Giáo án Địa lí 7 - Nguyễn Thị Lợi - Tiết 13: Ôn tập

- Nắng nóng, mưa nhiều quanh năm.

Lượng mưa tb: 1500mm – 2500mm

- Nhiệt độ và độ ẩm cao:

+ Nhiệt độ trung bình: trên 25oC

+ Độ ẩm trên 80%

 

doc3 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 3205 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lí 7 - Nguyễn Thị Lợi - Tiết 13: Ôn tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 7 Ngày soạn: 28/09/2014
Tiết 13 Ngày dạy:01 /10/2014
ÔN TẬP
I. MỤC TIÊU : Qua bài học, HS cần đạt được:
1. Kiến thức: 
 - Củng cố,ôn tập các kiến thức : Dân số, đặc điểm khí hậu, cảnh quan của các môi trường ở đới nóng: xích đạo ẩm, môi trường nhiệt đới, môi trường nhiệt đói gió mùa …. . 
2. Kỹ năng:
 - Rèn luyện kỹ năng đọc, phân tích bản đồ, tranh ảnh, để nhận biết đặc điểm của dân số, các môi trường ở đới nóng.
3. Thái độ:
 - HS có ý thức học tập nghiêm túc.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực tính toán…
- Năng lực chuyên biệt: sử dụng bản đồ; sử dụng số liệu thống kê; sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, mô hình, video, clip…
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
 1. Chuẩn bị của giáo viên
 - Bản đồ dân cư và đô thị thế giới.
 - Bản đồ các môi trường địa lí 
2.Chuẩn bị của học sinh: 
- Sgk, vở ghi, dụng cụ học tập
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
1. Ổn định : Kiểm tra vệ sinh, sĩ số lớp 7A1.............................................., 7A2...................................... 7A3..................................., 7A4....................................,7A5................................, 7A6..............................
2. Kiểm tra bài cũ: 
 - Thực hiện trong tiết học
3. Tiến trình bài học:
	Khởi động:Nhằm rèn luyện và củng cố thêm kiến thức về dân số , về môi trường đới nóng các em cùng đi vào tiết học hôm nay.
Hoạt động 1: Hệ thống hóa kiến thức đã học
* Hình thức tổ chức hoạt động: Hình thức “ bài lên lớp” , cá nhân , nhóm
*Phương pháp dạy học : Đàm thoại, diễn giảng, giải quyết vấn đề, pp sử dụng bản đồ, pp sử dụng số liệu thống kê và biểu đồ, thảo luận, tự học,…
* Kỹ thuật dạy học: KT đặt câu hỏi, KT học tập hợp tác, …
Bước 1: Hướng dẫn HS ôn tập dân số và các đặc điểm của dân số
- GV yêu cầu HS nhắc lại
+ Tháp tuổi cho ta biết những gì?
+ Bùng nổ dân số thế giới xảy ra khi nào? Nguyên nhân, hậu quả và hướng giải quyết?
 - Dân cư thế giới thường sinh sống chủ yếu ở khu vực nào? Tại sao?HS xác định trên bản đồ.
 - Nêu đặc điểm của các chủng tộc chính trên thế giới?
 - Nêu sự khác biệt cơ bản giữa quần cư đô thị và quần cư nông thôn?
 - HS trả lời, GV chuẩn kiến thức
Bước 2: Hướng dẫn HS ôn tập các kiểu môi trường đới nóng 
 - GV treo bản đồ các môi trường địa lí.
 - HS lên bảng xác định vị trí địa lí của đới nóng và các môi trường trong đới nóng.
 - GV chuẩn xác kiến thức, gọi HS yếu lên xác định lại.
 - GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu các nhóm hệ thống lại các kiến thức về các kiểu môi trường trong đới nóng ( phụ lục)
 - HS làm việc theo nhóm, đại diện nhóm trả lời, GV chuẩn xác kiến thức. (phụ lục)
Hoạt động 2: Rèn luyện kĩ năng địa lí
* Hình thức tổ chức hoạt động: Hình thức “ bài lên lớp” , cá nhân , 
* Phương pháp dạy học : Đàm thoại, diễn giảng, giải quyết vấn đề, pp sử dụng bản đồ, pp sử dụng số liệu thống kê và biểu đồ, tự học,…
* Kỹ thuật dạy học: KT đặt câu hỏi, …
Bước 1: 
 - Tính mật độ dân số năm 2001 của các nước : bài tập 2/ SGK/ Trang 9.
 - Vẽ sơ đồ thể hiện tác động tiêu cực của việc gia tăng dân số quá nhanh ở đới nóng đối với tài nguyên, môi trường đới nóng.
- Phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa để nận biết các kiểu môi trường đới nóng.
Bước 2:
 - GV hướng dẫn HS cách trả lời các câu hỏi trắc nghiệm và tự luận chuẩn bị cho bài kiểm tra.
IV. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP
1. Tổng kết 
 - HS hệ thống lại nội dung ôn tập. 
 - Nhận xét tiết học: tuyên dương các HS tích cực , nhắc nhở các HS chưa tập trung chú ý.
2. Hướng dẫn học tập
 GV yêu cầu HS về nhà chuẩn bị bài chu đáo tiết sau kiểm tra 1 tiết
 V. PHỤ LỤC:
 Lập bảng so sánh đặc điểm khí hậu, cảnh quan, hoạt động kinh tế của các môi trường đới nóng.
 Đặc điểm
Môi trường
Khí hậu
Cảnh quan
Hoạt động kinh tế
Xích đạo ẩm
 - Nắng nóng, mưa nhiều quanh năm. 
Lượng mưa tb: 1500mm – 2500mm
- Nhiệt độ và độ ẩm cao:
+ Nhiệt độ trung bình: trên 25oC
+ Độ ẩm trên 80%
- Độ ẩm và nhiệt độ cao tạo điều kiện cho rừng rậm xanh quanh năm phát triển. 
- Cây rừng rậm rạp, xanh tốt quanh năm, nhiều tầng, nhiều dây leo, chim thú,…
- Nắng, mưa nhiều quanh năm, thuận lợi cho trồng trọt và chăn nuôi.
- Xen canh, gối vụ quanh năm
Nhiệt đới
 - Nóng quanh năm: nhiệt độ >200C 
- Có thời kì khô hạn, càng gần chí tuyến thì thời kì khô hạn càng kéo dài, biên độ nhiệt trong năm càng lớn
 - Lượng mưa và thảm thực vật thay đổi từ Xích đạo về chí tuyến: rừng thưa → đồng cỏ cao nhiệt đới (xavan) → nửa hoang mạc
- Thực vật xanh tốt vào mùa mưa, khô héo vào mùa khô
- Chủ động bố trí mùa vụ và lựa chọn cây trồng, vật nuôi phù hợp
Nhiệt đới gió mùa
 - Nhiệt độ và lượng mưa thay đổi theo mùa gió. 
+ Mùa hạ: nóng ẩm, mưa nhiều.
+Mùa đông: khô và lạnh.
- Thời tiêt diễn biến thất thường.
 Thảm thực vật phong phú và đa dạng, có sự thay đổi theo không gian và thời gian.
- Thích hợp cho việc trồng cây lương thực và cây công nghiệp.
VI. RÚT KINH NGHIỆM
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docDia 7 tuan 7 tiet 13.doc