Giáo án Địa lí 11 – chương trình chuẩn

BÀI 9: NHẬT BẢN (tiếp theo)

Tiết 3.THỰC HÀNH

TÌM HIỂU VỀ HOẠT ĐỘNG KINH TẾ ĐỐI NGOẠI CỦA NHẬT BẢN

Ngày soạn: 13/11/2009

Tiết: 26

 I. MỤC TIÊU

 Sau bài học, HS cần đạt được:

 1. Kiến thức

 - HS hiểu và trình bày được đặc điểm của các hoạt động kinh tế đối ngoại của Nhật Bản: tình hình xuất nhập khẩu, đầu tư trực tiếp nước ngoài. Tác động của chúng đến sự phát triển kinh tế.

 2. Kỹ năng

 - Rèn luyện kĩ năng vẽ biểu đồ, Kỹ năng phân tích, xử lý số liệu.

 - Nhận xét và phân tích hoạt độg xuất nhập khẩu và đầu tư trực tiếp nứơc ngoài thông qua các bảng số liệu, bảng thông tin.

 

doc15 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 18838 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lí 11 – chương trình chuẩn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh họa
 2. Phương tiện
 - Bản đồ tự nhiên Nhật Bản.
 - Các hình ảnh về đất nước, con người và hoạt động kinh tế ở Nhật Bản.
 - Máy chiếu PowerPoint
 III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
 1. Ổn định lớp 
 2. Kiểm tra bài cũ (không) 
 3. Bài mới
 Nhật Bản, một quốc gia quần đảo không giàu tài nguyên như Hoa Kỳ, Liên Bang Nga hay các nước EU như các em đã được học. Nhưng từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản đã nhanh chóng khôi phục và phát triển kinh tế trở thành một trong những cường quốc hàng đầu về kinh tế trên thế giới. Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu đặc điểm tự nhiên của Nhật Bản, những thuận lợi và khó khăn của chúng đối với phát triển kinh tế? Đặc điểm và những ảnh hưởng của dân cư Nhật Bản đối với phát triển kinh tế như thế nào? Và tình hình phát triển kinh tế Nhật Bản từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung chính
*HĐ1: Cả lớp
- B1: GV yêu cầu HS quan sát bản đồ Địa lí tự nhiên Nhật Bản, kết hợp với hình 9.2 và nội dung SGK lần lượt nêu các câu hỏi:
+ Nêu đặc điểm nổi bật về vị trí địa lí và lãnh thổ Nhật Bản? Đặc điểm đó ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển kinh tế?
+ Nêu đặc điểm chủ yếu của địa hình, sông ngòi, bờ biển và các dòng biển quanh Nhật Bản? Qua đó nhận xét những tác động của chúng đến sự phát triển kinh tế Nhật Bản?
- B2: Lần lượt các HS trả lời, các em khác theo dõi bổ sung.
- B3: GV nhận xét các ý đúng, chuẩn kiến thức.
+ Là một quần đảo trong Thái Bình Dương, Nằm phía Đông Bắc lục địa Châu Á, kéo dài từ Bắc xuống Nam theo hướng vòng cung với 4 đảo lớn: Hokkaido, Honshu, Kyushu, Shikoku.
ðThuận lợi cho mở rộng quan hệ bằng đường biển. Thiên nhiên phân hoá đa dạng.
+ Địa hình chủ yếu là đồi núi; tạo nhiều cảnh quan đẹp Tuy nhiên khó khăn cho khai thác lãnh thổ, đất nông nghiệp chỉ chiếm 10% lãnh thổ.
+ Sông ngắn, dốc, trữ năng thuỷ điện lớn.
+ Bờ biển bị cắt xẻ mạnh tạo ra nhiều vũng vịnh để xây dựng các hải cảng.
+ Có các dòng biển nóng – lạnh chảy hai bên bờ, tạo nên nhiều ngư trường lớn.
ÄGV nêu thêm câu hỏi: Tại sao sông ngòi của Nhật Bản lại có trữ năng thuỷ điện lớn?
*HĐ2: Cá nhân
- B1: GV yêu cầu HS lên dựa và kiến thức đã học kết hợp với những hiểu biết của bản thân, lên xác định trên bản đồ các hướng gió thổi theo mùa, nêu đặc điểm nổi bật của khí hậu Nhật Bản?
- B2: Đại diện HS lên trả lời, các HS khác bổ sung.
- B3: GV nhận xét và chuẩn kiến thức.
+ Nằm trong khu vực gió mùa, khí hậu thay đổi từ Bắc xuống Nam; khả năng để phát triển nhiều nông sản.
ÄGV nêu thêm câu hỏi: Từ những đặc điểm trên, kết hợp với những hiểu biết của bản thân em hãy cho biết Nhật Bản đang gặp những khó khăn gì trong phát triển kinh tế?
+ Thiếu tài nguyên thiên nhiên.
+ Thiên tai: động đất, núi lửa
*HĐ3: Cặp/nhóm
- B1: GV yêu cầu HS làm việc theo từng cặp, phân tích bảng 9.1, kết hợp với mục II SGK, hãy rút ra nhận xét về xu hướng biến động của cơ cấu dân số Nhật Bản? Nêu tác động của xu hướng đó đến phát triển kinh tế - xã hội?
- B2: đại diện một nhóm lên trình bày, các nhóm khác theo dõi bổ sung.
- B3: GV nhận xét ý đúng của mỗi nhóm và chuẩn kiến thức.
+ Nhóm tuổi dưới và trong độ tuổi lao động có xu hướng giảm.
+ Tỉ lệ người già có xu hướng ngày càng tăng.
+ Quy mô dân số ngày càng giảm.
*HĐ4: Cả lớp
- B1: GV yêu cầu HS dựa vào mục II SGK hãy nêu đặc điểm của dân cư Nhật Bản?
- B2: Một HS trả lời, các HS khác bổ sung.
- B3: GV nhận xét và chuẩn kiến thức.
+ Nhật Bản là nước đông dân, dân cư phân bố không đều.
+ Tốc độ tăng dân số hàng năm giảm dần.
+ Tỉ lệ người già trong dân cư ngày càng cao.
+ Lao động cần cù, tính kỷ luật cao.
Ä GV giới thiệu thêm: 90% dân số tập trung ở các đồng bằng ven biển; quá trình đô thị hoá nhanh, năm 2004 tỉ lệ dân thành thị là 79%, Nhật Bản có tới 10 thành phố trên 1 triệu dân.
Ä GV nêu câu hỏi: Các đặc điểm trên của dân cư lao động có tác động như thế nào đến nền kinh tế Nhật Bản?
*HĐ5: Cặp/nhóm
- B1: GV yêu cầu HS làm việc theo từng cặp, phân tích bảng 9.2 SGK, nhận xét về tốc độ tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản giai đoạn 1950 – 1973.
- B2: Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- B3: GV nhận xét và chuẩn kiến thức
+ Nhanh chóng khôi phục nền kinh tế
+ Tốc độ tăng trưởng cao
Giai đoạn này được gọi là bước nhảy vọt thần kỳ
Ä GV nêu câu hỏi: 
- Tại sao từ một nền kinh tế suy sụp nghiêm trọng sau chiến tranh, từ 1950 đến 1973 Nhật Bản đã có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao như vậy?
- Thế nào là cơ cấu kinh tế hai tầng?
*HĐ6: Cặp/nhóm
- B1: GV yêu cầu HS làm việc theo từng cặp, phân tích bảng 9.3 SGK, nhận xét về tốc độ tăng GDP của Nhật Bản giai đoạn 1990 – 2005.
- B2: Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- B3: GV nhận xét và chuẩn kiến thức
Ä GV có thể nêu thêm câu hỏi: Tại sao gọi nền kinh tế Nhật Bản thời kỳ 1986 – 1990 là nền “kinh tế bong bóng”.
I.ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
1. Vị trí địa lí
- Nằm phía Đông lục địa Châu Á.
- Kéo dài từ Bắc xuống Nam theo hướng vòng cung với 4 đảo lớn: Hokkaido, Honshu, Shikoku, Kyushu và hàng nghìn đảo nhỏ
è Thuận lợi cho mở rộng giao lưu bằng đường biển. Phát triển các ngành kinh tế biển.
2. Đặc điểm tự nhiên
- Địa hình: chủ yếu là đồi núi, đồng bằng ven biển nhỏ hẹp, bờ biển nhiều vũng vịnh. 
- Sông ngòi: sông ngắn, dốc, trữ năng thuỷ điện lớn.
- Có các dòng biển nóng, lạnh chảy hai bên bờ; tạo nên nhiều ngư trường lớn.
- Khí hậu: Nằm trong khu vực gió mùa, khí hậu thay đổi từ Bắc xuống Nam. Phía Bắc khí hậu ôn đới, phía Nam khí hậu cận nhiệt.
- Nghèo khoáng sản, chủ yếu là than đá, đồng, sắt nhưng trữ lượng nhỏ.
è Thuận lợi: Có nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp để phát triển du lịch, trữ năng thuỷ điện lớn, các dòng biển gặp nhau tạo ra các ngư trường lớn, khí hậu phân hoá có thể phát triển nhiều loại nông sản.
è Khó khăn: Nhật Bản thiếu nhiều loại khoáng sản quan trọng, thiếu đất nông nghiệp, thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai như động đất, núi lửa, bão.
II. DÂN CƯ
- Nhật Bản là nước đông dân, dân cư phân bố chủ yếu ở các TP lớn ven biển.
- Tốc độ gia tăng dân số thấp và đang giảm dần.
- Tỉ lệ người già trong dân cư ngày càng cao.
- Lao động cần cù, tính kỉ luật cao. Coi trọng đầu tư cho giáo dục.
è Có đội ngũ lao động lành nghề, trình độ cao, góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển, tăng khả năng cạnh tranh trên thế giới.
 Tuy nhiên, khó khăn là chi phí cho phúc lợi xã hội cao, thiếu nguồn lao động trẻ trong tương lai
III. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ
1. Tình hình kinh tế từ 1950 đến 1973.
a. Đặc điểm:
- Nền kinh tế nhanh chóng được khôi phục.
- Tốc độ tăng trưởng cao.
b. Nguyên nhân:
- Chú trọng đầu tư HĐH công nghệ, tăng vốn, áp dụng kỹ thuật mới.
- Tập trung cao độ phát triển các ngành then chốt, có trọng điểm theo từng giai đoạn.
- Duy trì cơ cấu kinh tế hai tầng.
2. Tình hình kinh tế từ sau năm 1973
- Từ 1973 đến 1980, tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm do khủng hoảng dầu mỏ.
- Từ 1986 đến 1990 tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 5,3% do có sự điều chỉnh chiến lược kinh tế hợp lí.
- Từ sau 1991 tốc độ tăng chậm lại.
è Sau năm 1973 mặc dù có những bước thăng trầm nhưng về cơ bản Nhật Bản vẫn là cường quốc kinh tế, KHKT, tài chính thứ 2 thế giới sau Hoa Kỳ.
BÀI 9: NHẬT BẢN (tiếp theo)
Tiết 2: CÁC NGÀNH KINH TẾ VÀ CÁC VÙNG KINH TẾ
Ngày soạn: 12/11/2009
Tiết: 22
 I. MỤC TIÊU
 Sau bài học, HS cần đạt được:
 1. Kiến thức
 - Trình bày và giải thích được sự phát triển và phân bố của ngành kinh tế chủ chốt của Nhật Bản.
 - Trình bày và giải thích được sự phân bố một số ngành sản xuất tại các vùng kinh tế phát triển của Nhật Bản.
 - Ghi nhớ một số địa danh.
 2. Kỹ năng
 - Rèn luyện kỹ năng sử dụng bản đồ và cá lược đồ để nhận xét và trình bày về sự phân bố của một số ngành kinh tế.
 - Phân tích và các nhận xét các bảng số liệu.
 3. Thái độ
 HS Nhận thức được con đường phát triển kinh tế thích hợp của Nhật Bản, từ đó liên hệ để thấy được sự đổi mới, phát triển kinh tế hợp lý của nước ta hiện nay.
 II. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
 1. Phương pháp
 Đàm thoại gợi mở, thảo luận nhóm kết hợp những giải thích, minh họa.
 2. Phương tiện
 - Bản đồ kinh tế chung Nhật Bản.
 - Một số hình ảnh về các hoạt động kinh tế của Nhật Bản.
 - Phiếu học tập.
 III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
 1. Ổn định lớp
 2. Kiểm tra bài cũ
 Câu hỏi: Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của Nhật Bản có những thuận lợi và khó khăn gì cho phát triển kinh tế?
 3. Bài mới
 Nhật bản là đất nước nghèo tài nguyên, thiên nhiên khắc nghiệt, đất nước bị tàn phá sau chiến tranh. Song nhờ có những chiến lược phát triển kinh tế phù hợp ở từng giai đoạn, nền kinh tế Nhật Bản đã đạt được những thành tựu to lớn. Những thành tựu này được thể hiện rõ qua các ngành kinh tế chủ chốt và các vùng kinh tế phát triển của Nhật Bản. Đó cũng chính là nội dung của bài học hôm nay.
Hoạt động của Giáo viên và học sinh
Nội dung chính
Ä Hoạt động 1: Tìm hiểu về ngành công nghiệp 
* HS làm việc cả lớp/ theo cặp
- B1: GV yêu cầu HS dựa vào mục 1 SGK, quan sát bản đồ kinh tế chung Nhật Bản hoặc hình 9.5, hãy nhận xét và giải thích đặc điểm phân bố công nghiệp của Nhật Bản?
- B2: Một HS lên bảng trả lời kết hợp với xác định trên bản đồ sự phân bố của các ngành, các trung tâm công nghiệp quan trong của Nhật Bản. Các HS khác theo dõi bổ sung.
- B3: GV nhận xét và chuẩn kiến thức.
- B4: GV mở rộng và liên hệ thực tế:
+ Ngành CN đóng góp 40% GDP của Nhật Bản, chiếm 17% giá trị sản lượng CN toàn thế giới.
 F Dựa vào bảng 9.4 và hiểu biết của bản thân, em hãy nêu và giải thích xu hướng phát triển của ngành CN Nhật Bản hiện nay?
+ Xu hướng: tăng tỉ trọng của các ngành công nghệ cao, CN chế biến, giảm tỉ trọng của các ngành truyền thống.
+ Nguyên nhân: Ngành truyền thống có nhiều hạn chế: Cần nhiều lao động, nhiều nguyên liệu, ô nhiễm môi trường, công nghệ lỗi thời. Trong khi phát triển các ngành công nghệ cao nhằm phát huy thế mạnh về con người, công nghệ, ít gây ô nhiễm môi trường.
+ Liên hệ chính sách phát triển CN của Việt Nam: Phát triển những ngành trọng điểm dựa trên lợi thế về tài nguyên và lao động
F Giải thích tại sao Nhật có khả năng phát triển cả những ngành không có lợi thế về tài nguyên?
Chuyển ý: Bên cạnh công nghiệp thì ngành dịch vụ cũng có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với nền kinh tế Nhật Bản. Vậy vai trò và tình hình phát triển của ngành dịch vụ như thế nào trong nền kinh tế Nhật Bản? Chúng ta sẽ tìm hiểu ở mục I.2 sau đây
Ä Hoạt động 2: Tìm hiểu ngành dịch vụ
- HS làm việc cả lớp
- B1: GV yêu cầu HS dựa vào mục I.2 SGK hãy nêu những nét nổi bật về ngành dịch vụ của Nhật Bản?
- B2: HS suy nghĩ trả lời, các HS khác bổ sung.
- B3: GV nhận xét và chuẩn kiến thức.
- B4: GV mở rộng và liên hệ thực tế:
+ Xuất khẩu trở thành động lực của sự tăng trưởng kinh tế Nhật Bản. Trước đây, Nhật Bản đứng thứ 3 thế giới về thương mại nhưng gần đây đã bị Trung Quốc vượt lên.
+ Vì sao giao thông vận tải biển có vị trí không thể thiếu được đối với Nhật Bản? Nhật Bản là nước quần đảo, giao thông nội địa khó khăn, thương mại là ngành sống còn của Nhật Bản
+ Hãy kể tên các bạn hàng của Nhật Bản? Quan hệ thương mại Việt Nam - Nhật Bản?
+ Nhật Bản mua các xí nghiệp đang gặp khó khăn ở các nước đang PT, mua các phát minh KHKT trên thế giới, mua bất động sản ở Hoa Kỳ và các khách sạn ở châu Âu. Thiết lập ngân hàng cho vay nặng lãi ở nước ngoài, trở thành chủ nợ lớn nhất thế giới.
Ä Hoạt động 3: Tìm hiểu ngành nông nghiệp
- HS làm việc theo cặp
- B1: GV yêu cầu HS dựa vào SGK và hiểu biết của bản thân trả lời câu hỏi: 
+ Hãy nêu những thuận lợi, khó khăn của điều kiện tự nhiên và KTXH cho phát triển nông nghiệp của Nhật Bản?
+ Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp ở Nhật Bản? Tại sao nông nghiệp chỉ chiếm vai trò thứ yếu trong kinh tế Nhật Bản?
- B2: Đại diện HS trả lời, cacHS khác theo dõi và bổ sung.
- B3: GV nhận xét và chuẩn kiến thức.
+ Nông nghiệp chỉ giữ vai trò thứ yếu do diện tích đất nông nghiệp quá ít, đây cũng là đặc điểm chung ở các nước phát triển.
+ Vì sao Nhật Bản phải tiến hành thâm canh trong nông nghiêp? Do diện tích đât nông nghiệp ít, đang bị thu hẹp do quá trình đô thị hoá. Bên cạnh đó Nhật Bản có KHKT phát triển là điều kiện để hiện đại hoá trong sản xuất. 
 Nông nghiệp thâm canh theo chiều sâu (ứng dụng tiến bộ KHKT và công nghệ hiện đại để tăng năng suất cây trồng, vật nuôi, tăng chất lượng sản phẩm) là đặc điểm chủ yếu của nông nghiệp Nhật Bản à giá thành nông sản caoà chính phủ đưa ra chính sách “trợ giá nông sản”.
+ Tại sao đánh bắt hải sản là ngành kinh tế quan trọng của Nhật Bản? Có nhiều ngư trường lớn, sản lượng đánh bắt cao, giá trị kinh tế lớn.
ÄHoạt động 4: Tìm hiểu 4 vùng kinh tế 
- HS làm việc cá nhân/ cả lớp.
- B1: GV yêu cầu HS dựa vào bản đồ kinh tế chung Nhật Bản và mục II SGK hãy:
+ Xác định vị trí 4 đảo lớn của Nhật Bản, các trung tâm CN lớn và các ngành CN trên mỗi đảo?
+ Trình bày đặc điểm nổi bật của mỗi vùng kinh tế?
- B2: Đại diện HS lên bảng chỉ bản đồ để trả lời, các HS khác theo dõi bổ sung.
- B3: GV nhận xét và chuẩn kiến thức.
I. Các ngành kinh tế
1. Công nghiệp
- Giá trị sản lượng công nghiệp đứng thứ 2 thế giới sau Hoa Kỳ.
- Các ngành trọng điểm: sản xuất máy công nghiệp, thiết bị điện tử, người máy, tàu biển...
- Cơ cấu ngành: đa dạng, đặc biệt là các ngành có trình độ khoa học kỹ thuật cao.
- Phân bố:
+ Mức độ tập trung cao, nhiều nhất trên đảo Hôn-su.
+ Các trung tâm công nghiệp phân bố chủ yếu ở ven biển, đặc biệt ở bờ Đông lãnh thổ.
2. Dịch vụ
- DV chiếm 68% GDP (năm 2004).
- Thương mại đứng thứ 4 thế giới, là động lực của sự tăng trưởng kinh tế Nhật Bản.
+ Xuất khẩu: Chủ yếu các sản phẩm công nghiệp (ô tô, tàu biển, Rô bốt...).
+ Nhập khẩu: nguyên, nhiên liệu, sản phẩm nông nghiệp.
+ Thị trường rộng lớn, các bạn hàng chính là Hoa Kỳ, Trung Quốc, EU, các nước Đông Á,
- Giao thông vận tải biển đứng thứ 3 thế giới.
- Đứng đầu thế giới về tài chính, ngân hàng. Đầu tư ra nước ngoài ngày càng phát triển.
3. Nông nghiệp
a. Điều kiện phát triển
- Thuận lợi:
+ Đất đai màu mỡ, khí hậu đa dạng, nhiều ngư tường lớn.
+ KHKT phát triển giúp hiện đại hoá trong nông nghiêp, lao động trình độ cao, nhu cầu thị trường lớn.
- Khó khăn: Thiếu đât canh tác, đang có xu hướng bị thu hẹp lại.
b. Tình hình phát triển
- Nông nghiệp đóng vai trò thứ yếu trong nền kinh tế (1% GDP).
- Cơ cấu: trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản với sản phẩm đa dạng. Trong đó ngành đánh bắt hải sản đóng vai trò quan trọng.
- Nền nông nghiệp hiện đại, thâm canh cao: ứng dụng tiến bộ KHKT vào sản xuât, nâng cao chất lượng sản phẩm.
II. Bốn vùng kinh tế gắn với bốn đảo lớn
- Hôn-su
- Kiu-xiu
- Xi-cô-cư
- Hôc-cai-đô
 IV. Củng cố
 Khoanh tròn vào đáp án đúng:
 Câu 1: Các trung tâm công nghiệp của Nhật Bản tập trung chủ yếu:
	a. Ven biển phía Đông	b. Ven biển phía Tây
	c. Đảo Hôc-cai-đô	d. Đảo Kiu-xiutriển
 Câu 2: Năm 2004, khu vực kinh tế đóng góp 68% GDP của Nhật Bản là:
	a. Nông, lâm, ngư	b. Công nghiệp – xây dựng
	c. Dịch vụ	
 Câu 3: Nền nông nghiệp Nhật Bản chỉ đóng vai trò thứ yếu trong kinh tế là do:
 a. Diện tích đất đồng bằng ít, chủ yếu là đồi núi dốc.
 b. Nông nghiệp phát triển theo hình thức quảng canh nên năng suất, chất lượng thấp.
 c. Thường xuyên bị động đất nên không trồng trọt, chăn nuôi được.
 d. Nhà nước không quan tâm phát triển nông nghiệp.
 câu 4: Hai ngành có ý nghĩa to lớn trong khu vực dịch vụ của Nhật Bản là:
	a. Thương mại và du lịch	b. Thương mại và tài chính
	c. Du lịch và tài chính	d. Tài chính và giao thông
 V. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP
 - Làm bài tập 3 tang 83, SGK.
 - Sưu tầm tài liệu, hình ảnh về hoạt động kinh tế đối ngoại của Nhật Bản.
* Rút kinh nghiệm bài giảng:
........
BÀI 9: NHẬT BẢN (tiếp theo)
Tiết 3.THỰC HÀNH
TÌM HIỂU VỀ HOẠT ĐỘNG KINH TẾ ĐỐI NGOẠI CỦA NHẬT BẢN
Ngày soạn: 13/11/2009
Tiết: 26
 I. MỤC TIÊU
 Sau bài học, HS cần đạt được:
 1. Kiến thức
 - HS hiểu và trình bày được đặc điểm của các hoạt động kinh tế đối ngoại của Nhật Bản: tình hình xuất nhập khẩu, đầu tư trực tiếp nước ngoài. Tác động của chúng đến sự phát triển kinh tế.
 2. Kỹ năng
 - Rèn luyện kĩ năng vẽ biểu đồ, Kỹ năng phân tích, xử lý số liệu.
 - Nhận xét và phân tích hoạt độg xuất nhập khẩu và đầu tư trực tiếp nứơc ngoài thông qua các bảng số liệu, bảng thông tin.
 II. PHƯƠNG PHÁP- PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
 1. Phương pháp dạy học
 Đàm thoại gợi mở, thảo luận nhóm và một số phương pháp khác
 2. Phương tiện dạy học
 a. Đối với giáo viên:
 - Bảng 9.5: Giá trị xuất khẩu và nhập khẩu của Nhật Bản (phóng to theo SGK).
 - Các bảng thông tin phóng to.
 - Bản đồ các nước trên thế giới.
 b. Đối với học sinh:
 Chuẩn bị máy tính cá nhân, thước kẻ, bút chì.
 III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
 1. Ổn định lớp.
 2. Kiểm tra bài cũ.
 - Hãy chứng minh công nghiệp và dịch vụ là sức mạnh của nền kinh tế Nhật Bản?
 - Tại sao đánh bắt hải sản là ngành kinh tế quan trọng của Nhật Bản?
 3. Bài mới
Để hạn chế khó khăn do thiếu tài nguyên, Nhật Bản đã mở rộng giao lưu, quan hệ với nhiều nước trên thế giới thông qua hoạt động kinh tế đối ngoại. Do đó, hoạt động kinh tế đối ngoại trở thành ngành có vai trò chủ chốt trong nền kinh tế Nhật Bản. Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta tìm hiểu sâu hơn về sự phát triển của hoạt động kinh tế đối ngoại của Nhật Bản.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Ä Hoạt Đđộng 1: Cả lớp/ cá nhân
- B1: GV cho HS đọc và phân tích yêu cầu của đề bài. Hãy xác định các loại biểu đồ có thể vẽ để thể hiện nội dung trên, chọn được dạng biểu đồ thích hợp nhất?
- B2: HS trình bày, các HS khác bổ sung.
- B3: GV nhận xét và chuẩn kiến thức: 
 Có thể biểu thị nội dung trên bằng nhiều dạng biẻu đồ: tròn, cột ghép, cột chồng nhưng phù hợp hơn cả là biểu đồ cột
- B4: GV yêu cầu HS nhắc lại các bước vẽ biểu đồ?
Ä Hoạt Đđộng 2: Cả lớp/ cá nhân
- B1: GV hướng dẫn học sinh cách vẽ biểu đồ cột và yêu cầu hai HS lên bảng vẽ, các HS khác vẽ vào vở.
- B2: Hai HS lên bảng vẽ (để so sánh kết quả), các HS khác vẽ biểu đồ vào vở.
- B3: Sau khi HS đã vẽ xong, GV yêu cầu cả lớp nhận xét biểu đồ đã vẽ trên bảng và chỉnh sửa nếu cần.
Ä Hoạt động 3: Cặp/ nhóm
- B1: GV chia lớp thành 2 nhóm, từng cặp một làm vịêc, đưa ra yêu cầu với mỗi nhóm:
 Nhóm 1:
- Dựa vào biểu đồ đã vẽ và bảng 9.5, em hãy nhận xét về tình hình xuất nhập khẩu của Nhật Bản?
- Dựa vào các mặt hàng xuất nhập khẩu, em có nhận xét gì về tính chất nền kinh tế của Nhật Bản?
- Nhật Bản giao dịch buôn bán chủ yếu với các nước nào?
- Em biết gì về việc giao dịch thương mại giữa Nhật Bản và Việt Nam?
 Nhóm 2:
- Xác định vị trí của Nhật Bản trên trường quốc tế trong việc đầu tư trực tiếp ra nước ngoài và viện trợ phát triển chính thức? 
- Nêu một số nét khái quát về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài và viện trợ phát triển chính thức đối với các nước ASEAN và Việt nam. Rút ra nhận xét.
- B2: Đại diện các nhóm trình bày 
- B3: GV nhận xét và chuẩn hoá kiến thức:
 Quan hệ Việt nam và Nhật Bản ngày càng tốt đẹp, hàng năm diễn ra các giao lưu kinh tế văn hoá- xã hội giữa nhật bản và việt nam. Từ 1991- 2004, nhật Bản chiếm 40% nguồn ODA của các nước đầu tư trực tiếp vào Việt Nam. Đặc biệt trong lĩnh vực thương mại, ở Việt nam thị trường cũng có nhiều sản phẩm của Nhật Bản như các hãng điện tử: Tôsiba, Mitsubisi, Hitachitrong lĩnh vực đầu tư và viện trợ vốn, đưa các chuyên gia sang Việt Nam để xây dựng các cơ sở hạ tầng: hầm Hải Vân, cầu Mĩ Thuận
1. Yêu cầu của bài thực hành
 + Vẽ biểu đồ thể hiện tình hình xuất nhập khẩu của Nhật Bản từ 1990 – 2004
 + Nhận xét vai trò của hoạt động kinh tế đối ngoại đối với sự phát triển kinh tế của Nhật Bản.
2. Vẽ biểu đồ
 Các bước:
- Chọn biểu đồ hình cột.
- Vẽ trục toạ độ.
- Vẽ các hình trụ đứng và điền thông tin vào.
- Ghi tên biểu đồ.
- Ghi bảng chú giải.
2. Nhận xét hoạt động kinh tế đối ngoại
a. Hoạt động xuất khập khẩu.
* Giá trị xuất nhập khẩu.
- Tăng liên tục từ năm 1990- 2000, năm 2001 xuất, nhập khẩu giảm, đến năm 2004 xuất nhập khẩu lại tăng.
- Từ năm 1990-2004: giá trị xuất khẩu tăng 1,96 lần, giá trị nhập khẩu tăng 1,93 lần.
- Cán cân xuất nhập khẩu luôn dương.
* Hàng hoá xuất nhập khẩu.
- Nhập khẩu:
+Công nghệ, kĩ thuật.
+ Nông sản. 

File đính kèm:

  • docgiao_an_20150726_044855.doc