Giáo án Địa lí 6 - Tiết 3, Bài 3: Khái niệm bản đồ. Ý nghĩa của tỉ lệ bản đồ - Năm học 2015-2016

Hoạt động 2 (20p)

GV : Treo hai bản đồ có tỷ lệ khác nhau, giới thiệu phần ghi tỷ lệ của mỗi bản đồ .

GV: Yêu cầu HS lên đọc và ghi ra tỷ lệ của hai bản đồ đó?

 Bản đồ nào cũng ghi tỷ lệ ở dưới góc bản đồ:

VD: 1:1.000.000; 1:500.000 các con số đó chính là tỷ số khoảng cách trên bản đồ so với khoảng cách thực tế, tương ứng trên thực địa gọi là tỷ lệ bản đồ .

? Vậy theo em tỉ lệ bản đồ là gì?

HS: 

GV: Nếu biết tỉ lệ bản đồ, chũng ta có thể tính được khoảng cách tương ứng trên thực địa 1 cách dễ dàng

GV: Treo hai bản đồ hình 8, 9 ( tr13- SGK) hoặc yêu cầu HS quan sát trong SGK và thảo luận theo nhóm.

 

doc4 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 650 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lí 6 - Tiết 3, Bài 3: Khái niệm bản đồ. Ý nghĩa của tỉ lệ bản đồ - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 3
Tiết 3
 Ngày soạn: 1/9/2015
 Ngày dạy: 4/9/2015
BÀI 3
KHÁI NIỆM BẢN ĐỒ. Ý NGHĨA CỦA TỈ LỆ BẢN ĐỒ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: 
- Trình bày được khái niệm bản đồ 
- Biết được một số yếu tố cơ bản của bản đồ: Tỉ lệ bản đồ 
- Nắm được ý nghĩa của hai loại tỉ lệ bản đồ:
 + Số tỷ lệ
 + Thước tỷ lệ
2. Kĩ năng:
- Nhận biết các loại bản đồ được sử dụng, ứng dụng một cách linh hoạt trong học tập, đời sống và nghiên cứu. 
- Rèn luyện kĩ năng nhận biết, xác định tỷ lệ bản đồ.
3. Thái độ:
- Nhận thức được vai trò của bản đồ trong giảng dạy và học tập địa lý. 
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
- Giáo án.
- Một số bản đồ tỷ lệ khác nhau: (thế giới, châu lục, bán cầu)
- Hình 8 (SGK) phóng to
2. Học sinh:
- Đọc và tìm hiểu kĩ bài trước ở nhà, chuẩn bị thước chia tỷ lệ
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định lớp: (1p) 
Kiểm tra sĩ số. 
2. Kiểm tra bài cũ (5p)
Câu 1: Gọi 1 HS chữa bài tập 1 Trang 8 SGK
Câu 2: Giáo viên vẽ hình tròn lên bảng, yêu cầu một học sinh lên điền điểm cực Bắc, cực Nam, xích đạo lên hình tròn đó. 
3. Bài mới (1p)
a. Giới thiệu
Bản đồ là gì, làm thế nào để thể hiện vị trí, đặc điểm, sụ phân bố của các đối tượng địa lý trên bản đồ một cách tương đối chính xác. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những vấn đề đó trong bài hoc ngày hôm nay.
b. Nội dung
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI
Hoạt động 1 (12p)
GV Treo bản đồ và giới thiệu một số loại bản đồ: thế giới Việt Nam, châu Á, SGK
? Bản đồ là gì?
HS : à
GV Gợi ý để HS nhận thấy:
 + Bản đồ là hình ảnh thu nhỏ của vùng đất trên mặt phẳng.
 + Trên Quả địa cầu hình ảnh được thu nhỏ qua mặt cong.
GV Diễn giảng: Trong việc học tập địa lý nếu không có bản đồ chúng ta sẽ không có khái niệm chính xác về vị trí, về sự phân bố các đối tượng địa lí tự nhiên cũng như kinh tế, xã hội ở các vùng đất khác nhau trên Trái đất.
GV: Dùng quả Địa Cầu và bản đồ thế giới xác định hình dạng và vị trí các châu lục
? Hãy tìm điểm giống và khác nhau về hình dạng các lục địa trên bản đồ và quả Địa Cầu?
HS: + Giống là hình vẽ thu nhỏ của thế giới hoặc châu lục
 + Khác: 
Bản đồ là hình ảnh thu nhỏ của thế giới hoặc của các lục địa vẽ trên mặt phẳng của giấy
Trên quả địa cầu hình ảnh của thế giới và các lục địa cũng được thu nhỏ nhưng được vẽ trên một mặt cong
? Trên bản đồ hoặc trên quả địa cầu em có thể đọc được những thông tin gì?
HS: Lục địa, biển, đại dương, sông ngòi, các bậc địa hình
GV: Dựa vào bản đồ chúng ta có thể thu thập được nhiều thông tin như vị trí, đặc điểm, sự phân bố của các đối tượng địa lý và mối quan hệ của chúng. 
Hoạt động 2 (20p)
GV : Treo hai bản đồ có tỷ lệ khác nhau, giới thiệu phần ghi tỷ lệ của mỗi bản đồ .
GV: Yêu cầu HS lên đọc và ghi ra tỷ lệ của hai bản đồ đó?
 Bản đồ nào cũng ghi tỷ lệ ở dưới góc bản đồ:
VD: 1:1.000.000; 1:500.000 các con số đó chính là tỷ số khoảng cách trên bản đồ so với khoảng cách thực tế, tương ứng trên thực địa gọi là tỷ lệ bản đồ .
? Vậy theo em tỉ lệ bản đồ là gì?
HS: à
GV: Nếu biết tỉ lệ bản đồ, chũng ta có thể tính được khoảng cách tương ứng trên thực địa 1 cách dễ dàng
GV: Treo hai bản đồ hình 8, 9 ( tr13- SGK) hoặc yêu cầu HS quan sát trong SGK và thảo luận theo nhóm.
 * Nhóm 1: Cho biết điểm giống và khác nhau giữa bản đồ hình 8 và hình 9 ?
 * Nhóm 2: Có thể biểu hiện tỷ lệ bản đồ bằng mấy dạng? Nội dung của mỗi dạng?
HS: Thảo luận (3p) rồi đại diện nhóm báo cáo, các nhóm khác bổ sung, 
GV Chốt lại:
 Bản đồ hình 8, 9 cùng thể hiện một lãnh thổ nhưng có tỷ lệ khác nhau (Hình 8 ; 1: 7500, hình 9- 1:15.000) nhưng được biểu hiện dưới hai dạng tỷ lệ số và tỷ lệ thước.
 + Tỷ lệ số: (VD: 1:1.000.000; 1:500.000) Số 1: khoảng cách trên bản đồ; 1.000.000, 500.000 là khoảng cách trên thực tế.
 + Tỷ lệ thước: được vẽ cụ thể dưới dạng một thước đo đã tính sẵn mỗi đoạn đều ghi số đo dài tương ứng trên thực địa .
GV: Quan sát bản đồ hình 8 và 9 :
? Mỗi mét trên bản đồ tương ứng với khoảng cách bao nhiêu so với thực tế?
HS Hình 8: 1cm trên bản đồ tương ứng với 7.500 cm ngoài thực địa ; hình 9: 1cm trên bản đồ tương ứng với 15.000cm ngoài thực địa.
? Vậy theo em tỷ lệ bản đồ có ý nghĩa như thế nào?
HS : à
? Bản đồ nào thể hiện các đối tượng địa lý chi tiết hơn? nêu dẫn chứng?
HS: Bản đồ hình 8 thể hiện các đối tượng địa lý chi tiết hơn vì có cả khách sạn, đường trong đó thì bản đồ hình 9 không đủ.
GV: Cho HS tự đọc “Những bản đồtỉ lệ nhỏ” tiêu chuẩn phân loại các tỷ lệ bản đồ 
? Mức độ nội dung của bản đồ thể hiện phụ thuộc vào yếu tố gì? Muốn bản đồ có mức độ chi tiết cao cần sử dụng loại tỷ lệ nào?
GV chuẩn xác: Tỷ lệ bản đồ có liên quan đến mức độ thể hiện các đối tượng địa lý trên bản đồ. Bản đồ có tỷ lệ càng lớn thì số lượng các đối tượng địa lý đưa lên trên bản đồ càng nhiều có nghĩa là mức độ chi tiết ngày càng cao. Tóm lại tỷ lệ bản đồ quy định mức độ khoảng cách hóa nội dung thể hiện trên bản đồ.
1. Bản đồ là gì?
- Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ trên mặt phẳng của giấy, tương đối chính xác về một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất .
2. Ý nghĩa của tỉ lệ bản đồ.
a. Tỷ lệ bản đồ 
- Là tỷ số giữa khoảng cách trên bản đồ so với khoảng cách tương ứng trên thực tế
b. Ý nghĩa của tỷ lệ bản đồ. 
- Có hai dạng tỷ lệ bản đồ.
 + Tỷ lệ số: (VD: 1:1.000.000; 1:500.000)
 + Tỷ lệ thước.
- Ý nghĩa của tỉ lệ bản đồ: Tỉ lệ bản đồ cho ta biết khoảng cách trên bản đồ được thu nhỏ bao nhiêu lần so với kích thước thực của chúng trên thực tế.
- Bản đồ có tỷ lệ càng lớn thì mức độ chi tiết càng cao.

File đính kèm:

  • docBai_4_Phuong_huong_tren_ban_do_Kinh_do_vi_do_va_toa_do_dia_li.doc
Giáo án liên quan