Giáo án Địa lí 7 - Tiết 2

? Dân số tập trung đông đúc ở các đô thị nhất là đô thị tự phát đã tác động đến môi trường như thế nào?

? Theo em cần phải làm gì để hạn chế, khắc phục hậu quả trên?

Gv chuẩn xác và cung cấp thông tin.

Hỏi: Châu lục nào có nhiều siêu đô thị từ 8 triệu dân trở lên nhất?

Hỏi: Tên các siêu đô thị từ 8 triệu dân trở lên ở các châu lục?

Gv yêu cầu học sinh xác định các đô thị trên và nêu thuộc châu lục nào?

Gv chuẩn xác và kết luận và bổ sung.

 

doc4 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 1980 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lí 7 - Tiết 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN: 2	Môn: Địa Lí 7
Tiết:	 2	
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
	BÀI 3.	QUẦN CƯ, ĐÔ THỊ HÓA
Mục tiêu
Kiến thức
So sánh được sự khác nhau giữa quần cư nông thôn và quần cư đô thị về hoạt động kinh tế, mật độ dân số, lối sống.
Biết sơ lược quá trình đô thị hóa và sự hình thành các siêu đô thị trên thế giới.
Biết quá trình phát triển tự phát của các siêu đô thị và đô thị mới ( đặc biệt ở các nước đang phát triển 0 đã gây nên những hậu quả xấu cho môi trường.
Biết một số siêu đô thị trên thế giới.
Kĩ năng
Sử dụng bản đồ, lược đồ các siêu đô thị trên thế giới để nhận biết sự phân bố các siêu đô thị trên thế giới
Xác định được vị trí của các siêu đô thị trên thế giới.
Thái độ
Có thái độ nghiêm túc trong học tập, tích cực hợp tác và phát biểu trong học tập
Có ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường đô thị, phê phán những hành vi làm ảnh hưởng xấu đến môi trường đô thị.
Chuẩn bị
- GV:Bản đồ các đô tị thế giới.
HS: Sưu tầm tư liệu và sách giáo khoa.
Tiến trình lên lớp
Ổn định tổ chức
Kiểm tra vệ sinh phòng học, vệ sinh cá nhân học sinh, kiểm tra sỉ số và sự chuẩn bị của học sinh
Kiểm tra bài cũ
Câu 1.Dân cư thế giới thường phân bố đông đúc ở những nơi nào? Vì sao?
Câu 2. Em hãy nêu các chủng tộc trên thế giới?
Dạy bài mới
Giới thiệu bài : theo SGK
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
Hoạt động 1. tìm hiểu quần cư nông thôn và quần cư đô thị
Gv cho học sinh tìm hiểu thông tin kênh chữ SGK và H3.1; 3.2
Hỏi: Em hãy nhận xét dân số, đường xá, nhà cửa ở nông thôn và thành thị có gì khác nhau?
Gv: kết luận và bổ sung, cung cấp thêm thông tin về sự khác biết về lối sống của thành thị và nông thôn.
Hs thu thập thông tin, hoạt động cả lớp
Trả lời:- Quần cư nông thôn: có mật độ dân số thấp; làng mạc, thôn xóm thường phân tán gắn với đất canh tác, đồng cỏ, đất rừng, hay mặt nước; Dân cư sống chủ yếu dựa vào nông, lâm, ngư nghiệp.
- Quần cư thành thị: Có mật độ dân số cao, dân cư sống chủ yếu dựa vào sản xuất công nghiệp và dịch vụ.
Hs nhận xét và bổ sung.
1. Quần cư nông thôn và quần cư đô thị
- Quần cư nông thôn: có mật độ dân số thấp; làng mạc, thôn xóm thường phân tán gắn với đất canh tác, đồng cỏ, đất rừng, hay mặt nước; Dân cư sống chủ yếu dựa vào nông, lâm, ngư nghiệp.
- Quần cư thành thị: Có mật độ dân số cao, dân cư sống chủ yếu dựa vào sản xuất công nghiệp và dịch vụ.
- Lôí sống nông thôn và lối sống thành thị có nhiều khác biệt.
Hoạt động 2. Tìm hiểu Đô thị hóa. Các siêu đô thị
Gv cho hs tìm hiểu thông tin sgk và H3.3
Gv cho Hs đọc đoạn đầu.
Gv tóm tắt và ghi bảng.
TÍCH HỢP MT
? Dân số tập trung đông đúc ở các đô thị nhất là đô thị tự phát đã tác động đến môi trường như thế nào?
? Theo em cần phải làm gì để hạn chế, khắc phục hậu quả trên?
Gv chuẩn xác và cung cấp thông tin.
Hỏi: Châu lục nào có nhiều siêu đô thị từ 8 triệu dân trở lên nhất?
Hỏi: Tên các siêu đô thị từ 8 triệu dân trở lên ở các châu lục?
Gv yêu cầu học sinh xác định các đô thị trên và nêu thuộc châu lục nào?
Gv chuẩn xác và kết luận và bổ sung.
Gv gọi 1-2 Hs đọc ghi nhớ
Hoạt động cả lớp
Hs đọc
Tl: Gây ra hậu quả xấu đến môi trường
Tl: Cần phát triển đô thị có kế hoạch
Hs tìm hiểu thông tin sgk , H3.3 và bản đồ treo tường.
Hs trao đổi cặp
Thời gian 3-5 phút
Hs trả lời và xác định trên bản đồ. 
Hs nhận xét và bổ sung
Hs đọc
II. Đô thị hóa. Các siêu đô thị
- Đô thị hóa là xu thế tất yếu của thế giới.
- Số dân đô thị trên thế giới ngày càng tăng nhanh, hiện có khoảng một nữa số dân thế giới sống trong các đô thị.
- Nhiều đô thị phát triển nhanh chóng, trở thành các siêu đô thị.
- Ví dụ;
 + Châu Á: Bắc Kinh, Tô Ki Ô, Thượng Hải, Xơ un, Niu đê li, Gia các ta.
 + Châu Âu: Max cơ va, Pa ri, Luân đôn.
 + Châu Phi : Cai rô, La gốt.
 + Châu mĩ : Niu I ooc, Mê hi cô, Ri ô đê Gia nê rô.
Củng cố:
Câu 1. Trình bày sự khác biết giữa quần cư nông thôn và quần cư đô thị ?
Hướng dẫn làm bài tập 2 sgk
Hướng dẫn về nhà
Hướng dẫn hs học bài
Hướng dẫn hs thu thập tư liệu, tranh ảnh thông qua báo,đài, internet…
Hướng dẫn làm tiếp bài tập 2 sgk
Hướng dẫn chuẩn bị bài 4 bài thực hành.
Nhận xét và đánh giá tiết học.
IV. Rút kinh nghiệm
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TUẦN: 2	Môn: Địa Lí 7
Tiết : 4	
Ngày soạn:
 Ngày dạy: 
BÀI 4. THỰC HÀNH:
 PHÂN TÍCH LƯỢC ĐỒ DÂN SỐ VÀ THÁP TUỔI
Mục tiêu
Kiến thức: Nhằm củng cố kiến thức về:
- Khái niệm mật độ dân số và sự phân bố dân cư không đều trên thế giới.
- Các khái niệm đô thị, siêu đô thị và sự phân bố các đô thị ở châu Á.
Kĩ năng 
Đọc biểu đồ tháp dân số.
Đọc bản đồ dân số và các đô thị ở châu Á.
Thái độ
- Có thái độ nghiêm túc trong học tập, tích cực hợp tác và phát biểu trong học tập
Chuẩn bị
 - GV:Hình 4.1; 4.2; 4.3; 4.4 sgk và bản đồ treo tường.
- HS: Sưu tầm tư liệu và sách giáo khoa.
Tiến trình lên lớp
Ổn định tổ chức
Kiểm tra vệ sinh phòng học, vệ sinh cá nhân học sinh, kiểm tra sỉ số và sự chuẩn bị của học sinh
Kiểm tra bài cũ
Câu 1.nêu những sự khác nhau giữa quần cư nông thôn với quần cư thành thị ?
Câu 2. Nêu đặc điểm đô thị hóa và các siêu đô thị trên thế giới ?
Dạy bài mới
Giới thiệu bài : Tóm tắt nội dung và phương pháp thực hành.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
Hoạt động 1. tìm hiểu mật độ dân số.
Gv cho học sinh tìm hiểu thông tin kênh chữ SGK và H4.1 để trả lời những câu hỏi sau ( cá nhân )
Hỏi: Nơi có mật độ dân số cao nhất? Mật độ là bao nhiêu?
? Nơi có mật độ dân số thấp nhất? Mật độ là bao nhiêu?
Gv: kết luận
Hoạt động 2. tìm hiểu tháp dân số
Gv cho học sinh quan sát H4.2; H4.3 và yêu cầu. 
?. Hình dạng tháp tuổi có gì thay đổi?
?. Nhóm tuổi nào tăng về tỉ lệ ?
? Nhóm tuổi nào giảm về tỉ lệ?
Gv kết luận, bổ sung
Hs thu thập thông tin, hoạt động cả lớp
Trả lời:- TX Thái Bình
 - > 3000 người/km2
Tl: : - H. Tiền Hải
 - < 1000 người/km2
Hoạt động cả lớp
Tl: - Đáy tháp hẹp hơn
 - Thân và định tháp rộng hơn.
Tl:- Nhóm tuổi trong và ngoài tuổi lao động tăng.
 - Dưới tuổi lao động giảm.
Hs nhận xét và bổ sung
1. Bài tập 1: Mật độ dân số
 - MĐDS là bình quân số người trên 1 km2
 - Ở mỗi địa phương dân cư phân bố không đều.
 2. Bài tập 2: Tìm hiểu tháp dân số
Dân số nước ta đang có xu hướng già đi.
Hoạt động 3:Tìm hiểu Sự phân bố các đô thị lớn của châu Á
Gv cho Hs quan sát và tìm hiểu H4.4 và nội dung câu hỏi.
Xác định những khu đông dân cư? Các đô thị lớn ở châu Á thường phân bố ở đâu?
Gv kết luận và chuẩn kiến thức.
Hoạt động cả lớp
Hs xác định, cần đạt:
- Đông đúc ở Đông Á, Nam Á Và Đông Nam Á
- Phân bố ở vùng đồng bằng, ven biển.
3. Bài tập 3: Sự phân bố các đô thị lớn của châu Á
- Dân cư tập trung đông đúc ở; Đông Á, Nam Á và Đông Nam Á
- Các đô thị lớn châu Á tập trung chủ yếu ở đồng bằng , ven biển.
Thu Hoạch:
Học sinh hoàn thành nội dung trả lời các câu hỏi của bài thực hành theo hình thức cá nhân
Hướng dẫn về nhà
- Hướng dẫn hs học bài
- Hướng dẫn hs thu thập tư liệu, tranh ảnh thông qua báo,đài, internet…
- Hướng dẫn chuẩn bị bài 5
- Nhận xét và đánh giá tiết học.
IV. Rút kinh nghiệm
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
 Duyệt
Vũ Thị Ánh Hồng 

File đính kèm:

  • docĐia 7 T2.doc
Giáo án liên quan