Giáo án Địa lí 6 - Tiết 2, Bài 1: Vị trí hình dạng và kích thước của Trái Đất - Năm học 2015-2016

Hoạt động 2:(13 ph)

Tìm hiểu hình dạng và kích thước và hệ thống kinh, vĩ tuyến của trái đất.

-Hs làm việc cá nhân,đàm thoại

Quả địa cầu là mô hình thu nhỏ của trái đất, quan sát mô hình trái đất:

 Nhận xét hình dạng của trái đất?

Dựa vào hình 2 – SGK – T7.

 Nhận xét độ dài của bán kính và đường xích đạo của trái đất?

Xác định hai điểm cực Bắc và cực Nam trên hình vẽ?

-Hoạt động 3:(15 ph) tìm hiểu về hệ thống kinh vĩ tuyến

(.suy nghĩ,cặp đôi,chia sẻ)

- Đối chiếu hình 3 – SGK – T7 với qủa địa cầu:

 Xác định đường kinh tuyến trên quả địa cầu và cho biết kinh tuyến là những đường xuất phát từ đâu đến đâu?

Người ta quy ước:

Giáo viên chỉ xác định trên quả địa cầu.

 

doc3 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 745 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lí 6 - Tiết 2, Bài 1: Vị trí hình dạng và kích thước của Trái Đất - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN ĐỊA 6
TUẦN 2: Ngày soạn: 30/8/2015 
Tiết 2 Ngày dạy : 31/ 8/2015
 CHƯƠNG 1: TRÁI ĐẤT
Bài 1: VỊ TRÍ HÌNH DẠNG VÀ KÍCH THƯỚC CỦA TRÁI ĐẤT. 
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
 1. Kiến thức: - Nắm được vị trí của trái đất trong hệ mặt trời, hình dạng kích thước của trái đất
 - Trình bày được khái niệm kinh, vĩ tuyến. Qui ước kinh tuyến gốc, vĩ tuyến gốc,kinh tuyến đông,kinh tuyến tây,vĩ tuyến Bắc,vĩ tuyến Nam nửa cầu Đông,nửa cầu Tây,nửa cầu Bắc,nửa cầu Nam
2. Kỹ năng: 
-Xác định được vị trí của trái Đất trong hệ mặt trời;hình dạng và kích thước của Trái Đất.
-Xác định các kinh tuyến gốc ,các kinh tuyến đông và kinh tuyến tây,vĩ tuyến gốc,các vĩ tuyến Bắc và vĩ tuyến Nam ,nửa cầu đông,nửa cầu Tây nửa cầu Bắc và nửa cầu Nam trên bản đồ và quả địa cầu
 3.Thái độ : 
 Ý thức học tập và bảo vệ môi trường sống.
II.CÁC KỸ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI 
Tìm kiếm và xử lý thông tin(hđ 1,2,3)
- Tự tin(hđ1,hđ2)
_ Phản hồi lắng nghe tích cực,giao tiếp(HĐ3)
III/CÁC PHƯƠNG PHÁP KTDH TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG
 Cá nhân,đàm thoại,thảo luận nhóm đôi,chia sẻ,trình bày 1 phút
IV/PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
 1. giáo viên: 
Quả địa cầu, hình vẽ hệ thống kinh vĩ tuyến.
-Tranh ảnh về Trái Đất và các hành tinh
-Các hình vẽ sgk
V. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
 1/Khám phá: (1 ph) : 
Trái đất là hành tinh duy nhất hiện nay có sự sống. Vậy trái đất có đặc điểm cấu tạo và hình dạng như thế nào? 
2/Kết nối: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CHÍNH
Hoạt động 1: (12ph)
TÌm hiểu vị trí của trái đất trong hệ mặt trời.
-Hs làm việc cá nhân
Dựa vào hình 1 – SGK – T8.
 Cho biết trái đất nằm ở hệ nào của vũ trụ?
 Vậy trong hệ mặt trời trái đất nằm ở vị trí nào?
Quan sát hình 1 – SGK – T6.
 Trong hệ mặt trời có mấy hành tinh? 
 Đọc tên các hành tinh theo thứ tự xa dần mặt trời?
 Qua đó cho biết trái đất đừng ở vị trí thứ mấy theo thứ tự xa dần mặt trời?
 Xác định vị trí của trái đất trên hình vẽ?
Vậy trái đất có hình dạng và kích thước như thế nào?
Hoạt động 2:(13 ph)
Tìm hiểu hình dạng và kích thước và hệ thống kinh, vĩ tuyến của trái đất.
-Hs làm việc cá nhân,đàm thoại
Quả địa cầu là mô hình thu nhỏ của trái đất, quan sát mô hình trái đất:
 Nhận xét hình dạng của trái đất?
Dựa vào hình 2 – SGK – T7.
 Nhận xét độ dài của bán kính và đường xích đạo của trái đất?
Xác định hai điểm cực Bắc và cực Nam trên hình vẽ?
-Hoạt động 3:(15 ph) tìm hiểu về hệ thống kinh vĩ tuyến
(.suy nghĩ,cặp đôi,chia sẻ)
- Đối chiếu hình 3 – SGK – T7 với qủa địa cầu:
 Xác định đường kinh tuyến trên quả địa cầu và cho biết kinh tuyến là những đường xuất phát từ đâu đến đâu?
Người ta quy ước:
Giáo viên chỉ xác định trên quả địa cầu.
Xác định đường kinh tuyến đối diện với đường kinh tuyến gốc ? Đó là đường kinh tuyến nào?
Cắt ngang kinh tuyến gốc và kinh tuyến 180 chia trái đất thành hai nửa cầu Đông và Tây, mỗi nửa có 179 KT Đông hoặc Tây.
Đối chiếu hình 3 – SGK – T3 với quả địa cầu:
 Xác định đâu là đường vĩ tuyến ? Đặc điểm của đường vĩ tuyến so với đường kinh tuyến?
Giáo viên kết hợp trình bày và chỉ trên địa cầu xác định:
Nửa chứa cực bắc – BCB chứa VTB.
Nửa chứa cực Nam – BCN chứa VTN.
Có 90 VIB và 90 VTN.
I/VỊ TRÍ CỦA TRÁI ĐẤT TRONG HỆ MẶT TRỜI
-Mặt trời cùng với 8 hành tinh chuyển động xung quanh nó gọi là hệ Mặt Trời
- Trái đất ở vị trí thứ ba trong hệ mặt trời theo thứ tự xa dần mặt trời.
II/ HÌNH DẠNG KÍCH THƯỚC CỦA TRÁI ĐẤT VÀ HỆ THỐNG KINH VĨ TUYẾN
* Hình dạng- hình cầu
* Kích thước - rất lớn.
III/HỆ THỐNG KINH,VĨ TUYẾN
a /Khái niệm:kinh tuyến là đường nối từ cực Bắc đến cực Nam trên quả địa cầu
* Vĩ tuyến:Là những vòng trên quả địa cầu vuông góc với các KT.
b/Một số quy ước:
-Mỗi kinh tuyến cách nhau 10 thì có tất cả 360 đường KT.
Theo quy ước KT gốc (00) là đường đi qua đài thiên văn Grin uyt của thành phố Luân Đôn (nước Anh).
-Vĩ tuyến gốc :vĩ tuyến số 00,
- kinh tuyến Đông:những kinh tuyến nằm bên phải kinh tuyến gốc
- kinh tuyếnTây: những kinh tuyến nằm bên trái kinh tuyến gốc
-Vĩ tuyến Bắc:những vĩ tuyến nằm từ xích đạo đến cực Bắc
-Vĩ tuyến Nam: những vĩ tuyến nằm từ xích đạo đến cực Nam.
- Nửa cầu đông:nửa cầu nằm bên phải vòng kinh tuyến 200T và 160 0Đ 
- Nửa cầu tây: nửa cầu nằm bên trái vòng kinh tuyến 200T và 160 0Đ, 
- Nửa cầu Bắc:nửa bề mặt địa cầu từ xích đạo đến cực Bắc
- Nửa cầu Nam: nửa bề mặt địa cầu từ xích đạo đến cực Nam
3/Thực hành/luyện tập: (3 phút)
- Trình bày 1 ph
Nêu đặc điểm của kinh tuyến và vĩ tuyến?
 Xác định các đường điểm cực Bắc, cực Nam, nửa cầu Bắc, Nam, Đông, Tây, kinh tuyến và vĩ tuyến trên sơ đồ ?
- Bài tập: Điền từ thích hợp vào câu sau:
- Đường vĩ tuyến là đường ................................. có ..................đường vĩ tuyến.
- Đường kinh tuyến là đường ................................. có ..................đường kinh tuyến.
4/Vận dụng : (1 phút)
Về nhà học bài theo câu hỏi SGK – BT: 1,2 (T8).
Đọc bài đọc thêm SGK – T8
Xem trước bài mới: Tìm hiểu một số dạng bản đồ cho biết:
Ý nghĩa của bản đồ?

File đính kèm:

  • docBai_1_Vi_tri_hinh_dang_va_kich_thuoc_cua_Trai_Dat.doc