Giáo án Địa lí 8 - Tiết 11, Bài 9: Khu vực Tây Nam Á

* Bước 1:

Dựa H9.1 + thông tin sgk/30

- Nhóm 1 + 3: Tìm hiểu về địa hình, sông ngòi.

+ Cho biết đi từ Đông Bắc xuống Tây Nam khu vực Tây Nam Á có thể chia mấy miền địa hình? Trong đó dạng địa hình nào chiếm diện tích lớn nhất?

+ Xác định các sông lớn? Sông ngòi ở đây có đặc điểm gì nổi bật?

- Nhóm 2 + 4: Tìm hiểu về khí hậu của khu vực. Đối chiếu H9.1 + H2.1 cho biết

+ Tây Nam Á có những đới khí hậu nào? Có những kiểu khí hậu nào? Kiểu nào chiếm diện tích lớn nhất?

 

doc4 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 9892 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lí 8 - Tiết 11, Bài 9: Khu vực Tây Nam Á, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 11 Ngày soạn: 24/10/2014
Tiết 11 Ngày dạy: 27/10/2014
Bài 9: KHU VỰC TÂY NAM Á
I. MỤC TIÊU: Qua bài học, HS cần đạt được:
1. Kiến thức:
- Trình bày được những đặc điểm nổi bật về tự nhiên, dân cư, kinh tế - xã hội của khu vực Tây Nam Á.
- Hiểu được vị trí chiến lược quan trọng của khu vực Tây Nam Á.
2. Kỹ năng: 
- Xác định được vị trí của các khu vực quốc gia trên lược đồ khu vực Tây Nam Á.
- Sử dụng lược đồ để nhận biết đặc điểm: vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên - kinh tế.
3. Thái độ:
- Học sinh có ý thức học tập.
- Có ý thức chấp hành tốt pháp luật.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác, giao tiếp, ngôn ngữ, …
- Năng lực chuyên biệt: sử dụng bản đồ, sử dụng số liệu thống kê, …
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Bản đồ tự nhiên, bản đồ các nước khu vực Tây Nam Á.
- Tranh ảnh sgk.
2. Chuẩn bị của học sinh: sgk, tài liệu sưu tầm về khu vực Tây Nam Á.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
1. Ổn định: Kiểm tra vệ sinh, sĩ số lớp học
8A4…….................................., 8A5…….............................
2. Kiểm tra bài cũ: 5 phút.
Câu 1: Trình bày tình hình phát triển ngành nông nghiệp châu Á?
Câu 2: Giải thích tại sao Thái Lan và Việt Nam không phải là nước sản xuất nhiều lúa gạo nhất nhưng lại là nơi xuất khẩu gạo đứng đầu thế giới?
3. Tiến trình bài học: 	
 Khởi động: Tây Nam Á được coi là "điểm nóng" trên thế giới. Là nơi mà từ xưa tới nay chưa bao giờ ngưng tiếng súng của chiến tranh, xung đột giữa các bộ tộc, giữa các dân tộc trong và ngoài khu vực thường xuyên xảy ra. Tại sao lại như vậy? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung 
Hoạt động 1: Tìm hiểu vị trí địa lí khu vực Tây Nam Á (Cá nhân). 10 phút.
*Hình thức tổ chức hoạt động: Hình thức “ bài lên lớp”; cá nhân.
*Phương pháp dạy học: Đàm thoại gợi mở; sử dụng bản đồ; giải quyết vấn đề; tự học; ...
*Kỹ thuật dạy học: Đặt câu hỏi; học tập hợp tác.
* Bước 1:
Dựa H9.1 và bản đồ tự nhiên châu Á:
- Xác định vị trí Tây Nam Á trên bản đồ nằm giữa vĩ độ nào? Giáp những biển, châu lục và khu vực nào? 
- Diện tích > 7 triệu km2.
- Nằm giữa vĩ độ: 120B -> 420B
- Tiếp giáp nhiều biển thuộc 3 châu lục, giáp 2 châu lục và 2 khu vực của châu Á.
* Bước 2:
- Tại sao nói Tây Nam Á giữ một vị trí chiến lược quan trọng? (Dành cho học sinh giỏi).
- HS trả lời,nhận xét.
- GV chuẩn kiến thức:
+ Từ ĐTD Địa Trung Hải Kênh đào Xuy-ê Biển Đỏ ÂĐD.=> Đây là con đường giao thông ngắn nhất nối liền 3 châu lục.
Hoạt động 2: Trình bày được những đặc điểm nổi bật về tự nhiên của khu vực Tây Nam Á (Nhóm). 15 phút.
*Hình thức tổ chức hoạt động: Hình thức “ bài lên lớp”; cá nhân; nhóm.
*Phương pháp dạy học: Đàm thoại gợi mở; sử dụng bản đồ; giải quyết vấn đề; tự học; ...
*Kỹ thuật dạy học: Đặt câu hỏi; học tập hợp tác.
* Bước 1:
Dựa H9.1 + thông tin sgk/30
- Nhóm 1 + 3: Tìm hiểu về địa hình, sông ngòi.
+ Cho biết đi từ Đông Bắc xuống Tây Nam khu vực Tây Nam Á có thể chia mấy miền địa hình? Trong đó dạng địa hình nào chiếm diện tích lớn nhất?
+ Xác định các sông lớn? Sông ngòi ở đây có đặc điểm gì nổi bật?
- Nhóm 2 + 4: Tìm hiểu về khí hậu của khu vực. Đối chiếu H9.1 + H2.1 cho biết
+ Tây Nam Á có những đới khí hậu nào? Có những kiểu khí hậu nào? Kiểu nào chiếm diện tích lớn nhất? 
+ Nằm trong khu vực khí hậu nào của châu Á? Nêu đặc điểm chung của khu vực khí hậu đó?
+ Kể tên nguồn tài nguyên quan trọng nhất của khu vực Tây Nam Á? Dầu mỏ tập trung nhiều ở đâu? Kể tên những nước có nhiều dầu mỏ, khí đốt? (Ả-rập-xê-ut, I-ran, I-rắc, Co-oet)
Tây Nam Á là khu vực có trữ lượng dầu mỏ rất lớn. Sản lượng khai thác ngày càng nhiều, nguy cơ cạn kiệt và gây ô nhiễm môi trường ngày cành lớn.
* Bước 2:
- Hs làm việc theo nhóm
- HS đại diện nhóm báo cáo
(GV gọi HS yếu dựa vào nội dung TLN trả lời)
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung
- GV chuẩn kiến thức:
Hoạt động 3: Trình bày được những đặc điểm nổi bật về dân cư, kinh tế - xã hội của khu vực Tây Nam Á (Cặp) 10 phút.
*Hình thức tổ chức hoạt động: Hình thức “ bài lên lớp”; cá nhân.
*Phương pháp dạy học: Đàm thoại gợi mở; sử dụng bản đồ; giải quyết vấn đề; tự học; ...
*Kỹ thuật dạy học: Đặt câu hỏi; học tập hợp tác.
* Bước 1: 
- Quan sát H9.3 cho biết Tây Nam Á gồm những quốc gia nào? Quốc gia nào có diện tích lớn nhất? Nhỏ nhất?
- Dân cư Tây Nam Á tập trung ở đâu? Tôn giáo?
(GV Gọi HS yếu dựa vào nội dung SGK trả lời) 
- HS: Tập trung đông tại ven biển, thung lũng có mưa hoặc nơi có nước ngầm. Chủ yếu theo đạo Hồi.
- GV chuẩn kiến thức.
* Bước 2:
- Dựa trên những điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, Tây Nam Á có thể phát triển những ngành kinh tế nào? Vì sao?
- Dựa H9.4 cho biết khu vực Tây Nam Á đã xuất khẩu dầu mỏ đi những đâu?
- Hs dựa vào sgk trả lời
+ Trước kia dân số chủ yếu làm nông nghiệp: Trồng lúa gạo, lúa mì, chà là, chăn nuôi du mục.
+ Ngày nay: Công nghiệp, thương mại phát triển, đặc biệt CN khai thác và chế biến dầu khí phát triển mạnh.
- GV chuẩn xác kiến thức.
* Bước 3:
- Tình hình chính trị của khu vực có đặc điểm gì? Tại sao? Ảnh hưởng như thế nào tới đời sống - kinh tế - xã hội của nhân dân trong khu vực?
- HS trả lời
- GV chuẩn kiến thức: Với nguồn tài nguyên dầu mỏ giàu có và vị trí chiến lược quan trọng => Nơi đây chưa bao giờ được bình yên, thường xuyên xảy ra xung đột giữa các tộc người và các dân tộc trong khu vực.
(Tích hợp GD pháp luật Việt Nam).
1. Vị trí địa lí.
- Có vị trí chiến lược quan trọng: Nằm trên con đường biển ngắn nhất nối liền châu Âu, châu Phi với châu Á và ngược lại.
2. Đặc điểm tự nhiên.
- Địa hình: Chia làm 3 miền, chủ yếu là núi và cao nguyên.
- Khí hậu: Nhiệt đới khô mang tính chất lục địa sâu sắc.
- Khoáng sản: Nguồn tài nguyên dầu mỏ và khí đốt lớn nhất thế giới: tập trung ở đồng bằng Lưỡng Hà, ven vịnh Pec-xich.
3. Đặc điểm dân cư - kinh tế - chính trị.
- Dân cư:
+ Số dân: 313,3 triệu người (2005).
+ Dân cư chủ yếu là người A-rập theo đạo Hồi.
- Không ổn định về chính trị, kinh tế. 
IV. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP: 5 phút.
1. Tổng kết: 
- Giáo viên hệ thống nội dung bài học.
- Trình bày đặc điểm tự nhiên Tây Nam Á.
- Nêu những khó khăn ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của khu vực?
2. Hướng dẫn học tập: 
- Giáo viên dặn dò học sinh về nhà học bài.
- Nghiên cứu bài 10: Điều kiện tự nhiên khu vực Nam Á.
 + Nam Á có mấy miền địa hình? Nêu rõ đặc điểm từng miền.
 + Giải thích nguyên nhân dẫn đến sự phân bố mưa không đều ở Nam Á.
V. PHỤ LỤC
VI. RÚT KINH NGHIỆM:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • doctiet 11 tuan 11 dia li 8.doc
Giáo án liên quan