Giáo án Địa lí 6 - Học kì II

 I.MỤC TIÊU

 1. Kiến thức:

-Học sinh nắm được vị trí và ưu điểm của các chí tuyến và vùng cực trên bề mặt trái đất.

- Trình bày được vị trí của các đai nhiệt, các đới khí hậu và đặc điểm của các đới khí hậu theo vĩ độ trên bề mặt trái đất

2. Kỹ năng: Phân tích hình vẽ, lược đồ, tranh ảnh.

II.CHUẨN BỊ

1.Giáo viên: - Bản đồ khí hậu thế giới.

 - Tranh các đới khí hậu trên Trái Đất.

2. Học sinh: Ôn lại vị trí các đường chí tuyến, vòng cực.

III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG

1. Bài cũ: Gv kiểm tra việc hoàn thiện bài tập thực hành của Hs.

2. Bài mới:

 Vào bài: Khắp nơi trên bề mặt Trái Đất thường không có nhiệt độ giống nhau? Nhiệt độ không giống nhau do nhiều nguyên nhân. Nguyên nhân lớn nhất là do yếu tố vĩ độ vậy yếu tố này ảnh hưởng cụ thể như thế nào bài học hôm nay chúng ta tìm hiểu vấn đề này.

 

doc43 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 6700 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Địa lí 6 - Học kì II, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
-Khi không khí bão hòa nếu vẫn được cung cấp thêm hơi nước hoặc bị hóa lạnh thì lượng hơi nước thừa trong khí sẽ ngưng tụ, đọng lại thành hạt nước, sinh ra hiện tượng: mây, mưa, sương.
2. Mưa và sự phân bố lượng mưa trên Trái Đất.
a. Tính lượng mưa trung bình của địa phương.
Muốn tính lượng mưa trung bình năm của một địa phương: lấy lượng mưa nhiều năm của địa phương cộng lại, chia cho số năm.
b. Sự phân bố lượng mưa trên thế giới.
- Trên Trái Đất lượng mưa phân bố không đều từ xích đạo đến hai cực.
3. Củng cố
a. Nhiệt độ có ảnh hưởng tới khả năng chứa hơi nước của không khí như thế nào?
Trả lời: Nhiệt độ có ảnh hưởng lớn đến khả năng chứa hơi nước của không khí.Nhiệt độ không khí càng cao thì lượng hơi nước chứa được càng nhiều.
b. Bài tập 1 sgk 63:
- Tổng lượng mưa trong năm của TP.Hồ Chí Minh là: 1026 mm.
-Tổng lượng mưa trong các tháng mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 10) là 863mm.
- Tổng lượng mưa trong các tháng mùa khô (từ tháng 1 đến tháng 4) là 163 mm.
4. Dặn dò
a. Học bài.Trả lời câu hỏi sgk.Làm vở bài tập bài 20.
b. Chuẩn bị bài sau: Vẽ hình 55 sgk 65.
 Mang thước kẻ, bút chì giờ sau thực hành.
 TIẾT 25 BÀI 21 : THỰC HÀNH
 PHÂN TÍCH BIỂU ĐỒ NHIỆT ĐỘ, LƯỢNG MƯA	
Ngày soạn: 20 – 2 – 2011 
Ngày dạy: 23 – 2 – 2011 
I.MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Biết cách đọc, khai thác thông tin và rút ra nhận xét về nhiêt độ, lượng mưa của một địa phương được thể hiện trên biểu đồ.
- Bước đầu biết nhận dạng biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa của nửa cầu Bắc và Nam.
2. Kĩ năng: Phân tích biểu đồ khí hậu và trình bày về nhiệt độ và lượng mưa của địa phương.
II.CHUẨN BỊ
1.Giáo viên: -Biểu đồ nhiệt độ,lượng mưa của Hà Nội.
 - Biểu đồ nhiệt độ,lượng mưa của 2 địa điểm A và B.
2.Học sinh: Vẽ hình 55 sgk và mang thước kẻ, bút chì.
III.TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
1. Bài cũ: Câu 1: Trong điều kiện nào, hơi nước trong không khí sẽ ngưng tụ thành mây,mưa? Nước ta năm trong khu vực có lượng mưa trung bình năm là bao nhiêu?
 Câu 2: Nêu cách tính lượng mưa trung bình ngày, tháng, năm? Làm bài tập 1.
2. Bài thực hành: Các yếu tố của khí hậu có thể biểu diễn thành một biểu đồ. Thông qua biểu đồ người ta có thể biết được đặc điểm khí hậu của một địa phương....
Hoạt động của giáo viên và học sinh
 Ghi bảng
Gv:Em hiểu thế nào là biểu đồ nhiệt độ và lượng?
Hs:Dựa vào vốn hiểu biết trả lời.
Gv:Các cách biểu hiện yếu tố khí hậu?
Áp dụng vào bài tập 1 :
GV: Treo biểu đồ khí hậu Hà Nội. 
+ Những yếu tố nào thể hiện trên biểu đồ trong một thời gian bao nhiêu ?
+ Yếu tố nào được thể hiện theo đường ?
+ Yếu tố nào được thể hiện bằng hình cột ?
+ Trục dọc bên phải dùng để thể hiện các đại lượng của yếu tố nào ?
Trục dọc bên trái dùng để tính đại lượng đại lượng của yếu tố nào ?
+ Đơn vị để tính nhiệt độ là gì ? Đơn vị để tính lượng mưa là gì ?
Hs: Trả lời.
Gv: Hướng dẫn học sinh đọc và khai thác thông tin trên biểu đồ.
THẢO LUẬN NHÓM
Nhóm 1 và 2: nhiệt độ.
Nhóm 3 và 4: lượng mưa
Hs: Thảo luận và trình bày.
Gv: Từ bảng trên hãy nhận xét về nhiệt độ, lượng mưa của Hà Nội?
Hs: Trả lời
GV: Yêu cầu học sinh quan sát H56 và H57 (SGK) : hoàn thành bảng sau: 
1.Bài tập 1
- Khái niệm: Biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa là hình vẽ minh họa cho diễn biến của các yếu tố lượng mưa, nhiệt độ trung bình các tháng trong năm của một địa phương.
- Cách biểu hiện:
+ Dùng hệ trục tọa độ vuông góc với trục hoành biểu hiện 12 tháng trong năm.
+ Trục tung(phải): nhiệt độ (OC)
+ Trục hoành(trái) :lượng mưa(mm)
- Những yếu tố được thể hiện trên biểu đồ trong thời gian 1 năm.
+ Nhiệt độ được thể hiện bằng đường màu đỏ.
+ Lượng mưa được thể hiện bằng hình cột. 
- Trọc dọc bên phải dùng để tính đại lượng của yếu tố nhiệt độ. 
- Trục dọc bên trái dùng để thể hiện đại lượng của yếu tố lượng mưa. 
- Đơn vị để tính nhiệt độ là OC, Lượng mưa là mm.
2.Bài tập 2
a.Nhiệt độ(OC)
Cao nhất
Thấp nhất
Nhiệt độ chênh lệch
Trị số
Tháng
Trị số
Tháng
12OC
29OC
7
17OC
1
b.Lượng mưa (mm)	
Cao nhất
Thấp nhất
Lượng mưa chênh lệch
Trị số
Tháng
Trị số
Tháng
280
300
8
20
12
3.Bài tập 3
* Hà Nội có nhiệt độ và lượng mưa trung bình năm khá cao.
* Nhiệt độ và lượng mưa có sự chênh lệch giữa các tháng trong năm.
4.Bài tập 4
Nhiệt độ và lượng mưa
Biểu đồ địa điểm A
Biểu đồ địa điểm B
Tháng có nhiệt độ cao nhất
Tháng có nhiệt độ thấp nhất
Mùa mưa từ tháng mấy đến tháng mấy
4(31 OC )
1(21 OC)
 5 đến 10
12(20 OC)
 7 (10 OC)
 10 đến 3
Gv: Từ bảng thống kê trên cho biết biểu đồ nào là biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của địa điểm ở nửa cầu Bắc? Biểu đồ nào là của địa điểm ở nửa cầu Nam? Vì sao?
Hs: Trả lời.
5.Bài tập 5
- Địa điểm A của nửa cầu Bắc vì mưa nhiều vào mùa hạ từ tháng 5 đến 10.
- Địa điểm B của nửa cầu Nam vì mưa nhiều vào mùa hạ từ tháng 10 đến 3.
3Củng cố
a. Trình bày cách phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa?
b. Nhận xét kết quả làm việc của các nhóm.
4. Dặn dò
a. Hoàn thành bài tập thực hành.
b. Chuẩn bị bài sau: Ôn lại vị trí các đường chí tuyến, vòng cực.	
TUẦN 29 
TIẾT 29 BÀI 22: CÁC ĐỚI KHÍ HẬU TRÊN TRÁI ĐẤT
 Ngày soạn: 
 I.MỤC TIÊU
 1. Kiến thức:
-Học sinh nắm được vị trí và ưu điểm của các chí tuyến và vùng cực trên bề mặt trái đất.
- Trình bày được vị trí của các đai nhiệt, các đới khí hậu và đặc điểm của các đới khí hậu theo vĩ độ trên bề mặt trái đất
2. Kỹ năng: Phân tích hình vẽ, lược đồ, tranh ảnh.
II.CHUẨN BỊ
1.Giáo viên: - Bản đồ khí hậu thế giới. 
 - Tranh các đới khí hậu trên Trái Đất.
2. Học sinh: Ôn lại vị trí các đường chí tuyến, vòng cực.
III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
1. Bài cũ: Gv kiểm tra việc hoàn thiện bài tập thực hành của Hs.
2. Bài mới: 
 Vào bài: Khắp nơi trên bề mặt Trái Đất thường không có nhiệt độ giống nhau? Nhiệt độ không giống nhau do nhiều nguyên nhân. Nguyên nhân lớn nhất là do yếu tố vĩ độ vậy yếu tố này ảnh hưởng cụ thể như thế nào bài học hôm nay chúng ta tìm hiểu vấn đề này. 
Hoạt động của Gv và Hs
Nội dung ghi bảng
Gv: Dựa vào H24 bài 9 cho biết: 
- Chí tuyến Bắc, Nam nằm ở những vĩ độ nào?
- Các tia sáng Mặt Trời chiếu vuông góc vào chí tuyến Bắc, Nam vào những ngày nào?
Hs: Trả lời.
Gv: Vậy đường chí tuyến là gì?
Hs: Dựa vào thuật ngữ trả lời.
Gv: Các vĩ tuyến 66O33'B, 66O33'N gọi là những đường gì?
Hs: Đường vòng cực.
Gv: Theo em, nhắc lại các đường chí tuyến và vòng cực để làm gì?
Hs: Dựa vào vốn hiểu biết trả lời.
Gv: Dựa vào sgk cho biết trên Trái Đất có mấy vành đai nhiệt song song với xích đạo?
Hs: 5 vành đai nhiệt.
Gv: Sự phân hóa khí hậu trên bề mặt Trái Đất phụ thuộc vào các yếu tố nào?
Hs: Trả lời
Gv: Dựa vào tranh các đới khí hậu trên Trái Đất cho biết trên Trái Đất có mấy đới khí hậu?
Hs: Lên bảng xác định.
Gv: Ranh giới các đới khí hậu có hoàn toàn trùng khớp với gianh giới các vành đai nhiệt không? Tại sao?
Hs: Trả lời.
Gv: Thảo luận nhóm: 
Thời gian: 4 phút.
Nội dung: 3 nhóm.Hoàn thành bảng sau:
1. Các chí tuyến và vòng cực trên Trái Đất
- Các chí tuyến là những đường có ánh sáng Mặt Trời chiếu vuông góc với Mặt đất vào các ngày hạ chí và đông chí.
- Đường vòng cực là những đường giới hạn khu vực có ngày và đêm dài 24 h.
- Các chí tuyến và vòng cực là gianh giới của các vành đai nhiệt.
2. Sự phân chia bề mặt Trái Đất ra các đới khí hậu theo vĩ độ
- Tương ứng vời 5 vành đai nhiệt trên Trái Đất có 5 đới khí hậu theo vĩ độ: 2 đới lạnh, 1 đới nóng, 2 đới ôn hòa.
Đới khí hậu
 Vị trí
Góc chiếu của ánh sáng Mặt Trời
Gió
Lượng mưa(mm)
Đới nóng
Chí tuyến Bắc đến chí tuyến Nam
 Lớn 
Tín phong
1000 – 2000
Đới ôn hòa
Chí tuyến Bắc đến vòng cực Bắc và từ chí tuyến Nam đến vòng cực Nam.
Trung bình
Tây ôn đới
500 - 1000
Đới lạnh
Từ 2 vòng cực Bắc, Nam đến 2 cực Bắc, Nam
Nhỏ
Đông cực
Dưới 500
Gv: Ngoài 5 đới khí hậu trên còn có các đới khí hậu nào khác?
Hs: Cận xích đạo, cận nhiệt đới.
Gv: Việt Nam nằm trong khoảng vĩ độ từ 23023’B đến 8023’B. Vậy nước ta thuộc đới khí hậu nào?
Hs: Trả lời.
3 Củng cố
a. Hs đọc ghi nhớ sgk.
b. Trả lời câu hỏi sau:
- Đới nóng bị giới hạn bởi những vĩ tuyến nào? Tên gọi là gì?
- Đới ôn hòa bị giới hạn bởi những đường vĩ tuyến nào? Tên gọi là gì?	
4. Dặn dò
a. Học bài. Trả lời câu hỏi sgk. Làm vở bài tập.
b. Chuẩn bị bài sau: Trả lời tất cả câu hỏi phần câu hỏi và bài tập, học thuộc ghi nhớ từ bài 15 đến bài 22 để giờ sau ôn tập.
 Ký duyệt
 Vũ Thị Ánh Hồng
 TIẾT 27 ÔN TẬP
Ngày dạy: 8 – 3 - 2011 
Ngày soạn: 5 – 3 – 2011 
I. Mục tiêu:	
1. Kiến thức: Củng cố lại kiến thức đã học từ bài 15 đến 22.
 2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng phân tích biểu đồ, tính lượng mưa, nhận biết các đai khí áp, gió, khí hậu.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên: Xây dựng hệ thống câu hỏi ôn tập.
2. Học sinh: Ôn lại kiến thức đã học từ bài 15 đến 22 theo nội dung câu hỏi ôn tập phần câu hỏi và bài tập sgk.
III. Tiến trình bài ôn tập
1. Bài cũ: Gv kiểm tra việc chuẩn bị ở nhà của Hs.
2. Bài ôn tập:
Gv: Nêu khái niệm, phân loại các mỏ khoáng sản? 
Tại sao phải khai thác và sử dụng hợp lý các mỏ khoáng sản?
Hs: Dựa vào kiến thức cũ trả lời.
Gv: Cho biết khái niệm đường đồng mức?
 GV: Treo tranh cấu tạo của lớp vỏ khí:
- Dựa vào kiến thức đã học và tranh vẽ em hãy cho biết lớp vỏ khí được cấu tạo như thế nào ?
- Trong các tầng đó. Tầng nào có vai trò quan trọng nhất đối với Trái Đất ? Nêu đặc điểm của tầng đó ?
 HS: trả lời. HS khác nhận xét.
 GV: Chuẩn xác kiến thức 
GV: Dựa vào kiến thức đã học:
- Em hãy cho biết thời tiết và khí hậu khác nhau như thế nào ? 
- Nêu sự giống nhau và khác nhau của thời tiết khí hậu ?
HS trả lời. HS khác nhận xét.
GV: Chuẩn xác kiến thức.
GV: Treo bảng phụ thể hiện các đai khí áp trên trái Đất. phát phiếu học tập cho HS:
Phiếu học tập
Em hãy đánh dấu(C)nếu là ku vực có khí áp cao dấu ( T ) nếu khu vực có khí áp thấp vào hình vẽ dưới đây:
90OB
60OB
30OB
60ON
30ON
90ON
0O
 GV yêu cầu HS thảo luận nhóm điền vào phiếu học tập. Đại diện nhóm lên bảng điền vào bảng phụ để trống.
Gv:Sự chênh lệch về khí áp giữa các khu vực gây ra hiện tượng gì ?
- Trên trái đất có những loại gió thường xuyên nào ?
- Tại sao các gió thường thổi lệch vầ một phía nào đó ?
- Giải thích dựa trên sự chuyển động của Trái đất quanh trục ?
 HS trả lời. HS khác nhận xét.
- GV: Chuẩn xác kiến thức.
 Gv:
- Em hãy cho biết thành phần của Không khí bao gồm những gì ?
-Lượng hơi nước do đâu mà có ?
- GV yêu cầu HS trả lời. HS khác nhận xét.
- GV: Chuẩn xác kiến thức.
GV cho HS quan sát tranh vẽ:
- Hãy cho biết trên Trái Đất được chia làm mấy đới khí hậu ?
- Nêu đặc điểm của các đới ?
 HS trả lời. HS khác nhận xét.
- GV: Chuẩn xác kiến thức.
1. C¸c má kho¸ng s¶n: 
a, Kho¸ng s¶n
- Kh¸i niÖm kho¸ng s¶n
- Má Kho¸ng s¶n
b, Ph©n lo¹i kho¸ng s¶n: 
- N¨ng l­îng 
- Phi kim lo¹i
- Kim Lo¹i 
c, Các mỏ khoáng sản nội sinh và ngoại sinh
d, VÊn ®Ò khai th¸c, sö dông b¶o vÖ.
- Khai th¸c hîp lý 
- Sö dông tiÕt kiÖm, hiÖu qu¶.
2. Thùc hµnh ®äc b¶n ®å ®Þa h×nh tû lÖ lín: 
- K/n: §­êng ®ång møc
- BiÕt x¸c ®Þnh ®é cao tuyÖt ®èi dùa vµo ®­êng ®ång møc, ®Æc ®iÓm c¸c d¹ng ®Þa h×nh, ®é dèc.
3- Lớp vỏ khí 
- Lớp vỏ khí chia thành 3 tầng. 
+ Tầng đối lưu. 
+ Tầng bình lưu. 
+ Tầng cao của khí quyển. 
- Đặc điểm của tầng đối lưu. 
+ Dày 16 km sát mặt đất. 
+ Là nơi sinh ra các hiện tượng khí tượng như sấm chớp mây mưa. 
+ Cứ lên cao 100m nhiệt độ giảm 0,6 Oc.
4.Thời tiết khí hậu ,nhiệt độ không khí
*- Thời tiết khí hậu:
Thời tiết
Khí hậu
Thời tiết là: Sự biểu hiện của các hiện tượng khí tượng.
+ Xảy ra trong một thời gian ngắn 
+ Thời tiết luôn thay đổi. 
Khí hậu là: Sự lặp đia lặp lại cuả tình hình thời tiết.
+ Xảy ra trong một thời gian dài (Nhiều năm)
+ Có tính: Qui luật 
*- Nhiệt độ không khí: 
-Khái niệm: là độ nóng, lạnh của không khí. - Sự thay đổi nhiệt độ không khí: 
+ Theo vị trí gần biển hay xa biển 
+ Thay đổi theo dộ cao: Càng lên cao nhiệt độ càng giảm trung bình cứ lên cao 100m nhiệt độ giản 0,6OC.
+ Thay đổi theo vĩ độ: Càng về gần hai cực nhiệt độ càng giảm. 
5.Khí áp và gió trên trái đất 
a.khái niệm. 
b. Các đai khí áp trên trái đất.
6. Gió và hoàn lưu khí quyển 
a- KN:
b- Các gió thường xuyên trên trái đất:
- Gió Tín Phong (Mậu Dịch) thổi từ áp cao chí tuyến về xích đạo có hướng lệch về phía Tây.
- Gió Tây ôn đới: Thổi từ áp cao trí tuyến về vĩ độ 60O ở hai bán cầu có hướng lệch về phía đông. 
- Gió đông Cực: Thổi cực về vĩ tuyến 60O hai ở bán cầu có hướng lệch về phía tây.
7. Hơi nước trong không khí mưa.
- Hơi nước trong không khí tạo nên độ ẩm không khí 
-Lượng hơi nước do ao hồ sông suối và thực vật cung cấp .
-Khi không khi bão hòa hơi nước mà vẫn được cung cấp thêm hơi nước sẽ ngưng tụ thành mây mưa .
-Lượng mưa trung bình năm bằng tổng lượng mưa trong năm chia cho 12 tháng.
8. Các đới khí hậu trên trái đất. 
 Có 5 đới khí hậu (Chia thành 5 vành đai)
Đới khí hậu
 Vị trí
Góc chiếu của ánh sáng Mặt Trời
Gió
Lượng mưa(mm)
Đới nóng
Chí tuyến Bắc đến chí tuyến Nam
 Lớn 
Tín phong
1000 - 2000
Đới ôn hòa
Chí tuyến Bắc đến vòng cực Bắc và từ chí tuyến Nam đến vòng cực Nam.
Trung bình
Tây ôn đới
500 - 1000
Đới lạnh
Từ 2 vòng cực Bắc, Nam đến 2 cực Bắc, Nam
Nhỏ
Đông cực
Dưới 500
3.Củng cố
a. Làm lại các bài tập về tính lượng mưa.
b. Trả lời các câu hỏi khó của học sinh. 
4. Dặn dò:Ôn kĩ bài để giờ sau làm bài 1 tiết. Mang máy tính.
Tiết 28: KIỂM TRA 1TIẾT
Ngày dạy: 15 – 3 – 2011 
Ngày soạn: 12 – 3 – 2011 
I. Mục tiêu
1 Kiến thức:
 - Nhằm đánh giá quá trình nhận thức của học sinh qua các chương trình đã học.
	 - Giáo viên kịp thời uốn nắn việc nhận thức của học sinh qua bài kiểm tra.
2 Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng tự giác làm bài của học sinh, độc lập suy nghĩ 
 3. Thái độ: Tự giác làm bài
II .Chuẩn bị :
	1. Giáo viên: Đề bài. Đáp án ,biểu điểm
	2.Học sinh - Đồ dùng học tập và ôn tập các kiến thức đã học.
III Tiến trình dạy học:
 1.Ổn định tổ chức:1phút	
 2.Bài mới
 Phần I: Trắc nghiệm khách quan (3 điểm)
+ Hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước ý em cho là đúng trong các câu sau:
Câu 1: (0,25 điểm): Lượng hơi nước trong không khí tuy nhỏ nhưng là nguồn gốc sinh ra các hiện tượng khí tượng như mây, mưa, gió, bão. Hiện tượng này xảy ra ở:
A. Tầng đối lưu B. Tầng bình lưu 
C. Các tầng cao của khí quyển D. Cả 3 đều đúng 
Câu 2 (0,25 điểm): Nhiệt độ không khí thay đổi tuỳ theo yếu tố .:
 A. Vĩ độ B. Độ cao.
C. Vị trí gần hay xa biển D. Cả 3 đều đúng. 
Câu 3 (0,25 điểm): Than đá, dầu mỏ, khí đốt thuộc loại khoáng sản :
A. Kim loại đen B. Phi kim loại C. Năng lượng D.Kim loại màu
Câu 4 (0.25 điểm): Gió là sự chuyển động của không khí.
 A. Từ nơi khí áp cao đến nơi khí áp thấp B. Từ vùng vĩ độ thấp đến vùng vĩ độ cao. 
 C. Từ đất liền ra biển . D. Tất cả đều sai.
Câu 5 (0,25 điểm): Trên trái đất có những loại gió nào thường xuyên thổi.
A. Gió Tín Phong và gió Tây Ôn Đới. B. Gió lào và gió mùa đông bắc.
C. Gió Đông Cực và gió Tín Phong . D. Gió mùa Tây Nam và Đông Bắc.
Câu 6 (0,25 điểm): Dụng cụ đo lượng mưa là :
A. Ẩm kế B. Áp kế C. Vũ kế D. Nhiệt kế
+Điền vào chỗ chấm (...) những từ, cụm từ thích hợp cho nhận xét sau.
Câu 7(0,5 điểm): Không khí có chứa một lượng (a).............................không khí càng nóng, càng (b)........................không khí bão hoà hơi nước khi nó chứa một lượng hơi nước tối đa.
Câu 8 (1 điểm): + Nối các ý ở cột A với các ý ở cột B sao cho đúng:
( Các khối khí)
B ( Vị trí hình thành)
Nối A với B
1. Nóng
a.Ở vĩ độ cao
2 Lạnh
b. Ở vĩ độ thấp
3 Đại dương
c Trên đất liền
4 Lục địa
d Trên đại dương
đ. Cả đất liền và vĩ độ thấp 
Phần II: tự luận (7 điểm)
Câu 1: (3 điểm) Cho bảng số liệu: Nhiệt độ trung bình và lượng mưa 
Tháng
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Nhiệt độ trung bình(0C)
15,8
15,6
19,4
20,5
26,6
28,7
29,3
28,2
26,7
25,0
22,5
17,3
Lượng mưa(mm)
21,6
16,3
11,4
76,8
292,7
207,9
210,8
404,0
305,2
254,1
108,2
10
Nêu nhận xét về sự diễn biến của nhiệt độ trung bình và lượng mưa các tháng của địa phương theo gợi ý dưới đây:
a. Về nhiệt độ:
+ Nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là:…………………….0C( tháng ………………..)
+ Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là:…………………….. 0C( tháng ………………..)
+ Nhiệt độ trung bình năm là:………………………………………….(mm/năm).
b. Về lượng mưa:
+ Lượng mưa tháng thấp nhất là:………………….mm,vào tháng……………..
+ Lượng mưa tháng cao nhất là:………………….mm,vào tháng……………..
+ Lượng mưa trung bình năm là:………mm. Lượng mưa trung bình một tháng là:………..mm.
Câu 2: (3 điểm) Với vĩ độ 23023’ B – 80 34’B, Việt Nam thuộc đới khí hậu nào? Trình bày đặc điểm (vị trí,góc chiếu sáng, gió,lượng mưa trung bình) của đới khí hậu đó? 
Câu 3: (1 điểm) Tại sao phải sử dụng khoáng sản một cách hợp lý và tiết kiệm?
3. Thu bài và nhận xét thái độ làm bài của học sinh.
4. Dặn dò:
- Tìm hiểu các đặc điểm của sông và hồ.
TUẦN 30 
Tiết 30 BÀI 23: SÔNG VÀ HỒ
Ngày soạn: 
I Mục tiêu:
1. Kiến thức: HS hiểu được: khái niệm về sông, phụ lưu, chi lưu, hệ thống sông, lưu vực sông, lưu lượng, chế độ mưa.
	- HS nắm được khí hậu về hồ, nguyên nhân hình thành các loại hồ.
2. Kỹ năng: Khai thác kiến thức và liên hệ thực tế.
 3. Thái độ: Giúp các em hiểu biết thêm thực tế
II.Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Bản đồ sông ngòi Việt Nam 
2. Học sinh: Tìm hiểu đặc điểm của sông và hồ.
III. Tiến trình dạy học:	
	 1. Giáo viên nhận xét bài kiểm tra.
	2. Bài mới:
	- Giáo viên giới thiệu bài mới.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung ghi bảng
 *Hoạt động 1(20phút) Sông và lượng nước của sông:
GV: Bằng sự hiểu biết thực tế hãy mô tả lại những dòng sông mà em gặp? Quê em có dòng sông nào chảy qua?
- Sông là gì? (Là dòng chảy tự nhiên thường xuyên, tương đối ổn định trên bề mặt thực địa)
- Nguồn cung cấp nước cho sông? (Nguồn cung cấp nước cho sông: mưa, nước ngầm, băng tuyết tan.)
GV chỉ 1 số sông ở Việt Nam, đọc tên và xác định hệ thống sông điển hình để hình thành khái niệm lưu vực.
- Lưu vực sông là gì? (Diện tích đất đai cung cấp thường xuyên cho sông gọi là: Lưu vực sông.
Gv: Quan sát h.59 cho biết hệ thống sông?
 (Phụ lưu. Sông chính.Chi lưu.)
GV: Yêu cầu HS quan sát bảng số liệu (SGK) cho biết:
- Lưu lượng nước của sông? (Lượng nước chảy qua mặt cắt ngang lòng sông ở 1 địa điểm trong 1 giây (m3/s)
-Lưu lượng nước của sông phụ thuộc vào? (Lượng nước của một con sông phụ thuộc vào diện tích lưu vực và nguồn cung cấp nước.)
-Thế nào là tổng lượng nước trong mùa cạn 
tổng lượng nước trong mùa lũ của 1con sông ?(chế độ nước sông hay thuỷ chế là nhịp điệu thay đổi lưu lượng của 1 con sông trong 1 năm).
GV: Yêu cầu học sinh đọc (SGK) cho biết:
-Hồ là gì? (Là khoảng nước đọng tương đối sâu và rộng trong đất lion)
- Có mấy loại hồ? (Có 2 loại hồ: Hồ nước mặn. Hồ nước ngọt.)
.
- Hồ được hình thành như thế nào? Nguồn gốc hình thành khác nhau.
+ Hồ vết tích của các khúc sông (Hồ Tây)
+ Hồ miệng núi lửa (Plâycu)
- Hồ nhân tạo (Phục vụ thủy điện)
-Tác dụng của hồ?( Tác dụng của hồ: Điều hòa dòng chảy, tưới tiêu, giao thông, phát điện...
-Tạo các phong cảnh đẹp, khí hậu trong lành, phục vụ nhu cầu an dưỡng, nghỉ ngơi, du lịch.)
-Vì sao tuổi thọ của hồ không dài ?(Bị vùi lấp ....)
-Sự vùi lấp đầy của các hồ gây tác hại gì cho cuộc sống con người ? 
1. Sông và lượng nước của sông:
a) Sông:
- Là dòng chảy tự nhiên thường xuyên, tương đối ổn định trên bề mặt thực địa.
- Nguồn cung cấp nước cho sông: mưa, nước ngầm, băng tuyết tan.
- Lưu vực sông: diện tích đất đai cung cấp thường xuyên cho sông.
- Sông chính cùng với phụ lưu, chi lưu hợp thành hệ thống sông.
b) Lượng nước của sông:
- Lượng nước chảy qua mặt cắt ngang lòng sông ở 1 địa điểm trong 1 giây (m3/s)
- Lượng nước của một con sông phụ thuộc vào diện tích lưu vực và nguồn cung cấp nước.
- Thủy chế sông: Là nhịp điệu thay đổi lưu lượng của 1 con sông trong 1 năm.
- Đặc điểm của 1con sông thể hiện qua lưu lượng và chế độ chảy của nó 
2- Hồ:
- Là khoảng nước đọng tương đối sâu và rộng trong đất liền.
- Có 2 loại hồ: + Hồ nước mặn
 + Hồ nước ngọt.
- Nguồn gốc hình thành khác nhau.
+ Hồ vết tích của các khúc sông (Hồ Tây)
+ Hồ miệng núi lửa (Plâycu)
- Hồ nhân tạo (Phục vụ thủy điện)
- Tác dụng của hồ: Điều hòa dòng chảy, tưới 

File đính kèm:

  • docdia li 6 ki II chuan.doc
Giáo án liên quan