Giáo án Địa Lí 11 - Tiết 24, Bài 10: Cộng hòa nhân dân Trung Hoa - Năm học 2015-2016

Hoạt động 1: tìm hiểu đặc điểm về vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của TQ.

Hình thức: trao đổi nhóm đôi.

Thời gian: 16 phút.

Phương tiện: bản đồ hành chính thế giới, bản đồ tự nhiên và hành chính Trung Quốc.

B1: Gv giới thiệu khái quát về đất nước TQ: diện tích, thủ đô. (gv cung cấp cho hs số liệu diện tích của: LBN: khoảng 17,1 triệu km2, Canada: khoảng 9,97 triệu km2, HK: khoảng 9,63 triệu km2, TQ: 9,57 triệu km2, VN: 331.698 km²)

GV hướng dẫn HS nghiên cứu SGK và quan sát bản đồ thế giới hoặc bản đồ Châu Á giải quyết vấn đề sau:

-Xác định vị trí địa lí của Trung Quốc?

+ Hệ tọa độ địa lí?

+ Nằm ở khu vực nào của Châu Á?

+ Giáp với những quốc gia và vùng biển nào?

 

doc11 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 4040 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa Lí 11 - Tiết 24, Bài 10: Cộng hòa nhân dân Trung Hoa - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH BẾN TRE
TRƯỜNG: THPT NGUYỄN NGỌC THĂNG
LỚP: 11
TIẾT: 24
NGÀY SOẠN: 20/8/2015
NGÀY DẠY: 27/10/2015
GIÁO ÁN GIẢNG DẠY
Người soạn: tony nghĩa
Người dạy:tony nghĩa
Bài 10: CỘNG HÒA NHÂN DÂN TRUNG HOA
(TRUNG QUỐC)
Tiết 1: TỰ NHIÊN VÀ DÂN CƯ XÃ HỘI
MỤC TIÊU
Sau bài học này, HS có thể:
Về kiến thức.
Biết và hiểu được đặc điểm quan trọng của tự nhiên, dân cư Trung Quốc.
Biết được những thuận lợi và khó khăn do các đặc điểm tự nhiên và dân cư mang lại cho sự phát triển đất nước Trung Quốc.
Về kỹ năng.
Rèn luyện kỹ năng đọc bản đồ.
Phân tích bản đồ, biểu đồ và khai thác chúng để rút ra kiến thức (điều kiện tự nhiên, đặc điểm dân cư và xã hội của Trung Quốc).
Rèn luyện cho học sinh kỹ năng tư duy, kỹ năng giải quyết vấn đề trong quá trình học.
Thái độ - hành vi.
Xây dựng thái độ đúng đắn trong mối quan hệ Việt – Trung.
Rèn luyện ý thức bảo vệ môi trường và sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Năng lực cần phát triển.
Năng lực giải quyết vấn đề.
Năng lực phân tích và sử dụng bản đồ (bản đồ hành chính thế giới, tự nhiên và dân cư của Trung Quốc).
Năng lực hợp tác.
Năng lực tư duy.
Năng lực liên hệ thực tế.
Năng lực phân tích biểu đồ (dân số Trung Quốc giai đoạn 1949 – 2005, trang 88 SGK).
Năng lực so sánh.
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC.
Thuyết trình.
Học nhóm.
Giải quyết vấn đề.
Sử dụng các phương tiện trực quan (tranh, bản đồ,)
Đàm thoại – gợi mở
PHƯƠNG TIỆN.
Bản đồ hành chính thế giới, bản đồ tự nhiên, hành chính và dân cư Trung Quốc.
Một số tranh ảnh về đất nước Trung Quốc (núi, dân cư, công trình kiến trúc).
TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số.
Kiểm tra bài cũ.
Giới thiệu bài mới. (2 phút)
Cho học sinh xem các hình ảnh về tự nhiên (dãy núi Himalaya), dân cư và công trình kiến trúc (Vạn lí tường thành) của đất nước Trung Quốc, phân tích và vào bài: để tìm hiểu đất nước Trung Quốc có điều kiện tự nhiên như thế nào? Dân số Trung Quốc có đặc điểm gì? Các công trình kiến trúc của Trung Quốc có nét gì nổi bật? Thì bây giờ chúng ta sẽ tìm hiểu:
Bài 10: CỘNG HÒA NHÂN DÂN TRUNG HOA (Trung Quốc)
Tiết 1: TỰ NHIÊN, DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI
Nội dung.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS
NỘI DUNG CHÍNH
Hoạt động 1: tìm hiểu đặc điểm về vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của TQ.
Hình thức: trao đổi nhóm đôi.
Thời gian: 16 phút.
Phương tiện: bản đồ hành chính thế giới, bản đồ tự nhiên và hành chính Trung Quốc.
B1: Gv giới thiệu khái quát về đất nước TQ: diện tích, thủ đô. (gv cung cấp cho hs số liệu diện tích của: LBN: khoảng 17,1 triệu km2, Canada: khoảng 9,97 triệu km2, HK: khoảng 9,63 triệu km2, TQ: 9,57 triệu km2, VN: 331.698 km²)
GV hướng dẫn HS nghiên cứu SGK và quan sát bản đồ thế giới hoặc bản đồ Châu Á giải quyết vấn đề sau: 
-Xác định vị trí địa lí của Trung Quốc?
+ Hệ tọa độ địa lí?
+ Nằm ở khu vực nào của Châu Á?
+ Giáp với những quốc gia và vùng biển nào?
(giáp 14 quốc gia: Triều Tiên, Liên Bang Nga, Mông Cổ, Cadacxtan, Curoguxtan, Tatgikixtan, Apganixtan, Pakixtan, Ấn Độ, Nepan, Butan, Mianma, Lào, Việt Nam – vùng biển Thái Bình Dương).
(GV giới thiệu về các đơn vị hành chính của TQ:
+ 22 tỉnh;
+ 5 khu tự trị: Nội Mông, Duy Ngô Nhĩ Tân Cương, Hồi Ninh Hạ, Choong Quảng Tây, Tây Tạng;
+ 4 thành phố trực thuộc TW: Bắc Kinh, Thiên Tân, Trùng Khánh, Thượng Hải;
+ 2 đặc khu hành chính: Hongkong, Macao; đảo Đài Loan).
- Nhận xét vị trí địa lí có ảnh hưởng như thế nào đến tự nhiên và phát triển kinh tế của cũng như an ninh quốc phòng của Trung Quốc?
B2: HS dự vào bản đồ và trình bày (kêu 1 HS lên chỉ bản đồ và nhận xét)
B3: GV nhận xét và chuẩn kiến thức.
Hoạt động 2: Tìm hiểu điều kiện tự nhiên của TQ.
Hình thức: trao đổi nhóm lớn.
Thời gian: 15 phút.
Phương tiện: bản đồ tự nhiên Trung Quốc, phiếu học tâp.
B1: GV yêu cầu hs trả lời các câu hỏi: vị tí địa lí, quy mô lãnh thổ có ảnh hưởng ntn tới địa hình và khí hậu của TQ.
Gv hướng dẫn hs cách xác định kinh tuyến 1050Đ, yêu cầu hs dùng bút chì kẻ đường kinh tuyến 1050Đ vào lược đồ hình 10.1 trong SGK.
B2: GV chia lớp thành 4 nhóm, giao nhiệm vụ cho từng nhóm tìm hiểu các đặc điểm tự nhiên và những thuận lợi, khó khăn ở các miền tự nhiên và điền vào phiếu học tập: 3 phút
-Nhóm 1: Phân tích và so sánh đặc điểm địa hình, đất giữa miền Đông và miền Tây. (yêu cầu HS xác định một số dãy núi, cao nguyên, bồn địa, hoang mạc, đồng bằng trên bản đồ)
- Nhóm 2: Phân tích và so sánh đặc điểm khí hậu giữa m.đông và m.tây. (yêu cầu HS giải thích sự khác nhau về khí hậu giữa 2 miền và nguyên nhân hình thành nên đặc điểm khí hậu đó)
- Nhóm 3: Phân tích và so sánh đặc điểm sông ngòi giữa miền Đông và miền Tây. (yêu cầu HS xác định một số con sông lớn, nơi bắt nguồn và nơi đổ ra của nó trên bản đồ)
- Nhóm 4: Phân tích và so sánh đặc điểm TNTN giữa miền Đông và miền Tây. (yêu cầu HS xác định các loại khoáng sản và phạm vi phân bố của chúng trên bản đồ)
->Từ những điều kiện tự nhiên của TQ, hãy phân tích những thuận lợi và khó khăn của miền Đông và miền Tây TQ.
B3: Các nhóm thảo luận và ghi thông tin vào phiếu học tập, sau đó 4 nhóm lên bảng trình bày (thực hành chỉ trên bản đồ).
B4: GV nhận xét, phân tích thêm những thuận lợi, khó khăn và kết luận.
Hoạt động 3: Tìm hiểu những đặc điểm về dân cư và xã hội của TQ.
Hình thức: trao đổi nhóm đôi.
Thời gian: 10 phút.
Phương tiện: bản đồ dân cư Trung Quốc.
B1: GV hướng dẫn HS nghiên cứu SGK và hình 10.3, 10.4 để trả lời các câu hỏi:
-Trình bày những đặc điểm nổi bật về dân cư của TQ. 
-Vì sao dân số TQ đông nhưng tỷ lệ gia tăng dân số lại thấp?(do TQ thực hiện chính sách dân số triệt để, mỗi gia đình chỉ sinh 1 con -> tình trạng mất cân bằng giới tính nghiêm trọng 118 nam/100 nữ, thiếu lao động việc làm,)
- Nhận xét và giải thích sự phân bố dân cư TQ.
+Miền Đông: Dân cư tập trung chủ yếu-> miền Đông đất đai màu mở, đồng bằng rộng lớn, nhiều thành phố lớn, khí hậu ít khắc nghiệt
+Miền Tây: thưa thớt miền Tây nhiều núi cao, địa hình hiểm trở, khó lưu thông, đi lại, khí hậu khắc nghiệt
-Nêu những thuận lợi và khó khăn do dân cư mang lại. Từ đó đưa ra một số biện pháp khắc phục của TQ.
B2: Một HS trình bày, các hs khác nhận xét và bổ sung.
B3: GV nhận xét và kết luận.
Gv chỉ rõ cho hs thấy đường màu đậm kéo dài từ đông sang tây trên bản đồ, đây là 1 dấu tích của sự phân bố dân cư theo tuyến dường tơ lụa ngày xưa và ngày nay là tuyến đường sắt Đông - Tây của TQ.
B4: GV yêu cầu HS đọc mục III.2 SGK kết hợp với những hiểu biết của mình hãy chứng minh TQ có nền văn minh lâu đời và nên giáo dục phát triển. (cho HS về nhà tìm hiểu, sưu tập tài liệu, hình ảnh, thông tin và cáo báo nhỏ vào tiết học sau)
Bài 10: CỘNG HÒA NHÂN DÂN TRUNG HOA (TRUNG QUỐC)
Tiết 1: TỰ NHIÊN, DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI
VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ LÃNH THỔ 
-Diện tích: 9,5 triệu km2, lớn đứng thứ 4 TG.
-Lãnh thổ kéo dài gần 33 vĩ độ, 62 kinh độ.
-Nằm ở Trung và Đông Á.
-Giáp với 14 quốc gia và TBD.
-Đơn vị hành chính phức tạp.
Ý nghĩa:
-Cảnh quan thiên nhiên đa dạng.
-Dễ dàng mở rộng quan hệ với các nước trong khu vực và trên thế giới bằng đường bộ và đường biển.
Khó khăn: quản lý đất nước, thiên tai, quản lí quốc phòng
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
-Thiên nhiên đa dạng có sự phân hóa rõ rệt giữa miền Tây và miền Đông TQ ở kinh tuyến 1050Đ.
ĐK
TN
Miền tây
Miền đông 
Địa
hình
-Gồm nhiều dãy núi cao, các cao nguyên đồ sộ, bồn địa và hoang mạc.
-Đất đai kém màu mỡ.
-Vùng núi thấp và các đồng bằng rộng lớn.
-Đất đai màu mỡ.
Khí
hậu
-Khí hậu ôn đới lục địa khắc nghiệt, ít mưa.
-Phía Bắc khí hậu ôn đới gió mùa.
- Phía Nam khí hậu cận nhiệt đới gió mùa.
Sông
ngòi
-Là nơi bắt nguồn của nhiều hệ thống sông lớn.
-Trung lưu, hạ lưu của nhiều sông lớn.
TN
TN
-Khoáng sản: than, sắt, dầu mỏ, thiếc, đồng,
-Rừng, nhiều đồng cỏ.
-Khoáng sản: khí tự nhiên, dầu mỏ, than đá, sắt, mangan, thiếc
Đánh giá
TL
Có giá trị thủy điện lớn, nhiều loại khoáng sản, chăn nuôi, lâm nghiệp.
Phát triển nhiều ngành công nghiệp, nông nghiệp, GTVT và cư trú.
KK
GTVT, khai thác tài nguyên, thiếu nước, cư trú.
Nhiều bão, lũ lụt.
DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI.
Dân cư:
Đặc điểm dân cư:
- Dân số: 1.303,7 triệu người (2005)
 1.361 triệu người (2013)
- Dân số đông nhất thế giới (chiếm 1/5 dân số thế giới).
- Tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên giảm: 0,6% (năm 2005), 0,49% (năm 2013).
-Trên 50 dân tộc khác nhau, chủ yếu là người Hán.
Phân bố dân cư:
-Dân cư phân bố không điều:
+ Tập trung đông ở miền Đông, miền Tây thưa thớt.
+ 63% dân số sống ở nông thôn, dân thành thị chiếm 37% (2005); 51,27% dân thành thị (2012).
Thuận lợi: nguồn lao động dồi dào, giá công nhân rẻ, thị trường tiêu thụ rộng lớn.
Khó khăn: gánh nặng cho kinh tế, thất nghiệp, chất lượng cuộc sống chưa cao, ô nhiễm môi trường.
Giải pháp: vận động nhân dân thực hiện chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình, hợp tác lao động.
Xã hội ( bài tập về nhà)
-TQ là một quốc gia có nên văn minh lâu đời:
+ Công trình kiến trúc nổi tiếng: cung điện, lâu đài, đền chùa,..
+ Phát minh quý giá: lụa, chữ viết, giấy, la bàn,
=> Phát triển kinh tế - xã hội (đặc biệt là du lịch).
-Giáo dục: tỉ lệ người biết chữ từ 15 tuổi trở lên gần 90% (2005), đội ngũ có chất lượng cao.
CỦNG CỐ BÀI . (1 phút)
Câu 1: TQ nằm ở châu lục nào và vị trí của nó? 
Châu Á, Trung và Đông Á.
Câu 2: TQ có những kiểu khí hậu điển hình nào?
Ôn đới gió mùa và cận nhiệt gió mùa.
Câu 3: Để phân chia 2 miền tây và miền đông của TQ người ta đã sử dụng đường kinh tuyến nào?
1050Đ
Câu 4: Để hạn chế sự gia tăng dân số, giảm sức ép về dân số TQ đã thực hiện chính sách dân số nào?
Thực hiện chính sách dân số triệt để, mỗi gia đình chỉ sinh 1 con.
HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP. (1 phút)
Hoàn thành bộ sưu tập mục III.2. Xã hội.
Trả lời các câu hỏi bài tập trong sách giáo khoa.
Đọc và tìm hiểu trước Tiết 2: Kinh tế, và trả lời các câu hỏi.
PHỤ LỤC.
Khu tự trị: là khu hành chính nhỏ trong một quốc gia mà có dân sắc tộc chiếm đa số, vì vậy để không gây sự bất mãn với người dân đa số (thống trị toàn quốc), khu vực này được hưởng nhiều quyền lợi chính trị, kinh tế và văn hóa để phù hợp với đặc tính giêng biệt của dân thiểu số địa phương ->tự quản lí công việc nội bộ của mình và có chính quyền riêng.
Đặc khu hành chính: là một vùng đất có thể vẫn còn đang nằm trong vòng tranh chấp hoặc nằm gọn trong một quốc gia nào đó nhưng có sự phát triển vượt bậc về kinh tế.
Con đường tơ lụa: bắt đầu từ TQ (Phúc Châu, Hàng Châu, Bắc Kinh) qua nhiều nước Tây Á đến vùng xung quanh Địa Trung Hải, đến tận Châu Âu. Chiều dài khoảng 4000 dặm (6.437 km).
RÚT KINH NGHIỆM.
Về kiến thức:
 Khai thác và truyền đạt hết các kiến thức cần thiết cho học sinh: vị trí địa lí, lãnh thổ, các đặc điểm tự nhiên và so sánh sự khác nhau về tự nhiên của 2 miền Tây và miền Đông, đặc điểm về dân số, sự phân bố dân cư và nguyên nhân của phân bố dân cư của TQ;
 Bổ sung thêm cho học sinh hiểu về các thuật ngữ khó có trong bài: khu tự trị, đặc khu hành chính, con đường tơ lụa, cập nhật các số liệu mới cho bài giảng;
 Còn khai thác quá sâu và hơi dài về vấn đề lãnh thổ tự nhiên -> cần rút ngắn và dạy nhanh hơn phần I.
Về nội dung:
 Nội dung khá đầy đủ với nội dung bài học;
 Cần rút ngắn lại nội dung lưu bảng;
 Không cần phân tích quá nhiều về vấn đề chính trị nhạy cảm (khu tự trị Việt Bắc);
Về phương pháp:
Phương pháp dạy học chưa được đảm bảo: cách phân nhóm, giao nhiệm vụ cho nhóm, chẩn bị bảng phụ chưa hiệu quả;
Cách truyền đạt kiến thức khá tốt;
Về hình thức:
Khá bình tĩnh, không bị run khi đứng lớp;
Có chuẩn bị khá tốt và đầy đủ các phương tiện dạy học: hình ảnh giới thiệu về TQ, các bản đồ: bản đồ hành chính TG, bản đồ tự nhiên, hành chính, dân cư của TQ;
Trình bày bảng chưa đẹp: chữa viết chưa đẹp, còn lưu quá nhiều nội dung trên bảng;
Đi lại cần nhẹ nhàng hơn;
Cần thu hút học sinh hơn bằng những câu nói, câu hỏi tư duy;
Rèn luyện giọng nói lớn hơn, rõ hơn;
Cảm ơn cô và các bạn đã có những đóng góp nhận xét về bài giảng của em, giúp em nhận ra những khuyết điểm của bản thân trong quá trình thực hành giảng dạy trên lớp. Tuy chỉ 45 phút thực hành nhưng thật sự giúp em trãi nghiệm rất nhiều và rèn luyện phương thức, kĩ năng sư phạm, trao đổi với học sinh của mình khi đứng lớp. Tuy đã hoàn thành khá tốt về bài học, truyền đạt khá đầy đủ các kiên thức của nội dung bài nhưng bên cạnh đó em cũng còn rất nhiều thiếu sót: giọng nói nhỏ, chưa có điểm nhấn giọng, cách đặc câu hỏi, cháy giáo án quá nhiều, phân nhóm chưa phù hợp, cách diễn giảng chưa logic, uyển chuyển, nhưng em sẽ cố gắn hoàn thiện thêm và khác phục các khuyết điểm của bản thân để việc giảng dạy được tốt hơn, hoàn thiện hơn cho bản thân.

File đính kèm:

  • docBai_10_Cong_hoa_nhan_dan_Trung_Hoa_Trung_Quoc.doc