Giáo án Địa lí 8 - Bài 15: Đặc điểm dân cư, xã hội Đông Nam Á

Tìm hiểu đặc điểm xã hội Đông Nam Á.

? Đọc đoạn đầu mục 2 kết hợp với hiểu biết của bản thân cho biết những nét tương đồng và riêng biệt trong sx và xã hội của các nước Đông Nam Á?

? Vì sao lại có những nét tương đồng và riêng biệt đó?

- GV bổ sung kiến thức.

Nét chung và riêng về sản xuất, sinh hoạt của người dân Đông Nam Á

 

doc11 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 22082 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lí 8 - Bài 15: Đặc điểm dân cư, xã hội Đông Nam Á, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn 26/12.2008 Ngày dạy: 
Tuần 20,tiết 20 
BÀI 15
ĐẶC ĐIỂM DÂN CƯ, XÃ HỘI ĐÔNG NAM Á
I. Mục tiêu: Sau bài học, HS cần biết:
 1/Kiến thức:
 - Đông Nam Á có số dân đông, dân số tăng khá nhanh, dân cư tập trung đông đúc tại các đồng bằng và vùng ven biển, đặc điểm dân số gắn với đặc điểm nền kinh tế Miền Nam với ngành chủ đạo là trồng trọt, trong đó trồng lúa gạo chiếm vị trí quan trọng.
 - Các nước vừa có những nét chung, vừa có những phong tục tập quán riêng trong sản xuất, sinh họat, tín ngưỡng tạo nên sự đa dạng trong văn hóa của khu vực.
2/Kỹ năng:
 - Sử dụng các tư liệu có trong bài, so sánh số liệu để biết : Đông Nam Á có dân đông, tăng khá nhanh, ...những nét chung, vừa có những phong tục tập quán riêng trong sản xuất, sinh họat, tín ngưỡng . 
3/Tư tưởng :
II. Chuẩn bị: 
 1/Giáo viên:
 - Bản đồ phân bố Châu Á – Đông Nam Á.
 2/Học sinh: Chuẩn bị bài trước ở nhà.
III. Tiến trình dạy –học: 
 1. Ổn định lớp: 
 2. Kiểm tra bài cũ.
 - Nêu đặc điểm địa hình Đông Nam Á và ý nghĩa của các đồng bằng Châu thổ trong khu vực đối với đời sống?
 - Nêu đặc điểm khí hậu khu vực Đông Nam Á? Vì sao cảnh quan rừng nhiệt đới ẩm chiếm diện tích đáng kể ở Đông Nam Á?
 3. Bài mới:
 Đông Nam Á là cầu nối hai châu lục ,hai đại dương với các đường giao thông ngang dọc trên biển và nằm giữa hai quốc gia có nền văn minh lâu đời.Vị trí đó có ảnh hưởng tới đặc điểm dân cư ,xã hội của các nước trong khu vực ntn ?
Hoạt động dạy 
à Hoạt động 1:
 Tìn hiểu đặc điểm dân cư
- Chia lớp thành 4 nhóm:
+ Nhóm 1: Dựa bảng 15-1 so sánh dân số, mật độ dân số trung bình, tỉ lệ tăng dân số hàng năm của Đông Nam Á so với Châu Á và thế giới?
+ Nhóm 2: Dựa vào bảng 15-1 và 15-2 cho biết: Đông Nam Á có bao nhiêu nước? Kể tên nước và thủ đô của từng nước? So sánh diện tích, dân số của nước ta so với các nước trong khu vực? Ngôn ngữ phổ biến trong các quốc gia Đông Nam Á? Điều này có ảnh hưởng gì đến việc giao lưu giữa các nước trong khu vực?
+ Nhóm 3: Quan sát hình 6-1 nhận xét sự phân bố dân cư các nước Đông Nam Á?
- Sau khi các nhóm thảo luận xong, GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV chốt lại đặc điểm.
? Nhận xét dân số khu vực Đông Nam Á có thuận lợi và khó khăn gì?
- >Dân số tăng nhanh là vấn đề kinh tế xã hội nghiêm trọng mà các nước cần quan tâm -> chính sách dân số…
à Hoạt động 2: 
Tìm hiểu đặc điểm xã hội Đông Nam Á.
? Đọc đoạn đầu mục 2 kết hợp với hiểu biết của bản thân cho biết những nét tương đồng và riêng biệt trong sx và xã hội của các nước Đông Nam Á?
? Vì sao lại có những nét tương đồng và riêng biệt đó?
- GV bổ sung kiến thức. 
Nét chung và riêng về sản xuất, sinh hoạt của người dân Đông Nam Á 
+ Chung: trồng lúa ,nghềrừng ,biển...Người Inđô và VN cùng có rtống đồng ,Philippin và Vn cùng có điệu múa sạp....Chăn nuôi ít phát triển do cùng chung đặc điềm là không có nhu cầu cao về thịt ,sữa.Người dân chủ yếu sống ở làng mạc ,dưới bóng tre.
+Khác:Tính cách ,tập quán ,văn hoá từng dân tộc không trộn lẫn vơí nhau:cách đánh cồng chiêng không giống nhau..
 - Cho biết Đông Nam Á có bao nhiêu tôn giáo? Phân bố? Nơi hành lễ của các tôn giáo như thế nào?
GV bổ sung: 
- Nhữnh tôn giáo này phân b61 chủ yếu:
+Phật:T.Lan.Lào(quốc đạo) , Campuchia ,Mianma ,VN.
+Hồigiáo:Malai,Inđô,Brunây,Xin.
+Tín ngưỡng địa phương: VN, Inđô ,Malai.
-ĐNÁ là khu vực bị nhiều nước chiếm đóng-> cũng là lí do của sự đa dạng.
=>GV kết luận
? Vì sao khu vực Đông Nam Á bị nhiều đế quốc thực dân xâm chiếm?
? Trước chiến tranh thế giới thứ II, Đông Nam Á bị các nước đế quốc nào xâm chiếm? Các nước giành độc lập thời gian nào?
? Đặc điểm dân số, sự phân bố dân cư, sự tương đồng và đa dạng trong xã hội của các nước Đông Nam Á tạo thuận lợi và khó khăn gì cho sự hợp tác giữa các nước?
- GV lưu ý HS: Bệnh AIDS đang trở thành vấn nạn của nền kinh tế xã hội mỗi nước, nếu không kịp thời ngăn chặn bệnh AIDS cùng với mại dâm, ma túy sẽ làm tổn hại các thành quả kinh tế của các nước trong khu vực.
Hoạt động học
Phân 4 nhóm làm bài tập
- 14,2% dân số Châu Á
 8,6% dân số thế giới.
Mật độ trung bình> 2 lần thế giới và tương đương Châu Á – Tỉ lệ gia tăng dân số cao.
-11nước:VN,Lào,Campuchia ,TháiLan ,Mianma,Brunây ,Inđônêxia,Malayxia , Singapo , Đôngtimo , Philippin.
- Diện tích Việt Nam tương đương Philipin và Malaysia.
- Dân số gấp 3 lần Inđonexia..
- Ngôn ngữ: Tiếng Hoa, Anh, Mã Lai -> Ngôn ngữ bất đồng, khó khăn giao lưu
- Không đều
- Nhận xét:
+ Thuận lợi: Dân số trẻ, 50% ở tuổi lao động -> nguồn lao động lớn, thị trường tiêu thụ rộng. Tiền công rẻ -> thu hút đầu tư nước ngoài -> thúc nay kinh tế xã hội. 
+ Khó khăn: Giải quyết việc làm cho người lao động, diện tích canh tác bình quân đầu ngưới thấp, nông dân đổ về thành phố -> tiêu cực xã hội..
- Trả lời.
- Do vị trí cầu nối tài nguyên thiên nhiên phong phú, cùng nền văn minh lúa nước, môi trường nhiệt đới gió mùa…
- Nghe
- 4 tôn giáo lớn: Phật giáo, Hồi giáo, Thiên Chúa giáo, Ấn Độ giáo và các tín ngưỡng địa phương.
- Hành lễ ở chùa, đền đài, nhà thờ. 
- Giàu tài nguyên thiên nhiên
- Sản xuất nguồn nông phẩm nhiệt đới có giá trị xuất khẩu cao, phù hợp nhu cầu các nước Tây Âu…
- Vị trí cầu nối…
-Sgk.
- Khó khăn về ngôn ngữ.
- Thuận lợi: hợp tác phát triển kinh tế...
Nội dung
1. Đặc điểm dân cư
- Đông Nam Á là khu vực có số dân đông 53,6 triệu (2002).
- Dân số tăng khá nhanh.
- Ngôn ngữ được dùng phổ biến trong khu vực là tiếng Anh, Hoa, Mã Lai.
- Dân cư tập trung chủ yếu ở vùng ven biển và các đồng bằng Châu thổ.
2. Đặc điểm xã hội
- Các nước trong khu vực Đông Nam Á có cùng nền văn minh lúa nước, trong môi trường nhiệt đới gió mùa với vị trị cầu nối giữa đất liền và hải đảo nên phong tục tập quán và sinh hoạt vừa có nét tương đồng vừa có sự đa dạng trong văn hóa từng dân tộc.
- Có cùng lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc.
- Tất cả các nét tương đồng trên là những điều kiện thuận lợi cho sự hợp tác toàn diện cùng phát triển đất nước và trong khu vực.
4. Củng cố: 
 - Nêu đặc điểm chính của dân cư Đông Nam Á ?
 - Bài tập: Chơi tiếp sức. Chia lớp 2 nhóm, 1 nhóm tiếp sức ghi tên các nước Đông Nam Á, 1 nhóm tiếp sức ghi tên thủ đô các nước. Sau đó cả lớp tiếp sức nối tên nước và tên thủ đô các nước đó.
5.Dặn dò:
 - Về nhà học bài củ và chuẩnbị bài mới:
 Bài 16:Đặc điểm kinh tế các nước Đông Nam Á.
 - Làm bài tập 2 sgk trang 53,theo hướng dẫn sau:
Số tt 
Diện tích từ nhỏ đến lớn 
Stt 
Dân số từ ít đến nhiều.
* Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn :27/12/2008 Ngàydạy:
Tuần 20,tiết 21
Bài 16
ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á
I. Mục tiêu: HS cần biết:
 1/Kiến thức:
 - Nông nghiệp với ngành chủ đạo là trồng trọt vẫn giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế nhiều nước. Công nghiệp mới trở thành nền kinh tế quan trọng ở một số nước, nền kinh tế phát triển chưa vững chắc.
 - Do có sự thay đổi trong định hướng và chính sách phát triển kinh tế, do ngành nông nghiệp vẫn đóng góp tỉ lệ đáng kể trong các sản phẩm trong nước, do nền kinh tế dễ bị tác động từ bên ngoài và phát triển kinh tế nhưng chưa chú ý đến bảo vệ môi trường.
 2/Kỹ năng:
 - Phân tích số liệu, lược đồ, tư liệu để nhận biết mức tăng trưởng đạt khá cao trong thời gian tương đối dài.
 - Giải thích được những đặc điểm trên của kinh tế các nước khu vực Đông Nam Á. 
 3/Tư tưởng:
II. Chuẩn bị:
 1/Giáo viên:
 - Bản đồ các nước Châu Á.
 - Lược đồ kinh tế các nước Đông Nam Á.
 2/Học sinh: Chuẩn bị bài trước ở nhà.
III. Tiến trình dạy –học: 
 1. Ổn định lớp:
 2. Kiểm tra bài cũ.
 ? Cho biết những thuận lợi và khó khăn của điều kiện tự nhiên và dân cư khu vực Đông Nam Á trong phát triển kinh tế ?
 ? Vì sao các nước Đông Nam Á có những nét tương đồng trong sinh hoạt sản xuất.
3. Bài mới:
 Hơn 30 năm qua các nước ĐNÁ đã có những nỗ lục lớn để thoát khỏi nền kinh tế lạc hậu. Ngày nay ĐNÁ được thế giới biết đến như một khu vực có những thay đổi đáng kể trong kt –xh.Vậy đặc điểm nền kt khu vực này ra sao,ta vào bài.
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
NỘI DUNG
à Hoạt động 1: 
? Dựa vào kiến thức đã học cho biết thực trạng chung của nền kinh tế – xã hội của các nước Đông Nam Á khi còn là thuộc địa của các nước đế quốc thực dân?
à Chuyển ý: Khi chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc, Việt Nam, Lào, Cambuchia vẫn phải tiếp tục đấu tranh giành độc lập tự do ,đều có điều kiện phát triển kinh tế.
? Dựa vào nội dung SGK, kết hợp vói hiểu biết, các nước Đông Nam Á có những thuận lợi gì cho sự tăng trưởng kinh tế?
? Dựa vào bảng 16.1 cho biết tình hình tăng trưởng kinh tế của các nước trong giai đoạn:
à Nhóm 1: 1990 – 1996.
à Nhóm 2: 1998.
à Nhóm 3: 1999 – 2000.
GV kết luận.
? Tại sao các nước Đông Nam Á lại có nước tăng trưởng kinh tế chậm năm 1992 – 1998 ?
*Hiện nay khủng hoảng tài chính thế giới đang diễn ra có tác động ít nhiều đến các nước trong khu vực,VN ít tác động.
à Chuyển ý: Nền kinh tế được đánh giá là phát triển vững chắc, ổn định phải đi đôi với bảo vệ tài nguyên, môi trường…
? Em hãy nói về sự thực trạng bị ô nhiễm ở địa phương em, Việt Nam và các quốc gia láng giềng?
? Nhắc lại đặc điểm sự phát triển các nước và vùng lãnh thổ Đông Á?
à Chuyển ý: Hiện nay phần lớn các nước Đông Nam Á đang tiến triển công nghiệp hóa theo các bước phát triển trên cuả Đông Á.
? Dựa vào bảng 16.2 cho biết tỉ trọng của các ngành trong các sản phẩm trong nước của từng quốc gia phát triển, chậm phát triển như thế nào?
? Qua bảng so sánh số liệu các khu vực kinh tế của 4 nước trong các năm 1980 và 2000 hãy cho nhận xét sự chuyển đổi cơ cấu kt của các quốc gia?
* ->Đi từ sản xuất thay thế hàng xuất khẩu, đến sản xuất để sản xuất.
? Dựa vào hình16.1 và kiến thức đã học hãy.
+ Nhận xét sự phân bố của cây lương thực, cây công nghiệp.
+ Nhận xét sự phân bố của các ngành công nghiệp luyện kim, chế tạo máy, hóa chất, thực phẩm.
- HS đại diện nhóm trình bày kết quả, GV bổ sung, chuẩn xác kiến thức. 
- Nghèo, chậm phát triển.
- Điều kiện tự nhiên: Thiên nhiên, sản xuất nông phẩm …
- Điều kiện xã hội: Đông dân, lao động rẻ… thị trường tiêu thụ rộng lớn.
- Trang thủ vốn đầu tư nước ngoài...
- HS trình bày kết quả, nhóm khác bổ sung.
- Trả lời:
+ Cuộc khủng hoảng tiền tệ 1997 là do áp lực nợ nước ngoài quá lớn…)
Thái Lan nợ 62 tỉ USD…
+ Việt Nam do nền kinh tế chưa có quan hệ rộng với các nước ngoài " ít ảnh hưởng khủng hoảng.
- Phá rừng, lũ lụt …
- VN hiện nạn ô nhiễm môi trươòng đang làm đau đầu giới lãnh đạo và các nhà doang nghiệp(VN làmột trong những nước ô nhiễm môi trường nghiêm trọng nhất TG:Vêđan và dòng sông Thị Vải...)
- 4 Nhóm tính tỉ trọng.
+Campuchia:NN giảm 18.5 %,CN tăng 9.3 % ,DV tăng 9.2 5.
+Lào :NN giảm 8.3 %,CN tăng 8.3%,DV không tăng –giảm.
+Philippin:NN giảm 9.1 %,CN giảm 7.1 %,DV tăng 16.8 %.
+Thái:NN giảm 12.7 %,CN tăng 11.3 % ,DV tăng 1.4 %
- Suy nghĩ trã lời.
1. Nền kinh tế của các nước Đông Nam Á phát triển khá nhanh song chưa vững chắc.
- Đông Nam Á là khu vực có điều kiện tự nhiên và xã hội thuận lợi cho sự phát triển kinh tế.
- Trong thời gian qua, Đông Nam Á đã có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao điển hình như Singabo, Malaysia.
- Kinh tế khu vực phát triển chưa vững chắc, dễ bị tác động từ bên ngoài.
- Môi trường chưa được chú ý bảo vệ trong quá trình phát triển kinh tế.
2/Cơ cấu kinh tế đang có những thay đổi:
- Sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế của các quốc gia có sự thay đổi rõ rệt, phản ánh quá trình công nghiệp hóa các nước: phần đóng góp của nông nghiệp vào GDP giảm xuống, của công nghiệp và dịch vụ tăng.
Ngành
Phân bố
Điều kiện phát triển
Nông
nghiệp
- Cây lương thực: Lúa gạo tập trung ở đồng bằng châu thổ, ven biển.
- Cây công nghiệp: Cà phê, cao su, mía, trồng trên cao nguyên.
- Khí hậu nóng ẩm, nguồn nước tưới tiêu chủ động.
- Đất đai và kĩ thuật canh tác lâu đời, khí hậu nóng, khô hơn
Công
nghiệp
- Luyện kim: Việt Nam, Thái Lan, Mianma, Philipin, Inđônexia,.. xây dựng gần biển.
- Tập trung các nguồn kim loại
- Gần biển thuận tiện mặt nhập nguyên liệu.
- Chế tạo máy: có hầu hết ở các nước, chủ yếu các trung tâm công nghiệp gần biển.
- Phần hải cảngthuận tiện nhiên liệu, xuất sản phẩm.
- Hóa chất lọc dầu tập trung ở bán đảo Mã Lai, Inđônexia, Brunei,..
- Nơi có nhiều mỏ dầu lớn.
- Khai thác vận chuyển xuất khẩu thuận tiện.
? Qua bảng trên em có nhận xét gì về sự phân bố nông nghiệp, công nghiệp khu vực Đông Nam Á?
-Mới phát triển các vùng ven biển đồng bằng châu thổ, chưa khai thác tiềm năng kinh tế trong nội địa.
- Các ngành sản xuất tập trung chủ yếu các vùng đồng bằng và ven biển
4.Củng cố: 
 Bài tập: 
 1. Đánh dấu x vào ý đúng.
 Đông Nam Á có điều kiện tự nhiên thuận lợi để trồng lúa nước.
 a. Khí hậu gió mùa, sông ngòi dày đặc, đất phù sa màu mỡ.
 b. Đất phù sa màu mỡ, khí hậu gió mùa, sông ngòi nhiều nước.
 c. Đất phù sa màu mỡ, khí hậu nóng ẩm, nguồn nước dồi dào.S
 d. Đồng bằng rộng lớn màu mỡ, khí hậu gió mùa, mưa nhiều.
 2. Xu hướng thay đổi tỉ trọng các ngành trong thuộc sản phẩm của các nước Đông Nam Á.
 a. Nông nghiệp phát triển, công nghiệp và dịch vụ phát triển.
 b. Nông nghiệp bắt đầu chậm phát triển, công nghiệp và dịch vụ dần tăng.
 c. Nông nghiệp tăng, công nghiệp tăng, dịch vụ giảm.
 d. Nông nghiệp giảm, công nghiệp phát triển, dịch vụ tăng mạnh.S
5.Dặn dò: 
 - Học bài củ,làm bài tập 2 sgk trang 57.
 - Tìm hiểu hiệp hội các nước ASEAN.
 - Thu thập thông tin về sự hợp tác của Việt Nam với các nước Đông Nam Á.
à Rút kinh nghiệm.

File đính kèm:

  • docTUAN 20.doc