Giáo án Địa lí 6 - Tiết 5, Bài 4: Phương hướng trên bản đồ. Kinh độ, vĩ độ và tọa độ Địa lý - Năm học 2015-2016
Muốn xác định phương hướng trên bản đồ cần nhớ phần chính giữa của bản đồ bao giờ cũng quy ước là phần trung tâm. Để xác định chính xác phương hướng trên bản đồ phải luôn luôn dựa vào các đường kinh tuyến, vĩ tuyến. Đầu phía trên kinh tuyến chỉ hướng Bắc, đầu phía dưới chỉ hướng Nam. Đầu bên phải của vĩ tuyễn chỉ hướng Đông, đầu bên trái của vĩ tuyến chỉ hướng Tây
? Tìm và đánh dấu trên bản đồ một vài kinh tuyến, vĩ tuyến?
HS: Lên xác định. Kinh tuyến nối cực Bắc- Nam cũng là đường chỉ hướng Bắc - Nam. Đầu trên là hướng Bắc, đầu dưới là hướng Nam . Vĩ tuyến là đường vuông góc với các đường kinh tuyến và chỉ hướng Đông - Tây. Bên phải vĩ tuyến là hướng Đông, trái là hướng Tây.
GV : Treo bản đồ có hệ thống kinh vĩ tuyến là những đường cong và bản đồ không thể hiện các đường kinh, vĩ tuyến. HS quan sát và cho biết:
? Phương hướng ở đây được xác định như thế nào? Nếu trên bản đồ, lược đồ chỉ thể hiện một hướng thì các hướng khác xác định như thế nào?
Tuần 5 Tiết 5 Ngày soạn: 15/9/2015 Ngày dạy: 18/9/2015 BÀI 4 : PHƯƠNG HƯỚNG TRÊN BẢN ĐỒ. KINH ĐỘ, VĨ ĐỘ VÀ TỌA ĐỘ ĐỊA LÝ I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Sau bài học HS cần: - Học sinh biết và nhớ các quy định về phương hướng trên bản đồ. - Hiểu thế nào là kinh độ, vĩ độ, tọa độ địa lý của một điểm - HS biết cách xác định và thành tạo việc xác định phương hướng, kinh độ, vĩ độ, tọa độ địa lý của một điểm trên bản đồ và quả địa cầu. 2. Kĩ năng: - Biết cách tìm phương hướng, kinh độ, vĩ độ, tọa độ địa lý của một điểm trên bản đồ, quả địa cầu. 3. Thái độ - Nhận thức được vai trò của bản đồ trong giảng dạy và học tập địa lý II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: - Giáo án. - Quả địa cầu. - Bản đồ châu Á, bản đồ Đông Nam Á 2. Học sinh: - Sách giáo khoa, vở ghi. III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Ổn định lớp: (1p) 2. Kiểm tra bài cũ: kiểm tra 15 phút Đề bài: Trên bản đồ Việt Nam tỉ lệ 1: 6000.000. Khoảng cách giữa Vinh và Huế đo được 5,5cm .Vậy trên thực địa khoảng cách theo đường chim bay giữa 2 thành phố là bao nhiêu? Đáp án - Bản đồ có tỉ lệ 1: 6.000.000 có nghĩa là 1 cm trên bản đồ tương ứng với 6.000.000 cm ngoài thực địa - Khoảng cách giữa Vinh và Huế đo được là 5,5 cm; vậy trên thực địa khoảng cách giữa 2 thành phố đó là: 6.000.000 * 5,5 = 33.000.000 cm = 330km 3. Bài mới a. Giới thiệu Chúng ta đang đi du lịch ở 1 địa phương lạ, trong tay chúng ta có tấm bản đồ địa phương đó với những con đường và các điểm tham quan. Chúng ta làm thế nào để đi được đúng hướng dựa vào bản đồ? Hoặc một con tàu bị nạn ở đại dương đang cần giúp đỡ, cần phải bằng cách nào để xác định được vị trí chính xác củ con tàu đó. Nội dung bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta những kiến thức đó (2p) b. Nội dung HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH NỘI DUNG CHÍNH Hoạt động 1 (12 phút) GV: Cho HS quan sát quả địa cầu. ? Trái Đất là một quả cầu tròn, làm thế nào để xác định được phương hướng trên quả địa cầu? HS: Trái Đất hình cầu nên khi xác định phương hướng người ta lấy hướng tự quay của Trái Đất để chọn hướng Đông Tây; hướng vuông góc với hướng chuyển động của trái đất là hướng Bắc Nam. Như vậy đã có 4 hướng cơ bản từ đó định ra các hướng khác . ? Vậy đối với bản đồ thì xác định phương hướng như thế nào? HS: à GV: Treo bản đồ Đông Nam Á Muốn xác định phương hướng trên bản đồ cần nhớ phần chính giữa của bản đồ bao giờ cũng quy ước là phần trung tâm. Để xác định chính xác phương hướng trên bản đồ phải luôn luôn dựa vào các đường kinh tuyến, vĩ tuyến. Đầu phía trên kinh tuyến chỉ hướng Bắc, đầu phía dưới chỉ hướng Nam. Đầu bên phải của vĩ tuyễn chỉ hướng Đông, đầu bên trái của vĩ tuyến chỉ hướng Tây ? Tìm và đánh dấu trên bản đồ một vài kinh tuyến, vĩ tuyến? HS: Lên xác định. Kinh tuyến nối cực Bắc- Nam cũng là đường chỉ hướng Bắc - Nam. Đầu trên là hướng Bắc, đầu dưới là hướng Nam . Vĩ tuyến là đường vuông góc với các đường kinh tuyến và chỉ hướng Đông - Tây. Bên phải vĩ tuyến là hướng Đông, trái là hướng Tây. GV : Treo bản đồ có hệ thống kinh vĩ tuyến là những đường cong và bản đồ không thể hiện các đường kinh, vĩ tuyến. HS quan sát và cho biết: ? Phương hướng ở đây được xác định như thế nào? Nếu trên bản đồ, lược đồ chỉ thể hiện một hướng thì các hướng khác xác định như thế nào? HS: Các địa điểm này tuy cùng nằm trên một kinh, vĩ tuyến nhưng chúng có vẻ không có hướng đúng với những quy ước do phụ thuộc vào các phép chiếu. Có thể kinh, vĩ tuyến là những đường cong, vì vậy khi quan sát bản đồ ta nên chú ý các kí hiệu mũi tên chỉ hướng Bắc hoặc những chỉ dẫn về phương hướng. GV Cho HS quan sát Hình 10- SGK. ? Trên bản đồ có mấy hướng cơ bản? HS: à HS: Vẽ hình 10 vào vở. GV Chuyển ý: hệ thống kinh tuyến, vĩ tuyến không chỉ có tác dụng xác định phương hướng mà còn để xác định vị trí của một điểm qua kinh độ, vĩ độ. Vậy cụ thể cách tính, xác định như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu ở phần 2. Hoạt động 2 (12p) GV Yêu cầu học sinh quan sát hình 11SGK và cho biết: ? Muốn xác định vị trí của một điểm trên bản đồ hoặc trên quả địa cầu ta phải xác định như thế nào? HS: à ? Hãy tìm điểm C trên hình 11 là chỗ gặp nhau của đường kinh tuyến và vĩ tuyến nào? HS: Điểm C là chỗ gặp nhau của KT200T và VT100B. Khoảng cách từ điểm C-> KT gốc xác định kinh độ của điểm C. Khoảng cách từ điểm C đến VT gốc xác định vĩ độ của điểm C. ? Qua hình 11 (SGK) kết hợp với kênh chữ mục 2, hãy cho biết: kinh độ, vĩ độ của địa điểm là gì? Tọa độ địa lý của một điểm là gì? HS: => Kinh độ, vĩ độ của một điểm được gọi chung là tọa độ địa lý của điểm đó. GV Hướng dẫn HS cách viết tọa độ địa lý: Viết: Kinh độ trên, vĩ độ dưới. Ví dụ: điểm C: 200T 100B GV: Cho HS làm việc theo nhóm GV chia nhóm, phân công nhiệm vụ: Nhóm 1: BT a (tr16-SGK) Nhóm 2: BT b (tr17-SGK) Nhóm 3: BT c (tr17-SGK) Nhóm 4: BT d(tr 17-SGK) GV hướng dẫn nhóm 1, 2, 3 quan sát trên hình 12 tìm các điểm và vị trí đề bài yêu cầu. Hướng dẫn nhóm 4 quan sát hình 13 SGK, xem đâu là các đường kinh tuyến, đâu là các đường vĩ tuyến. HS: Các nhóm thảo luận, đại diện nhóm lên báo cáo kết quả, các nhóm khác bổ sung. GV: Nhận xét, chuẩn xác 1. Phương hướng trên bản đồ. - Cách xác định phương hướng trên bản đồ: + Với bản đồ có kinh tuyến, vĩ tuyến: phải dựa vào các đường kinh tuyến và vĩ tuyến để xác định phương hướng. + Với các bản đồ không vẽ kinh, vĩ tuyến: phải dựa vào mũi tên chỉ hướng bắc trên bản đồ để xác định hướng Bắc, sau đó tìm các hướng còn lại. - Có 8 hướng chính trên bản đồ: Bắc, Nam, Đông, Tây, Đông Bắc, Tây Bắc, Đông Nam, Tây Nam. 2. Kinh độ, vĩ độ, tọa độ địa lý. - Cách xác định vị trí của một điểm trên bản đồ, quả Địa Cầu: Vị trí của một điểm trên bản đồ (hoặc trên quả Địa Cầu) được xác định là chỗ cắt nhau của hai đường kinh tuyến và vĩ tuyến đi qua điểm đó. - Kinh độ của một điểm là khoảng cách tính bằng số độ, từ kinh tuyến đi qua điểm đó đến kinh tuyến gốc. - Vĩ độ của một điểm là khoảng cách tính bằng số độ, từ vĩ tuyến đi qua điểm đó đến vĩ tuyến gốc. - Kinh độ và vĩ độ của một điểm được gọi là toạ độ địa lí. 3. Bài tập 3.1. Bài tập 1. Các chuyến bay từ Hà Nội đi: + Viêng Chăn: hướng Tây Nam. + Gia-các-ta: hướng Nam + Manila: hướng Đông Nam Các chuyến bay từ Cua-la-lăm - pơ đi: + Băng Cốc: hướng Tây Bắc + Ma-ni-la: hướng Đông Bắc Chuyến bay từ Manila - đi Băng Cốc: hướng Tây Nam 3.2. Bài tập 2. Tọa độ địa lí của các điểm A, B, C trên bản đồ hình 12 là: A 1300 Đ 100 B B 1100 Đ 100 B C 1300 Đ 00 B 3.3. Bài tập 3. Các điểm có tọa độ địa lí lần lượt là: E, Đ trên hình 12. 3.4. Bài tập 4. Quan sát hình 13 hướng đi: Đường AOC song song với kinh tuyến là đường chỉ phương Bắc – Nam, đường BOD song song với vĩ tuyến là đường chỉ phương Đông – Tây; như vây: + Từ O đến A: Hướng Bắc + Từ O đến B: Hướng Đông + Từ O đến C: Hướng Nam + Từ O đến D: Hướng Tây
File đính kèm:
- Bai_4_Phuong_huong_tren_ban_do_Kinh_do_vi_do_va_toa_do_dia_li.doc