài, làm bài tập 3 sgk trang 120(Vẽ biểu đồ ) - Sưu tầm tư liệu, hình ảnh về sông ngòi và khai thác du lịch sông ở Việt Nam. - Chuẩn bị bài 34:Các hệ thống sông lớn ở nước ta. *Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- TUAN 30.doc