Giáo án Địa lí 8 - Bài 21: Con người và môi trường địa lí

? Cho ví dụ về một số về các nước Châu Á có nền kinh tế phát triển mà hoạt động công nghiệp không bị giới hạn nhiều của điều kiện tự nhiên?

? Dựa vào hình 21.4 hãy cho biết nơi xuất khẩu và nhập khẩu dầu chính, nhận xét về tác động của hoạt động với môi trường tự nhiên?

 

doc10 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 4455 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lí 8 - Bài 21: Con người và môi trường địa lí, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:15/1/09 Ngày dạy: 
Tuần 23,tiết 26
BÀI 21 
CON NGƯỜI VÀ MÔI TRƯỜNG ĐỊA LÍ
I. Mục tiêu: HS cần biết:
 1/Kiến thức:
 + Sự đa dạng của hoạt động công nghiệp, nông nghiệp, và một số yếu tố ảnh hưởng tới phân bố sản xuất.
 + Nắm được các hoạt động sản xuất của con người đã tác động và làm cho thiên nhiên thay đổi mạnh mẽ, sâu sắc theo chiều hướng tích cực và tiêu cực.
 2/Kỹ năng:
 + Đọc, mô tả, nhận xét phân tích mối liên hệ nhân quả của các hiện tượng địa lí qua ảnh, lược đồ, bản đồ dể nhận biết mối quan hệ tự nhiên với sự phát triển kinh tế.
 3/Tư tưởng:
 + Nguồn tài nguyên trên trái đất vô cùng quý giá ,phong phú,phục vụ đắc lực sự sống của con người .Chính vì vậy bên cạnh khai thác nguồn tài nguyên thì phải bảo vệ môi trường tự nhiên,giữ gìn nguồn sống của chính loài người.
II.Chuẩn bị:
 1/Giáo viên:
 - Bản đồ tự nhiên thế giới.
 - Bản đồ các nước thế giới.
 2/Học sinh: Chuẩn bị bài trước ở nhà.
III. Tiến trình dạy –học : 
 1. Ổn định lớp.
 2. Kiểm tra bài cũ.
 ? Vẽ sơ đồ mối quan hệ giữa các thành phần tự nhiên? Trình bày mối quan hệ qua lại giữa các thành phần tạo nên cảnh quan tự nhiên?
(Các thành phần của các cảnh quan tự nhiên có mối quan hệ mật thiết , qua lại lẫn nhau.Một yếu tố thay đổi sẽ kéo theo sự thay đổi các yếu tố khác dẫn đến sự thay đổi của cảnh quan...) 
 3. Bài mới:
 Trái đất là môi trường sống của con người.Con người vơí các hoạt động đa dạng đã khai thác từ thiên nhiên các nguồn tài nguyên, qua đó không ngừng làm môi trường bị biến đổi.
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
NỘI DUNG
à Hoạt động 1: Tìm hiểu hoạt động công nghiệp, nông nghiệp với môi trường địa lí.
? Quan sát hình 21.1 cho biết:
- Trong các ảnh có những hình thức hoạt động nông nghiệp nào?
? Con người khai thác kiểu khí hậu gì? địa hình gì để trồng trọt, chăn nuôi?
? sự phân bố và phát triển các ngành trồng trọt và chăn nuôi phụ thuộc trực tiếp vào điều kiện tự nhiên nào? ví dụ?
GV kết luận.
->Gv kết luận.
? Lấy một số ví dụ khác chứng minh điều đó? Liên hệ nông nghiệp Việt Nam?
? Đọc mục I SGK, dựa vào hình 21.1 và kiến thức đã học cho biết: Tác động nông nghiệp đã làm thay đổi cảnh quan tự nhiên như thế nào?
=>GV tiểu kết.
à Chuyển ý:Trong lịch sử phát triển ,loài người đã trãi qua nhiều giai đoạn tác động đặc thù đến môi trường.Nếu như ở thời kỳ nông nghiệp,tác động của con người giới hạn vào giới sinh vật ự nhiênthì đến thời kì công nghiệp và cách mạng kỹ thuật con người tác động mạnh mẽ sâu sắc tới toàn bộ ngồn tài nguyên và các quá trình tự nhiên.
à Hoạt động 2: Tìm hiểu hoạt động công nghiệp với môi trường địa lí.
? Quan sát hình 21.2 và 21.3, nhận xét và nêu những tác động của một số hoạt động công nghiệp tới môi trường tự nhiên?
? Trừ ngành khai thác nguyên liệu còn các ngành công nghiệp khác: sự phát triển và phân bố hoạt động công nghiệp chịu tác động của điều kiện gì là chính?
- GV tiểu kết.
? Cho ví dụ về một số về các nước Châu Á có nền kinh tế phát triển mà hoạt động công nghiệp không bị giới hạn nhiều của điều kiện tự nhiên?
? Dựa vào hình 21.4 hãy cho biết nơi xuất khẩu và nhập khẩu dầu chính, nhận xét về tác động của hoạt động với môi trường tự nhiên?
? Lấy một số ví dụ về các ngành khai thác chế biến nguyên liệu khác đã tác động mạnh đến môi trường tự nhiên?
-Hoạt động theo nhóm , cặp.
+Trồng trọt.
+ Chăn nuôi.
-Khí hậu nhiệt đới:ẩm,khô ,ôn đới.
-Địa hình đồng bằng ,đồi núi.
-Điều kiện nhiệt, ẩm ... của khí hậu.
- Ví dụ (hình 21.1):
+Cây chuối chỉ trồng ở đới nóng ẩm.
+Lúa gạo chgỉ trồng ở đới nhiều nước tưới.
+Lúa mì chỉ trồng ở đới ôn hoà,lượng nước vừa phải.
+Chăn nuôi cừu chỉ có ở đới đồng cỏ rộng,có hồ nước,khí hậu ôn hoà.
-VD:cây ca cao,chè.
-VN:
+khí hậu nhiệt đới gió mùa, đồng bằng rộng,phù sa , nhiều nước tưới tiêu.
+Trồng cây ăn quả ,cây nông nghiệp , chăn nuôi trâu bò, thuỷ haỉ sản ,hoa màu...
- Biến đổi hình dạng sơ khai của vỏ trái đất.
*Hình 21.2 ngành công nghiệp khai thác mỏ lộ thiên->biến đổi toàn diện môi trường xung quanh mỏ.->Khắc phục: xây dựng hồ nước , trồng cây xanh ,cây cân bằng sinh thái.
*Hình 21.3 là khu công nghiệp luyện kim-> ô nhiễm không khí và nguồn nước sông.
- Điều kiện xã hội, kinh tế.
-NhậtBản,Singapo 
-khu xuất khẩu dầu chính Tây nam Á.
-Khu nhập dầu:bắc mĩ,châu âu ,Nhật bản.
-Phản ánh quy mô toàn cầu của ngành sx và chế biến dầu mỏ.
=> môi trưòng ô nhiễm trầm trọng.
-VD:Khai thác khoáng sản...thuỷ sản...
1. Hoạt động công nghiệp,nông nghiệp và môi trường địa lí. 
- Hoạt động nông nghiệp diễn ra rất đa dạng.
- Khai thác các kiểu loại khí hậu, địa hình để trồng trọt và chăn nuôi.
- Điều kiện tự nhiên là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và phân bố của sản xuất nông nghiệp.
- Con người ngày càng tác động trên quy mô lớn, cường độ lớn tới môi trường tư nhiên.
2. Hoạt động công nghiệp với môi trường địa lí.
- Các hoạt động công nghiệp ít chịu tác động của tự nhiên.
- Loài người với sự tiến bộ của khoa học công nghệ ngày càng tác động đến môi trường tự nhiên và làm biến đổi chúng.
- Để bảo vệ môi trường, con người phải lựa chọn hành động cho phù hợp với sự phát triển bền vững của môi trường.
4.Củng cố:
 ? Nêu sự tác động của loài người vào môi trường địa lí?
 ? Để bảo vệ môi trường con người cần phải làm gì?
5.Dặn dò: 
 -Về nhà học bài,làm bài tập cuối bài trang 76.
-Chuẩn bị bài 22:VIỆT NAM –ĐẤT NƯỚC CON NGƯỜI
 à Rút kinh nghiệm.
Ngày soạn: 16/1/2009 Ngày dạy: 
Tuần 23,tiết 27
BÀI 22
VIỆT NAM - ĐẤT NƯỚC, CON NGƯỜI
I. Mục tiêu: HS cần:
 1/Kiến thức:
 + Nắm được vị thế của Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á và thế giới.
 + Hiểu được một cách khái quát hoàn cảnh kinh tế – chính trị hiện nay của nước ta.
 + Biết nội dung, phương pháp chung học tập địa lí Việt Nam.
 2/Kỹ năng:
 + Rèn kĩ năng nhận xét qua bảng số liệu, đọc bản đồ …
 3/Tư tưởng:
 +Khẳng định vị thế VN trên trường quốc tế,là quốc gia độc lập ,có chủ quyền,thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ...từ ù nhận thức đó nâng cao lòng yêu nước ,ý thức bảo vệ và xây dựng tổà quốc VN.
II. Chuẩn bị:
 1/Giáo viên:
 - Bản đồ các nước trên thế giới.
 - Bản đồ khu vực Đông Nam Á.
 2/Học sinh: Chuẩn bị bài trứơc ở nhà.
III.Tiến trình dạy –học: 
 1. Ổn định lớp: 
 2. Kiểm tra bài cũ.
 ? Kể tên những quốc gia ở khu vực Đông Nam Á?
 ? Nêu những điều kiện thuận lợi cho sự hợp tác toàn diện giữa các nước trong khu vực?
 3. Bài mới:
 ĐNÁ là khu vực có nhiều điểm tương đồng ,với nền va8n minh lúa nước.Gồm 11 nước ,trong đó có VN.Ta đã tìm hiểu đặc điểm của khu vực cũng như của cả châu á.Nay ta chuyển sang tìm hiểu địa lí VN. Những bài học địa lí VN mang đến cho các em những hiểu biết cơ bản,hiện đại và cần thiết về thiên nhiên và con người VN,về sự nghiệp xây dựng và phát triển kt-xh của đất nước ta.
à Hoạt động 1: 
? Quan sát hình 17.1, xác định vị trí Việt Nam trên bản đồ thế giới và khu vực Đông Nam Á?
*VN có hình dạng chử S.
? Việt Nam gắn liền với châu lục nào? Đại dương nào?
*VN là nước nằm trong khu vực bán đảo đông dương.->bán đảo.
? Việt Nam có biên giới chung trên biển với những quốc gia nào?
-VN tiếp giáp với những quốc gia nào?
- GV dùng bản đồ khu vực Đông Nam Á, xác định biên giới các quốc gia có chung biển, đất liền với Việt Nam?
-Yêu cầu học sinh xác định lại trên bản đồ .
? Qua bài học về Đông Nam Á, hãy tìm ví dụ chứng minh Việt Nam là quốc gia thể hiện đầy đủ đặc điểm thiên nhiên, văn hóa, lịch sử khu vực Đông Nam Á?
*GV kết luận:
=>Đk hợp tác khu vực...
? Việt Nam đã gia nhập Asean vào năm nào? ý nghĩa?
* Hoạt động 2: 
? Dựa vào mục II SGK, kết hợp kiến thức thực tế, thảo luận theo gợi ý:
- Công cuộc đổi mới toàn diện nền kinh tế từ 1986 ở nước ta đạt hiệu quả như thế nào?
- Sự phát triển các ngành kinh tế?
* GV giới thiệu ảnh dàn khoan dầu khí.
- Cơ cấu phát triển kinh tế theo chiều hướng nào?
? Nêu nhận xét về sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế nước ta qua bảng 22.1?
- Đời sống người dân được cải thiện ra sao?(Liên hệ thưcï tế địa phương)
* GV kết luận.
? Mục tiêu tổng quát của chiến lược 10 năm 2001 – 2010.
à Hoạt động 3: 
? Ý nghĩa của kiến thức địa lí Việt Nam đối với việc xây dựng đất nước?
? Học địa lí Việt Nam như thế nào để đạt kết quả tốt?
* =>vừa khoa học ,vừa thiết thực,hấp dẫn ,gây hứng thú ,tính yêu rhích môn học .
- Cá nhân.
- HS lên bảng xác định vị trí.
- Gắn liền với lục địa Á – Aâu, trong khu vực Đông Nam Á.
- Việt Nam là một bộ phận của Thái Bình Dương.
-Trung Quốc, Cam pu chia .
- Bắc giáp TQuốc.
- Tây giáp Lào .
- Tây Nam giáp Cam pu chia và vịnh Thái Lan.
- Đông ...
-Học sinh xác định trên bản đồ.
- Thiên nhiên: Tính chất nhiệt đới gió mùa.
- Lịch sử:Lá cờ đấu tranh giải phóng dân tộc.
- Văn hoá: Nề văn minh lúa nước,tôn giáo ,nghệ thuật...
- Nhắc lại kiến thức củ:
+VN gia nhập vào ASEAN 1995 .Tạo nhiều cơ hội và thách thức cho VN.
- Chia 4 nhóm thảo luận theo 4 ý.
- Đại diện 4 nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung.
*Nhóm 1:
- Công cuộc đổi mới toàn diện nền kinh tế từ 1986 ở nước ta đạt thành tựu to lớn và toàn diện:
+Nước ta đã thoát khỏi tình trạng KHKT kéo dài.Nền kt pt ổn định với gia tăng tự nhiên hơn 7 % năm.Đời sống nhân dân được cải thiện rỏ rệt.
*Nhóm 2:
+Từ chổ thiếu ăn->trở thành 3 nước xk gạo lớn nhất TG(Thái Lan ,VN, Hoa Kì),mổi năm xk từ 3-4 tấn gạo.
+Cn phát triễn nhanh , từng bước thích nghi với nền kt thị trường.. Nhiều khu công nghiệp mới ,khu chế xuất khu công nghiệp kỹ thuật cao ... được xây dựng.
* Nhóm 3:
+Theo chiều hướng CNH- HĐH ,- Nông nghiệp giảm, công nghiệp, dịch vụ tăng dần.
 +Nền kt nhiều thành phần được xác lập.
*Nhóm 4:
+Đời sống người dân địa phương ngày càng khắm khá hơn ,đầu đủ hơn ,tiện nghi hơn(vật chất lẫn tinh thần).
- Ra khỏi tình trạng kém phát triển.
- Nâng cao đời sôùng vật chất, văn hóa.
- Tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại
- Hs suy nghĩ trả lời.
Để ïhọc tốt:
+Đọc kỹ ,hiểu ,làm tốt các bài tập trong sgk.
+Sưu tầm tài lịêu ,khảo sát thực tế, sinh hoạt tập thề ngoài trời ,du lịch...
1. Việt Nam trên bản đồ thế giới.
- Việt Nam gắn liền với lục địa Á – Aâu, trong khu vực Đông Nam Á.
- Biển đông Việt Nam là một bộ phận của Thái Bình Dương.
- Việt Nam tiêu biểu cho khu vực Đông Nam Á, về tự nhiên, văn hóa, lịch sử.
2. Việt Nam trên con đường xây dựng và phát triển.
- Nền kinh tế có sự tăng trưởng.
- Cơ cấu kinh tế ngày càng can đối, hợp lí, chuyển dịch theo xu hướng tiến bộ: kinh tế thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Đời sống người dân được cải thiện rõ rệt.
- Ra khỏi tình trạng kém phát triển.
- Nâng cao đời sôùng vật chất, văn hóa.
- Tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
3. Học địa lí Việt Nam như thế nào?
4. Củng cố: 
 Bài tập: Đánh dấu X vào ô có đáp án đúng.
 1. Việt Nam gắn liền với châu lục và đại dương nào?
 a. Á – Âu và Thái Bình Dương.
 b. Á – Âu – Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.
 c. Á – Thái Bình Dương.
 d. Á – Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.
 2. Chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam gồm:
 a. Phần đất liền.
 b. Các hải đảo.
 c. Vùng biển và các hải đảo.
 d. Cả 3 đáp án trên.
 3. Nước nào có cùng chung biên giới trên biển, trên đất liền với quốc gia nào?
 a. Lào; b. Campuchia; c. Trung Quốc; d. Cả 3 quốc gia trên. 
5.Dặn dò: 	
 - Học thuộc bài.
 - Chuẩn bị bài 23:VỊ TRÍ ,GIỚI HẠN,HÌNH DẠNG ,LÃNH THỔ VN.
à Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docTUAN 23.doc