Giáo án Địa lí 8 - Tiết 9, Bài 7: Đặc điểm phát triển kinh tế xã hội các nước châu Á

- Chia lớp thành 5 nhóm, mỗi nhóm đánh giá một nhóm nước theo phiếu học tập (phụ lục)

Nhóm 1: Nhóm nước phát triển cao

Nhóm 2: Nhóm nước công nghiệp mới

Nhóm 3: Nhóm nước đang phát triển

Nhóm 4: Nhóm có tốc độ phát triển nhanh

Nhóm 5: Nhóm giàu, trình độ phát triển kinh tế - xã hội chưa cao.

- HS thảo luận, trình bày kết quả, nhận xét.

(Gọi HS yếu dựa vào nội dung TLN trình bày)

- GV nhận xét, giới thiệu thêm về khái niệm các nước công nghiệp mới, chuẩn xác kiến thức.

- Giáo dục biến đổi khí hậu:

(Sự phát triển công nghiệp của các nước và hoạt động giao thông vận tải của một châu lục đông dân sẽ phát thải lớn khí thải vào MT, điều này góp phần làm BĐKH)

 

docx3 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 6206 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lí 8 - Tiết 9, Bài 7: Đặc điểm phát triển kinh tế xã hội các nước châu Á, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 9 Ngày soạn: 10/10/2014
Tiết 9 Ngày dạy: 13/10/2014
Bài 7: ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
CÁC NƯỚC CHÂU Á
I. MỤC TIÊU: Qua bài học, HS cần đạt được:
1. Kiến thức:
- Trình bày và giải thích ở mức độ đơn giản một số đặc điểm phát triển kinh tế của các nước châu Á.
- Sự phát triển công nghiệp của các nước và hoạt động giao thông vận tải của một châu lục đông dân sẽ phát thải lớn khí thải vào MT, điều này góp phần làm BĐKH.
2. Kỹ năng:
Phân tích bảng thống kê, lược đồ các quốc gia và vùng lãnh thổ châu Á theo mức thu nhập. 
3. Thái độ: 
 Giúp HS hiểu biết thêm thực tế.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác, giao tiếp, ngôn ngữ
- Năng lực chuyên biệt: sử dụng số liệu thống kê, …
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
 Bảng số liệu thống kê: Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của một số nước châu Á
2. Chuẩn bị của học sinh: 
 Sgk, tài liệu khác
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
1. Ổn định: Kiểm tra vệ sinh, sĩ số lớp học
8A4…….................................., 8A5…….............................
2. Kiểm tra bài cũ: 
 Nhận xét bài kiểm tra 1 tiết của học sinh
3. Tiến trình bài học:
 Khởi động: Châu Á có thiên nhiên đa dạng, tài nguyên thiên nhiên phong phú, là cái nôi của nhiều nền văn minh cổ đại, có dân số đông, nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn. Đó là những điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế. Vậy kinh tế các nước châu Á phát triển như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài hôm nay.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung 
Hoạt động 1: Trình bày và giải thích (ở mức độ đơn giản) một số đặc điểm phát triển kinh tế của các nước ở châu Á (cá nhân + nhóm).
*Hình thức tổ chức hoạt động: Hình thức “ bài lên lớp”; cá nhân; nhóm.
*Phương pháp dạy học: Đàm thoại gợi mở; sử dụng số liệu thống kê và biểu đồ; giải quyết vấn đề; tự học; ...
*Kỹ thuật dạy học: Đặt câu hỏi; học tập hợp tác; 
* Bước 1:
 HS đọc mục 2 sgk.
* Bước 2:
- Đặc điểm KT - XH các nước châu Á sau chiến tranh thế giới lần thứ II như thế nào?
(Gọi học sinh yếu dựa vào nội dung SGK trả lời)
(Về xã hội các nước lần lượt giành độc lập dân tộc, về kinh tế kiệt quệ, yếu kém và nghèo đói).
- Kinh tế châu Á bắt đầu chuyển biến khi nào?
* Bước 3:
- Dựa vào bảng 7.2 các quốc gia châu Á phân theo mức thu nhập thuộc mấy nhóm? 
- Nước nào có GDP bình quân/người cao nhất? (cao bao nhiêu lần) So với nước thấp nhất? So với Việt Nam như thế nào?
- Tỉ trọng giá trị nông nghiệp trong cơ cấu GDP của các nước thu nhập cao khác với nước có thu nhập thấp ở chỗ nào? (Dành cho học sinh giỏi)
 * Bước 4:
- Dựa vào bảng 7.2 em có nhận xét gì về đặc điểm phát triển kinh tế châu Á?
* Bước 5:
- Chia lớp thành 5 nhóm, mỗi nhóm đánh giá một nhóm nước theo phiếu học tập (phụ lục)
Nhóm 1: Nhóm nước phát triển cao
Nhóm 2: Nhóm nước công nghiệp mới
Nhóm 3: Nhóm nước đang phát triển
Nhóm 4: Nhóm có tốc độ phát triển nhanh
Nhóm 5: Nhóm giàu, trình độ phát triển kinh tế - xã hội chưa cao.
- HS thảo luận, trình bày kết quả, nhận xét.
(Gọi HS yếu dựa vào nội dung TLN trình bày)
- GV nhận xét, giới thiệu thêm về khái niệm các nước công nghiệp mới, chuẩn xác kiến thức.
- Giáo dục biến đổi khí hậu:
(Sự phát triển công nghiệp của các nước và hoạt động giao thông vận tải của một châu lục đông dân sẽ phát thải lớn khí thải vào MT, điều này góp phần làm BĐKH)
 1. Đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội của các nước và vùng lãnh thổ châu Á hiện nay.
- Tình trạng phát triển kinh tế còn chậm do trước kia bị đế quốc chiếm đóng.
- Sau chiến tranh thế giới thứ hai, nền kinh tế các nước ở châu Á có sự chuyển biến mạnh mẽ theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Xuất hiện cường quốc kinh tế Nhật Bản và các nước công nghiệp mới.
- Trình độ phát triển kinh tế không đồng đều giữa các nước và vùng lãnh thổ. Còn nhiều nước đang phát triển có thu nhập thấp, nhân dân nghèo khổ.
IV. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP:
1. Tổng kết: 
 GV hệ thống nội dung bài học, hướng dẫn HS làm bài tập 1, 3 trang 24/sgk
2. Hướng dẫn học tập: 
- Nghiên cứu bài 8 sgk/25. 
+ Nêu những thành tựu về nông nghiệp của các nước châu Á?
+ Dựa vào nguồn tài nguyên nào mà một số nước Tây Á lại có thu nhập cao?
V. PHỤ LỤC:
Nhóm nước
Đặc điểm phát triển kinh tế
Tên nước - vùng phân bố
Phát triển cao.
Nền kinh tế - xã hội phát triển toàn diện.
Nhật Bản
Công nghiệp mới.
Mức độ công nghiệp hoá khá cao và nhanh.
Xin - ga - po, Hàn Quốc, Đài Loan, ...
Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao.
Tốc độ công nghiệp hóa nhanh, song nông nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng.
Trung Quốc, Ấn Độ, Ma - lai - xi - a, 
Thái Lan
Đang phát triển.
Nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp.
Mi - an - ma, Lào, Băng - la - đét, 
Nê - pan, ...
Trình độ kinh tế - xã hội chưa phát triển cao.
Khai thác dầu khí xuất khẩu.
Bru - nây, Cô - oét, 
A - rập Xê - út, ...
VI. RÚT KINH NGHIỆM:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • docxtiet 9 tuan 9 dia li 8.docx