Giáo án Địa lí 6 - Tuần 13 - Năm học 2015-2016

- GV: giảng về phương pháp nghiên cứu cấu tạo củao Trái Đất.

- GV yêu cầu hs quan sát H 26.(Tranh vẽ trên bảng ):

 Nêu cấu tạo bên trong của Trái Đất.

- Yêu cầu hs nghiên cứu bảng trong sgk trang 32:

 Trình bày đặc điểm độ dày trạng thái, nhiệt độ của lớp vỏ trái Đất. lớp trung gian. Lớp lõi (nhân)

doc3 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 731 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lí 6 - Tuần 13 - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:10/11/2015
Tiết thứ 13 Tuần 13
BÀI: 10.
CẤU TẠO BÊN TRONG CỦA TRÁI ĐẤT
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Học sinh cần nắm được.
- Biết và trình bày cấu tạo bên trong của Trái Đất. Gồm 3 lớp. Mỗi lớp khác nhau về độ dầy, trạng thái vật lý và nhiệt độ.
- Cấu tạo của lớp vỏ Trái Đất do bẩy địa mảng lớn và một số địa mảng nhỏ .Sự di chuyển của các địa mảng.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sát,phân tích tranh ảnh địa lý.
3. Thái độ: Tự giác tích cực học tập.
II.CHUẨN BỊ :
1.Giáo viên: Tranh vẽ cấu tạo bên trong của Trái Đất, giáo án, sgk
2.Học sinh: Sgk, vở ghi, bút , sgk.
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP
1. Ổn định lớp: 1 phút- sỉ số, vệ sinh.
2. kiểm tra bài cũ: 6 phút 
Tại sao có hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau? Những điểm nào có ngày dêm dài suốt 24 giờ?
3.Nội dung bài mới: 1 phút 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung ghi bảng
- GV: giảng về phương pháp nghiên cứu cấu tạo củao Trái Đất.
- GV yêu cầu hs quan sát H 26.(Tranh vẽ trên bảng ):
 Nêu cấu tạo bên trong của Trái Đất. 
- Yêu cầu hs nghiên cứu bảng trong sgk trang 32:
 Trình bày đặc điểm độ dày trạng thái, nhiệt độ của lớp vỏ trái Đất. lớp trung gian. Lớp lõi (nhân) .
-GV: gọi hs trình bày lại cấu tạo của Trái Đất trên tranh vẽ.
- GV: cho hs quan sát quả địa cầu và chỉ vỏ Trái Đất.
Nêu đặc điểm của lớp vỏ Trái Đất? Vai trò? Cấu tạo?.
 Tại sao con người của chúng ta lại có thể sinh sống được trên vỏ Trái Đất.
- GV hướng dẫn hs quan sát H27 sgk:
 Nêu số lượng của các địa mảng chính của lớp vỏ Trái Đất đó là những địa mảng nào?
 Chỉ ra chỗ tiếp xúc của các địa mảng.
 Sự di chuyển của các địa mảng xuất hiện những hiện tượng gì.
- Chú ý lắng nghe.
- Chú ý quan sát.
- Gồm 3 lớp.
- Nhiên cứu bảng sgk trang32và trả lời.
- hs lên bảng trình bày.
- Chú ý quan sát.
- Trả lời.
- Quan sát H27 sgk 
- Bảy địa mảng lớn , bốn địa mảng nhỏ.
- Hình thành núi ngầm dưới Đại Dương, hình thành núi.
1.Cấu tạo bên trong cua trái Đất.
- Gồm 3 lớp.
+ Lớp vỏ trái đất: độ dày từ 5 đến 70km, rắn chắc.
+ Lớp trung gian: trên 3000km.
+ Lớp nhân: Nhân ngoài lỏng. Nhân trong lỏng.
2.Cấu tào của lớp vỏ Trái Đất.
- Vỏ Trái Đất là lớp rắn trắc ở ngoài cùng chiếm 1% khối lượng 
- Vỏ Trái Đất là nơi tập hợp của các thành phần tự nhiên: Không khí, nước...và hoạt động của xã hội loài người.
- Vỏ Trái Đất được cấu tạo do một số địa mảng nằm kề nhau.
- Các địa mảng không cố định mà di chuyển rất chậm.
- Hai địa mảng có thể tách xa nhau hoặc xô vào nhau.
4. Củng cố :3 phút 
- Gọi hs đọc kết luận cuối sgk trang 33.
- Gọi hs lên bảng làm bài tập 3.
5: Hướng dẫn HS tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: 2 phút 
 - Học bài cũ và hoàn thành bài tập,đọc trước bài mới.
IV.Rút kinh nghiệm.	
Ký duyệt tuần 13
Ngày.
Duyệt của lãnh đạo
Ngày

File đính kèm:

  • docDIA 6 TUAN 13 CS.doc