Giáo án Địa lí 8 - Nguyễn Ánh Tuyết
* Kĩ năng:
- Đọc sơ đồ các vùng địa chất kiến tạo (phần đất liền), bản đồ địa chất Việt Nam để:
+ Xác định các mảng nền hình thành qua các giai đoạn Tiền Cambri, Cổ sinh, trung sinh, vùng sụt võng Tân sinh; các đứt gãy lớn.
+ Nhận biệt những nơi hay xảy ra động đất ở Việt Nam.
- Giáo dục các kĩ năng sống cơ bản: Tư duy, giao tiếp, làm chủ bản thân và tự nhận thức.
* Thái độ:
- Có tình yêu thiên nhiên, quê hương đất nước. Có ý chí tự cường dân tộc, niềm tin vào tương lai của đất nước, tâm thế sẵn sàng tham gia xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước.
ng biển nước ta? - Thiên tai của biển: Bão biển, nước dâng… Hãy cho biết thực trạng môi trường biển nước ta hiện nay? Muốn khai thác lâu bền và bảo vệ tốt môi trường biển VN cần phải làm gì? - Muốn khai thác lâu bền và bảo vệ tốt môi trường biển cần có kế hoạch khai thác, đi đôi với bảo vệ vì tài nguyên biển đa dạng, phong phú nhưng không phải là vô tận. 1. Đặc điểm chung của vùng biển Việt Nam a. Diện tích và giới hạn - Biển Đ là một biển lớn tương đối kín (diện tích khoảng 3447000 km2) - Vùng biển VN là 1 bộ phận của biển Đ, S: 1 triệu km2 b. Đặc điểm khí hậu và hải văn của biển - Chế độ gió: + Gió ĐB: Từ T10- T4 + Gió TN: Từ T5- T9 (Vịnh Bắc Bộ chủ yếu là hướng Nam) - Chế độ nhiệt: Mùa hạ mát, mùa đông ấm hơn đất liền. + Nhiệt độ TB/ năm của nước biển trên tầng mặt là > 230C. - Chế độ mưa: Lượng mưa TB/ năm từ 1000- 1300 mm (ít hơn trên đất liền) - Dòng biển: Hướng chảy theo mùa - Chế độ triều phức tạp và độc đáo - Độ muối bình quân: 30- 33% 2. Tài nguyên và bảo vệ môi trường biển Việt Nam a. Tài nguyên biển - Tài nguyên biển phong phú, đa dạng (thuỷ sản, khoáng sản, du lịch...) - Thiên tai: Mưa bão, sóng lớn, triều cường... b. Môi trường biển: - Ô nhiễm nước biển, suy giảm nguồn hải sản. - Khai thác nguồn lợi biển phải đi đôi với bảo vệ môi trường 4. Củng cố: ? Trình bày đặc điểm khí hậu và hải văn của biển? 5. HDVN: - Học bài theo vở ghi và SGK - Hoàn thành bài tập trong vở bài tập - Tìm hiểu bài tiếp theo V. RútKN: ………………………………………………………………………………………... …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………... Ngày soạn: 3/ 02/ 2014 Ngàygiảng: 6/ 02/ 2014 Tiết theo PPCT: 27 BÀI 25: LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA TỰ NHIÊN VIỆT NAM I. Mục tiêu bài học: Sau bài học HS cần nắm được: * Kiến thức: - Lãnh thổ VN có 1 quá trình phát triển lâu dài và phức tạp từ Tiền Cam bri tới ngày nay. - Hệ quả của lịch sử tự nhiên lâu dài đó có ảnh hưởng tới cảnh quan và tài nguyên thiên nhiên nước ta. - Các khái niệm địa chất đơn giản, niên đại địa chất, sơ đồ địa chất. * Kĩ năng: - Đọc sơ đồ các vùng địa chất kiến tạo (phần đất liền), bản đồ địa chất Việt Nam để: + Xác định các mảng nền hình thành qua các giai đoạn Tiền Cambri, Cổ sinh, trung sinh, vùng sụt võng Tân sinh; các đứt gãy lớn. + Nhận biệt những nơi hay xảy ra động đất ở Việt Nam. - Giáo dục các kĩ năng sống cơ bản: Tư duy, giao tiếp, làm chủ bản thân và tự nhận thức. * Thái độ: - Có tình yêu thiên nhiên, quê hương đất nước. Có ý chí tự cường dân tộc, niềm tin vào tương lai của đất nước, tâm thế sẵn sàng tham gia xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước. II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: * GV: - Sơ đồ các vùng địa chất kiến tạo - Bảng niên biểu địa chất - Máy tính, máy chiếu. * HS: SGK, vở bài tập III. Phương pháp dạy học: - Đàm thoại gợi mở, trực quan, GQVĐ, hoạt động nhóm... IV. Tiến trình giờ dạy- giáo dục: 1. Ổn định lớp: 2. KTBC: KIỂM TRA 15 PHÚT Câu 1: (6 điểm) Trình bày đặc điểm khí hậu và hải văn của biển Việt Nam? Câu 2: (4 điểm) Biển đem lại những thuận lợi và khó khăn gì đối với kinh tế và đời sống? ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM Câu Nội dung Điểm Câu 1 Đặc điểm khí hậu và hải văn của biển: - Chế độ gió: + Gió Đông Bắc: Từ tháng 10- tháng 4 + Gió Tây Nam: Từ tháng 5- tháng 9 (Vịnh Bắc Bộ chủ yếu là hướng Nam) - Chế độ nhiệt: Mùa hạ mát, mùa đông ấm hơn đất liền. + Nhiệt độ TB/ năm của nước biển trên tầng mặt là > 230C. - Chế độ mưa: Lượng mưa TB/ năm từ 1000- 1300 mm (ít hơn trên đất liền) - Dòng biển: Hướng chảy theo mùa - Chế độ triều phức tạp và độc đáo - Độ muối bình quân: 30- 33% 2,0 2,0 0,5 0,5 0,5 0,5 Câu 2 * Thuận lợi: - Nguồn lợi của biển phong phú => Thuận lợi phát triển nhiều ngành kinh tế + Khoáng sản: Dầu khí, cát thuỷ tinh…=> Công nghiệp + Hải sản: Cá, tôm, cua…=> Đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản. + Mặt nước => Phát triển GTVT biển + Phong cảnh, bờ biển…=> Du lịch, XD các hải cảng * Khó khăn: - Thiên tai: Bão biển, nước dâng... 3,0 1,0 3. Bài mới: Hoạt động của GV - HS Nội dung * - ? ? * - ? ? ? - ? * - ? ? ? ? ? ? * - ? ? - ? HĐ1: Cả lớp HS quan sát sơ đồ các vùng địa chất kiến tạo (Phần đất liền VN) Kể tên các vùng địa chất kiến tạo trên lãnh thổ VN? - Lãnh thổ nước ta được tạo nên bởi nhiều đơn vị kiến tạo khác nhau. Qua bảng niên biểu địa chất cho biết đơn vị nền móng nào có tuổi già nhất? (Tiền Cam bri) HĐ2: Cá nhân Dựa vào bảng niên biểu địa chất và sơ đồ các vùng địa chất kiến tạo trả lời các câu hỏi sau: Giai đoạn Tiền Cam bri xảy ra cách đây bao nhiêu năm? Kéo dài trong thời gian bao lâu? Thời kì này có đặc điểm gì? Xác định trên sơ đồ các vùng địa chất kiến tạo các đơn vị nền móng Tiền Cam bri? HS phát biểu, GV chuẩn kiến thức và đánh số vào các mảng nền cổ đã vẽ sẵn ở bản đồ trống: Chỉ trên bản đồ TNVN nơi có các mảng nền cổ Tiền Cam bri. - Đây là giai đoạn đầu tiên của vỏ Trái Đất, lúc này vỏ TĐ còn nhiều biến động lớn và không ổn định, đại bộ phận lãnh thổ còn là đại dương, bầu khí quyển nhiều CO2, ít O2 do SV còn ít, thô sơ. Các mảng nền cổ làm hạt nhân hay tạo thành những điểm tựa cho sự phát triển lãnh thổ sau này. HĐ3: Nhóm HS dựa vào bảng 25.1, H25.1 kết hợp nội dung SGK cho biết: Giai đoạn Cổ kiến tạo xảy ra cách đây bao nhiêu triệu năm? Kéo dài bao nhiêu lâu? Nêu tên các mảng nền hình thành vào giai đoạn Cổ sinh và Trung sinh? Nêu đặc điểm chính về hoạt động tạo núi và giới sinh vật của giai đoạn này? Cuối đại Trung sinh địa hình lãnh thổ nước ta có đặc điểm gì? (Lịch sử địa chất, địa hình, khí hậu, sinh vật có mối quan hệ như thế nào? Chỉ trên bản đồ TNVN nơi có các nền móng Cổ sinh, Trung sinh? - Giai đoạn Cổ kiến tạo gồm 2 nguyên đại: Cổ sinh (PZ), Trung sinh (MZ). Lãnh thổ được mở rộng và củng cố vững chắc bởi các vận động kiến tạo lớn (Ca nê đô ni, Héc xi ni, In đô xi ni, Ki mê ri) Cuối giai đoạn các kiến trúc cổ bị bào mòn, vùi lấp, phá huỷ tạo nên bề mặt san bằng cổ thấp và thoải. Sự hình thành các các bể than cho biết khí hậu, thực vật giai đoạn này có đặc điểm gì? - Khí hậu lúc đó rất nóng và ẩm, rừng cây phát triển mạnh mẽ, các loại thực vật hoá than lúc đó là dương xỉ, hạt trần. HĐ4: Cá nhân HS dựa vào bảng 25.1, H25.1 kết hợp nội dung SGK cho biết: Giai đoạn Tân kiến tạo diễn ra trong đại nào? Thời gian? Đặc điểm của giai đoạn này? Giai đoạn này có ý nghĩa gì đối với sự phát triển lãnh thổ nước ta hiện nay? Cho ví dụ? HS phát biểu, GV chuẩn kiến thức và điền tiếp nội dung vào bản đồ trống. Chỉ trên bản đồ TNVN nơi có các đơn vị nền móng Tân sinh. - Tác động mạnh mẽ của Tân kiến tạo ảnh hưởng đến hoàn cảnh tự nhiên nước ta trong đó nổi bật là các quá trình đã nêu trong SGK: Hãy cho biết 1 số trận động đất xảy ra trong những năm gần đây tại khu vực Điện Biên, Lai Châu chứng tỏ điều gì? - Tân kiến tạo vẫn đang hoạt động song do nước ta đã được cố kết vững chắc nên có rất ít những thảm hoạ động đất, núi lửa lớn làm thay đổi hẳn cấu trúc địa hình như trước đây. - GV: Những bằng chứng CM con người đã xuất hiện ở VN rất sớm qua những di chỉ khảo cổ khai quật được ở VN: Di chỉ núi Đọ- Thanh Hoá của người nguyên thuỷ sơ kì đồ đá cũ cách đây khoảng 200- 300 nghìn năm; Các nền văn hoá cổ: Bắc Sơn, Đông Sơn, Hạ Long. - Mối quan hệ giữa địa chất- địa hình- khí hậu- sinh vật: + Địa chất- địa hình: Những nơi núi cao trùng với vùng nền cổ, các cao nguyên ba dan phân bố ở nơi nền cổ bị đứt vỡ mạnh do Tân kiến tạo. Các ĐB trẻ như ĐBSH, ĐBSCL là các vùng thấp bị sụt võng sâu được bồi lấp phù sa, những vùng có động đất mạnh là nơi có những đứt gẫy sâu, vỏ TĐ yếu. + Đá và địa hình: Các đá rắn chắc tạo nên các núi cao, sườn dốc, đỉnh nhọn: Phan si păng, Phu Luông, Ba Vì, Tam Đảo… Các đá trầm tích mềm tạo nên đồi núi thấp, dáng mềm mại. Các đá trầm tích bở rời (phù sa) tạo nên các địa hình đồng bằng thấp, bằng phẳng… + Địa chất- khoáng sản: Do lịch sử địa chất phức tạp hình thành nhiều loại đá và khoáng chất nên khoáng sản VN cũng rất phong phú, nhiều loại… 1. Giai đoạn Tiền Cam bri - Cách đây khoảng 570 triệu năm, đại bộ phận lãnh thổ là biển. - Phần đất liền là các mảng nền cổ. - Sinh vật rất ít và đơn giản, khí quyển có rất ít ô xi. 2. Giai đoạn Cổ kiến tạo - Gồm 2 đại: Cổ sinh và Trung sinh, kéo dài 500 triệu năm, cách đây ít nhất 65 triệu năm. - Có nhiều cuộc vận động tạo núi lớn phần lớn lãnh thổ trở thành đất liền. - Sinh vật chủ yếu: Bò sát khủng long và cây hạt trần. - Tạo nhiều núi đá vôi và than đá ở miền Bắc. 3. Giai đoạn Tân kiến tạo - Diễn ra trong đại Tân sinh - Ý nghĩa của giai đoạn Tân kiến tạo: + Nâng cao địa hình => Sông ngòi trẻ lại và hoạt động mạnh, đồi núi cổ được nâng cao, mở rộng. + Hình thành các cao nguyên ba dan và đồng bằng phù sa trẻ. + Mở rộng biển Đ, tạo các bể dầu khí. + Giới sinh vật tiến hoá, loài người xuất hiện. 4. Củng cố: ? Chỉ trên bản đồ các đơn vị nền móng thời Tiền Cambri, Cổ sinh và Trung sinh? ? Giai đoạn Tân kiến tạo đối với sự phát triển của lãnh thổ VN như thế nào? 5. HDVN: - Học bài theo vở ghi và SGK - Hoàn thành bài tập trong vở bài tập - Tìm hiểu bài tiếp theo V. RútKN: ………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Ngày soạn: 4/ 02/ 2014 Ngàygiảng: 7/ 02/ 2014 Tiết theo PPCT: 28 BÀI 26: ĐẶC ĐIỂM TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN VIỆT NAM I. Mục tiêu bài học: Sau bài học HS cần nắm được: * Kiến thức: - Việt Nam là một nước giàu tài nguyên khoáng sản. Đó là 1 nguồn lực quan trọng để CNH đất nước. - Mối quan hệ giữa khoáng sản với lịch sử phát triển. Giải thích được vì sao nước ta giàu tài nguyên khoáng sản. - Các giai đoạn tạo mỏ và sự phân bố các mỏ, các loại khoáng sản chủ yếu ở nước ta. * Kĩ năng: - Đọc bản đồ, lược đồ Địa chất- khoáng sản Việt Nam để: Nhận xét sự phân bố khoáng sản nước ta, xác định được các mỏ khoáng sản lớn và các vùng mỏ khoáng sản trên bản đồ. - Giáo dục các kĩ năng sống cơ bản: Tư duy, giao tiếp, làm chủ bản thân và tự nhận thức. * Thái độ: - Có tình yêu thiên nhiên, quê hương đất nước. Có ý chí tự cường dân tộc, niềm tin vào tương lai của đất nước, tâm thế sẵn sàng tham gia xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước. - Bảo vệ và khai thác có hiệu quả và tiết kiệm nguồn KS quý giá của nước ta. II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: * GV: - Bản đồ khoáng sản, địa chất VN. - Một số mẫu khoáng sản hoặc tranh ảnh mẫu khoáng sản. - Máy tính, máy chiếu. * HS: SGK, vở bài tập III. Phương pháp dạy học: - Đàm thoại gợi mở, trực quan, GQVĐ, hoạt động nhóm... IV. Tiến trình giờ dạy- giáo dục: 1. Ổn định lớp: 2. KTBC: ? Lịch sử phát triển của tự nhiên nước ta trải qua mấy giai đoạn đó là những giai đoạn nào? Nêu ý nghĩa của giai đoạn Tân kiến tạo đối với sự phát triển lãnh thổ nước ta? (Sơ đồ H25.1) 3. Bài mới: * Vào bài: Nước ta có lịch sử tự nhiên lâu dài và phức tạp, lại nằm ở nơi giao nhau của 2 vành đai sinh khoáng lớn của thế giới là ĐTH và TBD. Điều đó có ảnh hưởng đến tài nguyên khoáng sản nước ta như thế nào? Hoạt động của GV - HS Nội dung ? ? ? ? * - ? ? ? ? - ? Học sinh nhắc lại: Khoáng sản là gì? Mỏ khoáng sản là gì? - Những loại đá và khoáng chất được con người khai thác và sử dụng gọi là khoáng sản. - Những nơi tập trung nhiều khoáng sản gọi là mỏ khoáng sản. Cho biết vai trò của khoáng sản đối với đời sống và sự tiến hoá của nhân loại? - Có vai trò hết sức quan trọng đối với sự tiến hoá của nhân loại (Đồ đá, đồ đồng, đồ sắt) - ở VN: Khoáng sản đã được tổ tiên chúng ta sử dụng từ thời xa xưa. Bằng chứng: Các mảnh đá ba dan thô sơ trong các ngôi mộ cổ bên bờ sông Chu (Thanh Hoá) trở thành biểu tượng của thời kì đồ đá cũ cách đây hàng chục vạn năm. - Khoáng sản có ý nghĩa rất lớn trong việc thực hiện quá trình CNH, HĐH đất nước hiện nay. Nhắc lại diện tích lãnh thổ nước ta? So với thế giới? ( 329247 km2 – Vào loại TB của TG) Quan sát lược đồ H26.1: Nhận xét nước ta giàu hay nghèo về tài nguyên khoáng sản? HĐ1: Cá nhân Chúng ta cùng CM nhận định này: Quan sát lược đồ hãy nhận xét về số lượng và mật độ các mỏ KS trên diện tích lãnh thổ nước ta? - Có nhiều khoáng sản: Thăm dò được > 5000 điểm quặng và tụ khoáng với 60 loại khoáng sản, có mặt khắp nơi trên đất nước ta. HS lên quan sát bản đồ khoáng sản trên bảng và cho biết: Khoáng sản nước ta được chia làm mấy nhóm? Kể tên và chỉ một số khoáng sản của từng nhóm trên bản đồ? - Gồm 3 nhóm: Năng lượng, kim loại và phi kim loại. Căn cứ vào các kí hiệu khoáng sản trên bản đồ treo tường cho biết các mỏ khoáng sản nước ta có trữ lượng như thế nào? Cho biết những khoáng sản có trữ lượng lớn? Tìm trên H26.1 những khoáng sản đó? (Bảng: Trữ lượng một số khoáng sản đã được tìm kiếm thăm dò) GV: Giới thiệu một số khoáng sản chính của nước ta trong hộp khoáng sản yêu cầu HS chỉ trên bản đồ trên bảng các khoáng sản đó. Như vậy: Nước ta là một nước có diện tích vào loại TB trên thế giới được coi là một nước giàu có về tài nguyện khoáng sản, hiện nay nước ta đứng thứ 7 trong 15 nước nhiều khoáng sản nhất trên thế giới. Tại sao VN là nước giàu tài nguyên khoáng sản? - VN là nước có lịch sử địa chất kiến tạo lâu dài và phức tạp. - VN trải qua rất nhiều chu kì kiến tạo lớn. Mỗi chu kì kiến tạo sản sinh ra một hệ khoáng sản đặc trưng. - VN nằm ở vị trí tiếp giáp của 2 vành đai sinh khoáng lớn của TG : ĐTH và TBD. - Sự phát hiện thăm dò, tìm kiếm khoáng sản của ngành địa chất nước ta ngày càng có hiệu quả. 1. Việt Nam là nước giàu tài nguyên khoáng sản - Nước ta có nguồn khoáng sản phong phú, đa dạng (Gần 60 loại khoáng sản khác nhau) - Phần lớn các mỏ có trữ lượng vừa và nhỏ. - Một số mỏ có trữ lượng lớn: Than, dầu mỏ, sắt, bô xít, đá vôi… * ? ? - ? ? ? HĐ3: Cá nhân (Một số hình ảnh khai thác khoáng sản) Cho biết tình hình khai thác khoáng sản ở nước ta hiện nay? (Tên khoáng sản, hình thức khai thác, trình độ sản xuất) Cho biết một số nguyên nhân dẫn tới hậu quả làm cạn kiệt nguồn tài nguyên khoáng sản? - Nguyên nhân làm cạn kiệt nguồn tài nguyên KS: + Quản lí lỏng lẻo, tự do khai thác bừa bãi. + Kĩ thuật khai thác lạc hậu, hàm lượng quặng còn nhiều trong chất thải bỏ. + Thăm dò đánh giá thiếu chính xác nên khai thác gặp khó khăn và đầu tư lãng phí. GV: Cũng cần kể tới chính sách vơ vét tàn bạo của thực dân Pháp trong gần 100 năm đã lấy đi nhiều tài nguyên khoáng sản quý giá của nước ta, khiến nhiều tài nguyên khoáng sản có nguy cơ bị cạn kiệt. (Hình ảnh khai thác than lậu ở Quảng Ninh…) Cho biết hiện trạng môi trường sinh thái xung quanh các khu vực khai thác khoáng sản? Khắc phục? - Ô nhiễm, mất cân bằng sinh thái… - Trồng cây xanh ở các khu mỏ, xử lí nước thải… (Hình ảnh ô nhiễm môi trường ở các khu vực khai thác khoáng sản) Chúng ta đã có những biện pháp gì để bảo vệ và khai thác hợp lí nguồn tài nguyên khoáng sản? (Trích: Luật khoáng sản Việt Nam) Tại sao phải khai thác hợp lí, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả nguồn tài nguyên khoáng sản? - Khoáng sản là tài nguyên không thể phục hồi. - Khoáng sản có ý nghĩa lớn lao trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. - Phát triển kinh tế bền vững… 3. Vấn đề khai thác và bảo vệ tài nguyên khoáng sản. - Một số khoáng sản có nguy cơ bị cạn kiệt và còn sử dụng lãng phí. - Khai thác, vận chuyển, chế biến khoáng sản làm ô nhiễm môi trường sinh thái. - Cần thực hiện tốt luật khoáng sản để khai thác hợp lí, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả nguồn tài nguyên khoáng sản quý giá. 4. Củng cố: ? Điền vào bản đồ trống một số loại khoáng sản chính của nước ta? ? Nêu 1 số nguyên nhân làm cạn kiệt nhanh chóng 1 số tài nguyên KS nước ta? 5. HDVN: - Học bài theo vở ghi và SGK - Hoàn thành bài tập trong vở bài tập - Tìm hiểu bài tiếp theo V. RútKN: ....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Ngày soạn: 10/ 02/ 2014 Ngàygiảng: 13/ 02/ 2014 Tiết theo PPCT: 29 BÀI 27: THỰC HÀNH: ĐỌC BẢN ĐỒ VIỆT NAM (PHẦN HÀNH CHÍNH VÀ KHOÁNG SẢN) I. Mục tiêu bài học: Sau bài học HS cần nắm được: * Kiến thức: - Củng cố các kiến thức về vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ, tổ chức hành chính của nước ta. - Củng cố các kiến thức đã học về tài nguyên khoáng sản VN, nhận xét về sự phân bố của khoáng sản ở VN. * Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng đọc bản đồ, nắm vững các kí hiệu chú giải của bản đồ hành chính, bản đồ khoáng sản VN. - Giáo dục các kĩ năng sống cơ bản: Tư duy, giao tiếp, làm chủ bản thân và tự nhận thức. * Thái độ: - Có tình yêu thiên nhiên, quê hương đất nước. Có ý chí tự cường dân tộc, niềm tin vào tương lai của đất nước, tâm thế sẵn sàng tham gia xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước. - Bảo vệ và khai thác có hiệu quả và tiết kiệm nguồn KS quý giá của nước ta. II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: * GV: - Bản đồ khoáng sản, địa chất VN. - Bản đồ hành chính VN. - Máy tính, máy chiếu. * HS: SGK, vở bài tập III. Phương pháp dạy học: - Đàm thoại gợi mở, trực quan, GQVĐ, hoạt động nhóm... IV. Tiến trình giờ dạy- giáo dục: 1. Ổn định lớp: 2. KTBC: Câu 1: CMR: Nước ta có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, đa dạng? Câu 2: Nêu một số nguyên nhân làm cạn kiệt nguồn tài nguyên khoáng sản nước ta? Chúng ta đã làm gì để bảo vệ tài nguyên khoáng sản? 3. Bài mới: Hoạt động của GV - HS Nội dung * ? ? ? - - * ? * - ? ? ? HĐ1: Cá nhân Dựa vào bản đồ hành chính VN: Xác định vị trí địa lí tỉnh QN? Xác định toạ độ địa lí của tỉnh QN? - Toạ độ địa lí phần đất liền: + Cực B: Thôn Mo Toòng, xã Hoành Mô, Bình Liêu (21044’B) + Cực N: Đảo Hạ Mai, huyện Vân Đồn (20040’B) + Cực T: Thôn Vân Động, Nguyễn Huệ, Đông Triều (106025’Đ) + Cực Đ: Mũi Gót, Trà Cổ, Móng Cái (108005’Đ) QN tiếp giáp với quốc gia và các tỉnh nào? (HS chỉ trên bản) - Phía B: Giáp huyện Phòng Thành, Quảng Tây (TQ): 132,8 km. - Phía T: Giáp Lạng Sơn (58 km), Bắc Giang (71 km). - Phía N: Giáp Hải Dương (50 km), Hải Phòng (78 km) - Phía Đ: Giáp biển Đ (Đường bờ biển dài 200 km) HS lên xác định các điểm cực trên bản đồ hành chính VN. Đánh dấu các điểm cực vào bản đồ cá nhân. GV: Giúp HS ghi nhớ các điểm cực với các đặc trưng riêng: - Cực B: (H23.1): Lá cờ Tổ Quốc tung bay trên đỉnh núi Rồng- Lũng Cú (Hà Giang) - Cực N: Là đất mũi với rừng ngập mặn xanh tốt (H23.3) - Cực T: Núi Khoan La San, ngã 3 biên giới Việt – Trung- Lào, nơi 1 tiếng gà gáy cả 3 nước đều nghe thấy. - Cực Đ: Mũi Đôi, bán đảo Hòn Gốm che chắn vịnh Văn Phong. HĐ 2: Nhóm - Nhóm lẻ: Từ tỉnh 1- tỉnh 30 (Nhóm 1: Các tỉnh- TP ven biển; Nhóm 3: Các tỉnh- TP nội địa) - Nhóm chẵn: Từ tỉnh 31- tỉnh 63: Nhóm 2: Các tỉnh- TP ven biển; Nhóm 4: Các tỉnh- TP nội địa. Nước ta có bao nhiêu tỉnh- TP ven biển? HĐ3: Cá nhân Dựa vào lược đồ H 26.1/ 97: Quan sát kí hiệu của 10 loại khoáng sản trong bài tập 2. Gọi 3 HS lên vẽ lại các kí hiệu của các loại KS. Chỉ trên bản đồ KSVN nơi phân bố của 10 loại KS chính? - Kẻ bảng và ghi lại kí hiệu và phân bố của các loại KS. - GV: Mỗi loại KS có qui luật phân bố riêng phù hợp với từng giai đoạn tạo mỏ. Than đá được hình thành vào giai đoạn nào? Phân bố ở những đâu? Các vùng đồng bằng và thềm lục địa là nơi thành tạo những loại KS nào? - Dầu mỏ, khí đốt, than bùn… 1. Bài tập 1: a. Vị trí địa lí tỉnh QN: - Nằm ở phía ĐB Vnam. - Toạ độ địa lí: + Cực B: 21044’ B + Cực N: 20040’ B + Cực T: 106025’ Đ + Cực Đ: 108005’ Đ - Giáp TQ, Lạng Sơn, Bắc Giang, Hải Dương, Hải Phòng, Vịnh BB. b. Vị trí, toạ độ các điểm cực B- N- Đ- T của VN c. Lập bảng thống kê các tỉnh- TP theo mẫu: S T T Đặc điểm vị trí địa lí Nội địa Ven biển Có biên giới chung với TQ Lào CPC 1 HN x 2 TPHCM x ... … … … … … … - Nước ta có 58 tỉnh và 5 tỉnh- TP trực thuộc TW.Trong đó: 34 tỉnh nội địa; 29 tỉnh ven biển. 2. Bài tập 2 Loại K
File đính kèm:
- Bai 1 Vi tri dia li dia hinh va khoang san.doc